TỔNG
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
VIỆT NAM
-------------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------
|
Số:
01/TTr-TLĐ
|
Hà
Nội, ngày 27 tháng 10 năm 2006
|
THÔNG TRI
HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VÀ NGHIỆP ĐOÀN VỮNG MẠNH
Để đẩy mạnh việc phát triển đoàn
viên, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai
đoạn hiện nay; căn cứ quy định của pháp luật về quyền Công đoàn và Điều lệ Công
đoàn Việt Nam; Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn xây dựng
công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn (sau đây gọi chung là công đoàn cơ sở) vững mạnh
như sau:
A. TIÊU
CHUẨN CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VỮNG MẠNH:
I. TIÊU CHUẨN
CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VỮNG MẠNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC:
1. Tiêu chuẩn 1: Công đoàn cơ sở
đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân lao động
(CNLĐ), tham gia quản lý doanh nghiệp:
1.1. Đại diện người lao động xây
dựng, thương lượng và ký kết thoả ước lao động tập thể (TƯLĐTT) đảm bảo lợi ích
của người lao động có lợi hơn so với quy định của Bộ luật Lao động. Vận động
CNLĐ thực hiện và giám sát thực hiện TƯLĐTT. Hàng năm tập hợp ý kiến người lao
động, cùng người đứng đầu doanh nghiệp đánh giá việc thực hiện, sửa đổi, bổ
sung TƯLĐTT khi cần thiết.
1.2. Thực hiện quy chế dân chủ
cơ sở theo quy định của pháp luật: Phối hợp mở Đại hội CNVC; Tham gia xây dựng
các nội quy, quy định, quy chế về tiền lương, tiền thưởng, định mức lao động,
khen thưởng, kỷ luật của doanh nghiệp; Xây dựng quy chế phối hợp hoạt động giữa
Ban chấp hành Công đoàn và người đứng đầu doanh nghiệp.
1.3. Hướng dẫn CNLĐ giao kết hợp
đồng lao động cá nhân với người sử dụng lao động (NSDLĐ), đảm bảo 100% CNLĐ được
giao kết HĐLĐ đúng quy định của pháp luật.
1.4. Phối hợp với NSDLĐ tổ chức
thực hiện và giám sát việc thực hiện công tác An toàn vệ sinh lao động, cải thiện
điều kiện làm việc, đảm bảo không để xảy ra tai nạn lao động nặng, sự cố cháy nổ
nghiêm trọng.
1.5. Giám sát việc thực hiện chế
độ, chính sách đối với người lao động. Cử đại diện tham gia các hội đồng có
liên quan đến quyền lợi người lao động tại doanh nghiệp; Tham gia giải quyết
tranh chấp lao động.
1.6. Phát động, phối hợp tổ chức
các phong trào thi đua yêu nước.
1.7. Cùng với người đứng đầu
doanh nghiệp chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với đoàn viên, CNLĐ.
1.8. Vận động đoàn viên, CNLĐ
tham gia các hoạt động xã hội hỗ trợ nhau trong công việc, giúp đỡ nhau khi khó
khăn, hoạn nạn. Đấu tranh chống tham nhũng và ngăn chặn các tệ nạn xã hội.
2. Tiêu chuẩn 2: Tổ chức, vận động
đoàn viên, CNLĐ tham gia các hoạt động công đoàn, xây dựng tổ chức Công đoàn:
2.1. Tuyên truyền, phổ biến chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến
người lao động, tuyên truyền về tổ chức Công đoàn. Vận động CNLĐ chấp hành
chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của doanh nghiệp.
2.2. Triển khai đầy đủ các nội
dung công tác Công đoàn, có quy chế hoạt động, chương trình công tác hàng năm
và tổ chức sinh hoạt theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
2.3. Phát triển đoàn viên đạt từ
95% trở lên trong CNLĐ có đủ điều kiện gia nhập Công đoàn; xây dựng được 70% trở
lên số tổ Công đoàn, Công đoàn bộ phận vững mạnh.
2.4. Hàng năm tổ chức tập huấn,
hoặc cử cán bộ tham gia tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác công đoàn.
2.5. Bồi dưỡng, giúp đỡ, giới
thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp.
2.6. Thu, chi, trích nộp kinh
phí, đoàn phí công đoàn và quản lý tài chính, tài sản công đoàn theo đúng quy định
của Nhà nước và Tổng Liên đoàn.
2.7. Thực hiện đầy đủ, kịp thời
chế độ thông tin, báo cáo với Công đoàn cấp trên.
II. TIÊU CHUẨN
CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VỮNG MẠNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN, CÔNG TY CỔ PHẦN, CÔNG
TY TNHH, DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI:
1. Tiêu chuẩn 1: Công đoàn cơ sở
đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNLĐ, xây dựng quan hệ
lao động hài hoà trong doanh nghiệp:
1.1. Đại diện người lao động xây
dựng, thương lượng và ký kết thoả ước lao động tập thể (TƯLĐTT) với nội dung về
lợi ích của người lao động có lợi hơn so với quy định của Bộ luật Lao động.
Hàng năm tập hợp ý kiến người lao động, cùng người đứng đầu doanh nghiệp đánh
giá việc thực hiện, sửa đổi, bổ sung TƯLĐTT khi cần thiết.
1.2. Tham gia xây dựng các nội
quy, quy định, quy chế về tiền lương, tiền thưởng, định mức lao động, khen thưởng,
kỷ luật của doanh nghiệp; Xây dựng quy chế phối hợp hoạt động giữa Ban chấp
hành Công đoàn và người đứng đầu doanh nghiệp. Phối hợp với đại diện người sử dụng
lao động mở Hội nghị CNLĐ.
1.3. Hướng dẫn CNLĐ giao kết hợp
đồng lao động cá nhân với người sử dụng lao động (NSDLĐ), đảm bảo 90% trở lên
CNLĐ được giao kết HĐLĐ đúng quy định của pháp luật.
1.4. Phối hợp với NSDLĐ tổ chức
thực hiện và giám sát việc thực hiện công tác An toàn vệ sinh lao động, cải thiện
điều kiện làm việc, đảm bảo không để xảy ra tai nạn lao động nặng, sự cố cháy nổ
nghiêm trọng.
1.5. Cử đại diện tham gia các hội
đồng có liên quan đến quyền lợi người lao động được thành lập theo quy định của
pháp luật tại doanh nghiệp; Tham gia giải quyết tranh chấp lao động.
1.6. Phát động và phối hợp tổ chức
các phong trào thi đua yêu nước; chăm lo đời sống vật chất và tinh thần đối với
đoàn viên, CNLĐ.
1.7. Vận động đoàn viên, CNLĐ
tham gia các hoạt động xã hội, hỗ trợ nhau trong công việc, giúp đỡ nhau khi
khó khăn, hoạn nạn.
2. Tiêu chuẩn 2: Tổ chức, vận động
đoàn viên, CNLĐ tham gia các hoạt động công đoàn, xây dựng tổ chức Công đoàn:
2.1. Tuyên truyền, phổ biến chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến
người lao động, tuyên truyền về tổ chức Công đoàn và nội quy, quy chế của doanh
nghiệp.
2.2. Triển khai đầy đủ các nội
dung công tác Công đoàn, có quy chế hoạt động, chương trình công tác hàng năm
và tổ chức sinh hoạt theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
2.3. Phát triển đoàn viên đạt từ
70% trở lên trong CNLĐ đủ điều kiện gia nhập Công đoàn; xây dựng được 60% trở
lên số tổ Công đoàn, Công đoàn bộ phận vững mạnh. Giới thiệu đoàn viên Công
đoàn ưu tú để tổ chức Đảng xem xét kết nạp.
2.4. Hàng năm tổ chức tập huấn
hoặc cử cán bộ tham gia tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác công đoàn.
2.5. Thu, chi, trích nộp kinh
phí, đoàn phí và quản lý tài chính, tài sản công đoàn theo đúng quy định của
Nhà nước và Tổng Liên đoàn.
2.6. Thực hiện đầy đủ, kịp thời
chế độ thông tin, báo cáo với Công đoàn cấp trên.
III. TIÊU CHUẨN
CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VỮNG MẠNH TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ, TỔ
CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI VÀ TỔ CHỨC XÃ HỘI:
1. Tiêu chuẩn 1: Công đoàn cơ sở
đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, công chức, viên
chức và lao động, tham gia quản lý cơ quan, đơn vị:
1.1. Phối hợp với Thủ trưởng cơ
quan, đơn vị tổ chức thực hiện quy chế dân chủ, tổ chức Hội nghị CBCC; Giám sát
việc thực hiện các chế độ, chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền, lợi
ích của cán bộ, công chức, viên chức, lao động (CBCCVC, LĐ).
1.2. Có quy chế phối hợp công
tác giữa BCH Công đoàn và Thủ trưởng cơ quan, đơn vị; Cử đại diện tham gia vào
các hội đồng được thành lập theo quy định của pháp luật.
1.3. Cùng với thủ trưởng cơ quan
có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và chăm
lo cải thiện điều kiện làm việc của CBCCVC, LĐ.
1.4. Phát động và phối hợp tổ chức
các phong trào thi đua yêu nước; Vận động cán bộ, công chức, viên chức tham gia
cải tiến lề lối làm việc, cải cách hành chính nâng cao chất lượng và hiệu quả
công tác.
1.5. Vận động CBCCVC, LĐ tham
gia các hoạt động xã hội tương trợ nhau trong công việc, giúp đỡ nhau khi khó
khăn, hoạn nạn. Đấu tranh chống tham nhũng và ngăn chặn các tệ nạn xã hội.
1.6. Phối hợp tổ chức các hoạt động
chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với đoàn viên, CBCCVC, LĐ.
2. Tiêu chuẩn 2: Tổ chức, vận động
đoàn viên, CBCCVC, LĐ tham gia các hoạt động công đoàn:
2.1. Tuyên truyền, phổ biến, vận
động đoàn viên, CBCCVC, LĐ thực hiện và giám sát thực hiện chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến CBCCVC, LĐ tại cơ
quan.
2.2. Triển khai đầy đủ các nội dung
công tác Công đoàn, có quy chế hoạt động, chương trình công tác hàng năm và tổ
chức sinh hoạt theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
2.3. Phát triển đoàn viên đạt
95% trở lên trong CBCCVC, LĐ có đủ điều kiện gia nhập Công đoàn; xây dựng được
70% trở lên số tổ Công đoàn, Công đoàn bộ phận vững mạnh.
2.4. Tổ chức tập huấn hoặc cử
cán bộ tham gia tập huấn, bồi dưỡng, nghiệp vụ công tác Công đoàn.
2.5. Bồi dưỡng, giúp đỡ, giới
thiệu đoàn viên Công đoàn ưu tú để Đảng xem xét kết nạp.
2.6. Thu, chi, trích nộp kinh
phí, đoàn phí và quản lý tài chính, tài sản công đoàn theo đúng quy định của
Nhà nước, Tổng Liên đoàn.
2.7. Thực hiện đầy đủ, kịp thời
chế độ thông tin, báo cáo với Công đoàn cấp trên.
IV. TIÊU CHUẨN
CĐCS VỮNG MẠNH TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP:
1. Tiêu chuẩn 1: Công đoàn cơ sở
đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ, tham gia quản
lý đơn vị:
1.1. Tham gia xây dựng nội quy,
quy chế; giám sát thực hiện Điều lệ của đơn vị và các chế độ, chính sách, pháp
luật có liên quan đến quyền, lợi ích CNVCLĐ;
- Đối với CĐCS đơn vị sự nghiệp
công lập, phối hợp với Thủ trưởng đơn vị tổ chức thực hiện quy chế dân chủ, tổ
chức Hội nghị CBCC; Tham gia xây dựng và giám sát thực hiện Quy chế chi tiêu nội
bộ của đơn vị.
- Đối với CĐCS các đơn vị sự
nghiệp công lập và ngoài công lập có sử dụng lao động thuộc phạm vi điều chỉnh
của Bộ luật Lao động:
a. Tham gia xây dựng các quy chế,
quy định của đơn vị có liên quan đến tiền lương, tiền thưởng, định mức lao động,
khen thưởng, kỷ luật ..;
b. Hướng dẫn NLĐ giao kết hợp đồng
lao động cá nhân với NSDLĐ, đảm bảo 100% NLĐ được giao kết HĐLĐ đúng quy định của
pháp luật;
c. Đại diện NLĐ xây dựng nội
dung, thương lượng và ký kết TƯLĐTT với nội dung về lợi ích của người lao động
có lợi hơn so với quy định của Bộ luật Lao động. Hàng năm có đánh giá thực hiện,
sửa đổi, bổ sung TƯLĐTT khi cần thiết.
1.2. Có quy chế phối hợp công
tác giữa BCH Công đoàn và Thủ trưởng đơn vị; Cử đại diện tham gia vào các hội đồng
được thành lập theo quy định của pháp luật.
1.3. Cùng với thủ trưởng đơn vị
có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và chăm
lo cải thiện điều kiện làm việc của CNVCLĐ.
1.4. Phát động, phối hợp tổ chức
các phong trào thi đua yêu nước.
1.5. Vận động CNVCLĐ tham gia
các hoạt động xã hội hỗ trợ nhau trong công việc, giúp đỡ nhau khi khó khăn, hoạn
nạn. Đấu tranh chống tham nhũng và ngăn chặn các tệ nạn xã hội.
1.6. Phối hợp tổ chức các hoạt động
chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với đoàn viên, CNVCLĐ.
2. Tiêu chuẩn 2: Tổ chức, vận động
đoàn viên, CNVCLĐ tham gia các hoạt động công đoàn:
2.1. Tuyên truyền, phổ biến, vận
động đoàn viên, CNVCLĐ thực hiện và giám sát thực hiện chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến quyền, lợi ích hợp
pháp chính đáng của CNVCLĐ.
2.2. Triển khai đầy đủ các nội
dung công tác Công đoàn, có quy chế hoạt động, chương trình công tác hàng năm
và tổ chức sinh hoạt theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
2.3.a. Đối với đơn vị sự nghiệp
công lập: Phát triển đoàn viên đạt 95% trở lên trong CNVCLĐ có đủ điều kiện gia
nhập Công đoàn; xây dựng được 70% trở lên số tổ Công đoàn, Công đoàn bộ phận vững
mạnh.
2.3.b. Đối với đơn vị sự nghiệp
ngoài công lập: Phát triển đoàn viên đạt 70% trở lên trong CNVCLĐ có đủ điều kiện
gia nhập Công đoàn; xây dựng được 60% trở lên số tổ Công đoàn, Công đoàn bộ phận
vững mạnh.
2.4. Tổ chức tập huấn hoặc cử
cán bộ tham gia tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Công đoàn.
2.5. Bồi dưỡng, giúp đỡ, giới
thiệu đoàn viên Công đoàn ưu tú để Đảng xem xét kết nạp.
2.6. Thu, chi, trích nộp kinh
phí, đoàn phí và quản lý tài chính, tài sản công đoàn theo đúng quy định của
Nhà nước, Tổng Liên đoàn.
2.7. Thực hiện đầy đủ, kịp thời
chế độ thông tin, báo cáo với Công đoàn cấp trên.
V. TIÊU CHUẨN
CĐCS VỮNG MẠNH TRONG CÁC HỢP TÁC XÃ CÔNG NGHIỆP, TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP, DỊCH VỤ,
GIAO THÔNG VẬN TẢI...:
1. Tiêu chuẩn 1: Công đoàn cơ sở
đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích của đoàn viên, xã viên và người lao động:
1.1. Giám sát Ban quản trị thực hiện
chế độ chính sách, phân phối thu nhập, lợi nhuận đối với xã viên và CNLĐ.
1.2. Đại diện CNLĐ xây dựng nội
dung, thương lượng và ký kết TƯLĐTT. Vận động người lao động thực hiện và giám
sát thực hiện nội dung thoả ước lao động tập thể.
1.3. Hướng dẫn người lao động
không phải là xã viên giao kết HĐLĐ cá nhân.
1.4. Tham gia với Ban quản trị
có biện pháp cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động,
phòng ngừa và hạn chế bệnh nghề nghiệp.
1.5. Phối hợp tổ chức các hoạt động
chăm lo đời sống vật chất và tinh thần đối với đoàn viên, công nhân lao động.
1.6. Vận động đoàn viên, CNLĐ
tham gia các hoạt động xã hội, hỗ trợ nhau trong công việc, giúp đỡ nhau khi
khó khăn, hoạn nạn.
2. Tiêu chuẩn 2: Tổ chức, vận động
đoàn viên tham gia hoạt động và xây dựng tổ chức Công đoàn:
2.1. Tuyên truyền, phổ biến chế
độ chính sách pháp luật của Nhà nước; Vận động đoàn viên, CNLĐ thực hiện nghị
quyết Đại hội xã viên và Điều lệ hợp tác xã.
2.2. Triển khai đầy đủ các nội
dung công tác Công đoàn, có quy chế hoạt động, chương trình công tác hàng năm
và tổ chức sinh hoạt theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
2.3. Cử cán bộ công đoàn tham
gia đầy đủ các khoá tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ công tác công đoàn do Công
đoàn cấp trên tổ chức.
2.4. Phát triển đoàn viên đạt từ
60% trở lên trong CNLĐ có đủ điều kiện gia nhập Công đoàn; xây dựng được 60% trở
lên số tổ Công đoàn, Công đoàn bộ phận vững mạnh.
2.5. Thu, chi ngân sách Công
đoàn, quản lý tài chính, tài sản Công đoàn theo đúng quy định của Tổng Liên
đoàn.
2.6. Thực hiện đầy đủ, kịp thời
chế độ thông tin, báo cáo với Công đoàn cấp trên.
VI. TIÊU CHUẨN
NGHIỆP ĐOÀN VỮNG MẠNH:
1. Tiêu chuẩn 1: Đảm bảo việc
làm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với đoàn viên:
1.1. Đảm bảo việc làm và thực hiện
phân phối kết quả lao động dân chủ, công bằng.
1.2. Phối hợp với công đoàn cấp
trên và cơ quan chức năng giải quyết kịp thời các kiến nghị về quyền lợi của
đoàn viên.
1.3. Tổ chức tuyên truyền, phổ
biến pháp luật của Nhà nước có liên quan đến nghĩa vụ và quyền lợi khi hành nghề.
Động viên đoàn viên thực hiện tốt pháp luật của Nhà nước, không có người vi phạm
pháp luật, tham gia giữ gìn trật tự an ninh trên địa bàn.
2. Tiêu chuẩn 2: Tổ chức, vận động
đoàn viên tham gia hoạt động của Nghiệp đoàn:
2.1. Ban chấp hành nghiệp đoàn
có quy chế hoạt động, có chương trình công tác hàng năm và triển khai tổ chức
thực hiện, vận động đoàn viên tham gia các hoạt động Công đoàn.
2.2. Cử cán bộ nghiệp đoàn tham
gia đầy đủ các khoá tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ công tác công đoàn do Công
đoàn cấp trên tổ chức.
2.3. Xây dựng được 60% trở lên số
tổ Nghiệp đoàn, Nghiệp đoàn bộ phận vững mạnh.
2.4. Xây dựng quỹ đoàn kết tương
trợ, hỗ trợ nghề nghiệp, thăm hỏi, giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn, hoạn nạn.
2.5. Thu, chi, quản lý tài chính
và tài sản của Nghiệp đoàn theo đúng quy định của Tổng Liên đoàn.
B. ĐÁNH
GIÁ, XẾP LOẠI CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VỮNG MẠNH:
1. Thang điểm:
Thang điểm làm căn cứ để xây dựng
bảng chấm điểm: 100 điểm.
+ Tiêu chuẩn 1 xây dựng 60 điểm.
+ Tiêu chuẩn 2 xây dựng 40 điểm.
2. Căn cứ xếp loại và điều kiện
xét công nhận CĐCS vững mạnh:
2.1. Công đoàn cơ sở vững mạnh:
Là những CĐCS có số điểm đạt từ
90 điểm trở lên
2.2. Công đoàn cơ sở đạt vững mạnh
xuất sắc:
Là những CĐCS vững mạnh đạt từ
96 điểm trở lên, đồng thời kèm theo các điều kiện sau đây:
- Không có tai nạn lao động và sự
cố cháy nổ nghiêm trọng gây chết người.
- Không có đoàn viên, CBCCVC, LĐ
vi phạm pháp luật bị xử lý kỷ luật từ cảnh cáo trở lên (đối với CĐCS cơ quan
hành chính, đơn vị sự nghiệp)
- Không có chỉ tiêu nào của tiêu
chuẩn 1 đạt điểm 0.
2.3. Công đoàn cơ sở khá:
Là những CĐCS có số điểm đạt từ
70 điểm đến 89 điểm.
2.4. Công đoàn cơ sở trung bình:
Là những CĐCS có số điểm đạt từ
50 điểm đến 69 điểm.
2.5. Công đoàn cơ sở yếu kém:
Là những CĐCS có số điểm đạt dưới
50 điểm.
C. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN:
I. ĐỐI VỚI
CĐCS, NGHIỆP ĐOÀN:
- Hàng năm xây dựng kế hoạch, nội
dung hoạt động công đoàn, định ra mục tiêu và biện pháp cụ thể xây dựng CĐCS,
NĐ vững mạnh đồng thời đăng ký với Công đoàn cấp trên trực tiếp quản lý.
- Phân công uỷ viên BCH theo
dõi, hướng dẫn nội dung hoạt động công đoàn bộ phận, tổ công đoàn.
- Cuối năm tự đánh giá, chấm điểm
(CĐCS trường học theo năm học) và công khai kết quả tự đánh giá của CĐCS cho
đoàn viên biết.
- Báo cáo kết quả đánh giá xếp
loại lên Công đoàn cấp trên trực tiếp.
II. ĐỐI VỚI
CÔNG ĐOÀN CẤP TRÊN TRỰC TIẾP CƠ SỞ.
- Lập kế hoạch về phát triển
đoàn viên, xây dựng CĐCS vững mạnh hàng năm.
- Chỉ đạo công đoàn cơ sở, nghiệp
đoàn đăng ký xây dựng CĐCS vững mạnh từ đầu năm; Hướng dẫn các CĐCS, NĐ tự đánh
giá, xếp loại, tổ chức kiểm tra, thẩm định, đánh giá, xếp loại và ra quyết định
công nhận CĐCS vững mạnh; Xét khen thưởng và đề nghị khen thưởng đối với những
CĐCS vững mạnh xuất sắc.
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng
nghiệp vụ công tác Công đoàn cho cán bộ CĐCS, chú trọng đối tượng cán bộ CĐCS
doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HTX, nghiệp đoàn.
III. ĐỐI VỚI
LĐLĐ TỈNH, THÀNH PHỐ, CÔNG ĐOÀN NGÀNH TW, CÔNG ĐOÀN TỔNG CÔNG TY TRỰC THUỘC TỔNG
LIÊN ĐOÀN.
- Căn cứ vào các tiêu chuẩn và
thang điểm xây dựng CĐCS, NĐ vững mạnh tại Thông tri này xây dựng các bảng chấm
điểm chi tiết cho từng loại hình công đoàn cơ sở và nghiệp đoàn.
- Chỉ đạo và hướng dẫn các cấp
công đoàn triển khai thực hiện nội dung xây dựng CĐCS vững mạnh, tổ chức kiểm
tra, thẩm định, đánh giá, xếp loại, ra quyết định công nhận CĐCS vững mạnh đối
với những CĐCS trực thuộc; Xét khen thưởng và đề nghị khen thưởng đối với những
CĐCS vững mạnh xuất sắc.
- Báo cáo định kỳ về công tác
phát triển đoàn viên, xây dựng CĐCS vững mạnh về Tổng Liên đoàn đầy đủ, kịp thời
theo quy định.
IV. ĐỐI VỚI TỔNG
LIÊN ĐOÀN:
- Nghiên cứu, hướng dẫn, chỉ đạo
công tác xây dựng CĐCS, nghiệp đoàn; hoàn thiện mô hình, nội dung, phương pháp
hoạt động CĐCS; nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo, tổng kết xây dựng CĐCS vững
mạnh.
- Hàng năm kiểm tra các LĐLĐ tỉnh,
thành phố, Công đoàn ngành TW, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn
trong việc chỉ đạo xây dựng CĐCS, nghiệp đoàn vững mạnh; động viên khen thưởng
kịp thời những cơ sở, địa phương, ngành có thành tích xuất sắc trong việc xây dựng
CĐCS vững mạnh.
- Theo dõi, tập hợp, đánh giá kết
quả xây dựng CĐCS vững mạnh hàng năm.
Các Ban Tổng Liên đoàn có trách
nhiệm nghiên cứu tổng kết, phát hiện, đề xuất những vấn đề có liên quan đến việc
xây dựng CĐCS, NĐ vững mạnh để Đoàn Chủ tịch xem xét và có hướng chỉ đạo kịp thời.
Thông tri này thay thế Thông tri
số 02/TT-TLĐ ngày 27/01/2000, có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 và được phổ biến đến
công đoàn cơ sở./.
Nơi nhận:
- LĐLĐ các tỉnh, thành phố
- CĐ ngành TW, CĐ TCty trực thuộc TLĐ
- Các Uỷ viên BCH TLĐ
- Các Ban, đơn vị trực thuộc TLĐ (đã ký)
* Đồng kính gửi:
- Ban Tổ chức TW
- Ban Dân vận TW
- Lưu VT, ToC TLĐ
|
TM.
ĐOÀN CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC
Đặng Ngọc Tùng
|