Quyết định 990/QĐ-UBND năm 2014 về Quy định quản lý chăn nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh Hà Nam
Số hiệu | 990/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 19/09/2014 |
Ngày có hiệu lực | 19/09/2014 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Hà Nam |
Người ký | Mai Tiến Dũng |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
UỶ BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 990/QĐ-UBND |
Hà Nam, ngày 19 tháng 9 năm 2014 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CHĂN NUÔI BÒ SỮA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Giống vật nuôi ngày 24 tháng 3 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh Thú y ngày 29 tháng 4 năm 2004;
Căn cứ Quyết định số 1579/QĐ-BNN-KHCN ngày 26 tháng 5 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học Công nghệ về ban hành quy trình thực hiện chăn nuôi tốt bò sữa an toàn;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý chăn nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. UỶ BAN
NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ QUẢN LÝ CHĂN NUÔI BÒ SỮA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
HÀ NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 990/QĐ-UBND ngày 19 tháng 9 năm 2014 của Uỷ
ban nhân dân tỉnh Hà Nam)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Quy định này quy định về quản lý chăn nuôi, mua bán bò sữa và chế biến, kinh doanh sữa bò trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
2. Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân người Việt Nam, người nước ngoài có hoạt động chăn nuôi bò sữa, mua bán bò sữa, thu mua chế biến sữa trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
3. Quy định này áp dụng đối với các Sở, ngành; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Giống bò sữa: là giống bò được nuôi theo mục đích chuyên dụng để sản xuất sữa.
2. Trại chăn nuôi bò sữa: là khu vực được xây dựng để chăn nuôi bò sữa và khai thác sữa do tổ chức hoặc cá nhân quản lý.
3. Chủ trại bò sữa: là người có quyền định đoạt hoặc người được uỷ quyền quản lý trại bò và thực hiện các quan hệ dân sự kinh tế.
UỶ BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 990/QĐ-UBND |
Hà Nam, ngày 19 tháng 9 năm 2014 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CHĂN NUÔI BÒ SỮA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Giống vật nuôi ngày 24 tháng 3 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh Thú y ngày 29 tháng 4 năm 2004;
Căn cứ Quyết định số 1579/QĐ-BNN-KHCN ngày 26 tháng 5 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học Công nghệ về ban hành quy trình thực hiện chăn nuôi tốt bò sữa an toàn;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý chăn nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. UỶ BAN
NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ QUẢN LÝ CHĂN NUÔI BÒ SỮA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
HÀ NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 990/QĐ-UBND ngày 19 tháng 9 năm 2014 của Uỷ
ban nhân dân tỉnh Hà Nam)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Quy định này quy định về quản lý chăn nuôi, mua bán bò sữa và chế biến, kinh doanh sữa bò trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
2. Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân người Việt Nam, người nước ngoài có hoạt động chăn nuôi bò sữa, mua bán bò sữa, thu mua chế biến sữa trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
3. Quy định này áp dụng đối với các Sở, ngành; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Giống bò sữa: là giống bò được nuôi theo mục đích chuyên dụng để sản xuất sữa.
2. Trại chăn nuôi bò sữa: là khu vực được xây dựng để chăn nuôi bò sữa và khai thác sữa do tổ chức hoặc cá nhân quản lý.
3. Chủ trại bò sữa: là người có quyền định đoạt hoặc người được uỷ quyền quản lý trại bò và thực hiện các quan hệ dân sự kinh tế.
4. Thụ tinh nhân tạo: là kỹ thuật tiên tiến phối giống cho bò trong kỳ động dục mà không cần sự có mặt của bò đực giống.
5. Tinh bò đông lạnh: là tinh trùng của cá thể bò đực tốt, được chia liều phù hợp, được bảo quản đông trong ni tơ lỏng, trên bao bì có ghi đủ các thông tin về bò đực giống.
6. Hoạt động thú y: Là công tác quản lý nhà nước về thú y và các hoạt động phòng bệnh, chữa bệnh cho động vật, chống dịch bệnh động vật; kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật; kiểm tra vệ sinh thú y; quản lý thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y; hành nghề thú y.
7. Tiêu chuẩn vệ sinh thú y: Là các chỉ tiêu kỹ thuật về vệ sinh thú y đáp ứng yêu cầu bảo vệ và phát triển động vật, không gây hại cho sức khỏe con người và không gây ô nhiễm môi trường.
8. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật: Là việc thực hiện các biện pháp chẩn đoán, xét nghiệm động vật, sản phẩm động vật để phát hiện đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật.
9. Các biện pháp phòng bệnh bắt buộc: là việc bắt buộc sử dụng vắcxin, thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y để phòng bệnh cho động vật; bắt buộc áp dụng các biện pháp vệ sinh thú y trong chăn nuôi.
10. Cách ly động vật: là việc nuôi động vật cách ly hoàn toàn không cho tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với động vật ở cơ sở trong một thời gian nhất định để theo dõi sức khỏe của động vật và khi cần thiết phải xét nghiệm để xác định bệnh.
11. Chất thải động vật: Là những chất phát sinh trong quá trình chăn nuôi, giết mổ, sơ chế, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật.
Điều 3. Những hành vi bị nghiêm cấm
1.Tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp chăn nuôi bò sữa gây ô nhiễm môi trường.
2. Sản xuất và tiêu thụ sữa không đạt tiêu chuẩn làm thực phẩm.
3. Không thực hiện các biện pháp phòng bệnh bắt buộc cho động vật.
4. Mua bán bò sữa mắc bệnh hoặc sản phẩm từ bò sữa mắc bệnh thuộc danh mục các bệnh phải công bố dịch.
5. Nhập bò sữa loại thải về địa bàn để chăn nuôi bò sữa.
6. Phát tán xác động vật và sản phẩm từ động vật làm lây lan dịch bệnh cho người và động vật.
7. Sử dụng các loại chất cấm trong danh mục quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để trộn vào thức ăn, nước uống dùng cho bò sữa.
8. Các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
QUY ĐỊNH VỀ CƠ SỞ CHĂN NUÔI BÒ SỮA
Điều 4. Chăn nuôi bò sữa theo quy hoạch
1. Tất cả các trại chăn nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh Hà Nam đều phải tuân theo quy hoạch vùng, quy hoạch đất đai tài nguyên, quy hoạch nông nghiệp của tỉnh, của huyện;
2. Tổ chức, cá nhân phát triển chăn nuôi bò sữa phải thực hiện theo sự chỉ đạo tập trung thống nhất từ tỉnh đến xã, đảm bảo phát triển sản xuất, hạn chế dịch bệnh, rủi ro, tiêu thụ sản phẩm thuận lợi, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Điều 5. Quy mô chăn nuôi bò sữa
1. Quy mô đàn bò: Một trại chăn nuôi phải có đàn bò từ 10 con trở lên;
2. Quy mô chuồng trại: Một trại chăn nuôi bò sữa phải xây dựng đồng bộ các công trình phụ trợ như: chuồng nuôi, nhà chế biến thức ăn; khu vắt sữa; khu điều trị bệnh, khu vực xử lý chất thải và các trang thiết bị phải phù hợp với quy mô chăn nuôi.
1. Là giống bò sữa Holstein Frisian (HF), Jersey thuần nhập nội được nuôi thích nghi ổn định tại Việt Nam hoặc bò lai hướng sữa trong nước (Bò lai HFF1, HFF2, HFF3...).
2. Bò giống phải bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng giống vật nuôi theo quy định của pháp lệnh về giống vật nuôi, không mang mầm bệnh truyền nhiễm, đã được kiểm dịch và áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc.
Điều 7. An toàn vệ sinh môi trường
1. Các trại chăn nuôi bò sữa phải cách xa khu dân cư 150m trở lên và phải có trách nhiệm xử lý chất thải để không gây ô nhiễm môi trường xung quanh (gồm môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất).
2. Không khuyến khích chăn nuôi bò sữa trong khu dân cư.
Điều 8. Thức ăn và nước uống cho bò sữa
1. Người sản xuất thức ăn thô xanh, thức ăn hỗn hợp và thức ăn tinh cho bò phải chịu trách nhiệm đảm bảo vệ sinh thú y, không có chất kích thích, chất cấm, thuốc bảo vệ thực vật.
2. Nước uống cho bò phải đảm bảo vệ sinh.
Dụng cụ thiết bị chuyên dùng phải phù hợp với quy mô trại bò và trình độ lao động, nâng cao hiệu quả, an toàn cho người và bò khi sử dụng (khuyến khích cơ giới hóa - hiện đại hoá trong chăn nuôi bò sữa).
1. Thực hiện phối giống cho bò sữa bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo (TTNT).
2. Tinh bò sữa đông lạnh và vật tư phối giống phải đủ tiêu chuẩn, được phép sử dụng ở Việt Nam
Điều 11. Kỹ thuật viên phục vụ chăn nuôi bò sữa
Người chăn nuôi bò sữa, kỹ thuật viên thụ tinh nhân tạo và thú y viên phải được đào tạo thực hành chuyên về bò sữa.
1. Lối ra vào khu chăn nuôi phải được áp dụng các biện pháp vệ sinh, khử trùng cho người và phương tiện vận chuyển đi qua.
2. Các chủ trại bò sữa phải có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các quy định về công tác phòng bệnh, chữa bệnh và chống dịch cho gia súc gia cầm tại địa phương.
3. Thường xuyên thực hiện biện pháp phòng bệnh tổng hợp, vệ sinh thú y trong chăn nuôi và đảm bảo an toàn thực phẩm.
4. Toàn đàn bò sữa phải được tiêm phòng định kỳ một số bệnh nguy hại theo quy định của UBND tỉnh và tiêm bổ sung tăng cường khi có dịch.
1. Chỉ được nhập về địa phương những con bò khỏe mạnh đã được tiêm phòng đầy đủ, có giấy chứng nhận an toàn phòng dịch do Chi cục Thú y cấp.
2. Chỉ được xuất ra khỏi địa phương những con bò đã được miễn dịch với những bệnh nguy hại, được chính quyền địa phương và cơ quan thú y đồng ý.
Điều 14. Nuôi cách ly và tiêu hủy
Phải thực hiện bắt buộc các biện pháp cách ly, khử trùng tiêu độc hoặc tiêu huỷ gia súc khi bị bệnh nguy hại có nguy cơ lây lan thành dịch tại địa phương.
Hộ gia đình, cá nhân chăn nuôi bò phải có sổ theo dõi việc mua, bán bò, phòng bệnh, chữa bệnh cho đàn bò; báo cáo với nhân viên thú y cấp xã hoặc Trạm thú y cấp huyện về đàn vật nuôi khi có dịch bệnh.
QUY ĐỊNH VỀ SẢN XUẤT SỮA VÀ BÁN SỮA
Điều 16. Sản xuất sữa và tiêu thụ sản phẩm sữa
1. Tất cả các cơ sở chăn nuôi bò sữa phải thực hiện đúng quy trình vắt sữa.
2. Chỉ được xuất bán sữa của những con bò khỏe mạnh để làm thực phẩm.
3. Vận chuyển bảo quản đúng kỹ thuật và bán sữa đúng địa chỉ, theo hợp đồng.
4. Nghiêm cấm sử dụng bất cứ chất lạ cho vào sữa khi tiêu thụ.
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ GIỐNG BÒ SỮA
Điều 17. Đeo thẻ tai cho bò sữa
1. Tất cả bò, bê sữa phải đeo thẻ tai theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (số tai), có mã số để quản lý về lý lịch, theo dõi năng suất sữa và di chuyển.
2. Vị trí đeo thẻ tai
2.1. Thẻ tai được đeo ở một phần ba phía trên và ở giữa mặt trong tai trái của bò.
2.2. Tai trái của bò là tai ở phía tay phải của người bấm thẻ tai đứng đối diện với con bò.
3. Khi mất, hỏng thẻ tai chủ trại phải mua thẻ mới và đề nghị Trung tâm bò sữa gắn lại như số cũ.
Điều 18. Ghi chép sổ quản lý giống
1. Sổ quản lý giống bò sữa (cấp lần đầu) được quy định theo mẫu chung của toàn tỉnh.
2. Chủ trại bò sữa có trách nhiệm ghi chép sổ quản lý bò sữa tại nhà và khai báo với Ủy ban nhân dân xã diễn biến sức khỏe, sinh sản của đàn bò.
QUY ĐỊNH VỀ LOẠI THẢI VÀ GIẾT MỔ
Điều 19. Các trường hợp loại thải
1. Bò già, bò yếu khai thác sữa không hiệu quả.
2. Bò bị tai nạn, bị bệnh mà không khắc phục được.
Chủ trại, hộ gia đình, cá nhân chăn nuôi bò sữa phải khai báo với chính quyền địa phương việc loại thải bò sữa và được hướng dẫn thủ tục thanh lý loại thải.
Điều 23. Tổ chức thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện Quy định này.
2. Các tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh Hà Nam có trách nhiệm thực hiện quy định này.
3. Trung tâm bò sữa là cơ quan chuyên môn tổng hợp quản lý hồ sơ giống bò sữa trên địa bàn tỉnh. Hàng năm bình tuyển giám định, phân cấp chất lượng đàn bò. Cấp giấy chứng nhận lý lịch và phẩm cấp giống khi bò di chuyển ngoài tỉnh.
4. Ủy ban nhân dân xã quản lý toàn diện các hoạt động chăn nuôi bò sữa tại địa phương, quản lý di chuyển bò, phối hợp với cơ quan chuyên môn giám sát công tác thụ tinh nhân tạo và thú y trên đàn bò sữa. Hàng tháng phải báo cáo Phòng Nông Nghiệp & PTNT huyện và Trung tâm bò sữa tỉnh.
Trong quá trình thực hiện, nếu có những vấn đề phát sinh cần phải sửa đổi bổ sung, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm phối hợp cùng các Sở, ngành và các địa phương liên quan, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.