Thông báo 6466/TB-BNN-VP ý kiến kết luận của Bộ trưởng Cao Đức Phát tại cuộc họp Ban Chủ nhiệm Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 6466/TB-BNN-VP
Ngày ban hành 26/12/2012
Ngày có hiệu lực 26/12/2012
Loại văn bản Thông báo
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Nguyễn Văn Việt
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 6466/TB-BNN-VP

Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2012

 

THÔNG BÁO

Ý KIẾN KẾT LUẬN CỦA BỘ TRƯỞNG CAO ĐỨC PHÁT TẠI CUỘC HỌP BAN CHỦ NHIỆM CHƯƠNG TRÌNH MTQG NƯỚC SẠCH & VSMTNT

Ngày 19 tháng 12 năm 2012, Ban Chủ nhiệm Chương trình MTQG Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn (VSMTNT) giai đoạn 2012-2015 đã tổ chức cuộc họp thường kỳ nhằm: (i) Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình năm 2012; (ii) Mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu thực hiện Chương trình năm 2013; (iii) Kết quả thực hiện của các Bộ, ngành tham gia thực hiện Chương trình và (iv) Tình hình triển khai các dự án có vốn tài trợ quốc tế. Tham dự cuộc họp có các thành viên Ban Chủ nhiệm. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Trưởng Ban Chủ nhiệm Chương trình chủ trì cuộc họp.

Tại cuộc họp, Văn phòng thường trực Chương trình MTQG nước sạch & VSMTNT đã trình bày Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện năm 2012 và các giải pháp chủ yếu thực hiện Chương trình năm 2013. Sau khi nghe ý kiến thảo luận của các thành viên Ban Chủ nhiệm, Bộ trưởng Cao Đức Phát kết luận như sau:

I. ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN NĂM 2012

Các bộ, ngành và địa phương đã cố gắng, nỗ lực thực hiện nhiệm vụ được giao; việc thực hiện Chương trình được đẩy mạnh, đã có chuyển biến tích cực; hệ thống quản lý Chương trình từ cấp Trung ương đến địa phương được tăng cường; mục tiêu về cấp nước sạch vượt kế hoạch được giao.

Tuy nhiên, việc thực hiện Chương trình còn một số hạn chế:

1. Về phía địa phương

Ở một số địa phương, sự quan tâm của chính quyền về công tác nước sạch và vệ sinh môi trường chưa đúng mức; công tác chỉ đạo chưa quyết liệt, chưa huy động được cộng đồng tham gia thực hiện Chương trình; Ban Điều hành Chương trình của tỉnh chưa được kiện toàn và chỉ đạo thực hiện kém hiệu quả; công tác quản lý, vận hành còn buông lỏng, nhiều công trình chưa phát huy hết công suất gây lãng phí, chất lượng nước chưa ổn định, kém bền vững; kết quả thực hiện mục tiêu vệ sinh còn thấp; việc sử dụng các nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn ngân sách Nhà nước còn dàn trải, chưa tập trung đầu tư nâng cấp, sửa chữa công trình cấp nước và xây dựng công trình vệ sinh còn thấp.

2. Về phía các Bộ, ngành Trung ương

Cơ chế chính sách chưa được ban hành kịp thời để phục vụ quản lý điều hành Chương trình giai đoạn mi; việc tổ chức các dự án sử dụng vốn vay của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) chậm được triển khai; còn chậm tổng kết, đánh giá các mô hình công nghệ, tổ chức quản lý hiệu quả để hướng dẫn địa phương thực hiện và nhân rộng.

II. NHIỆM VỤ THỰC HIỆN NĂM 2013

Tập trung làm tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

1. Về Công tác chỉ đạo, điều hành ở các địa phương

- Tiếp tục củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo Chương trình giai đoạn 2012-2015, chấn chỉnh công tác chỉ đạo điều hành. Các Bộ, ngành, địa phương quan tâm, tăng cường chỉ đạo sâu sát các cấp thực hiện Chương trình.

- Phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện các dự án thành phần và công tác quản lý vận hành.

2. Về xây dựng cơ chế chính sách

Khẩn trương ban hành các văn bản cơ chế chính sách

- Thông tư liên tịch Hướng dẫn triển khai Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 02/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn.

- Thông tư liên tịch Hướng dẫn phân công phối hợp giữa 03 ngành Nông nghiệp & PTNT, Y tế, Giáo dục và Đào tạo thực hiện Chương trình giai đoạn 2012-2015.

- Sửa đổi Quyết định 62/2004/QĐ-TTg ngày 16/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng thực hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

- Thông tư hướng dẫn quản lý vận hành công trình cấp nước tập trung.

3. Tổng kết, đánh giá, lựa chọn các mô hình công nghệ, mô hình tổ chức quản lý, khai thác và bảo vệ công trình cấp nước hiệu quả và bền vững để phổ biến ra diện rộng.

4. Công tác xây dựng kế hoạch: Ưu tiên đầu tư cho vùng cao, đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, bãi ngang ven biển và hải đảo, xây dựng công trình vệ sinh, công trình hoàn thành, sửa chữa nâng cấp, phát huy hiệu quả của các công trình hiện có.

5. Tiếp tục đẩy mạnh công tác Thông tin - Giáo dục - Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng, thực hiện tốt công tác vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường; lồng ghép Chương trình MTQG Nước sạch & VSMTNT với Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới.

6. Công tác giám sát và đánh giá: Tổ chức đoàn công tác liên ngành kiểm tra, đánh giá tình hình và đôn đốc các địa phương thực hiện Chương trình; lưu ý đến các tỉnh còn nhiều hạn chế, đạt kết quả thấp; tuyển tư vấn độc lập để có kết quả đánh giá khách quan hơn.

7. Tăng cường công tác tổ chức quản lý các dự án ODA; rà soát việc tổ chức, quản lý, triển khai thực hiện các dự án nhằm kịp thời phát hiện, khắc phục sai sót trong tổ chức thực hiện, sử dụng hiệu quả nguồn vốn của quốc tế, tránh thất thoát, lãng phí. Bộ Nông nghiệp & PTNT kiểm tra, chỉ đạo, chấn chỉnh, đôn đốc Ban quản lý dự án triển khai thực hiện dự án chậm, xử lý nghiêm khắc đối với những trường hợp sai phạm.

8. Rà soát số liệu, chế độ thống kê, báo cáo của ngành để lãnh đạo các Bộ, ngành làm cơ sở chỉ đạo điều hành thực hiện Chương trình; Văn phòng thường trực Chương trình chịu trách nhiệm tổng hợp số liệu và báo cáo.

[...]