Thỏa thuận về xúc tiến và bảo hộ đầu tư giữa Văn phòng Kinh tế và Văn hoá Việt Nam tại Đài Bắc và Văn phòng Kinh tế và Văn hoá Đài Bắc tại Hà Nội (1993)

Số hiệu Khongso
Ngày ban hành 21/04/1993
Ngày có hiệu lực 21/04/1993
Loại văn bản Thoả thuận
Cơ quan ban hành Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,Chính phủ Đài Loan
Người ký Sui-chi Lin,Đào Đức Chính
Lĩnh vực Đầu tư,Sở hữu trí tuệ

BẢN THOẢ THUẬN

VỀ XÚC TIẾN VÀ BẢO HỘ ĐẦU TƯ GIỮA VĂN PHÒNG KINH TẾ VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM TẠI ĐÀI BẮC VÀ VĂN PHÒNG KINH TẾ VÀ VĂN HOÁ ĐÀI BẮC TẠI HÀ NỘI (1993).

1. Văn phòng kinh tế và văn hoá Việt Nam tại Đài Bắc và văn phòng kinh tế và văn hoá Đài Bắc tại Hà Nội, (sau đây mỗi bên gọi là "Bên ký kết".

2. Mong muốn tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng hợp tác kinh tế và đầu tư trên cơ sở những nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi;

3. Nhận thấy sự khuyến khích và đầu tư lẫn nhau sẽ khuyến khích các sáng kiến kinh doanh và gia tăng sự phồn vinh;

Với đầy đủ thẩm quyền,

Thoả thuận ký các điều khoản sau:

Điều 1:

Trong thoả thuận này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. "Nơi thích hợp” là nơi tiến hành các hoạt động đầu tư theo sự chỉ định của văn phòng kinh tế và văn hoá Việt Nam tại Đài Bắc và văn phòng kinh tế Đài Bắc tại Hà Nội;

2. "Nhà đầu tư" là:

a) "Cư dân": bất kỳ thể nhân nào thường trú tại nơi thích hợp phù hợp với pháp luật tại nơi thích hợp đó, hoặc

b) "Công ty" là công ty hoặc pháp nhân được hợp thành lập tại nơi thích hợp đó;

3. "Đầu tư" là mọi tài sản được phép đầu tư tại nơi thích hợp, bao gồm,nhưng không giới hạn:

a) Động sản, bất động sản;

b) Chứng khoán có giá trị tiền tệ hoặc hợp đồng có giá trị kinh tế; và

c) Quyền sở hữu trí tuệ;

4. "Thu nhập" là những nguồn thu từ vốn, thu nhập, lãi tín dụng, lãi cổ phần, tiền bản quyền hoặc bất kỳ khoản tiền nào khác thu được từ sự đầu tư;

5. "Tước đoạt quyền sở hữu" có nghĩa là cơ quan cơ thẩm quyền tại nơi thích hợp buộc phải chiếm dụng hoặc tịch thu những đầu tư của nhà đầu tư hoặc chiếm quyền sở hữu những đầu tư đó mà không có đền bù thích đáng gây ra những thiệt hại cho nhà đầu tư; hoặc cơ quan có thẩm quyền tại nơi thích hợp hay cơ quan được uỷ quyền hay cơ quan hành pháp thực hiện việc bắt giữ một tài sản nào đó một cách tuỳ tiện dẫn đến tước đoạt của nhà đầu tư bất kỳ quyền lợi nào hoặc những gì liên quan đến đầu tư của họ.

Điều 2:

1. Thoả thuận này chỉ áp dụng cho những đầu tư tại nơi thích hợp do nhà đầu tư của nơi thích hợp kia thực hiện mà đã được sự chấp nhận của Bên ký kết hoặc của bất kỳ một cơ quan, tổ chức, hay công ty hợp pháp nào khác được Bên ký kết chỉ định tuỳ theo từng trường hợp và với những điều kiện mà Bên ký kết đó coi là thích hợp.

2. Điều khoản này sẽ áp dụng cho những đầu tư thực hiện tại nơi thích hợp trước hoặc sau khi Thoả thuận này có hiệu lực.

Điều 3:

1. Hai Bên khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư tiến hành các hoạt động đầu tư tại nơi thích hợp phù hợp với pháp luật và chính sách kinh tế của nơi đó.

2. Những đầu tư đã được chấp thuận theo Điều 2 sẽ được đối xử công bằng và thoả đáng và được hưởng sự phù hợp với pháp luật tại nơi thích hợp.

3. Những đầu tư đã được chấp thuận theo Điều 2 sẽ được đối xử không kém thuận lợi hơn những đầu tư của nhà đầu tư của bất kỳ bên thứ ba nào.

4. Những quy định tại khoản 2, 3 Điều này không bao hàm những ưu đãi mà dành cho những nhà đầu tư của bất kỳ bên thứ ba nào trong những thoả thuận đã phương hoặc khu vực.

5. Những quy định của Thoả thuận này sẽ không áp dụng đối với những vấn đề về thuế tại nơi thích hợp.

Điều 4:

Khi biện pháp tước đoạt quyền sở hữu tài sản được áp dụng đối với những đầu tư của nhà đầu tư theo quy định tại Điều 2, thì những biện pháp phù hợp với pháp luật của nơi thích hợp trên cơ sở không phân biệt đối xử và có sự đền bù sẽ được tiến hành có hiệu quả và không có sự chậm trễ vô lý. Sự đền bù như vậy sẽ tương đương với giá trị của tài sản ngay trước khi tước đoạt quyền sở hữu. Sự đền bù này sẽ được tự do chuyển đổi và chuyển ra nước ngoài.

[...]