Thỏa thuận hành chính số 98/2004/LPQT về việc công nhận các quá trình đào tạo và văn bằng nhằm tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên học chuyển tiếp ở bậc đại học tại nước đối tác giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Giáo dục quốc gia, Đào tạo đại học và nghiên cứu Pháp

Số hiệu 98/2004/LPQT
Ngày ban hành 26/10/2004
Ngày có hiệu lực 06/10/2004
Loại văn bản Điều ước quốc tế
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục và Đào tạo
Người ký ***
Lĩnh vực Giáo dục

BỘ NGOẠI GIAO

******

Số: 98/2004/LPQT

 

 

Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2004

 

Thỏa thuận hành chính giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Giáo dục quốc gia, Đào tạo đại học và nghiên cứu Pháp về việc công nhận các quá trình đào tạo và văn bằng nhằm tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên học chuyển tiếp ở bậc đại học tại nước đối tác có hiệu lực từ ngày 06 tháng 10 năm 2004./.

 

 

TL. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Nguyễn Hoàng Anh

 

THỎA THUẬN

HÀNH CHÍNH GIỮA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆT NAM VÀ BỘ GIÁO DỤC QUỐC GIA, ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC VÀ NGHIÊN CỨU PHÁP VỀ VIỆC CÔNG NHẬN CÁC QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ VĂN BẰNG NHẰM TẠO ĐIỀU KIỆN CHO HỌC SINH, SINH VIÊN HỌC CHUYỂN TIẾP Ở BẬC ĐẠI HỌC TẠI NƯỚC ĐỐI TÁC

Căn cứ Luật Giáo dục của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tháng 12/1998;

Căn cứ Nghị quyết của Hội nghị Chủ tịch các trường đại học ngày 01/07/2004 và của Hội nghị Hiệu trưởng các trường học và đào tạo kỹ sư của nước Cộng hòa Pháp ngày 02/07/2004;

Căn cứ Bộ Luật Giáo dục của nước Cộng hòa Pháp;

Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Giáo dục Quốc gia, Đào tạo đại học và Nghiên cứu Pháp (sau đây gọi tắt là "hai Bên"), với mong muốn thúc đẩy và củng cố quan hệ trong lĩnh vực đào tạo đại học giữa hai nước, tạo thuận lợi cho sinh viên vào đại học và cho phép sinh viên học tập tại các trường đại học thuộc nước đối tác trong các điều kiện thỏa đáng, đã thống nhất như sau:

Điều 1. Mục đích của Thỏa thuận này là xác định những trường hợp có thể được chấp thuận miễn văn bằng hoặc miễn thời gian học tập nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình học đại học tại nước đối tác:

- đối với những sinh viên được cấp bằng từ trước tại mỗi nước;

- đối với những sinh viên đã có các giai đoạn học tập tại mỗi nước, nhưng chưa hoàn thành toàn bộ quá trình để được cấp bằng, tuy nhiên những giai đoạn này được xác nhận bằng một kỳ thi hay một bản chứng nhận trong đó các cơ quan có thẩm quyền xác nhận đã đạt yêu cầu; những giai đoạn này có thể sẽ được hợp thức tại trường tiếp nhận và dẫn đến việc miễn các học phần tương đương về nội dung và thời gian đào tạo trong quá trình học tập tại trường tiếp nhận.

Trong cả hai trường hợp, sau khi xem xét hồ sơ, các cơ quan giáo dục có thẩm quyền xác định những loại hình đào tạo sinh viên có thể theo học. Việc miễn thời gian học tập và miễn văn bằng nêu dưới đây được chấp nhận trong cùng phạm vi môn học hoặc cùng chuyên ngành đào tạo.

Thỏa thuận liên quan đến các cơ sở đào tạo đại học công lập, các trường đại học có thẩm quyền cấp bằng kỹ sư của Pháp và các trường đại học công lập của Việt Nam.

Thỏa thuận không liên quan đến việc cấp một văn bằng tại nước tiếp nhận và những ảnh hưởng dân sự đi kèm. Thỏa thuận không đưa ra quyền cấp văn bằng tương đương, nhưng tạo thuận lợi cho việc tiếp nhận kèm theo miễn văn bằng với một số điều kiện, đặc biệt là khả năng tiếp nhận của cơ sở đào tạo và trình độ ngoại ngữ của sinh viên. Trong một số trường hợp, các cơ sở có thể đồng ý tiếp nhận một sinh viên với điều kiện sinh viên này theo học những khóa đào tạo bổ sung, nhất là nhằm nâng cao trình độ ngoại ngữ.

Giới thiệu cơ cấu văn bằng, trình độ đào tạo và tổ chức các quá trình đào tạo

Điều 2. Ở Pháp

2.1. Cơ cấu văn bằng và trình độ đào tạo:

Hai loại văn bằng (grades, titres) xác nhận những cấp đào tạo khác nhau của bậc đại học chung cho tất cả các lĩnh vực đào tạo. Loại văn bằng thứ nhất (grades) bao gồm bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng licence (bằng tốt nghiệp trung học phổ thông + 3 năm), bằng thạc sỹ, bằng tiến sỹ, quy định các cấp đối chiếu chính của Không gian liên minh Châu Âu trong đào tạo đại học. Loại văn bằng thứ hai (titres) quy định các cấp trung gian (xem Nghị định số 2002-481 ngày 08/04/2002).

Việc áp dụng hệ thống đào tạo đại học của Không gian liên minh Châu Âu vào hệ thống đào tạo đại học của Pháp (xem Nghị định số 2002-482 ngày 08/04/2002) được thể hiện bởi điều kiện sau: các lộ trình đào tạo để đạt được văn bằng quốc gia. Những lộ trình này gồm một số lượng nhất định những đơn vị học trình, trong đó mỗi đơn vị học trình được tính bằng tín chỉ Châu Âu: 180 tín chỉ cho bằng licence (bằng tốt nghiệp trung học phổ thông + 3 năm), 300 tín chỉ cho bằng thạc sỹ (master), tức là thêm 120 tín chỉ Châu Âu sau khi đạt được bằng licence (bằng tốt nghiệp trung học phổ thông + 3 năm).

Các văn bằng (grades, titres) được cấp cho những người có bằng đại học quốc gia dưới sự cho phép của Nhà nước, theo quy định riêng đối với từng trường hợp.

Loại văn bằng thứ nhất (grades) được công nhận tương ứng với những văn bằng quốc gia sau:

- Để vào đại học: bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (baccalauréat);

- Trình độ đào tạo "bằng tốt nghiệp trung học phổ thông + 3 năm" (180 tín chỉ Châu Âu): bằng licence (bằng licence thông thường, bằng licence đào tạo nghề; bằng hướng dẫn – phiên dịch quốc gia);

- Trình độ đào tạo "bằng tốt nghiệp trung học phổ thông + 5 năm" (300 tín chỉ Châu Âu): bằng thạc sỹ (master), bằng thạc sỹ được đương nhiên công nhận cho những người có các văn bằng sau (xem Nghị định sửa đổi số 99-747 ngày 30/08/1999):

- Bằng kỹ sư được cấp bởi một cơ sở đào tạo có thẩm quyền do Nhà nước công nhận, sau quá trình đánh giá định kỳ của Ủy ban bằng kỹ sư;

- Bằng thạc sỹ quốc gia;

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ