Thông báo 337/TB-BTC năm 2013 ý kiến của Lãnh đạo Bộ thực hiện Chương trình luật, pháp lệnh năm 2014 do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 337/TB-BTC
Ngày ban hành 20/09/2013
Ngày có hiệu lực 20/09/2013
Loại văn bản Thông báo
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Nguyễn Đức Chi
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 337/TB-BTC

Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2013

 

THÔNG BÁO

Ý KIẾN CỦA LÃNH ĐẠO BỘ VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG LUẬT, PHÁP LỆNH NĂM 2014

Căn cứ Nghị quyết số 45/2013/QH13 ngày 18/6/2013 về điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, năm 2013 và Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2014 đã được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2013); Nghị quyết số 616/NQ-UBTVQH13 ngày 09/7/2013 triển khai thực hiện Nghị quyết số 45/2013/QH13 ngày 18/6/2013; Quyết định số 1441/QĐ-TTg ngày 16/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phân công cơ quan chủ trì soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh thuộc Chương trình năm 2014, và các dự án luật, pháp lệnh đã có hoặc mới được bổ sung vào Chương trình khóa XIII của Quốc hội, Lãnh đạo Bộ có ý kiến chỉ đạo như sau:

I - Đối với các dự án Luật do Bộ Tài chính chủ trì, nghiên cứu soạn thảo:

1. Giao trách nhiệm chủ trì soạn thảo và tiến độ hoàn thành các dự án luật thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014 cho các đơn vị (Phụ lục 1 kèm theo).

Căn cứ trách nhiệm được giao, đơn vị chủ trì khẩn trương làm các thủ tục kiện toàn hoặc thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập để sớm triển khai việc nghiên cứu, chuẩn bị dự án Luật.

2. Trong quá trình soạn thảo, các đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng dự án luật có trách nhiệm chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc Bộ để bảo đảm chất lượng và tiến độ quy định; đặc biệt lưu ý các yêu cầu sau:

- Xây dựng kế hoạch soạn thảo dự án Luật phù hợp với các mốc thời gian trình Bộ, trình Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội.

- Thực hiện đúng quy trình soạn thảo, trình tự trình dự án luật lên các cấp có thẩm quyền (Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội), từ việc tổng kết, đánh giá thực tiễn đến việc tổ chức lấy ý kiến tham gia (đặc biệt là việc lấy ý kiến tham gia của các đối tượng có liên quan đến việc thực thi Luật); xây dựng Báo cáo đánh giá tác động của văn bản; Tổng hợp ý kiến tham gia, nghiên cứu tiếp thu và giải trình các ý kiến không tiếp thu khi trình dự án Luật.

- Thực hiện việc xin ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, xin ý kiến về thủ tục hành chính (nếu có) của Cục kiểm soát thủ tục hành chính - Bộ Tư pháp; xin ý kiến thẩm tra của Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội. Văn bản gửi xin ý kiến thẩm định phải gửi về Vụ Pháp chế để theo dõi, phối hợp.

3. Cùng với việc nghiên cứu soạn thảo dự án Luật, các đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì có trách nhiệm nghiên cứu xây dựng Báo cáo đánh giá tác động của dự án Luật nhằm bảo đảm các phương án được lựa chọn trong văn bản là tối ưu để đạt được mục tiêu đề ra. Báo cáo đánh giá tác động phải nêu rõ các vấn đề chủ yếu được đặt ra và mục tiêu của chính sách dự kiến, từ đó hình thành các phương án và lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết vấn đề trên cơ sở đánh giá tác động về kinh tế, xã hội, môi trường, hệ thống pháp luật, tác động đến các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, khả năng tuân thủ của cơ quan, tổ chức, cá nhân và các tác động khác.

4. Vụ Pháp chế có trách nhiệm tham gia trong quá trình soạn thảo và tham gia ý kiến pháp lý về dự án Luật trước khi trình Bộ trình Chính phủ; phối hợp với Văn phòng Bộ theo dõi, đôn đốc các đơn vị chủ trì nghiên cứu, xây dựng bảo đảm hoàn thành đúng tiến độ, tuân thủ đúng quy trình của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ chuẩn bị hồ sơ về dự thảo luật để đề nghị tổ chức, cơ quan góp ý kiến, đề nghị Bộ Tư pháp thẩm định và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

5. Văn phòng Bộ có trách nhiệm tham gia về mặt nội dung trong quá trình soạn thảo; rà soát trước nội dung và sắp xếp lịch, bố trí để tập thể Lãnh đạo Bộ nghe, cho ý kiến về các dự án Luật trước khi trình cấp có thẩm quyền.

6. Định kỳ hàng tháng các đơn vị được giao trách nhiệm chủ trì nghiên cứu soạn thảo dự án Luật có trách nhiệm báo cáo kết quả triển khai thực hiện dự án Luật về Vụ Pháp chế và Văn phòng Bộ trước ngày 20 của tháng để tổng hợp báo cáo Bộ và trước ngày 05 của tháng cuối Quý để tổng hợp gửi Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

II - Đối với các dự án Luật, Pháp lệnh do các Bộ, cơ quan Trung ương khác chủ trì nghiên cứu, soạn thảo:

1. Giao trách nhiệm chủ trì tham gia ý kiến đối với các dự án luật, pháp lệnh thuộc chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014 do các Bộ, cơ quan trung ương chủ trì nghiên cứu, soạn thảo (Phụ lục 2 kèm theo).

2. Các đơn vị được giao trách nhiệm chủ trì tham gia ý kiến có trách nhiệm:

a) Phân công cán bộ bám sát tiến độ nghiên cứu xây dựng dự án Luật, pháp lệnh do các Bộ, cơ quan trung ương chủ trì để tham gia ý kiến kịp thời;

b) Trong quá trình tham gia ý kiến, các đơn vị cần lưu ý tập trung vào các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực tài chính như: thu, chi ngân sách nhà nước; các chế độ chính sách có ảnh hưởng tới chi ngân sách; việc lập và sử dụng quỹ có nguồn thu từ ngân sách; các quy định hoặc ưu đãi về thuế, phí, lệ phí; việc thành lập thêm tổ chức bộ máy; về giá cả, tiền lương, trợ cấp, phụ cấp; thủ tục hải quan; lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán; ... và các nội dung liên quan đến cải cách thủ tục hành chính.

c) Tùy theo tiến độ, kết quả soạn thảo của cơ quan chủ trì, chủ động báo cáo Bộ (qua Vụ Pháp chế) dự thảo dự án Luật, pháp lệnh và các ý kiến đã tham gia; đề xuất việc phải có ý kiến chính thức của Bộ Tài chính trong trường hợp dự thảo dự án Luật, pháp lệnh không đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan về tài chính, ngân sách…

d) Tổ chức lấy ý kiến của các đơn vị thuộc Bộ để trình Bộ tham gia bằng văn bản về dự án Luật, pháp lệnh.

đ) Tổ chức lấy ý kiến giúp Bộ trưởng trong việc tích phiếu thành viên Chính phủ khi dự án Luật, pháp lệnh trình ra Chính phủ; chuẩn bị ý kiến với tư cách là đại biểu Quốc hội để gửi Đoàn đại biểu Quốc hội và Văn phòng Quốc hội (nếu có).

Thừa lệnh Lãnh đạo Bộ, Văn phòng Bộ xin thông báo để các đơn vị khẩn trương, nghiêm túc triển khai thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng (để b/c);
- Lãnh đạo Bộ (để b/c);
- Các đơn vị thuộc Bộ; (đã ký)
- Lưu: VT, VP.

TL. BỘ TRƯỞNG
CHÁNH VĂN PHÒNG




Nguyễn Đức Chi

 

PHỤ LỤC 1

DỰ KIẾN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG CÁC DỰ ÁN LUẬT DO BỘ TÀI CHÍNH CHỦ TRÌ NGHIÊN CỨU, SOẠN THẢO NĂM 2014
(Kèm theo Thông báo số: 337/TB-BTC ngày 20 tháng 9 năm 2013)

[...]