BỘ
LAO ĐỘNG
*******
SỐ:
02-LĐ/TT
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
*********
Hà
Nội, ngày 26 tháng 3 năm 1965
|
THÔNG TƯ
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG
Kính
gửi:
|
Các
Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ
Các Ủy ban hành chính khu, tỉnh, thành phố,
Các sở, ty, phòng lao động.
|
Đồng
kính gửi:
|
Tổng
công đoàn Việt Nam,
Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
|
Để đề phòng
tai nạn lao động, đảm bảo an toàn cho công nhân trong sản xuất, các ngành quản
lý sản xuất và các xí nghiệp, công trường; nông trường, lâm trường, v.v… (sau
đây gọi chung là xí nghiệp) phải chấp hành đúng đắn các chế độ, thể lệ bảo hộ
lao động, thực hiện những biện pháp thích đáng về kỹ thuật an toàn và vệ sinh
công nghiệp. Nhưng một khi tai nạn lao động đã xảy ra thì phải tìm mọi cách để
ngăn chặn tai nạn tái diễn, giảm bớt những tổn thất đáng tiếc về người và tài sản
của Nhà nước. Muốn như vậy, các tai nạn lao động xảy ra phải được khai báo, điều
tra; thống kê chính xác và kịp thời. Khai báo, điều tra và thống kê tai nạn lao
động là một công tác có ý nghĩa về mặt chỉ đạo, nhằm tìm ra những nguyên nhân
gây ra tai nạn lao động, sự diễn biến của các tai nạn trong từng thời kỳ ở từng
ngành, từng địa phương, từng xí nghiệp để nghiên cứu áp dụng những biện pháp
phòng ngừa cần thiết.
Nghị định số
111-LB/NĐ ngày 11-11-1955, các thông tư số 13-LĐ/TT ngày 11-11-1955 và số
12-TT/LB ngày 24-7-1957 của Liên bộ Lao động - Nội vụ - Y tế - Tài chính, tuy
có nói đến việc khai báo,điều tra lập biên bản khi xảy ra tai nạn lao động hoặc
chết người, nhưng chủ yếu là quy định về vấn đề bồi thường, trợ cấp thương tật.
Việc báo cáo thống kê cũng đã được quy định theo mẫu của Bộ Lao động hướng dẫn
đầu năm 1957, nhưng việc chỉ dẫn chưa được rõ ràng. Do đó một số bộ vì nhu cầu
công tác đã đặt ra các thể lệ riêng để áp dụng trong ngành, làm cho việc khai
báo, điều tra và thống kê tai nạn lao động không thống nhất, gây khó khăn cho
việc tổng hợp nhận định chung. Mặt khác, về mặt chấp hành, do các quy định trên
còn thiếu chặt chẽ nên ngoài một số nơi có khai báo và báo cáo thống kê tai nạn
tương đối đều đặn, ở nhiều nơi khác kỷ luật khai báo chưa được tôn trọng đúng mức,
một số xí nghiệp không khai báo, thống kê tai nạn, kể cả tai nạn chết người, hoặc
làm chậm, số liệu báo cáo không đầy đủ, và nói chung việc thi hành các biện
pháp nhằm khắc phục các nguyên nhân gây ra tai nạn, không được nghiêm chỉnh nên
tai nạn còn tái diễn.
Để bổ khuyết
những thiếu sót trên, đưa công tác khai báo, điều tra và thống kê tai nạn lao động
đi vào nề nếp, căn cứ vào điều 3 của nghị định số 181-CP ngày 18-12-1964 của Hội
đồng Chính phủ ban hành Điều lệ tạm thời về bảo hộ lao động và điều 12 của Điều
lệ, và sau khi đã thống nhất ý kiến với Bộ Y tế, Tổng Công đoàn, Tổng cục Thống
kê và các bộ quản lý sản xuất, Bộ Lao động ra thông tư này quy định cụ thể về
thể lệ khai báo, điều tra và thống kê tai nạn lao động áp dụng thống nhất cho
các ngành quản lý sản xuất và các xí nghiệp.
1. Tất cả các
tai nạn của công nhân, viên chức xảy ra trong giờ làm việc ở xí nghiệp hoặc
trong khi đi công tác kể cả các trường hợp trúng độc cấp tính (hơi độc, khí độc…)
không phân biệt là công nhân, viên chức làm việc lâu dài hay tạm thời, đều phải
được khai báo, điều tra và thống kê theo quy định của thông tư này.
2. Các tai nạn
lao động được phân loại như sau để áp dụng trong việc khai báo, điều tra và thống
kê cho thống nhất:
- Tai nạn lao
động nhẹ,
- Tai nạn lao
động nặng,
- Tai nạn lao
động chết người.
Mức độ nặng,
nhẹ của tai nạn lao động là căn cứ vào mức độ chấn thương ở các bộ phận cơ thể
theo sự chẩn đoán của cơ quan y tế. Trong khi chờ đợi Bộ Y tế quy định mẫu phân
loại thống nhất các tai nạn lao động theo mức độ nặng nhẹ của thương tích để hướng
dẫn các cơ sở y tế trong việc xác định tai nạn, tạm thời sẽ phân loại tai nạn
như sau:
- Tai nạn lao
động nặng gồm những tai nạn làm cho công nhân phải nghỉ việc từ 14 ngày trở lên
hay dưới 14 ngày nhưng bị cố tật;
- Tai nạn lao
động nhẹ gồm những tai nạn làm cho công nhân phải nghỉ việc dưới 14 ngày.
3. Giám đốc
xí nghiệp phải chịu trách nhiệm về việc khai báo, điều tra và thống kê chính
xác và kịp thời các tai nạn lao động và thực hiện đầy đủ các biện pháp ngăn ngừa
tai nạn tái diễn.
4. Ban thanh
tra kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động và cán bộ thanh tra các cấp có trách
nhiệm thanh tra việc chấp hành đúng đắn các thể lệ về khai báo, điều tra và thống
kê tai nạn lao động.
Đối với đơn vị
và cá nhân không chấp hành nghiêm chỉnh các thể lệ đó, cán bộ thanh tra có quyền
lập biên bản và để nghị những biện pháp xử lý thích đáng, tùy theo mức độ nặng
nhẹ của khuyết điểm.
Khi xảy ra
tai nạn lao động, ngoài việc tổ chức cấp cứu và dùng mọi phương tiện chuyên chở
người bị nạn đến cứu chữa ở cơ quan y tế gần nhất, xí nghiệp phải tiến hành việc
khai báo và điều tra tai nạn như sau:
A. Khai
báo, điều tra tai nạn lao động nhẹ.
1. Đối với
tai nạn lao động nhẹ làm cho công nhân phải nghỉ việc dưới ba ngày (theo sự
chẩn đoán của cơ quan y tế) quản đốc phân xưởng phải:
a) Ghi sổ
theo dõi tai nạn lao động của phân xưởng và báo cho cán bộ bảo hộ lao động của
xí nghiệp để ghi vào sổ theo dõi tai nạn của xí nghiệp;
b) Cùng với
công đoàn phân xưởng tổ chức ngay việc kiểm điểm trong đơn vị hay tổ sản xuất để
tìm nguyên nhân gây ra tai nạn và kịp thời thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần
thiết.
2. Đối với
tai nạn lao động nhẹ làm cho công nhân phải nghỉ việc từ ba ngày trở lên,
quản đốc phân xưởng có trách nhiệm:
a) Báo ngay sự
việc xảy ra cho giám đốc xí nghiệp biết;
b) Ghi sổ
theo dõi tai nạn lao động của phân xưởng và báo cho cán bộ bảo hộ lao động của
xí nghiệp để ghi vào sổ theo dõi tai nạn của xí nghiệp;
c) Trong vòng
24 giờ, kể từ khi xảy ra tai nạn, cùng với công đoàn phân xưởng lập biên bản điều
tra vụ tai nạn thành 2 bản (xem phụ bản mẫu biên bản) gửi cho giám đốc xí nghiệp
để giám đốc xí nghiệp duyệt. Sau khi duyệt xong xí nghiệp giữ lại một bản còn một
bản thì trả lại cho phân xưởng.
Tuy nhiên, nếu
vết thương của nạn nhân biến diễn làm cho nạn nhân phải nghỉ việc từ 14 ngày trở
lên thì coi là tai nạn nặng và xí nghiệp phải tiến hành khai báo và điều tra
như khi xảy ra tai nạn nặng.
B. Khai
báo, điều tra tai nạn lao động.
1. Quản đốc
phân xưởng phải báo ngay sự việc xảy ra cho giám đốc xí nghiệp biết và giám đốc
xí nghiệp có trách nhiệm báo cáo ngay cho cơ quan lao động và Liên hiệp công
đoàn ở địa phương biết.
2. Trong vòng
24 giờ kể từ khi xảy ra tai nạn, giám đốc xí nghiệp phải cùng với công đoàn cơ
sở tổ chức điều tra trường hợp xảy ra tai nạn; nguyên nhân của vụ tai nạn và
xác định trách nhiệm để xảy ra tai nạn.
Thành phần
tham gia tiểu ban điều tra gồm có:
- Giám đốc
hay Phó giám đốc xí nghiệp,
- Đại diện
công đoàn xí nghiệp,
- Cán bộ trực
tiếp phụ trách bộ phận xảy ra tai nạn;
- Cán bộ bảo
hộ lao động của xí nghiệp;
- Cán bộ y tế
của xí nghiệp.
Cán bộ thanh
tra kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động ở địa phương có thể tới tham dự cuộc điều
tra; hoặc tiến hành điều tra riêng, nếu xét cần thiết.
3. Sau cuộc
điều tra, giám đốc xí nghiệp phải lập biên bản điều tra tai nạn, nêu rõ hoàn cảnh
và trường hợp xảy ra tai nạn; nguyên nhân của vụ tai nạn, kết luận về trách nhiệm
để xảy ra tai nạn và đề nghị xử lý nếu xét thấy cần thiết, đồng thời đề ra các
biện pháp ngăn ngừa tai nạn tương tự (ghi cụ thể các biện pháp, thời gian phải
hoàn thành và người chịu trách nhiệm thực hiện)
Khi phân tích
về trách nhiệm, nếu người có trách nhiệm chính trong vụ tai nạn có ý kiến khác
với kết luận của tiểu ban điều tra thì ý kiến đó cũng phải được ghi vào biên bản
điều tra tai nạn.
Giám đốc xí
nghiệp phải gửi biên bản điều tra tai nạn kèm theo các tài liệu cần thiết (như
tờ khai của những người đã chứng kiến tai nạn; ảnh hoặc bản vẽ nơi xảy ra tai nạn,
tài liệu xét nghiệm của y tế về nguyên nhân và hậu quả của tai nạn, kết quả
nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, báo cáo kiểm điểm của tổ sản xuất về vụ tai
nạn, nếu có…) cho các cơ quan Lao động, Công đoàn địa phương và cho cơ quan quản
lý cấp trên trực tiếp mỗi nơi một bản.
C. Khai
báo, điều tra tai nạn chết người hoặc tai nạn nghiêm trọng làm bị thương nhiều
người một lúc.
Tai nạn
nghiêm trọng làm bị thương nhiều người một lúc là tai nạn từ 3 người trở lên;
trong đó có người bị thương nặng (còn nếu là tai nạn nhiều người nhưng đều chỉ
bị thương nhẹ thì tiến hành khai báo, điều tra như đối với tai nạn nặng)
Đối với tai nạn
chết người và tai nạn nghiêm trọng làm bị thương nhiều người một lúc, việc khai
báo, điều tra quy định như sau:
1. Giám đốc
xí nghiệp phải khai báo ngay bằng điện thoại điện tín hoặc bằng cách nào nhanh
chóng nhất cho các cơ quan lao động, công đoàn, y tế ở địa phương và cơ quan quản
lý cấp trên trực tiếp biết. Đối với tai nạn lao động chết người phải điện báo cả
cho cơ quan Công an, Viện kiểm sát nhân dân địa phương, Bộ Lao động và Tổng
công đoàn.
Giám đốc xí
nghiệp, phải giữ nguyên mọi vật ở nơi xảy ra tai nạn, tạm đình chỉ mọi công việc
ở nơi đó, trừ việc cứu người bị nạn và đề phòng những hậu quả còn có thể xảy ra
của tai nạn lao động (trường hợp máy móc nếu không xử lý về kỹ thuật có thể bị
hư hỏng thêm thì xí nghiệp phải cử cán bộ kỹ thuật đến giải quyết ngay). Ngoài
ra, giám đốc xí nghiệp phải cùng với công đoàn cơ sở thu thập tài liệu cần thiết
để khi tiểu ban điều tra đến làm việc được nhanh chóng.
2. Các cơ
quan có trách nhiệm phải nhanh chóng tới nơi xảy ra tai nạn. Việc tổ chức điều
tra trường hợp xảy ra tai nạn, nguyên nhân của vụ tai nạn và xác định trách nhiệm
để xảy ra tai nạn phải được tiến hành trong vòng 48 giờ, kể từ khi xảy ra tai nạn.
Cuộc điều tra sẽ do cán bộ thanh tra kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động ở địa
phương chủ trì. Thành phần tiểu ban điều tra gồm có:
- Cán bộ
thanh tra kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động,
- Đại diện
công đoàn địa phương,
- Đại diện cơ
quan chủ quản,
- Đại diện cơ
quan y tế địa phương,
- Đại diện của
giám đốc xí nghiệp, công đoàn cơ sở cùng một số người khác do thanh tra kỹ thuật
an toàn và bảo hộ lao động triệu tập.
Nếu đại diện
của Bộ, Tổng cục chủ quản, Bộ Lao động và Tổng công đoàn Việt Nam được cử đến
thì cần phối hợp với tiểu ban điều tra để cùng làm việc.
Trường hợp cơ
quan Công an cử người đến điều tra, làm nghiệp vụ riêng, thì giữa các cơ quan
nói trên và cơ quan Công an cần có sự cộng tác chặt chẽ bảo đảm cho công việc của
mỗi bên tiến hành được nhanh gọn và tốt.
3. Căn cứ vào
kết quả cuộc điều tra, tiểu ban điều tra phải lập biên bản điều tra tai nạn lao
động, nêu rõ hoàn cảnh và trường hợp xảy ra tai nạn, nguyên nhân của vụ tai nạn,
kết luận về trách nhiệm để xảy ra tai nạn và đề nghị biện pháp xử lý, đồng thời
đề ra các biện pháp nhằm ngăn ngừa tai nạn tái diễn (xem phụ bản mẫu biên bản).
Biên bản điều
tra tai nạn nói trên phải được gửi cho các cơ quan lao động, y tế, công đoàn ở
địa phương, cơ quan chủ quản, Bộ Lao động và Tổng công đoàn, mỗi nơi một bản.
D. Khai
báo, điều tra tai nạn lao động trong một số trường hợp riêng biệt.
1. Trường
hợp tai nạn lao động xảy ra khi công nhân đến làm việc ở một xí nghiệp khác.
Nếu công nhân
của một xí nghiệp đến làm việc hoặc thực tập ở một xí nghiệp khác mà bị tai nạn
lao động thì xí nghiệp này phải khai báo, điều tra tai nạn, đồng thời báo cho
xí nghiệp quản lý người bị nạn biết.
2. Trường
hợp tai nạn xảy ra ở dọc đường công tác.
Nếu là tai nạn
giao thông, cơ quan cảnh sát giao thông sẽ tiến hành điều tra lập biên bản, đồng
thời báo cho cơ quan chủ quản để theo dõi và thống kê tai nạn. Nếu không phải
là tai nạn giao thông, cán bộ phụ trách hoặc công nhân viên chức cùng đi công
tác phải báo cho các cơ quan có trách nhiệm ở địa phương đến điều tra lập biên
bản. Trường hợp tai nạn xảy ra ở một vùng xa xôi hẻo lánh (thí dụ ở một tổ lưu
động làm việc trên rừng), tổ trưởng hay cán bộ phụ trách phải lập biên bản gửi
cho cơ quan, xí nghiệp của mình để làm thủ tục khai báo cho các cơ quan có
trách nhiệm. Đặc biệt nếu là tai nạn chết người tổ trưởng hay cán bộ phụ trách
phải báo ngay cho chính quyền xã gần nhất đến lập biên bản.
3. Trường
hợp tai nạn xảy ra ở trên tàu chạy ngoài biển, xe lửa, máy bay.
Thuyền trưởng
hoặc phụ trách tàu có trách nhiệm cùng với đại biểu công đoàn, cán bộ y tế, cán
bộ bảo hộ lao động tiến hành điều tra lập biên bản. Khi tàu cập bến hay đỗ ở ga
gần nhất thì phải báo cáo ngay cho các cơ quan có trách nhiệm ở địa phương đó,
để các cơ quan này có thể điều tra thêm, nếu cần. Ngoài ra, thuyền trưởng hoặc
phụ trách tàu phải báo cáo về địa phương nơi mình đăng ký để địa phương này có
trách nhiệm làm báo cáo thống kê tai nạn.
A. Ghi sổ
tai nạn lao động.
Để theo dõi
tình hình tai nạn lao động, mỗi xí nghiệp phải có một quyển sổ dùng vào việc
ghi chép các tai nạn xảy ra làm cho công nhân phải nghỉ việc từ một ngày trở
lên. Sổ sẽ do cán bộ bảo hộ lao động giữ và theo dõi. Cuối mỗi tháng, giám đốc
xí nghiệp phải ghi nhận xét, ký sổ và đóng dấu.
Ở những xí
nghiệp có tổ chức phân xưởng; thì ngoài cuốn sổ ghi tai nạn chung của xí nghiệp,
mỗi phân xưởng phải có một cuốn sổ riêng ghi chép tai nạn xảy ra trong phân xưởng
để giúp cho quản đốc nắm tình hình, chỉ đạo kịp thời công tác bảo hộ lao động.
Mẫu sổ ghi
tai nạn lao động đã do quyết định số 24-LB/QĐ ngày 10-4-1964 của liên Bộ Lao động
- Tổng cục thống kê ban hành.
B. Báo cáo
thống kê tai nạn lao động.
Căn cứ vào sổ
ghi tai nạn lao động, xí nghiệp phải lập bản báo cáo tình hình tai nạn lao động
hàng tháng.
Việc ghi báo
cáo thống kê tai nạn lao động quy định như sau:
Chậm nhất là
ngày 5 mỗi tháng, giám đốc xí nghiệp phải gửi báo cáo thống kê tai nạn lao động
xảy ra trong tháng trước cho các cơ quan lao động, liên hiệp công đoàn tỉnh,
thành phố và cơ quan quản lý trực tiếp.
Chậm nhất là
ngày 15 tháng đầu của mỗi quý, cơ quan lao động địa phương phải gửi báo cáo thống
kê tổng hợp các tai nạn lao động ở địa phương trong quý trước cho Bộ Lao động.
Chậm nhất
là ngày 25 tháng đầu của mỗi quý, các Bộ, các cơ quan ngang Bộ phải gửi báo cáo
thống kê tổng hợp các tai nạn lao động xảy ra trong quý trước tại các đơn
vị cơ sở thuộc Bộ cho Bộ Lao động, Tổng công đoàn Bộ Y tế.
Mốc thời
gian để báo cáo thống kê:
- Báo cáo
tháng: từ ngày 1 đến hết ngày 30 hay 31 cuối tháng;
- Báo cáo
quý: từ ngày 1 của tháng đầu đến hết ngày 30 hay 31 của tháng thứ ba.
Các biểu mẫu
báo các tai nạn lao động nói trên đã do quyết định số 24-LB/QĐ ngày 10-4-1964 của
liên Bộ Lao động - Tổng cục thống kê ban hành.
Dựa trên các
báo cáo thống kê tai nạn lao động, Bộ Lao động sẽ cùng với Tổng Công đoàn và
các Bộ quản lý sản xuất nghiên cứu đề ra các biện pháp về kỹ thuật an toàn và bảo
hộ lao động áp dụng cho từng ngành, nhằm khắc phục các nguyên nhân gây ra tai nạn
lao động.
Thông tư này
thi hành cho tất cả các đơn vị sản xuất xây dựng, vận tải hoặc kinh doanh, các
kho tàng, các cơ quan sự nghiệp thuộc các Bộ, các ngành, các địa phương (kể cả các
cơ sở công tư hợp doanh, các hợp tác xã thủ công nghiệp có sử dụng cơ khí và
hóa chất).
Thông tư này
thay thế cho các thể lệ về khai báo, điều tra và thống kê tai nạn lao động ban
hành trước đây (trừ quyết định số 24-LB/QĐ nói trên). Đề nghị các Bộ, các ngành
quản lý sản xuất phổ biến hướng dẫn và kiểm tra các cơ sở thuộc quyền, thống nhất
thi hành theo quy định trong thông tư này, kể từ 01-4-1965. Ở địa phương, các Ủy
ban hành chính khu, tỉnh; thành phố có trách nhiệm hướng dẫn việc thi hành
thông tư cho các xí nghiệp thuộc địa phương quản lý, đồng thời đôn đốc, kiểm
tra việc thi hành ở tất cả các cơ sở sản xuất, không phân biệt là thuộc địa
phương hay trung ương quản lý.
Trong khi thi
hành thông tư này, nếu gặp khó khăn mắc mứu gì, đề nghị các ngành, các cấp phản
ánh cho Bộ Lao động để nghiên cứu; hướng dẫn thêm.
|
K.T.
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Đăng
|
MẪU BIÊN BẢN ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG
1. Tên xí
nghiệp………………………………………………………………………………
Địa chỉ xí
nghiệp………………………………………………………………………………
Thuộc Bộ (hoặc
địa phương) nào quản lý……………………………………………………
2. Lý lịch
người hay những người bị nạn………………………………………………………
Họ,
tên………………………………Tuổi…………Nam hay nữ……………………………
Công nhân làm
việc lâu dài hay tạm thời………………………………………………………
Nghề nghiệp………………………Tuổi
nghề………………………Bậc lương………………
3. Đã được huấn
luyện về kỹ thuật an toàn chưa
?.....................................................................
(như thế nào
? bao giờ ?)………………………………………………………………………
4. Tai nạn xảy
ra hồi…………………giờ………phút,………ngày…………tháng…………
năm………sau khi
bắt đầu làm việc được…………giờ…………phút………………………
5. Tên phân
xưởng hay nơi nạn nhân thường xuyên làm việc…………………………………
6. Nơi xẩy ra
tai nạn lao động…………………………………………………………………
7. Trường hợp
xảy ra tai nạn (tả tuần tự từng sự việc khi xảy ra tai nạn, động tác của nạn
nhân và những người khác có liên quan tới vụ tai nạn…)……………………………………………
8. Tình trạng
thương tích của người bị nạn hay những người bị nạn…………………………
9. Nguyên
nhân đã gây ra tai nạn lao động……………………………………………………
10. Biện pháp
ngăn ngừa………………………………………………………………………
- Nội dung biện
pháp
- Thời gian
phải hoàn thành
- Người có
trách nhiệm thi hành
11. Kết luận
về người hay những người có lỗi trong vụ tai nạn………………………………
12. Đề nghị xử
lý, nếu xét thấy cần thiết………………………………………………………
13. Tình hình
hoàn thành những biện pháp ngăn ngừa đề ra ở mục 10………………………
(Mục này sẽ
do giám đốc xí nghiệp hoặc quản đốc phân xưởng ghi vào bản lưu ở xí nghiệp hay
phân xưởng).
Ngày………tháng………năm………
Họ, tên, chức vụ những người tham gia cuộc điều tra