Thông báo số 31/TB-VPCP về việc kết luận của Phó Thủ tướng Ngô Xuân Lộc tại hội nghị triển khai nghị quyết của quốc hội về kế hoạch năm 1999 khu vực 15 tỉnh, thành phố đồng bằng Bắc bộ và Khu 4 cũ do Văn phòng Chính phủ ban hành

Số hiệu 31/TB-VPCP
Ngày ban hành 22/02/1999
Ngày có hiệu lực 22/02/1999
Loại văn bản Thông báo
Cơ quan ban hành Văn phòng Chính phủ
Người ký Nguyễn Tôn
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------

Số: 31/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 22 tháng 02 năm 1999

 

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG NGÔ XUÂN LỘC TẠI HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI VỀ KẾ HOẠCH NĂM 1999 KHU VỰC 15 TỈNH, THÀNH PHỐ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ VÀ KHU 4 CŨ

Ngày 4 và 5 tháng 01 năm 1999 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Ngô Xuân Lộc và Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn đã chủ trì Hội nghị triển khai Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ năm 1999 của khu vực 15 tỉnh, thành phố thuộc đồng bằng Bắc bộ và khu 4 cũ. Tham dự Hội nghị có lãnh đạo các Bộ, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thương mại, Công nghiệp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Lao động - Thương binh và Xã hội, Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Xây dựng, Thủy sản, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thanh tra Nhà nước, Ban Vật giá Chính phủ, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Du lịch, Tổng cục Đại chính, Ban Đổi mới quản lý. Doanh nghiệp Trung ương, Ban quản lý các Khu công nghiệp Việt Nam, Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ; lãnh đạo Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

Sau khi nghe báo cáo của Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công nghiệp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động Thương binh và Xã hội, Thủy sản và Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp Trung ương; ý kiến phát biểu của lãnh đạo 15 tỉnh, thành phố và 1 doanh nghiệp trong khu vực; ý kiến phát biểu của lãnh đạo 15 tỉnh, thành phố và 1 doanh nghiệp trong khu vực; ý kiến giải đáp của lãnh đạo Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Thương mại và ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, Phó Thủ tướng Ngô Xuân Lộc đã kết luận như sau:

I. ĐÁNH GIÁ KẾT QỦA KẾ HOẠCH NĂM 1998:

Năm 1998, trong điều kiện cực kỳ khó khăn nhưng cả nước nói chung và các địa phương trong khu vực nói riêng vẫn duy trì được sự ổn định chính trị, xã hội và một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu vẫn phát triển, đó là thắng lợi lớn thể hiện sự nỗ lực phấn đấu vượt bậc của toàn Đảng, toàn dân ta.

Sản xuất nông nghiệp trong khu vực vẫn phát triển ổn định, sản lượng quy thóc đạt 8,7 triệu tấn tăng 40 vạn tấn so với năm 1997. Đặc biệt có nhiều mô hình kinh tế trang trại, nhiều đơn vị và cá nhân lao động giỏi ở các tỉnh Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Thanh Hóa, Nghệ An ... là những điển hình cần tổng kết nhân rộng ra. Công nghiệp địa phương tăng khá như: Hà Nội tăng 10,4%, Hải Phòng 11,2%, Thanh Hóa 11,6% ... Xuất khẩu tăng 21%.

Tuy nhiên phát triển kinh tế trong khu vực chưa đồng đều. Việc giải phóng mặt bằng cho xây dựng triển khai các dự án, đặc biệt là các khu công nghiệp và công trình giao thông qúa chậm, nên đã gây trở ngại cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài và đảm bảo tiến độ các dự án.

II. VỀ KẾ HOẠCH NĂM 1999:

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính đã nêu tương đối đầy đủ tình hình và nhiệm vụ của năm 1999

Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 248/1998/QĐ - TTg ngày 24 tháng 12 năm 1998 về một số chủ trương, biện pháp điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 1999. Quyết định có quy định cụ thể một số vấn đề tiết kiệm trong chi tiêu ngân sách Nhà nước, trong bố trí vốn đầu tư xây dựng cơ bản và các lĩnh vực có liên quan đến nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố nghiên cứu kỹ để triển khai thực hiện ngay từ đầu năm.

Trong kế hoạch năm 1999, Thủ tướng Chính phủ giao phần kinh phí cho 1000 xã đặc biệt khó khăn thành mục riêng (mục 2, Điều 9 Quyết định số 248/1998/QĐ - TTg ngày 24/12/1998 của Chính phủ). Yêu cầu các địa phương chỉ đạo các huyện có xã đặc biệt khó khăn phải bảo đảm trong số kinh phí cho xây dựng cơ bản mỗi xã xây dựng một trong những công trình thiết yếu sau: giao thông, trường học, trạm xá, nước sinh hoạt, điện, chợ ...

Thủ tướng Chính phủ sẽ giao cho các cơ quan liên quan đi kiểm tra cụ thể để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Đề nghị các địa phương thực hiện nghiêm chỉnh các Quyết định điều hành kế hoạch năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính đã được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền.

III. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM ĐỂ TRIỂN KHAI SAU HỘI NGHỊ:

1. Về lĩnh vực Nông nghiệp và phát triển nông thôn:

15 Tỉnh, thành phố thuộc Đồng bằng Bắc bộ Bắc Khu 4 cũ là vùng đang nẩy sinh nhiều mâu thuẫn cần giải quyết; cơ sở công nghiệp đã đầu tư với công nghệ lạc hậu, phương thức sản xuất manh mún, dân đông, đất ít, tỷ lệ dân sản xuất công nghiệp, xây dựng, dịch vụ rất thấp, chỉ cao hơn các tỉnh miền núi phía Bắc (dân số chiếm 1/3 so với cả nước, bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người 0.27 ha/hộ so với cả nước 0,68 ha/hộ, 73% lao động làm nông nghiệp).

Để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn cần lưu ý chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với thị trường và cần tập trung giải quyết các vấn đề sau đây:

a) Về trồng trọt:

- Đẩy mạnh sản xuất lương thực để đảm bảo an ninh lương thực trong khu vực;

- Ngành sản xuất mía đường: tập trung phát triển vùng nguyên liệu mía, bảo đảm nguyên liệu cho các nhà máy đường; chú ý đến công nghiệp sau đường như sản xuất cồn, sợi ép.

- Sản xuất rau qủa thu hút được nhiều lao động, nhưng phải chú ý đến thị trường xuất khẩu, liên doanh với nước ngoài chế biến rau qủa phải yêu cầu bao tiêu.

b) Chăn nuôi:

- Lợn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Ban Vật giá Chính phủ, Bộ Tài chính và Bộ Thương mại tìm biện pháp giải quyết khó khăn về tiêu thụ thịt lợn ở đồng bằng sông Hồng để khuyến khích sản xuất.

- Bò: Hiện đang có thị trường và bắt đầu có giống bò tốt, cần đẩy mạnh công tác cải tạo đàn bò, tạo đàn bò sữa tốt để phát triển nhất là ở ngoại thành Hà Nội. Có chính sách khuyến khích như cho vay vốn để có nhiều hộ gia đình nuôi từ 5 đến 10 con bò sữa.

c) Xây dựng nông thôn:

- Tiếp tục thực hiện chuyển đổi các hợp tác xã nông nghiệp thành hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới.

+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính và Liên minh các Hợp tác xã trình Thủ tướng Chính phủ biện pháp xử lý nợ và cho vay vốn để triển khai công tác này.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ