Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 1199/QĐ-UBND.HC năm 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-2020

Số hiệu 1199/QĐ-UBND.HC
Ngày ban hành 30/12/2011
Ngày có hiệu lực 30/12/2011
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Tháp
Người ký Trần Thị Thái
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1199/QĐ-UBND-HC

Đồng Tháp, ngày 30 tháng 12 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2011-2020

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 09 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;

Căn cứ Báo cáo kết quả thẩm định Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-2020, số 221/BC-HĐTĐ ngày  29 tháng 12 năm 2011 của Hội đồng thẩm định Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-2020;

Xét đề nghị của Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số: 29/TTr-STTTT ngày  27  tháng 12 năm 2011; ý kiến của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại công văn số  1819/SKH-ĐT/TH  ngày  30 tháng 12 năm 2011 về việc đề nghị phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011 – 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-2020 (sau đây gọi tắt là Quy hoạch) với các nội dung chủ yếu như sau:

1. Quan điểm phát triển:

- Đưa Đồng Tháp trở thành tỉnh mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông.

- Đầu tư cho công nghệ thông tin là đầu tư cho phát triển.

2. Mục tiêu phát triển:

 

- CNTT phải được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh; là phương tiện chủ lực để nâng cao hiệu quả quản lý của cơ quan nhà nước; nâng cao năng lực cạnh tranh, hiện đại hoá với chi phí thấp trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, ổn định, bền vững.

- Xây dựng hoàn chỉnh về cơ bản cơ sở vật chất và kỹ thuật, kết cấu hạ tầng CNTT-TT và Internet của Tỉnh; hoàn thiện và thống nhất áp dụng các hệ thống thông tin, chương trình ứng dụng dùng chung trong toàn Tỉnh; hoàn thành việc xây dựng một số cơ sở dữ liệu (CSDL) chung của Tỉnh, kết nối với các CSDL quốc gia.

- Từng bước xây dựng và phát triển công nghiệp CNTT trở thành một ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao và có đóng góp xứng đáng vào sự tăng trưởng GDP của Tỉnh.

- Phát triển và thu hút nguồn nhân lực đáp ứng cơ bản yêu cầu ứng dụng và phát triển CNTT của Tỉnh.

- Đến năm 2015: Thúc đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Nhà nước, nhanh chóng triển khai các dịch vụ hành chính công mức độ 3 và đẩy mạnh phổ cập kiến thức công nghệ thông tin trong dân cư, đưa Đồng Tháp nằm trong tốp 10 về ứng dụng, tốp 20 về phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để phát triển công nghiệp công nghệ thông tin.

- Đến năm 2020: Đồng Tháp nằm trong tốp 15 về phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin, đứng hàng trung bình khá về phát triển công nghiệp phần mềm và nội dung số. Về tổng thể, Đồng Tháp nằm trong nhóm 20 tỉnh, thành phố dẫn đầu về chỉ số sẵn sàng ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.

3. Các chỉ tiêu cụ thể:

Tên chỉ tiêu

Đến 2015

Đến 2020

PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG CNTT

 

 

Tỷ lệ xã được cung cấp dịch vụ Internet băng rộng bằng cáp quang

98%

100%

Tỷ lệ thôn (ấp) thuộc các xã nông thôn mới được cung cấp dịch vụ Internet băng rộng

>80%

100%

Tỷ lệ CBCC được trang bị máy vi tính phục vụ công việc

- Cấp Tỉnh

- Cấp huyện

- Cấp xã

 

100%

100%

80%

 

100%

100%

100%

Tỷ lệ máy tính trong cơ quan Đảng, Nhà nước nối mạng cục bộ, mạng Internet (trừ các máy soạn và lưu trữ VB mật)

- Cấp Tỉnh

- Cấp huyện

- Cấp xã

 


100%

100%

100%

 


100%

100%

100%

ỨNG DỤNG CNTT TRONG CƠ QUAN ĐẢNG, NHÀ NƯỚC[1]

 

 

Tỷ lệ cơ quan Đảng, Nhà nước ứng dụng phần mềm Quản lý văn bản và điều hành

100% cấp tỉnh, 80% cấp huyện

100% đến cấp xã

Tỷ lệ CBCC sử dụng thư điện tử phục vụ công việc

95%

98%

Tỷ lệ VB trao đổi qua môi trường mạng

40%

60%

Tỷ lệ hồ sơ lưu trữ được số hóa

20%

60%

Tỷ lệ họp trực tuyến giữa cấp tỉnh với UBND cấp huyện

60%

80%

Tỷ lệ CBCC sử dụng chữ ký điện tử

50%

90%

Triển khai phần mềm một cửa điện tử đến các SBN, huyện, TX, TP

100%

100%

Cung cấp thủ tục hành chính công thông dụng trực tuyến mức 3, mức 4

> 50

> 100

ỨNG DỤNG CNTT TRONG GIÁO DỤC[2]

 

 

Tỷ lệ trường phổ thông (THPT, THCS, Tiểu học) sử dụng số liên lạc trực tuyến

50%

70%

Tỷ lệ giáo viên sử dụng máy tính hỗ trợ giảng dạy

50%

70%

Tỷ lệ trường THCS dạy môn tin học

100%

100%

Tỷ lệ học sinh THCS tự chọn môn tin học được đáp ứng nhu cầu học môn tin học

70%

100%

Tỷ lệ trường tiểu học dạy môn tin học

50%

70%

Tỷ lệ học sinh tiểu học được học môn TH

28%

40%

ỨNG DỤNG CNTT TRONG Y TẾ

 

 

Tỷ lệ bệnh viện được trang bị phần mềm quản lý tổng thể bệnh viện

70%

100%

Tỷ lệ bệnh viện được trang bị hệ thống chẩn đoán bệnh từ xa

ít nhất 2 bệnh viện

50%

Tỷ lệ cơ sở y tế kết nối mạng LAN

 

60%

Tỷ lệ cơ sở y tế cấp huyện trở lên được trang bị phần mềm quản lý khám và điều trị bệnh

55%

80%

ỨNG DỤNG CNTT TRONG DOANH NGHIỆP[3]

 

 

Tỷ lệ DN ứng dụng CNTT trong quản lý

42%

60%

DN có trang thông tin điện tử

35%

50%

Tỷ lệ DN tham gia thương mại điện tử

50%

75%

Tỷ lệ doanh nghiệp khai báo thuế qua mạng

35%

50%

ỨNG DỤNG CNTT TRONG DÂN CƯ[4]

 

 

Tỷ lệ hộ gia đình có máy tính

30%

50%

Tỷ lệ hộ nối mạng Internet

15%

30%

Tỷ lệ người sử dụng Internet

40%

70%

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

 

 

Tỷ lệ giảng viên đại học, cao đẳng ngành CNTT có bằng thạc sĩ trở lên

55%

80%

Đào tạo nguồn nhân lực CNTT ở các trường đại học, cao đẳng và các trường dạy nghề

400-500 lao động/năm

700 lao động /năm

CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

 

 

Tỷ lệ doanh thu hàng năm của ngành CNTT so với GDP của Tỉnh

3-4% GDP

4-5% GDP

Doanh thu phần mềm và nội dung số/Tổng doanh thu CNTT

15-20%

35-40%

Số lao động trong lĩnh vực công nghệ thông tin

0,25-0,3% dân số

0,45 – 0,5 % dân số

4. Định hướng phát triển:

4.1. Phát triển hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin:

* Định hướng:

- Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin theo hướng hiện đại, băng thông rộng để đáp ứng nhu cầu triển khai các dịch vụ, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông. Hoàn thành mạng băng rộng, mạng thông tin di động 3G đến các xã, phường, thị trấn. Thí điểm triển khai 4G ở một số trung tâm hành chính, thương mại. Mạng lưới truyền hình cáp được triển khai đến tất cả các huyện trong Tỉnh.

- Xây dựng đồng bộ hệ thống mạng LAN tốc độ cao tại tất cả các cơ quan, đơn vị từ cấp tỉnh đến cấp xã; triển khai nhanh mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng, Nhà nước đến cấp xã và các phòng, ban cấp huyện nhằm đáp ứng tốt việc triển khai các hệ thống thông tin, các hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý, điều hành và tác nghiệp tại các cơ quan, theo ngành dọc và kết nối liên ngành cũng như nội bộ các cơ quan đơn vị, nâng cao hiệu quả công tác.

- Tăng cường giải pháp an toàn, an ninh thông tin cho hệ thống mạng máy tính của các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

[...]