Thông báo 32/2019/TB-LPQT hiệu lực của Hiệp định vận chuyển hàng không giữa Việt Nam - Phần Lan
Số hiệu | 32/2019/TB-LPQT |
Ngày ban hành | 24/10/2014 |
Ngày có hiệu lực | 01/08/2019 |
Loại văn bản | Điều ước quốc tế |
Cơ quan ban hành | Chính phủ Cộng hoà Phần Lan,Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam |
Người ký | Đinh La Thăng,Jan Vapaavouri |
Lĩnh vực | Giao thông - Vận tải |
BỘ NGOẠI GIAO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 32/2019/TB-LPQT |
Hà Nội, ngày 02 tháng 8 năm 2019 |
VỀ HIỆU LỰC CỦA ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
Thực hiện quy định tại Điều 56 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
Hiệp định vận chuyển hàng không giữa Chính Phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Phần Lan, ký tại Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2014, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2019.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Hiệp định theo quy định tại Điều 59 của Luật nêu trên./.
|
TL. BỘ TRƯỞNG |
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Phần Lan, sau đây được gọi là ”các Bên ký kết";
Là các bên của Công ước về hàng không đàn dụng quốc tế được mở để ký tại Chi-ca-gô ngày 7 tháng Mười hai năm 1944;
Mong muốn ký một Hiệp định phù hợp và bổ sung cho Công ước nói trên nhằm mục đích thiết lập và khai thác các chuyến bay thường lệ giữa và qua lãnh thổ của hai nước;
Đã thỏa thuận như sau:
1. Dùng cho Hiệp định này, trừ khi được qui định khác:
a) thuật ngữ "Công ước Chi-ca-gô" chỉ Công ước về Hàng không dân dụng quốc tế được mở để ký tại Chi-ca-gô ngày 7 tháng Mười hai năm 1944, và bao gồm:
i) bất cử sửa đổi nào của Công ước có hiệu lực theo Điều 94(a) của Công ước và được cả hai Bên ký kết phê chuẩn; và
ii) bất cứ Phụ lục nào hoặc bất cứ sửa đổi nào của Phụ lục được thông qua theo Điều 90 của Công ước, trong chừng mực các Phụ lục và các sửa đổi như vậy đang có hiệu lực đối với cả hai Bên ký kết;
b) thuật ngữ "nhà chức trách hàng không", trong trường hợp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải và trong trường hợp của Cộng hòa Phần Lan chỉ Cục Hàng không dân dụng Phần Lan, hoặc, trong cả hai trường hợp chỉ người hoặc tổ chức bất kỳ được ủy quyền thực hiện bất cứ chức năng nào mà các nhà chức trách nói trên đang thực hiện hoặc thực hiện các chức năng tương tự;
c) thuật ngữ "hãng hàng không được chỉ định" chỉ một hãng hàng không đã được chỉ định và được cấp phép theo đúng Điều 4 của Hiệp định này;
d) thuật ngữ "chuyến bay", "chuyến bay quốc tế", "hãng hàng không" và "dùng với mục đích phi thương mại" có các nghĩa tương ứng được qui định cho các thuật ngữ này ở Điều 96 của Công ước Chi-ca-gô;
e) thuật ngữ "lãnh thổ" đối với một Bên ký kết chỉ vùng đất (đất liền và hải đảo), nội thủy và lãnh hải tiếp giáp và vùng trời trên vùng đất và lãnh hải thuộc chủ quyền của Bên ký kết này.
f) thuật ngữ "giá cước" chỉ các giá được thu đối với việc chuyên chở hành khách, hành lý hoặc hàng hóa (không bao gồm bưu kiện), bao gồm bất cứ lợi nhuận bổ sung quan trọng nào được cung cấp hoặc có được liên quan đến vận chuyển như vậy, và hoa hồng phải trả cho việc bán vé đối với vận chuyển người, hoặc cho việc giao dịch tương ứng đối với chuyên chở hàng hóa. Điều đó cũng bao gồm cả các điều kiện về việc áp dụng giá đối với chuyên chở hoặc trả tiền hoa hồng.
g) thuật ngữ "lệ phí người sử dụng" chỉ các lệ phí do các nhà chức trách có thẩm quyền thu đối với các hãng hàng không hoặc được phép thu đối với việc cung cấp cho tàu bay, tổ bay, hành khách và hàng hóa hoặc các phương tiện của cảng hàng không hoặc phương tiện không lưu, bao gồm cả các dịch vụ và phương tiện có liên quan.
2. Phụ lục là bộ phận cấu thành của Hiệp định này và tất cả các dẫn chiếu đối với Hiệp định này sẽ bao gồm dẫn chiếu đối với Phụ lục trừ khi qui định khác.
3. Các tiêu đề cho các Điều của Hiệp định này chỉ nhằm mục đích dẫn chiếu.
BỘ NGOẠI GIAO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 32/2019/TB-LPQT |
Hà Nội, ngày 02 tháng 8 năm 2019 |
VỀ HIỆU LỰC CỦA ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
Thực hiện quy định tại Điều 56 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
Hiệp định vận chuyển hàng không giữa Chính Phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Phần Lan, ký tại Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2014, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2019.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Hiệp định theo quy định tại Điều 59 của Luật nêu trên./.
|
TL. BỘ TRƯỞNG |
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Phần Lan, sau đây được gọi là ”các Bên ký kết";
Là các bên của Công ước về hàng không đàn dụng quốc tế được mở để ký tại Chi-ca-gô ngày 7 tháng Mười hai năm 1944;
Mong muốn ký một Hiệp định phù hợp và bổ sung cho Công ước nói trên nhằm mục đích thiết lập và khai thác các chuyến bay thường lệ giữa và qua lãnh thổ của hai nước;
Đã thỏa thuận như sau:
1. Dùng cho Hiệp định này, trừ khi được qui định khác:
a) thuật ngữ "Công ước Chi-ca-gô" chỉ Công ước về Hàng không dân dụng quốc tế được mở để ký tại Chi-ca-gô ngày 7 tháng Mười hai năm 1944, và bao gồm:
i) bất cử sửa đổi nào của Công ước có hiệu lực theo Điều 94(a) của Công ước và được cả hai Bên ký kết phê chuẩn; và
ii) bất cứ Phụ lục nào hoặc bất cứ sửa đổi nào của Phụ lục được thông qua theo Điều 90 của Công ước, trong chừng mực các Phụ lục và các sửa đổi như vậy đang có hiệu lực đối với cả hai Bên ký kết;
b) thuật ngữ "nhà chức trách hàng không", trong trường hợp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải và trong trường hợp của Cộng hòa Phần Lan chỉ Cục Hàng không dân dụng Phần Lan, hoặc, trong cả hai trường hợp chỉ người hoặc tổ chức bất kỳ được ủy quyền thực hiện bất cứ chức năng nào mà các nhà chức trách nói trên đang thực hiện hoặc thực hiện các chức năng tương tự;
c) thuật ngữ "hãng hàng không được chỉ định" chỉ một hãng hàng không đã được chỉ định và được cấp phép theo đúng Điều 4 của Hiệp định này;
d) thuật ngữ "chuyến bay", "chuyến bay quốc tế", "hãng hàng không" và "dùng với mục đích phi thương mại" có các nghĩa tương ứng được qui định cho các thuật ngữ này ở Điều 96 của Công ước Chi-ca-gô;
e) thuật ngữ "lãnh thổ" đối với một Bên ký kết chỉ vùng đất (đất liền và hải đảo), nội thủy và lãnh hải tiếp giáp và vùng trời trên vùng đất và lãnh hải thuộc chủ quyền của Bên ký kết này.
f) thuật ngữ "giá cước" chỉ các giá được thu đối với việc chuyên chở hành khách, hành lý hoặc hàng hóa (không bao gồm bưu kiện), bao gồm bất cứ lợi nhuận bổ sung quan trọng nào được cung cấp hoặc có được liên quan đến vận chuyển như vậy, và hoa hồng phải trả cho việc bán vé đối với vận chuyển người, hoặc cho việc giao dịch tương ứng đối với chuyên chở hàng hóa. Điều đó cũng bao gồm cả các điều kiện về việc áp dụng giá đối với chuyên chở hoặc trả tiền hoa hồng.
g) thuật ngữ "lệ phí người sử dụng" chỉ các lệ phí do các nhà chức trách có thẩm quyền thu đối với các hãng hàng không hoặc được phép thu đối với việc cung cấp cho tàu bay, tổ bay, hành khách và hàng hóa hoặc các phương tiện của cảng hàng không hoặc phương tiện không lưu, bao gồm cả các dịch vụ và phương tiện có liên quan.
2. Phụ lục là bộ phận cấu thành của Hiệp định này và tất cả các dẫn chiếu đối với Hiệp định này sẽ bao gồm dẫn chiếu đối với Phụ lục trừ khi qui định khác.
3. Các tiêu đề cho các Điều của Hiệp định này chỉ nhằm mục đích dẫn chiếu.
Các qui định của Hiệp định này sẽ phụ thuộc vào Công ước Chi-ca-gô trong chừng mực các qui định đó được áp dụng đối với các chuyến bay quốc tế.
1. Mỗi Bên ký kết trao cho Bên ký kết kia các quyền sau đây đối với các chuyến bay quốc tế của Bên ký kết đó:
a) quyền bay qua không hạ cánh ở lãnh thổ của mình;
b) quyền hạ cánh ở lãnh thổ của mình với mục đích phi thương mại.
2. Mỗi Bên ký kết trao cho Bên ký kết kia các quyền qui định ở Hiệp định này nhằm mục đích khai thác các chuyến bay quốc tế trên các đường bay qui định ở các Phần tương ứng của phụ lục của Hiệp định này. Các chuyến bay và đường bay như vậy sau đây được gọi là "các chuyến bay thỏa thuận" và "các đường bay qui định" một cách tương ứng. Khi khai thác một chuyến bay thỏa thuận trên một đường bay qui định, hãng hàng không do mỗi Bên ký kết chỉ định sẽ được hưởng, ngoài các quyền qui định tại điểm 1 của Điều này, quyền hạ cánh ở lãnh thổ của Bên ký kết kia tại các điểm được qui định cho đường bay này ở Phụ lục của Hiệp định nhằm mục đích lấy lên tàu bay và cho xuống hành khách, hàng hóa và bưu kiện vận chuyển quốc tế, riêng biệt hoặc kết hợp.
3. Không ý nào trong điểm 2 của Điều này được coi là trao cho hãng hàng không được chỉ định của một Bên ký kết quyền lấy lên tàu bay ở lãnh thổ của Bên ký kết kia, hành khách, hàng hóa và bưu kiện để chuyên chở lấy tiền công hoặc tiền thuê và cho xuống một điểm khác ở lãnh thổ của Bên ký kết kia đó.
Quyền của hãng hàng không được chỉ định của một trong hai Bên ký kết vận chuyển hành khách, hàng hóa và bưu kiện giữa các điểm ở lãnh thổ của Bên ký kết kia và các điểm ở lãnh thổ của các bên thứ ba sẽ được thảo luận và thỏa thuận riêng giữa nhà chức trách hàng không của hai Bên ký kết.
4. Nếu do xung đột vũ trang, rối loạn hoặc diễn biến chính trị, hoặc các trường hợp đặc biệt và bất thường mà một hãng hàng không được chỉ định của một Bên ký kết không có khả năng khai thác chuyến bay trên đường bay bình thường của mình thì Bên ký kết kia sẽ cố gắng tối đa tạo thuận lợi cho việc tiếp tục khai thác chuyến bay đó thông qua các thỏa thuận tạm thời thích hợp về đường bay, bao gồm cả việc tạm thời trao các quyền thay thế khi được hai Bên ký kết cùng quyết định.
Chỉ định hãng hàng không và Giấy phép khai thác
1. Mỗi Bên ký kết sẽ có quyền chỉ định bằng văn bản gửi cho Bên ký kết kia một hoặc nhiều hãng hàng không để khai thác các chuyến bay thỏa thuận trên các đường bay qui định.
2. Mỗi Bên ký kết sẽ có quyền thu hồi hoặc thay đổi sự chỉ định như vậy.
3. Khi nhận được văn bản chỉ định như vậy, nhà chức trách hàng không của Bên ký kết kia, tùy thuộc vào các quy định được nêu dưới đây, sẽ không chậm trễ cấp giấy phép khai thác thích hợp cho một hàng hàng không được chỉ định:
(a) Trong trường hợp một hãng hàng không được Cộng hòa Phần Lan chỉ định:
(i) được thành lập trên lãnh thổ của Cộng hòa Phần Lan theo Hiệp ước thành lập Cộng đồng châu Âu và có Giấy phép Khai thác có hiệu lực theo pháp luật của Liên minh châu Âu;
(ii) quyền kiểm soát hữu hiệu của hãng hàng không đó được thực hiện và duy trì bởi Quốc gia thành viên Liên minh châu Âu chịu trách nhiệm cấp Chứng chỉ nhà Khai thác cho hãng hàng không đó và nhà chức trách hàng không có liên quan được ghi rõ trong văn bản chỉ định; và
(iii) hãng hàng không thuộc sở hữu trực tiếp hoặc sỡ hữu phần lớn và được kiểm soát hữu hiệu bởi các Quốc gia Thành viên của Liên minh châu Âu và/hoặc công dân của các quốc gia như vậy.
(b) Trong trường hợp một hãng hàng không được Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ định:
(i) được thành lập trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và có Giấy phép Khai thác có hiệu lực theo pháp luật của Việt Nam;
(ii) nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện và duy trì quyền kiểm soát hữu hiệu và chịu trách nhiệm cấp Chứng chỉ nhà Khai thác cho hãng hàng không đó; và
(iii) hãng hàng không thuộc sở hữu trực tiếp hoặc sở hữu phần lớn và được kiểm soát hữu hiệu bởi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và/hoặc công dân của Việt Nam.
4. Nhà chức trách hàng không của một Bên ký kết có thể yêu cầu một hãng hàng không do Bên ký kết kia chỉ định chứng minh rằng hãng hàng không đó đủ tiêu chuẩn thực hiện các điều kiện qui định theo luật pháp và các qui định mà nhà chức trách hàng không này áp dụng một cách bình thường đối với việc khai thác các chuyến bay quốc tế theo các qui định của Công ước Chi-ca-gô.
5. Khi một hãng hàng không đã được chỉ định và cấp phép như vậy thì hãng hàng không đó có thể bắt đầu khai thác các chuyến bay thỏa thuận vào bất cứ thời điểm nào, với điều kiện là hãng hàng không này tuân thủ tất cả các qui định được áp dụng của Hiệp định này.
6. Hãng hàng không được chỉ định của một trong hai Bên ký kết sẽ có quyền chấm dứt chuyến bay của mình ở lãnh thổ của Bên ký kết kia.
Thu hồi hoặc Đình chỉ Giấy phép khai thác
1. Nhà chức trách hàng không của mỗi Bên ký kết sẽ có quyền thu hồi giấy phép khai thác hoặc đình chỉ việc hãng hàng không do Bên ký kết kia chỉ định thực hiện các quyền được qui định tại Khoản 2, Điều 3 của Hiệp định này, hoặc áp dụng các điều kiện mà nhà chức trách hàng không đó coi là cần thiết đối với việc thực hiện các quyền này:
a) Trong trường hợp một hãng hàng không được Cộng hòa Phần Lan chỉ định:
(i) không được thành lập trên lãnh thổ của Cộng hòa Phần Lan theo Hiệp ước thành lập Liên minh châu Âu hoặc không có Giấy phép Khai thác có hiệu lực theo pháp luật của Liên minh châu Âu;
(ii) quyền kiểm soát hữu hiệu của hãng hàng không đó không được thực hiện và duy trì bởi Quốc gia thành viên Liên minh châu Âu chịu trách nhiệm cấp Chứng chỉ nhà Khai thác cho hãng hàng không đó và nhà chức trách hàng không có liên quan không được ghi rõ trong văn bản chỉ định; và
(iii) hãng hàng không không thuộc sở hữu trực tiếp hoặc sở hữu phần lớn và không được kiểm soát hữu hiệu bởi các Quốc gia Thành viên của Liên minh châu Âu và/hoặc công dân của các quốc gia như vậy.
Trong trường hợp một hãng hàng không được Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ định:
(i) không được thành lập trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc không có Giấy phép Khai thác có hiệu lực theo pháp luật của Việt Nam;
(iii) nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không thực hiện và duy trì quyền kiểm soát hữu hiệu và không chịu trách nhiệm cấp Chứng chỉ nhà Khai thác cho hãng hàng không đó; và
(iii) hãng hàng không không thuộc sở hữu trực tiếp hoặc sỡ hữu phần lớn và không được kiểm soát hữu hiệu bởi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và/hoặc công dân của Việt Nam; hoặc
b) trong trường hợp hãng hàng không đó không tuân thủ luật pháp hoặc các qui định của Bên ký kết trao các quyền này; hoặc
c) trong trường hợp hãng hàng không này không khai thác theo đúng các điều kiện được qui định theo Hiệp định này.
2. Trừ khi việc thu hồi ngay lập tức, đình chỉ hoặc áp đặt các điều kiện được nêu ở khoản 1 của Điều này là cần thiết để ngăn ngừa việc tiếp tục vi phạm luật pháp hoặc các qui định, quyền như vậy sẽ chỉ được thực hiện sau khi có sự trao đổi ý kiến với nhà chức trách hàng không của Bên ký kết kia. Việc trao đổi ý kiến như vậy sẽ bắt đầu trong thời hạn mười lăm (15) ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu trao đổi ý kiến.
3. Việc tham chiếu trong Hiệp định này tới các công dân của Cộng hòa Phần Lan sẽ được hiểu là nói đến các công dân của các Quốc gia Thành viên Liên minh Châu Âu hoặc của Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu.
1. Luật và các quy định của một Bên ký kết liên quan đến việc tàu bay thực hiện các chuyến bay quốc tế vào hoặc ra khỏi lãnh thổ của Bên ký kết đó hoặc liên quan đến việc dẫn đường cho tàu bay như vậy trong phạm vi lãnh thổ nói trên sẽ được áp dụng đối với hãng hàng không được chỉ định của Bên ký kết kia.
2. Luật và các qui định của một Bên ký kết về việc hành khách, tổ bay, hành lý, hàng hóa hoặc bưu kiện vào, ở lại hoặc ra khỏi lãnh thổ của Bên ký kết đó như các thủ tục về vào, ra, xuất cảnh, nhập cảnh, hải quan, y tế và kiểm dịch sẽ được áp dụng với hành khách, tổ bay, hành lý, hàng hóa và bưu kiện do tàu bay của hãng hàng không được chỉ định của Bên ký kết kia chuyên chở khi hành khách, tổ bay, hành lý, hàng hóa và bưu kiện này ở trong lãnh thổ nói trên.
3. Luật và các qui định được nêu ở Điều này sẽ được áp dụng bình đẳng đối với bất cứ tàu bay nào của các hãng hàng không được chỉ định của cả hai Bên ký kết khai thác các chuyến bay quốc tế.
Miễn Thuế, Thuế hải quan và các Phí khác
1. Tàu bay do hãng hàng không được chỉ định của một Bên ký kết khai thác các chuyến bay quốc tế cũng như thiết bị thông thường của tàu bay, phụ tùng dự trữ, dự trữ nhiên liệu và dầu mỡ, đồ dự trữ của tàu bay (bao gồm đồ ăn, uống và thuốc lá) trên tàu bay như vậy sẽ được miễn tất cả các thuế, thuế hải quan, phí kiểm tra và các lệ phí tương tự khác khi đến lãnh thổ của Bên ký kết kia với điều kiện là các thiết bị, phụ tùng, các đồ cung cấp, dự trữ để lại trên tàu bay cho đến khi chúng được tái xuất hoặc được tàu bay như vậy sử dụng hoặc tiêu hao cho các chuyến bay trên lãnh thổ này.
2. Cũng sẽ miễn thuế, thuế hải quan, lệ phí và các phí nói ở khoản 1 của Điều này, trừ các lệ phí dựa trên chi phí dịch vụ được cung cấp, đối với:
a) đồ dự trữ tàu bay được lấy lên tàu bay ở lãnh thổ của một Bên ký kết, trong giới hạn hợp lý, để sử dụng cho tàu bay khai thác chuyến bay quốc tế của hãng hàng không được chỉ định của Bên ký kết kia;
b) phụ tùng dự trữ, bao gồm cả các động cơ được đưa vào lãnh thổ của một Bên ký kết để bảo dưỡng hoặc sửa chữa tàu bay khai thác chuyến bay quốc tế của hãng hàng không được chỉ định của Bên ký kết kia;
c) nhiên liệu, dầu mỡ và các đồ tiêu hao kỹ thuật được đưa vào hoặc được cung cấp ở lãnh thổ của một Bên ký kết để sử dụng trong một chuyến bay quốc tế của hãng hàng không được chỉ định của Bên ký kết kia, thậm chí khi các đồ dự trữ này được sử dụng ở một phần của hành trình trên lãnh thổ của Bên ký kết mà tại đó chúng được lấy lên tàu bay.
3. Các vật phẩm nói tại khoản 2 của Điều này có thể được yêu cầu đặt dưới sự giám sát và kiểm tra hải quan.
4. Thiết bị thông thường trên tàu bay cũng như các vật phẩm, đồ cung cấp và phụ tùng dự trữ để trên tàu bay do hãng hàng không được chỉ định của một Bên ký kết khai thác chỉ có thể được dỡ xuống lãnh thổ của Bên ký kết kia với sự đồng ý của nhà chức trách hải quan của Bên ký kết này. Trong trường hợp như vậy, chúng có thể bị đặt dưới sự giám sát của nhà chức trách nói trên cho đến khi tái xuất hoặc được giải quyết khác phù hợp với các qui định hải quan.
5. Các tài liệu cần thiết của hãng hàng không như lịch bay, vé tàu bay và vận đơn hàng không dành cho hãng hàng không được chỉ định của một Bên ký kết sử dụng và được đưa vào lãnh thổ của Bên ký kết kia sẽ được miễn các thuế, thuế hải quan, phí kiểm tra và các lệ phí khác trong lãnh thổ bên ký kết kia.
1. Hành khách, hành lý, hàng hóa và bưu kiện quá cảnh trực tiếp qua lãnh thổ của một trong hai Bên ký kết và không rời khỏi khu vực cảng hàng không dành cho mục đích như thế sẽ được kiểm tra giản đơn, ngoại trừ đối với các biện pháp an ninh chống lại các hành vi bạo lực, không tặc và buôn lậu ma túy.
2. Hành lý, hàng hóa và bưu kiện quá cảnh trực tiếp qua lãnh thổ của một Bên ký kết sẽ được miễn thuế hải quan, phí và các lệ phí tương tự khác không dựa trên cơ sở chi phí các dịch vụ khi đến hoặc đi.
Các nguyên tắc qui định việc khai thác các chuyến bay thỏa thuận
1. Các hãng hàng không được chỉ định của cả hai Bên ký kết sẽ có cơ hội công bằng và ngang nhau và quyền ngang bằng về tải cung ứng để khai thác các chuyến bay thỏa thuận trên các đường bay qui định giữa các lãnh thổ của các Bên ký kết.
2. Khi khai thác các chuyến bay thỏa thuận, hãng hàng không được chỉ định của mỗi Bên ký kết sẽ tính đến quyền lợi của hãng hàng không được chỉ định của Bên ký kết kia sao cho không gây ảnh hưởng xấu đến các chuyến bay mà hãng hàng không này cung cấp trên toàn bộ hoặc trên một phần của cùng các đường bay.
3. Các chuyến bay thỏa thuận do các hãng hàng không được chỉ định của các Bên ký kết cung cấp sẽ liên quan chặt chẽ với nhu cầu của công chúng về vận chuyển trên các đường bay quy định và sẽ có mục đích trước tiên là cung cấp, với hệ số ghế sử dụng hợp lý, tải cung ứng đủ cho nhu cầu hiện tại và nhu cầu dự kiến hợp lý về chuyên chở hành khách và hàng hóa, bao gồm cả bưu kiện giữa lãnh thổ của các Bên ký kết.
Phê duyệt Chương trình vận chuyển
1. Hãng hàng không do một Bên ký kết chỉ định sẽ đệ trình nhà chức trách hàng không của Bên ký kết kia để phê duyệt các chương trình vận chuyển của mình (cho lịch vận chuyển mùa Hè và mùa Đông) ít nhất là ba mươi (30) ngày trước khi bắt đầu khai thác. Chương trình này sẽ bao gồm các lịch bay, tần suất bay và các loại tàu bay được sử dụng. Nhà chức trách hàng không này sẽ đưa ra quyết định về chương trình vận chuyển như vậy trong vòng hai mươi (20) ngày kể từ ngày hãng hàng không có liên quan đệ trình chương trình vận chuyển của mình để phê duyệt.
2. Mỗi sự thay đổi trong chương trình vận chuyển cũng như các yêu cầu đối với việc cho phép khai thác các chuyến bay bổ sung sẽ được hãng hàng không do một Bên ký kết chỉ định đệ trình nhà chức trách hàng không của Bên ký kết kia để phê duyệt. Các yêu cầu thay đổi hoặc về các chuyến bay bổ sung sẽ được các nhà chức trách hàng không giải quyết nhanh chóng.
Một hãng hàng không được chỉ định của mỗi Bên ký kết, phù hợp với Luật và các qui định của Bên có liên quan, có thể sử dụng tàu bay không phải do mình sở hữu cho các chuyến bay thỏa thuận. Việc sử dụng tàu bay thuê, tàu bay thuê chuyến hoặc tàu bay thau thể sẽ phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
i) các thỏa thuận thuê sẽ không tương đương với việc cho phép hãng hàng không cho thuê tàu bay của Quốc gia thứ ba được hưởng các quyền vận chuyển mà hãng hàng không này không có;
ii) lợi nhuận tài chính mà hãng hàng không cho thuê tàu bay thu được sẽ không phụ thuộc vào việc hãng hàng không được chỉ định có liên quan khai thác có lãi hay bị lỗ; và
iii) trách nhiệm đối với việc duy trì đủ điều kiện bay và duy trì đầy đủ các tiêu chuẩn khai thác và bảo dưỡng của bất cứ tàu bay thuê nào sẽ được thiết lập phù hợp với các qui định hiện hành của Công ước Chi- ca-gô, bao gồm các Ghi chú 1 và 2 ở Chương 3, Phần I, Phụ lục 6.
Nhà chức trách hàng không của một Bên ký kết sẽ cung cấp cho nhà chức trách hàng không của Bên ký kết kia, theo yêu cầu của nhà chức trách hàng không đó, các báo cáo thống kê thường kỳ hoặc các thống kê khác có thể được yêu cầu một cách hợp lý nhằm mục đích xem xét tải cung ứng do hãng hàng không được chỉ định của Bên ký kết thứ nhất cung cấp trên các chuyến bay thỏa thuận. Các báo cáo thống kê như vậy sẽ bao gồm cả thông tin về tổng số vận chuyển được hãng hàng không này chuyên chở trên toàn bộ hoặc bất kỳ phần nào của các chuyến bay thỏa thuận.
1. Các giá cước của bất kỳ chuyến bay thỏa thuận nào sẽ phải được xây dựng ở các mức độ hợp lý, xem xét đầy đủ tới tất cả các yếu tố liên quan bao gồm chi phí khai thác, lợi nhuận hợp lý, các đặc điểm của chuyến bay (ví dụ như các tiêu chuẩn về tốc độ và mức độ tiện nghi), những lợi ích của người sử dụng và giá cước của hãng hàng không khác áp dụng cho bất kỳ phần nào của đường bay qui định. Các giá cước đó phải được xác định phù hợp với các quy định dưới đây trong Điều này.
2. Mỗi giá cước phải được đệ trình cho nhà chức trách hàng không của hai Bên ký kết để xin phê duyệt ít nhất là ba mươi (30) ngày (hoặc trong khoảng thời gian sớm hơn do hai nhà chức trách hàng không của hai Bên ký kết thỏa thuận) trước thời điểm đưa ra áp dụng giá cước này.
3. Mỗi giá cước đề xuất có thể được nhà chức trách hàng không của mỗi Bên ký kết phê duyệt vào bất cứ thời điểm nào. Trong trường hợp không có sự phê duyệt như vậy, giá cước sẽ được coi như đã được phê duyệt bởi nhà chức trách hàng không của một Bên ký kết trừ khi trong vòng hai mươi (20) ngày sau ngày đệ trình nhà chức trách hàng không của Bên ký kết đó có thông báo bằng văn bản cho nhà chức trách hàng không của Bên ký kết kia về việc không phê duyệt mức giá cước được đề xuất. Tuy nhiên, nếu như một trong hai nhà chức trách hàng không có thông báo bằng văn bản về việc không phê duyệt như vậy thì các nhà chức trách hàng không, theo đề nghị của một trong hai bên, có thể cố gắng thỏa thuận với nhau để xác định giá cước.
4. Nếu nhà chức trách hàng không không thể xác định được một giá cước theo quy định tại Khoản 3 của Điều này thì theo yêu cầu của mỗi bên tranh chấp đó có thể được giải quyết theo quy định tại điều 21 của Hiệp định này.
5. Mỗi giá cước được xây dựng theo quy định tại Điều này sẽ giữ nguyên hiệu lực cho đến thời điểm nó được thay thế bởi một giá cước mới được xác định theo các quy định của Điều này. Trừ khi có sự thỏa thuận khác của các nhà chức trách hàng không của hai Bên ký kết, một giá cước sẽ không được kéo dài hiệu lực theo khoản này quá thời gian mười hai (12) tháng sau ngày giá cước đó hết thời hạn hiệu lực.
6. Mặc dù có các quy định tại Điều này, các giá cước được một hãng hàng không được chỉ định của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thu để vận chuyển hoàn toàn trong phạm vi Liên minh Châu Âu phải tuân theo Luật pháp của Liên minh Châu Âu.
1. Các hãng hàng không được chỉ định của cả hai Bên ký kết sẽ có cơ hội công bằng và ngang nhau để tham gia vận chuyển hàng không quốc tế được quy định tại Hiệp định này.
2. Mỗi Bên ký kết, khi cần thiết, sẽ thực hiện mọi hành động thích hợp trong phạm vi quyền tài phán của mình để loại trừ mọi hình thức phân biệt đối xử hoặc thực tiễn cạnh tranh không lành mạnh làm ảnh hưởng bất lợi đến vị thế tranh của hãng hàng không được chỉ định của Bên ký kết kia.
1. Các Bên ký kết thống nhất rằng những hoạt động thực tiễn sau đây của hãng hàng không có thể bị coi là phí cạnh tranh và có thể chịu sự giám sát chặt chẽ hơn:
a) áp dụng các mức giá cước và giá phí trên các đường bay ở các mức nếu tính tổng thể không đủ bù đắp những chi phí để cung cấp những dịch vụ đó;
b) tăng tải cung ứng hoặc tần suất chuyến bay quá mức;
c) các hoạt động thực tiễn nói tới được duy trì chứ không mang tính tạm thời;
d) các hoạt động thực tiễn nói tới gây ảnh hưởng tiêu cực và nghiêm trọng về kinh tế, hoặc gây ra thiệt hại đáng kể cho hãng hàng không khác;
e) các hoạt động thực tiễn nói tới phản ảnh ý định rõ ràng hoặc gây hậu quả có thể khiến hãng hàng không khác bị thiệt hại hoặc bị loại bỏ hoặc phải rời khỏi thị trường; và
f) hành vi cho thấy việc lạm dụng vị trí chi phối đường bay.
2. Việc cấp các khoản nợ và/hoặc hỗ trợ của nhà nước phải minh bạch giữa các Bên ký kết và không phá hoại sự cạnh tranh giữa các hãng hàng không được chỉ định của các Bên ký kết. Các Bên ký kết có liên quan phải cung cấp cho Bên ký kết kia, theo đề nghị, toàn bộ thông tin liên quan đến các khoản hỗ trợ như vậy và bất kỳ việc sửa đổi hoặc gia hạn các khoản hỗ trợ như vậy. Những thông tin đó phải được xử lý như là những thông tin nhạy cảm và hạn chế ở mức cao nhất.
3. Nếu nhà chức trách hàng không dân dụng của một Bên ký kết nhận thấy hãng hàng không chỉ định của Bên ký kết kia dự định hoặc tiến hành các hoạt động khai thác mà có thể dẫn tới hành vi cạnh tranh không công như được kê khai tại Khoản 1, hoặc bất cứ sự phân biệt đối xử nào thông qua trợ cấp và/hoặc hỗ trợ nhà nước không phù hợp của Bên ký kết kia thì họ có thể yêu cầu bên ký kết đó phải trao đổi ý kiến theo quy định tại Điều 20 (Trao đổi ý kiến) để giải quyết vấn đề.
4. Nếu các bên ký kết không thể giải quyết được vấn đề thông qua trao đổi ý kiến thì mỗi Bên có thể sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp theo Điều 21 (Giải quyết tranh chấp) nhằm giải quyết vấn đề đó.
5. Mỗi Bên ký kết có quyền thu lại rút lại, thu hồi, đình chỉ, áp đặt các điều kiện hoặc hạn chế các giấy phép khai thác đối với một hãng hàng không được chỉ định của Bên ký kết kia nếu có cơ sở hợp lý để tin rằng hãng hàng không được chỉ định đó hoặc Bên ký kết kia có những hành vi phi cạnh tranh hoặc không công bằng như nêu tại Khoản 1 và 2 ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của hãng hàng không được chỉ định của mình.
1. Hãng hàng không được chỉ định của mỗi Bên ký kết sẽ có quyền duy trì ở lãnh thổ của Bên ký kết kia, trong phạm vi luật pháp và các quy định hiện hành của Bên ký kết kia, các văn phòng và các nhân viên hành chính, thương mại và kỹ thuật có thể cần thiết đối với yêu cầu của hãng hàng không được chỉ định có liên quan.
2. Các hãng hàng không được chỉ định của các Bên ký kết sẽ tự do bán dịch vụ vận chuyển hàng không bằng các chứng từ vận chuyển của mình ở lãnh thổ của các Bên ký kết, trực tiếp hoặc thông qua đại lý, bằng bất cứ đồng tiền nào phù hợp với các quy định sở tại. Mỗi Bên ký kết sẽ không hạn chế quyền của hãng hàng không được chỉ định của Bên ký kết kia quảng cáo bán và bán, và quyền của bất cứ người nào mua vận chuyển như vậy.
3. Mỗi hãng hàng không được chỉ định sẽ được phép cung ứng các dịch vụ mặt đất của mình trong lãnh thổ của Bên kia hoặc ký hợp đồng về các dịch vụ này với bên ngoài, toàn bộ hoặc từng phần, theo lựa chọn của mình, với bất kỳ nhà cung cấp nào được cấp phép cung cấp các dịch vụ này. Nếu hoặc cho tới khi luật pháp và các quy định đối với các dịch vụ mặt đất trong lãnh thổ của một Bên ký kết ngăn ngừa hay hạn chế việc tự do ký hợp đồng cung cấp các dịch vụ này với bên ngoài hoặc tự cung cấp dịch vụ mặt đất, mỗi hãng hàng không được chỉ định sẽ được đối xử trên cơ sở không phân biệt đối xử như đối với việc tự cung ứng các dịch vụ hoặc sử dụng các dịch vụ mặt đất được cung ứng bởi nhà cung cấp hoặc các nhà cung cấp.
1. Một Bên ký kết sẽ không thu lệ phí người sử dụng đối với hãng hàng không được chỉ định của Bên ký kết kia cao hơn lệ phí được thu đối với các hãng hàng không của mình khai thác các chuyến bay quốc tế tương tự.
2. Mỗi Bên ký kết sẽ khuyến khích trao đổi ý kiến về lệ phí người sử dụng giữa nhà chức trách có thẩm quyền thu lệ phí của mình và các hãng hàng không sử dụng các dịch vụ và trang thiết bị mà các nhà chức trách đó cung cấp, khi có thể thông qua các cơ quan đại diện hàng không. Thông báo hợp lý về bất kỳ đề nghị thay đổi nào sẽ được chuyển đến những người sử dụng để họ có thể trình bày ý kiến trước khi thực hiện sự thay đổi. Mỗi Bên ký kết sẽ khuyến khích hơn nữa các nhà chức trách có thẩm quyền thu lệ phí của mình và những người sử dụng như vậy trao đổi các thông tin thích hợp liên quan đến các lệ phí đó.
1. Các hãng hàng không được chỉ định của các Bên ký kết sẽ được tự do chuyển khoản dư thừa sau khi chi phí ở lãnh thổ bán vận chuyển. Các thu nhập từ bán dịch vụ vận chuyển hàng không, bao gồm cả các dịch vụ phụ trợ hoặc bổ sung liên quan đến bán như vậy, được cung cấp trực tiếp hoặc thông qua các đại lý, cũng như các lợi ích thương mại thu được trên các thu nhập này khi đặt cọc đợi chuyển đi, sẽ được đưa vào trong khoản tiền chuyển thực tế.
2. Việc chuyển tiền như vậy sẽ được thực hiện bằng đồng tiền tự do chuyển đổi theo tỷ giá hối đoái thị trường đang lưu hành và sẽ không, trừ lệ phí ngân hàng và các thủ tục thông thường, chịu bất cứ lệ phí, hạn chế, sự áp đặt điều kiện hoặc sự chậm trễ nào sau khi hãng hàng không có liên quan đã thanh toán hết tất cả các nghĩa vụ tài chính sở tại.
Các chứng chỉ khả phi, chứng chỉ năng lực và các bằng được một Bên ký kết cấp hoặc làm cho có hiệu lực và chưa hết hạn sẽ được Bên ký kết kia công nhận hiệu lực nhằm mục đích khai thác các chuyến bay thỏa thuận trên đường bay quy định, với điều kiện là các yêu cầu mà các chứng chỉ hoặc giấy phép này được cấp hoặc được làm cho có hiệu lực ngang bằng hoặc cao hơn các tiêu chuẩn tối thiểu thông thường được quy định theo Công ước Chi-ca-gô. Tuy nhiên, mỗi Bên ký kết giữ quyền từ chối công nhận, đối với các chuyến bay trên lãnh thổ của mình, các chứng chỉ năng lực và các bằng được Bên ký kết kia cấp cho các công dân của mình.
1. Phù hợp với quyền và nghĩa vụ theo luật quốc tế, các Bên ký kết tái khẳng định rằng nghĩa vụ của mình với nhau để bảo vệ an ninh hàng không dân dụng chống lại các hành vi can thiệp bất hợp pháp làm thành bộ phận cấu thành của Hiệp định này. Không hạn chế nguyên tắc chung về quyền và nghĩa vụ theo luật quốc tế, các Bên ký kết đặc biệt sẽ hành động phù hợp với các quy định của Công ước về sự phạm tội và các hành vi khác thực hiện trên tàu bay ký tại Tô-ky-ô ngày 14 tháng 9 năm 1963, Công ước về Ngăn chặn hành vi chiếm đoạt tàu bay bất hợp pháp ký tại La-hay ngày 16 tháng 12 năm 1970 và Công ước về Ngăn chặn các hành vi bất hợp pháp chống lại An toàn của hàng không dân dụng ký tại Môn-trê-an ngày 23 tháng 9 năm 1971.
2. Các bên ký kết sẽ dành cho nhau mọi sự giúp đỡ cần thiết theo yêu cầu để ngăn ngừa các hành vi chiếm đoạt bất hợp pháp tàu bay dân dụng và các hành vi bất hợp pháp khác chống lại sự an toàn của tàu bay, hành khách và tổ bay, các trang thiết bị cảng hàng không và dẫn đường hàng không và bất kỳ mối đe dọa nào khác đối với an ninh hàng không dân dụng.
3. Các Bên ký kết sẽ hành động phù hợp các quy định về an ninh hàng không được thiết lập bởi Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế thiết và quy định thành các Phụ lục của Công ước Chi-ca-gô trong chừng mực các quy định và yêu cầu về an ninh hàng không được áp dụng đối với các Bên ký kết; các Bên ký kết sẽ yêu cầu các nhà khai thác tàu bay mang đăng ký của mình hoặc các nhà khai thác tàu bay có địa điểm kinh doanh chính hoặc thường trú ở lãnh thổ của mình và các nhà khai thác cảng hàng không ở lãnh thổ của mình hành động phù hợp với các quy định như vậy về an ninh hàng không.
4. Mỗi Bên ký kết nhất trí rằng, những người khai thác tàu bay như vậy có thể bị yêu cầu tuân thủ các quy định và yêu cầu về an ninh hàng không được nêu tại khoản 3 trên đây được Bên ký kết kia yêu cầu đối với việc vào, ra hoặc khi ở trong lãnh thổ của Bên ký kết kia. Mỗi Bên ký kết sẽ đảm bảo rằng các biện pháp thích hợp được áp dụng hiệu quả trong lãnh thổ của mình để bảo vệ tàu bay và kiểm tra hành khách, tổ bay, hành lý xách tay, hành lý, hàng hóa và các đồ dự trữ của tàu bay trước và trong khi lên hoặc xuống tàu bay. Mỗi Bên ký kết cũng sẽ xem xét một cách thiện ý bất kỳ yêu cầu của Bên ký kết kia về các biện pháp an ninh đặc biệt để đối phó với một mối đe dọa cụ thể.
4. Khi xảy ra sự cố hoặc có mối đe dọa xảy ra sự cố về chiếm đoạt bất hợp pháp tàu bay dân dụng hoặc các hành vi can thiệp bất hợp pháp khác chống lại sự an toàn của tàu bay, hành khách, tổ bay, các trang thiết bị cản hàng không hoặc dẫn đường hàng không, thì các Bên ký kết sẽ giúp đỡ lẫn nhau bằng việc tạo thuận lợi cho thông tin liên lạc và các biện pháp thích hợp khác để chấm dứt nhanh chóng và an toàn sự vụ hoặc mối đe dọa.
Trong tinh thần hợp tác chặt chẽ, nhà chức trách hàng không của các Bên ký kết sẽ thường xuyên trao đổi ý kiến với nhau nhằm mục đích đảm bảo việc thực hiện và tuân thủ đúng các quy định của Hiệp định này.
1. Nếu có bất kỳ tranh chấp nào phát sinh giữa các Bên ký kết liên quan đến thực hiện hoặc áp dụng Hiệp định này thì các Bên ký kết trước tiên sẽ nỗ lực giải quyết tranh chấp đó bằng thương lượng.
2. Nếu các Bên ký kết không giải quyết được bằng thương lượng thì các Bên đó có thể chuyển tranh chấp đến một số người hoặc tổ chức để giải quyết; nếu các Bên không thỏa thuận như vậy thì theo yêu cầu của một trong hai Bên ký kết, tranh chấp sẽ được đưa ra tòa trọng tài gồm ba trọng tài viên để giải quyết, mỗi Bên ký kết chỉ định một trọng tài viên và trọng tài thứ ba được hai trọng tài viên như thể chỉ định. Mỗi Bên ký kết sẽ chỉ định trọng tài viên trong thời hạn sáu mươi (60) ngày kể từ ngày một trong hai Bên ký kết nhận được thông báo của Bên ký kết kia thông qua đường ngoại giao yêu cầu giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và trọng tài thứ ba sẽ được chỉ định trong vòng sáu mươi (60) ngày tiếp theo. Nếu một trong hai Bên ký kết không chỉ định được trọng tài trong thời hạn quy định thì theo yêu cầu của một trong hai Bên ký kết, Chủ tịch Hội đồng Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế có thể chỉ định trọng tài hoặc các trọng tài viên theo trường hợp yêu cầu. Trọng tài viên thứ ba sẽ là công dân của Quốc gia thứ ba và sẽ là Chủ tịch của tòa trọng tài.
3. Các Bên ký kết sẽ tuân thủ bất cứ quyết định này được đưa ra theo khoản 2 của Điều này.
4. Mỗi Bên ký kết sẽ chịu chi phí cho trọng tài viên mà mình chỉ định. Mọi chi phí khác của tòa trọng tài bao gồm cả các phí và chi phí của trọng tài thứ ba sẽ được chia đều giữa các Bên ký kết.
5. Tòa trọng tài sẽ quyết định trình tự thủ tục tố tụng của mình.
1. Nếu một trong các Bên ký kết mong muốn sửa đổi bất cứ quy định nào đó của Hiệp định này thì có thể yêu cầu trao đổi ý kiến với Bên ký kết kia. Việc trao đổi ý kiến như vậy sẽ được bắt đầu trong vòng sáu mươi (60) ngày kể từ ngày yêu cầu trừ khi cả hai Bên ký kết thỏa thuận kéo dài thời hạn đó. Bất cứ sửa đổi nào được thỏa thuận bằng trao đổi ý kiến như vậy sẽ được mỗi Bên ký kết phê duyệt phù hợp với các thủ tục pháp lý của mình và sẽ có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng thứ hai sau khi các Bên ký kết đã thông báo cho nhau rằng các thủ tục này đã được tuân thủ.
2. Mặc dù có các quy định tại điểm 1 của Điều này, các sửa đổi chỉ liên quan đến Phụ lục có thể được thỏa thuận giữa các nhà chức trách hàng không của các Bên ký kết và sẽ có hiệu lực theo sự thỏa thuận giữa các nhà chức trách hàng không.
1. Một trong hai Bên ký kết có thể gửi thông báo cho Bên ký kết kia về quyết định hủy bỏ Hiệp định này của mình vào bất cứ lúc nào. Thông báo như vậy sẽ đồng thời được gửi cho Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế.
2. Trong trường hợp như vậy, Hiệp định này sẽ chấm dứt hiệu lực mười hai (12) tháng sau ngày Bên ký kết kia nhận được thông báo. Trong trường hợp Bên ký kết kia không nhận được thông báo thì thông báo đó sẽ được coi là nhận được mười bốn (14) ngày sau khi Tổ chức hàng không dân dựng quốc tế nhận được thông báo.
Nếu một công ước về hàng không đa phương nói chung có hiệu lực đối với cả hai Bên ký kết thì các quy định của công ước như vậy sẽ được dùng làm cơ sở. Việc trao đổi ý kiến theo Điều 20 của Hiệp định có thể được tiến hành để xác định mức độ mà Hiệp định này bị ảnh hưởng bởi các quy định của công ước đa phương nói trên.
Hiệp định này và các sửa đổi của Hiệp định sẽ được đăng ký với Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế.
Hiệp định này sẽ có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng thứ hai sau khi các Bên ký kết đã thông báo cho nhau thông qua đường ngoại giao rằng các thủ tục cần thiết cho hiệu lực của Hiệu định đã được hoàn thành.
ĐỂ LÀM BẰNG, những người ký tên dưới đây được Chính phủ của mình ủy quyền hợp pháp đã ký Hiệp định này thành hai bản chính bằng tiếng Việt, tiếng Phần Lan, tiếng Thụy Điển và tiếng Anh, tất cả các văn bản có giá trị như nhau. Trong trường hợp có sự giải thích khác nhau, văn bản tiếng Anh sẽ được sử dụng làm cơ sở.
Làm tại Hà Nội ngày 20 tháng 10 năm 2014
THAY MẶT CHÍNH PHỦ |
THAY MẶT CHÍNH PHỦ |
Phần 1
Các đường bay có thể do hãng hàng không được chỉ định của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khai thác ở cả hai chiều:
Các điểm xuất phát |
Các điểm trung gian |
Các điểm ở Việt Nam |
Các điểm quá |
|
|
|
|
Các điểm ở Việt Nam |
Hai điểm |
Helsinki và một điểm bổ sung tại Phần Lan |
Một điểm |
Phần 2
Các đường bay có thể do hãng hàng không được chỉ định của Cộng hòa Phần Lan khai thác ở cả hai chiều:
Các điểm xuất phát |
Các điểm trung gian |
Các điểm ở Việt Nam |
Các điểm quá |
|
|
|
|
Các điểm ở Phần Lan |
Hai điểm |
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh |
Một điểm |
Ghi chú:
1. Bất cứ điểm nào trên các đường bay quy định ở Phần 1 và 2 của Phụ lục này có thể bị hủy bỏ đối với toàn bộ hoặc bất cứ chuyến bay nào theo sự lựa chọn của hãng hàng không được chỉ định của một trong hai Bên ký kết với điều kiện là các chuyến bay đó xuất phát ở lãnh thổ của Bên ký kết chỉ định hãng hàng không này.
2. Các điểm trung gian và điểm quá trên các đường bay quy định ở Phần 1 sẽ được Phần Lan chỉ định và thông báo cho Việt Nam. (Các) điểm được lựa chọn, theo sự lựa chọn của Phần Lan, có thể được thay đổi, trong trường hợp đó (các) điểm mới sẽ được thông báo cho Việt Nam.
3. Các điểm trung gian và điểm quá trên các đường bay quy định ở Phần 2 sẽ được Việt Nam chỉ định và thông báo cho Phần Lan. (Các) điểm được lựa chọn, theo sự lựa chọn của Việt Nam, có thể được thay đổi, trong trường hợp đó (các) điểm mới sẽ được thông báo cho Phần Lan.
AIR SERVICES AGREEMENT BETWEEN THE GOVERNMENT OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM AND THE GOVERNMENT OF THE REPUBLIC OF FINLAND
The Government of the Socialist Republic of Viet Nam and the Government of the Republic of Finland, hereinafter referred to as “the Contracting Parties”,
Being parties to the Convention on International Civil Aviation opened for signature at Chicago on 7 December 1944;
Desiring to conclude an Agreement in conformity with and supplementary to the said Convention for the purpose of establishing and operating scheduled air services between and beyond their respective terrilories;
Have agreed as follows:
For the purposes of this Agreement, unless otherwise stated:
a) the term “Chicago Convention” means the Convention on International Civil Aviation, opened for signature at Chicago on December 7, 1944, and includes:
i) any amendment thereto which has entered into force under Article 94(a) of the Convention and has been ratified by both Contracting Parties; and
ii) any Annex or any amendment thereto adopted under Article 90 of the Convention, insofar as such Annex or amendment is at any given time effective for both Contracting Parties.
b) the term “aeronautical authorities” means, in the case of the Socialist Republic of Viet Nam, the Civil Aviation Authority of Viet Nam, Ministry of Transport, and in the case of the Republic of Finland, the Finnish Civil Aviation Authority, or in both cases any person or body authorized to perform any functions at present exorcised by the said authorities or similar functions;
c) the term “designated airline” means an airline which has been designated and authorized in accordance with Article 4 of this Agreement:
d) the terms "air service", "international air service", "airline" and "stop for non-traffic purposes” shall have the meaning respectively assigned to them in Article 96 of the Convention;
e) the term "territory" in relation to a Contacting Party means land areas (mainland and islands), internal waters and territorial waters adjacent thereto and the airspace above them under the sovereignty of that Contracting Party;
f) the term “tariff” means the prices to be charged for the carriage of passengers, baggage or cargo (excluding mail), including any significant additional benefits to be furnished or made available in conjunction with such carriage, and the commission to be paid on the sale of tickets for the carriage or persons, or on corresponding transactions for the carriage of cargo. It includes also the conditions that govern the applicability of the price for carriage or the payment of commission;
g) the term “user charge” means charges made to airlines by the competent authorities or permitted by them to be made for the provision for aircraft, their crew, passengers and cargo of airport, and air navigation facilities, including related services and facilities.
2. The Annex forms an integral part of this Agreement and all references to this Agreement shall Include reference to the Annex unless otherwise provided.
3. Titles given to the Articles of this Agreement are for reference purposes only.
Applicability of the Chicago Convention
The provisions of this Agreement shall be subject to the provisions of the Chicago Convention insofar those provisions are applicable to international air services.
1. Each Contracting Party grants to the other Contracting Party the following rights in respect of the latter Party's international air services;
a. the right to fly across its territory without landing;
b. the right to make stops in its territory for non-traffic purposes.
2. Each Contracting Party grants to the other Contracting Party the rights specified in this Agreement for the purpose of operating international air services on the routes specified in the appropriate Section of the Annex to this Agreement. Such services and routes are hereinafter called “the agreed services’’ and “the specified routes” respectively. While operating an agreed service on a specified route the airline designated by each Contracting Party shall enjoy, in addition to the rights specified in paragraph 1 of this Article, the right to make stops in the territory of the other Contracting Party at the points specified for that route in the Annex to this Agreement for the purpose of taking on board and discharging in international traffic passengers, cargo and mail, separately or in combination.
3. Nothing in paragraph 2 of this Article shall be deemed to confer on the designated airline of one Contracting Party the right to take on board, in the territoiy of the other Contracting Party, passengers, cargo and mail carried for remuneration or hire and destined for another point in the territory of that other Contracting Party.
4. If because of armed conflict, political disturbances or development, or special and unusual circumstances, a designated airline of one Contracting Party is unable to operate a service on its normal routing, the other Contracting Party shall use its best efforts to facilitate the continued operation of such service through appropriate temporary arrangements of routes, including the temporary granting of alternative rights, as mutually decided by the Contracting Parties.
Designation Of Airlines And Operating Authorization
1. Each Contracting Party shall have the right to designate in writing to the other Contracting Party an airline or airlines for the purpose of operating the agreed services on the specified routes.
2. Each Contracting Party shall have the right to withdraw or after such designation.
3. On receipt of such written designation the aeronautical authorities of the other Contracting Party shall, subject to the provisions set forth below, without delay grant to the airline designated the appropriate operating authorization:
(a) In the case of an airline designated by the Republic of Finland:
(i) it is established in the territory of the Republic of Finland under the Treaty establishing the European Union and has a valid Operating Licence in accordance with European Union law;
(ii) effective regulatory control of the airline is exercised and maintained by the European Union Member State responsible for issuing its Air Operator's Certificate and the relevant aeronautical authority is clearly identified in the designation; and
(iii) the airline is owned directly or through majority ownership and it is effectively controlled by Member States of the European Union and/or by nationals of such stales.
(b) In the case of an airline designated by the Socialist Republic of Viet Nam:
(i) it is established in the territoty of the Socialist Republic of Viet Nam and has a valid Operating Licence in accordance with Viet Namese law;
(ii) the Socialist Republic of Viet Nam exercises and maintains effective regulatory control of the airline and is responsible for issuing its Air Operator's Certificate; and
(iii) the airline is owned directly or through majority ownership and it is effectively controlled by the Socialist Republic of Viet Nam and/or by its nationals.
4. The aeronautical authorities of one Contracting Party may require an airline designated by the other Contracting Party to satisfy them that it is qualified to fulfill the conditions prescribed under the laws and regulations normally and reasonably applied to the operation of international air services by such authorities in conformity with the provisions of the Chicago Convention.
5. When an airline has been so designated and authorized it may begin at any time to operate the agreed services, provided that the airline complies with all applicable provisions of this Agreement.
Revocation or Suspension of Operating Authorization
1. The aeronautical authorities of each Contracting Party shall have the right to revoke an operating authorization or to suspend the exercise of the rights specified in paragraph 2 of Article 3 of this Agreement by an airline designated by the other Contracting Party, or to impose such conditions as they may deem necessary on the exercise of those rights:
a) In the case of an airline designated by the Republic of Finland:
(i) it is not established in the territoiy of the Republic of Finland under the Treaty establishing the European Union or does not have a valid Operating Licence in accordance with European Union law;
(ii) effective regulatory control of the airline is not exercised or not maintained by the European Union Member State responsible for issuing its Air Operator’s Certificate or the relevant aeronautical authority is not clearly identified in the designation; or
(iii) the airline is not owned directly or through majority ownership and it is not effectively controlled by Member Stales of the European Union and/or by nationals of such states.
In the case of an airline designated by the Socialist Republic of Viet Nam:
(i) it is not established in the territory of the Socialist Republic of Viet Nam or does not have a valid Operating Licence in accordance with Viet Namese law;
(ii) effective regulatory control of the airline is not exercised or not maintained by the Socialist Republic of Viet Nam or the Socialist Republic of Viet Nam is mat responsible for issuing its Air Operator’s Certificate; or
(iii) the airline is not owned directly or through majority ownership and it is not effectively controlled by the Socialist Republic of Viet Nam and/or by its nationals; or
b) in case of failure by that airline to comply with the laws or regulations of the Contracting Party granting the rights; or
c) in case the airline otherwise fails to operate in accordance with the conditions prescribed under this Agreement.
2. Unless immediate revocation, suspension or imposition of the conditions mentioned in paragraph 1 of this Article is essential to prevent further infringements of laws or regulations, such right shall be exercised only after consultations with the aeronautical authorities of the other Contracting Party. Such consultations shall begin within a period of fifteen (15) days from the date of a request for consultations.
3. Reference in this Agreement to nationals of the Republic of Finland shall be understood as referring to nationals of Member States of the European Union or the European Free Trade Association.
Application of Laws and Regulations
1. The laws and regulations of one Contracting Party relating to the entry into, or departure from, its territory of aircraft engaged in international air services or to the operation of navigation of such aircraft while within the said territoiy shall apply to the designated airline of the other Contracting Party.
2. The laws and regulations of one Contracting Party governing entry to, stay in or departure from its territory of passengers, crew, baggage, cargo or mail, such as formalities regarding entry, exit, emigration, immigration, customs, health and quarantine shall apply to passengers, crew, baggage, cargo and mail carried by the aircraft of the designated airline of the other Contracting Party, while they are within the said territory.
3. The laws and regulations referred to in this Article shall be applied equally to any aircraft engaged in an international air service of the designated airlines of both Contracting Parties.
Exepmtion From Taxes, Customs Duties and other Charges
1. Aircraft operated on international air services by a designated airline of one Contracting Party, as well as their regular equipment, spare parts, supplies of fuel and lubricants, aircraft stores (including food, beverages and tobacco) on board such aircraft shall be exempted from all taxes, customs duties, inspection fees and other similar charges on arriving in the territory of the other Contracting Party, provided such equipment, spare parts, supplies and stores remain on board the aircraft up to such time as they are re-exported or are used or consumed by such aircraft on flights over that territory.
2. There shall also be exempt from the taxes, duties, fees and charges referred to in paragraph 1 of this Article, with the exception of charges based on the cost of the service provided:
a. aircraft stores taken on board in the territory of one Contracting Party, within reasonable limits, for use on an outbound aircraft engaged in an international air service of a designated airline of the other Contracting Party;
b. spare parts, including engines, introduced into the territory of one Contracting Party for the maintenance or repair of aircraft engaged in an international air service of a designated airline of the other Contracting Party;
c. fuel, lubricants and consumable technical supplies introduced into or supplied in the territory of one Contracting Party for use in an international air service of a designated airline of the other Contracting Party, even when these supplies are to be used on the part of the journey performed over the territory of the first mentioned Contracting Party, in which territory they are taken on board.
3. Materials referred to in paragraph 2 of this Article may be required to be kept under customs supervision or control.
4. The regular airborne equipment, as well as the materials, supplies and spare parts normally retained on board aircraft operated by a designated airline of one Contracting Party, may be unloaded in the terrilory of the other Contracting Party only with the approval of the customs authorities of that Contracting Party, in such case, they may be placed under the supervision of the said authorities up to such time as they are re-exported or otherwise disposed of in accordance with customs regulations.
5. Necessary airline documents, such as timetables, air tickets and air waybills, intended for use of a designated airline of one Contracting Party and introduced into the territory of the other Contracting Party, shall be exempted from taxes, customs duties, inspection fees and other similar charges in the latter territory.
1. Passengers, baggage, cargo and mail in direct transit across the territory of either Contracting Party and not leaving the area of the airport reserved for such purpose shall, except in respect of security measures against acts of violence, air piracy and smuggling of narcotic drugs, be subject to no more than a simplified control.
2. Baggage, cargo and mail in direct transit across the territory of a Contracting Party shall be exempt of customs duties, fees and other similar charges not based on the cost of services on arrival or departure.
Principles Governing Operation of Agreed Services
1. There shall be fair and equal opportunity, and esqual capacity entitlement, for the designated airlines of both Contracting Parties to operate the agreed services on the specified routes between their respective territories.
2. In operating the agreed services the designated airline of each Contracting Party shall take into account the interests of the designated airline of the other Contracting Party so as not to affect unduly the services which the latter provides on the whole or part of the same routes.
3. The agreed services provided by the designated airlines of the Contracting Parties shall bear a close relationship to the requirements of the public for transportation on the specified routes and shall have as their primary objective the provision, at a reasonable load factor, of capacity adequate to the current and reasonably anticipated requirements for the carriage of passengers arid cargo, including mail, between the territories of the Contracting parties.
Approval Of Traffic Programmes
1. The airline designated by one Contracting Party shall submit its traffic programmes (for the summer and winter traffic periods) for approval to the aeronautical authorities of the other Contracting Party at least thirty (30) days prior to the beginning of the operation. The programme shall include in particular the timetables, the frequency of the services and the types of aircraft to be used. The aeronautical authorities shall give their decision on such traffic programme submissions within twenty (20) days from the date the airline concerned submits its programme for approval.
2. Each alteration in the traffic programme as well as requests for permission to operate additional flights shall be submitted by the airline designated by one Contracting Party for approval to the aeronautical authorities of the other Contracting Party. Such requests for alteration or for additional flights shall be dealt with promptly by the aeronautical authorities.
A designated airline of either Contracting Party may, in accordance with the laws and regulations of the Party concerned, use an aircraft other than one owned by it on the agreed services. The use of a leased, chartered or interchanged aircraft shall fulfil the following conditions:
i) the leasing arrangements shall not be equivalent to allowing a lessor airline of a third State access to traffic rights not otherwise available to that airline;
ii) the financial benefit to be obtained by the lessor airline shall not be dependent on profit or loss of the operations of the designated airline concerned; and
iii) responsibility for the continued airworthiness and the adequacy of operating and maintenance standards of any leased aircraft shall be established in accordance with applicable provisions of the Chicago Convention, including Notes 1 and 2 in Chapter 3, Part 1, Annex 6.
The aeronautical authorities of one Contracting Party shall supply to the aeronautical authorities of the other Contracting Party, at their request, such periodic or other statements of statistics as may be reasonably required for the purpose of reviewing the capacity provided on the agreed services by the designated airline of the first Contracting Party. Such statements shall include information on the amount of traffic carried by such airline on the whole or any part of the agreed services.
1. The tariffs on any agreed service shall be establislied at reasonable levels, due regard being paid to all relevant factors, including cost of operation, reasonable profit, characteristics of service (such as standards of speed and accommodation), the interests of users and the tariffs of other airlines for any part of the specified route. These tariffs shall be fixed in accordance with the fallowing provisions of this Article.
2. Each tariff shall be filed for the approval of the aeronautical authorities of both Contracting Parties at least thirty (30) days (or such shorter period as the aeronautical authorities of both Contracting Parties may agree) before the proposed date of its introduction.
3. Each proposed tariff may be approved by the aeronautical authorities of either Contracting Party at any time. In the absence of such approval it will be treated as having been approved by the aeronautical authorities of a Contracting Party unless within twenty (20) days after the date of filing the aeronautical authorities of that Contracting Party have served on the aeronautical authorities of the other Contracting Party written notice of disapproval of the proposed tariff. If, however, either of the aeronautical authorities gives such written notice of disapproval the aeronautical authorities may at the request of either try to determine the tariff by agreement.
4. If the aeronautical authorities cannot determine a tariff under the provisions of paragraph 3 of this Article the dispute may at the request of either be settled in accordance with the provisions of Article 21 of this Agreement.
5. Each tariff established in accordance with the provisions of this Article shall remain in force until it has been replaced by a new tariff determined in accordance with the provisions of this Article. Unless otherwise agreed by the aeronautical authorities of both Contracting Parties a tariff shill not have its validity extended by virtue of this paragraph for more than twelve (12) months after the date on which it would otherwise have expired.
6. Notwithstanding the provisions of this Article, the tariffs to be charged by a designated airline of the Socialist Republic of Viet Nam for carriage wholly within the European Union shall be subject to European Union law.
1. There shall be fair and equal opportunity for the designated airlines of both Contracting Parties to participate in international air transportation covered by this Agreement.
2. Each Contracting Party shall, where necessary, take all appropriate actions within its jurisdiction to eliminate all forms of discrimination or unfair competitive practices adversely affecting the competitive position of the designated airline of the other Contracting Party.
1. The Contracting Parties agree, that the following airline practices may be regarded as possible anti-competitive practices that may merit closer examination:
a) charging fares and rates on routes fit levels which are, in the aggregate, insufficient to cover the costs of providing the services to which they relate;
b) the addition of excessive capacity or frequency of service;
c) the practices in question are sustained rather than temporary;
d) the practices in question have a serious negative economic effect on, or cause significant damage to, another airline;
e) the practices in question reflect an apparent intent or have the probable effect, of crippling, excluding or driving another airline from the market; and
f) behaviour indicating an abuse of dominant position on the route.
2. The grant of Slate aid and/or subsidy shall be transparent between the Contracting Parties, and shall not distort competition among the designated airlines of the Contracting Parties. The Contracting Parties concerned shall furnish the other Contracting Party, upon request, with complete information on such grant and any revision to or extension of such grant. Such information shall be treated with the utmost sensitivity and confidentiality.
3. If the aeronautical authorities of one Contracting Party consider the an operation or operations intended or conducted by the designated airline of the other Contracting Party may constitute unfair competitive behaviour in accordance with the indicators listed in paragraph 1, or any discrimination by means of unduly state aid and/or subsidy by the other Contracting Party, they may request consultation in accordance with Article 20 (Consultations) with a view to resolving the problem. Any such request shall be accompanted by notice of the reasons for the request, and the consultation shall begin within 15 days of the request.
4. If the Contracting Parties fail to reach a resolution of the problem through consultations, either Party may invoke the dispute resolution mechanism under Article 21 (Settlement of Disputes) to resolve the dispute.
5. Each Contracting Party shall have the right to withhold, revoke, suspend, impose conditions or limit the operating authorizations with respect to an airline designated by the other Contracting Party temporarily should there be reasonable ground to believe that unfair or anti-competitive practices related to paragraphs 1 and 2 committed by the other Contracting Party or its designated carrier seriously affects the operation of its designated airline.
1. The designated airline of each Contracting Party shall have the right to maintain in the territory of the other Contracting Party within the scope of the laws and regulations in force therein, such offices and administrative, commercial and technical personnel as may be necessary for the requirements of the designated airline concerned.
2. The designated airlines of the Contracting Parties shall be free to sell air transport services on their own transportation documents in the territories of both Contracting Parties, either directly or through an agent, in any currency in accordance with local regulations. Each Contracting Party shall refrain from restricting the right of the designated airline of the other Contracting Party to promote and sell, and of any person to purchase such transportation.
3. Each designated airline shall have the right to provide its own ground handling services in the territory of the other Contracting Party or otherwise to contract these services out, in full or in part, at its option, with any of the suppliers authorized for the provision of such services. Where or as long as the laws and regulations applicable to ground handling in the territoiy of one Contracting Party prevent or limit either the freedom to contract these services out or self-handling, each designated airline shall be treated on a non-discriminatory basis as regards their access to self-handling and ground handling services provided by supplier or suppliers.
1. A Contracting Party shall not impose on the designated airline of the other Contracting Party user charges higher than those imposed on its national airlines operating similar international air services.
2. Each Contracting Party shall encourage consultation on user charges between its competent charging authorities and the airlines using the services and facilities provided by those charging authorities, where practicable through those airlines’ representative organizations. Reasonable notice of any proposals for changes should be given to such users to enable them to express their views before changes are made. Each Contracting Party shall furthermore encourage its competent charging authorities and such users to exchange appropriate information concerning such charges.
1. The designated airlines of the Contracting Parties shall be free to transfer the excess of the receipts over expenditure in the territory of the sale. The revenues from sales of air transport services, including ancillary or supplemental services related to such sales, provided directly or through agents, as well as commercial interest, earned on such revenues while on deposit awaiting transfer, shall be included in such net transfer.
2. Such transfers shall be effected in a freely convertible currency at the prevailing market rate of exchange and shall not, within the exception of normal banking charges and procedures, be subject to any change, limitation, imposition or delay after the airline concerned has discharged all undisputed local financial obligations.
Recognition of Certificates and Licences
Certificates of airworthiness, certificates of competency and licenses issued, or validated by one Contracting Party and unexpired shall be recognized as valid by the other Contracting Party for the purpose of operating the agreed services on the specified route, provided that the requirements under which such certificates or licences were issued, or rendered valid are equal to or above the minimum standards which may be established from time to time pursuant to the Chicago Convention. Each Contracting Party, however, reserves the right to refuse to recognize, for flights above its own territory, certificates of competency and licenses granted to its own nationals by the other Contracting Party.
1. Consistent with their rights and obligations under international law, the Contracting Parties reaffirm that their obligation to each other to protect the security of civil aviation against acts of unlawful interference forms an integral part of this Agreement. Without limiting the generality of their rights and obligations under international law, the Contracting Parties shall in particular act in conformity with the provisions of the Convention on Offences and Certain Other Acts Committed on Board Aircraft, signed at Tokyo on September 14, 1963, the Convention for the Suppression of Unlawful Seizure of Aircraft, signed at The Hague on December 16, 1970, and the Convention for the Suppression of Unlawful Acts against the Safety of Civil Aviation, signed at Montreal on September 23, 1971.
2. The Contracting Parties shall provide upon request all necessary assistance to each other to prevent acts of unlawful seizure of civil aircraft and other unlawful acts against the safely of such aircraft, their passengers and crew, airports and air navigation facilities, and any other threat to the security of civil air navigation.
3. The Contracting Parties shall act in conformity with the aviation security provisions established by the international Civil Aviation Organization and designated as Annex to the Convention to the extent that such security provisions and requirements, are applicable to the Contracting Parties; they shall require that operators of aircraft of their registry or operators of aircraft who have their principal place of business or permanent residence in their territory and the operators of airports in their territory act in conformity with such aviation security provisions.
4. Each Contracting Party agrees that such operators of aircraft may be required to observe the aviation security provisions and requirements referred to m paragraph 3 above required by the other Contracting Party for entry into, departure from, or while within the territory of that other Contracting Party. Each Contracting Party shall ensure that adequate measures are effectively applied within its territory to protect the aircraft and to inspect passengers, crew, carry on items, baggage, cargo and aircraft stores prior to and during boarding or loading. Each Contracting Party shall also give sympathetic consideration to any request from the other Contracting Party for reasonable special security measures to meet a particular threat.
5. When an incident or threat of an incident of unlawful seizure of aircraft or other unlawful acts against the safety of such aircraft, their passengers and crew, airports or air navigation facilities occurs, the Contracting Parties shall assist each other by facilitating communications and other appropriate measures intended to terminate rapidly and safely such incident or threat thereof.
In a spirit of close co-operation the aeronautical authorities of the Contracting Parties shall consult each other from time to time with a view to ensuring the implementation of and satisfactory compliance with the provisions of this Agreement.
1. If any dispute arises between the Contracting Parties telating to the interpretation or application of this Agreement, the Contracting Parties shall, in the first place, endeavour to settle it by negotiation.
2. If the Contracting Parties fail to reach a settlement by negotiation, they may agree to refer the dispute for decision to some person or body; if they do not so agree, the dispute shall, at the request of either Contracting Party, be submitted for decision to a tribunal of three arbitrators, one to be dominated by each Contracting Party and the third to be appointed by the two so nominated. Each of the Contracting Parties shall nominate and arbitrator within a period of sixty (60) days from the date of the receipt by either Contracting Party from the other of a notice through diplomatic channels requesting arbitration of the dispute by such a tribunal and the third arbitrator shall be appointed within a further period of sixty (60) days. If either of the Contracting Parties fulls to nominate an arbitrator within a period specified, the President of the Council of the International Civil Aviation Organization may at the request of either Contracting Party appoint an arbitrator or arbitrators as the case requires. The third arbitrator shall be a national of a third state and shall act as president of the arbitral tribunal.
3. The Contracting Parties shall comply with any decision given under paragraph 2 of this Article.
4. Each Contracting Party shall bear the cost of the arbitrator appointed by it. All other expenses of the arbitral tribunal, including the fees and expenses of the third arbitrator, shall be equally shared between the Contracting Parties.
5. The Tribunal shall determine its own procedures.
1. If either of the Contracting Parties considers it desirable to modify any provision of this Agreement, it may request consultations with the other Contracting Party. Such consultations shall begin within a period of sixty (60) days from the date of the request, unless both Contracting Parties agree to an extension of this period. Any modification agreed in such consultations shall be approved by each Contracting Party in accordance with its legal procedures and shall enter into force on the first day of the second month after the Contracting Parties have notified each other that these procedures have been complied with.
2. Notwithstanding the provisions of paragraph 1 of this Article, amendments relating only to the Annex may be agreed upon between the aeronautical authorities of the Contracting Parties and shall become effective as agreed between them.
1. Either Contracting Party may at any time give notice to the other Contracting Party of its decision to terminate this Agreement. Such notice shall simultaneously be communicated to the International Civil Aviation Organization.
2. In such ease this Agreement shall terminate twelve (12) months after the date of receipt of the notice by the other Contracting Party. In the absence of acknowledgement of receipt by the other Contracting Party, notice shall be deemed to have been received fourteen (14) days after the receipt of the notice by the International Civil Aviation Organization.
If a general multilateral air convention enters into force in respect of both Contracting Parties, the provisions of such convention shall prevail. Consultations in accordance with article 20 of this Agreement may be held with a view to determining the extent to which this Agreement is affected by the provisions of the said multilateral convention.
This agreement and any amendments thereto shall be registered with the International Civil Aviation Organization.
This Agreement shall enter into force on the first day of the second month after the Contracting Parties have notified each other through diplomatic channels that the procedures necessary for the entry into force of this Agreement have been completed.
IN WITNESS WHEREOF the undersigned being duly authorised thereto by their respective Governments, have signed this Agreement in duplicate in the Vietnamese, Finnish, Swedish and English languages, all texts being equalty authentic. In case of any divergence of interpretation, the English language text shall prevail.
Done at Ha Noi on 20th October 2014
For the Government of
the |
For the Government of
the |
ANNEX
to the Air Services Agreement between the Government of the Socialist Republic of Viet Nam and the Government of the Republic of Finland
Section 1
Routes which may be operated by the designated airline of the Socialist Republic of Viet Nam, in both directions;
Points of origin |
Intermediate points |
Points in Finland |
Points beyond |
|
|
|
|
Points in Viet Nam |
Two points |
Helsinki and one additonal point in Finland |
One point |
Section 2
Routes which may be operated by the designated airline of the Republic of Finland, in both directions:
Points of origin beyond |
Intermediate points |
Points in Viet Nam |
Points |
|
|
|
|
Points in Finland |
Two points |
Hanoi and Ho Chi Minh City |
One point |
Noties:
1) Any of the points on the specified routes in Sections 1 and 2 of this Annex may at the option of the designated airline of either Contracting Patty be ornitted on any or all flights, provided that these flights originate in the territory of the Contracting Party designating the airline.
2) The intermediate and beyond points on the specified routes in Section 1 are to be named by Finland and notified to Viet Nam. The point(s) chosen may at the option of Finland, be altered, in which case the new point(s) shall be notified to Viet Nam.
3) The intermediate and beyond points on the specified routes in Section 2 are to be named by Viet Nam and notified to Finland. The point(s) chosen may at the option of Viet Nam, be altered, in which case the new point(s) shall be notified to Finland.