Thông báo 215/TB-VPCP ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2016, triển khai nhiệm vụ năm 2017 do Văn phòng Chính phủ ban hành

Số hiệu 215/TB-VPCP
Ngày ban hành 08/05/2017
Ngày có hiệu lực 08/05/2017
Loại văn bản Thông báo
Cơ quan ban hành Văn phòng Chính phủ
Người ký Nguyễn Cao Lục
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 215/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2017

 

THÔNG BÁO

Ý KIẾN KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NGUYỄN XUÂN PHÚC TẠI HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN NĂM 2016, TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2017

Ngày 17 tháng 4 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã dự, chỉ đạo Hội nghị tng kết công tác phòng, chống thiên tai (PCTT) và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) năm 2016, triển khai nhiệm vụ năm 2017; cùng dự có các đồng chí: Trịnh Đình Dũng, Phó Thủ tướng Chính phủ - Chủ tịch Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Trưởng Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai, các thành viên Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai, đại diện lãnh đạo và Ban chỉ huy PCTT&TKCN các địa phương và một số cơ quan, tổ chức quốc tế.

Sau khi nghe các báo cáo của Ban Chỉ đạo trung ương về PCTT, Ủy ban Quốc gia TKCN, cơ quan dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ý kiến các địa phương và đại biểu dự họp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã kết luận, chỉ đạo như sau:

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Tình hình thiên tai

Năm 2016, thiên tai xảy ra dồn dập trên khắp các vùng miền, nhiều thiên tai lịch sử, cực đoan như rét hại, băng giá, bão, lũ, sạt lở bờ sông, bờ bin, đặc biệt hạn hán, xâm nhập mặn sâu, kéo dài ở đồng bằng sông Cửu Long, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên; mưa lũ lớn liên tiếp tại một số tỉnh khu vực miền Trung.

Thiên tai đã làm 264 người chết và mất tích, gây thiệt hại nặng nề về sản xuất, cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe cộng đồng và môi trường. Tổng thiệt hại về kinh tế trên 39.700 tỷ đồng.

2. Công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Đảng, Nhà nước, cơ quan phòng chống thiên tai các cấp từ Trung ương ti địa phương đã theo dõi sát tình hình, tập trung chỉ đạo quyết liệt, trách nhiệm, trin khai các biện pháp ứng phó, khắc phục kịp thời.

Các lực lượng chức năng, nhất là lực lượng quân đội, công an, các lực lượng cứu hộ, cứu nạn chuyên ngành đã phối hợp triển khai kịp thời, hiệu quả công tác ứng phó, khắc phục thiên tai, tìm kiếm cứu nạn. Đã huy động hàng trăm nghìn lượt cán bộ, chiến sỹ, trên 11.000 lượt phương tiện tham gia phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn; hướng dẫn cho trên 570.000 lượt tàu thuyền với gần 2 triệu lượt người di chuyển tránh trú bão, áp thấp nhiệt đới, tổ chức di dời gần 30.000 hộ dân ra khỏi các khu vực nguy hiểm; giúp nhân dân chống hạn, khắc phục hậu quả mưa lũ, dọn dẹp vệ sinh, thu hoạch lúa, hoa màu. Qua đó đã góp phần giảm thiu thiệt hại, nhất là thiệt hại về người, không để người dân bị thiếu đói, khát, bùng phát dịch bệnh, đồng thời nhanh chóng phục hồi sản xuất, ổn định đời sống sau thiên tai.

Biểu dương và đánh giá cao sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo các địa phương, chủ động của nhân dân, hỗ trợ kịp thời, hiệu quả của các tổ chức chính trị, xã hội, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế trong ứng phó, khắc phục thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Bên cạnh kết quả đạt được, công tác phòng chống thiên tai vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như sau:

- Luật phòng chống thiên tai đã có hiệu lực từ năm 2014 nhưng việc xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai cấp quốc gia và các cấp ở địa phương, Bộ ngành còn chậm; phương án ứng phó với từng loại thiên tai theo cấp rủi ro thiên tai chưa được xây dựng hoặc còn mang tính hình thức, chưa sát với thực tiễn,...

- Công tác quản lý nhà nước còn nhiều bất cập; cơ sở vật chất, trang thiết bị, công cụ hỗ trợ hoạt động của cơ quan phòng chống thiên tai chưa đáp ứng được yêu cầu, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ chỉ đạo, hỗ trợ ra quyết định theo thời gian thực còn hạn chế; lực lượng làm công tác tham mưu phòng chống thiên tai phần lớn là kiêm nhiệm, tính chuyên nghiệp chưa cao, nhiều tình huống còn bị động.

- Trạm quan trắc khí tượng thủy văn còn thiếu, công tác dự báo, cảnh báo còn hạn chế, khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là dự báo mưa, lũ cục bộ.

- Còn nhiều trường hợp bị thiệt mạng do bất cn, thiếu kỹ năng ứng phó với thiên tai và tư tưởng chủ quan của một bộ phận người dân. Thiệt hại về vật chất còn rất lớn, nhất là lĩnh vực nông nghiệp, cơ sở hạ tầng.

- Nguồn lực hỗ trợ phục hồi, tái thiết sau thiên tai rất hạn chế so với yêu cầu. Quy trình hỗ trợ sau thiên tai chậm trễ, rườm rà; tiếp nhận, phân bhỗ trợ ở một số địa phương chưa kịp thời, minh bạch.

- Công tác thông tin tuyên truyền ở một số địa phương chưa đến được người dân, nhất là thôn, bản vùng sâu, vùng xa; phương châm “bốn tại chỗ” nhiều nơi còn mang tính hình thức.

- Trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn còn thiếu, có nơi còn chưa phù hợp.

- Một số quy trình vận hành hồ chứa còn chưa phù hợp, một số hồ chứa khi vận hành xả lũ chưa đúng quy trình làm tăng rủi ro cho công trình và hạ du.

- Công trình phục vụ phòng chống thiên tai (hồ, đập, đê, kè, khu neo đậu trú bão) còn thiếu, nhiều công trình xuống cấp chưa được sửa chữa kịp thời, chưa đồng bộ dẫn đến hiệu quả không cao.

- Công tác xã hội hóa nguồn lực đầu tư cho phòng chống thiên tai yếu kém dẫn đến tiến độ đầu tư công trình dự án phòng chống thiên tai bị chậm, giảm hiệu quả đầu tư công trình.

- Tình trạng vi phạm quy định pháp luật về đê điều và phòng chống thiên tai còn phổ biến, chậm được khắc phục, đặc biệt là nạn cát tặc, lấn chiếm lòng, bờ sông, kênh rạch gây sạt lở, cản trở thoát lũ, tăng nguy cơ rủi ro thiên tai.

- Lồng ghép phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội chưa được quan tâm đúng mức, chưa có quy định đủ mạnh về giám sát, kiểm tra trong quá trình thực hiện. Nhiều công trình làm gia tăng nguy cơ rủi ro thiên tai, nhất là một số tuyến giao thông, khu công nghiệp, khu dân cư lấn chiếm dòng chảy, cản trở thoát lũ.

II. NHIỆM VỤ THỜI GIAN TỚI

Việt nam là một trong số ít quốc gia chịu tác động nặng nề của biến đi khí hậu; diễn biến thiên tai ngày càng cực đoan, bất thường, nhiều thách thức đã và đang đặt ra cho công tác phòng chống thiên tai. Đ tăng tính chủ động, tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp, với phương châm lấy phòng ngừa là chính. Thủ tướng Chính phủ đồng ý các nhiệm vụ đã được nêu trong báo cáo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai và giao các Bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

1. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

[...]