Thông báo 36/TB-BGDĐT về tuyển sinh đi học tại Trung Quốc năm 2010 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Số hiệu | 36/TB-BGDĐT |
Ngày ban hành | 26/01/2010 |
Ngày có hiệu lực | 26/01/2010 |
Loại văn bản | Thông báo |
Cơ quan ban hành | Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Người ký | Phạm Vũ Luận |
Lĩnh vực | Giáo dục |
BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 36/TB-BGDĐT |
Hà Nội, ngày 26 tháng 01 năm 2010 |
TUYỂN SINH ĐI HỌC TẠI TRUNG QUỐC NĂM 2010
Căn cứ Thông báo của Ủy ban Quốc gia Quỹ học bổng Trung Quốc và Công văn của Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc số 316/SQ ngày 23/12/2009 về Chương trình học bổng của Chính phủ Trung Quốc cấp trong khuôn khổ Hiệp định hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Trung Quốc, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo tuyển sinh đi học theo diện Hiệp định tại Trung Quốc năm 2010 - 2011 như sau:
1. Số lượng học bổng và chế độ học bổng
Tổng số có 30 học bổng toàn phần dành cho Việt Nam, bao gồm 10 học bổng thực tập tiếng Trung (dành cho giảng viên tiếng Trung của các trường đại học), 05 học bổng thạc sĩ và 15 học bổng tiến sĩ.
Người được tiếp nhận theo chương trình học bổng này sẽ được Chính phủ Trung Quốc cấp bổng, miễn phí đào tạo, chỗ ở trong khuôn viên của cơ sở đào tạo; Chính phủ Việt Nam cấp vé máy bay một lượt đi và về, chi phí đi đường và cấp bù sinh hoạt phí hàng tháng theo chế độ hiện hành của Nhà nước.
Người trúng tuyển sẽ được đi học trong năm học 2010 - 2011, dự kiến lên đường trong tháng 9/2010.
Thời gian đào tạo (năm học): Thực tập tiếng Trung: 01 năm; Thạc sĩ: 2-3 năm và Tiến sĩ: 3-4 năm.
Người đã có bằng đại học, cao học tiếng Trung hoặc đã học đại học, cao học tại Trung Quốc thì không phải học dự bị tiếng Trung. Ứng viên chưa biết tiếng Trung sẽ phải học dự bị tiếng 01 năm học tại Trung Quốc trước khi vào khóa học chính thức. Khi thông báo tiếp nhận cán bộ Việt Nam trúng tuyển, Chính phủ Trung Quốc sẽ quy định cụ thể thời gian học của từng người. Cán bộ chưa biết tiếng Trung Quốc cần có sự chuẩn bị cơ bản về ngoại ngữ trước khi lên đường đi học để giảm bớt các khó khăn ban đầu của việc phải học ngoại ngữ hoàn toàn do giáo viên người Trung Quốc giảng dạy.
Người dự tuyển chỉ được đăng ký dự tuyển 01 chương trình (ngành) học và dự kiến tối đa 03 cơ sở giáo dục đại học được Bộ Giáo dục Trung Quốc cho phép tiếp nhận người nước ngoài đến học theo chương trình học bổng Chính phủ Trung Quốc cấp (xem xét thông tin chi tiết trên trang website: www.laihua.csc.edu.cn để đăng ký dự tuyển ngành học và nơi học phù hợp).
Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương gửi đi đào tạo những ngành Trung Quốc có thế mạnh là: Trung y, văn hóa, nghệ thuật (hội họa, âm nhạc), thể dục thể thao, bảo tồn, bảo tàng, Hán ngữ hiện đại, nông nghiệp, kỹ thuật, công nghệ…
Lưu ý: Người dự tuyển không được thay đổi ngành học, cơ sở đào tạo đã đăng ký dự tuyển trong bất cứ trường hợp nào.
4. Đối tượng và điều kiện dự tuyển
Người dự tuyển phải có đủ các điều kiện và tiêu chuẩn sau:
- Là công dân Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt và trình độ chuyên môn cao;
- Không quá 35 tuổi (đối với người dự tuyển học bổng thạc sĩ), không quá 40 tuổi (đối với người dự tuyển học bổng tiến sĩ, thực tập sinh) và đã tốt nghiệp đại học hệ chính quy/cao học/nghiên cứu sinh, đang công tác (biên chế hoặc hợp đồng dài hạn) tại các cơ quan nhà nước, ưu tiên giảng viên các đại học, học viện và trường đại học;
- Có sức khỏe tốt để học tập tại nước ngoài. Khi nhập học phía Trung Quốc sẽ khám lại sức khỏe. Nếu người nào bị phát hiện có bệnh, không đủ sức khỏe hoặc giả mạo hồ sơ sức khỏe để đi học sẽ phải về nước và tự chịu mọi chi phí liên quan, kể cả vé máy bay.
- Người dự tuyển học bổng thạc sĩ phải có bằng tốt nghiệp đại học (hệ chính quy) loại khá trở lên; Người dự tuyển học bổng tiến sĩ phải có bằng đại học (hệ chính quy) và bằng thạc sĩ loại khá trở lên; (Người dự tuyển đi học tiến sĩ bắt buộc phải có bằng tốt nghiệp thạc sĩ vì phía Trung Quốc không xét tuyển trường hợp người dự tuyển mới chỉ được cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp cao học; Không chấp thuận các cán bộ đang là học viên cao học, nghiên cứu sinh trong nước chuyển sang dự tuyển chương trình học bổng này);
- Đăng ký đi học/thực tập phù hợp với ngành đã học đại học/cao học/nghiên cứu sinh;
- Cam kết hoàn thành chương trình đào tạo và trở về phục vụ tại các cơ quan cử đi học. Cam kết phải được cơ quan cử đi học xác nhận, bảo lãnh. Những người không hoàn thành chương trình đào tạo, bỏ học, bị thôi học vì bất kỳ lý do nào, hoặc không trở về nước phục vụ phải bồi hoàn toàn bộ kinh phí cho Nhà nước Việt Nam, kể cả học bổng đã nhận được của Chính phủ Trung Quốc.
Người dự tuyển nộp 01 bộ hồ sơ tiếng Việt để sơ tuyển gồm các giấy tờ xếp thứ tự như sau:
1. Công văn cử đi học của cơ quan công tác có ghi rõ bậc học và ngành học đăng ký dự tuyển;
2. Phiếu đăng ký đi học tại nước ngoài theo mẫu quy định;
3. Bản sao quyết định tuyển dụng biên chế hoặc hợp đồng (từ khi được tuyển dụng đến nay);
4. Bản cam kết theo mẫu quy định;