Quyết định 946/QĐ-BNN-TCTS năm 2016 phê duyệt Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản các tỉnh miền Trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 946/QĐ-BNN-TCTS
Ngày ban hành 24/03/2016
Ngày có hiệu lực 24/03/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Vũ Văn Tám
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 946/-BNN-TCTS

Hà Nội, ngày 24 tháng 3 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁC TỈNH MIỀN TRUNG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định số 332/QĐ-TTg ngày 03/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đán phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 16/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Vụ trưởng Vụ kế hoạch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản các tỉnh miền Trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với nội dung sau:

1. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sn miền Trung phải phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cả nước, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, tiếp lục đưa nuôi trồng thủy sản miền Trung thành một ngành sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường hướng về xuất khẩu với những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao, đồng thời có đóng góp hiệu quả, thiết thực cho chương trình an sinh xã hội, xóa đói gim nghèo.

2. Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản miền Trung trong mối quan hệ tổng thể, hài hòa lợi ích với các ngành kinh tế khác nhất là du lịch, trong phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng, từng địa phương; phát huy lợi thế vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, thích ứng với điều kiện biến đi khậu và nước biển dâng; chủ trọng bảo vệ môi trường sinh thái; bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản; đóng góp tích cực vào công cuộc bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh quốc phòng trên các vùng biển, đảo.

3. Đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản miền Trung theo định hướng tái cơ cấu ngành thủy sản, hoàn thiện hệ thống nghiên cứu, sản xuất, bảo tồn, lưu giữ và cung ứng giống hải sản tại các tỉnh duyên hải Nam miền Trung theo hướng đồng bộ, hiện đại, thực sự là trung tâm ging hải sản tập trung lớn nhất của cả nước và vùng Đông Nam Á.

4. Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản miền Trung gn với đổi mới quan hệ sản xuất và phát triển lực lượng sản xuất, chú trọng chất lượng, hiệu quả, bền vững; hình thành, xây dựng, củng ccác hình thức hợp tác, liên kết gia sản xuất với tiêu thụ, thương mại theo chuỗi giá trị, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các khâu nhằm nâng cao năng suất, uy tín thương hiệu và năng lực cạnh tranh của sản phẩm.

II. ĐỊNH HƯỚNG

1. Tập trung các nguồn lực tiếp tục đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản miền Trung theo các định hướng sau:

- Hoàn thiện việc đầu tư xây dựng hệ thống các cơ sở nghiên cứu, sản xuất, lưu giữ và cung ứng giống thủy hải sản (các Viện nghiên cứu thủy, hải sản, các Trung tâm giống thủy/hải sản quốc gia, các Trung tâm sản xuất tôm giống sạch bệnh, các cơ sở sản xuất giống thủy sản tập trung) tại các tỉnh miền Trung, bin duyên hải miền Trung thành trung tâm sản xuất giống hi sản tập trung lớn nhất của cả nưc và khu vực Đông Nam Á vào năm 2020.

- Hình thành các vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung công nghệ cao tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến xuất khẩu tại các vùng cao triều ven biển, các vùng nuôi trên cát và các vùng có vị tri địa lý phù hợp công nghệ và thích ứng tốt với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

- Phát triển các nghề nuôi trồng thủy, hải sản trên biển, ven biển, ven các hải đo và trên các hồ chứa lớn với các đối tượng thích hợp (bao gồm các đi tượng bản địa và các đối tượng nhân tạo) với các mô hình nuôi trồng phù hợp, hiệu quả, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, kết hợp cnh quan, dịch vụ du lịch.

2. Đối với vùng nước lợ: ng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, kết hợp kinh nghiệm truyền thống dân gian trong nuôi, trng thủy sản nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao đảm bảo cung cấp cho thị trường tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Duy trì, phát triển các hình thc nuôi, trồng sinh thái, nuôi quảng canh cải tiến trên các vùng đầm phá, rừng ngập mặn để vừa tạo sản phẩm xuất khẩu chất lượng cao, vừa bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản.

3. Đối với vùng nước mặn: Chuyển giao các tiến bộ khoa học, công nghệ phát triển nuôi trồng hải sản trên biển (bao gồm: ven biển, trong eo vịnh, vùng quanh các hải đảo, vùng biển hở) thành một lĩnh vực sản xuất quy mô công nghiệp, tạo khối lượng sản phẩm lớn, có giá trị kinh tế cao phục vụ xuất khẩu, du lịch và tiêu thụ nội địa.

4. Vùng nước ngọt: Phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt, khai thác tiềm năng mặt nước ln, các hồ thủy điện, thủy lợi, sông, suối, các nguồn nước lạnh nuôi cá lng, bò, cá nước lạnh phục vụ nhu cầu thực phẩm tiêu thụ tại địa phương và dịch vụ du lịch.

5. Áp dụng các tiêu chuẩn thực hành nuôi tốt, nuôi trồng thủy sản có chứng nhận (VietGAP, BAP, CoC, ASC,...), xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý.

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Phát triển nuôi trồng thủy sản miền Trung trở thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn theo cơ chế thị trường hướng về xuất khẩu hiệu quả, bền vững với các vùng nuôi trồng hải sn công nghiệp tập trung công nghệ cao tạo sản lượng lớn, có giá trị kinh tế cao phục vụ chế biến xuất khẩu và dịch vụ du lịch và hệ thống nghiên cứu, bảo tồn, lưu giữ, sản xuất và cung ứng giống hải sản đồng bộ, hiện đại, lớn nhất của cả nước và khu vực Đông Nam Á.

2. Mục tiêu cụ thể

[...]