ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 942/QĐ-UBND
|
Hà Tĩnh, ngày 15 tháng 4 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN CHUẨN HÓA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NGÀNH THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
GIAI ĐOẠN 2016-2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 1216/QĐ-TTg
ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020;
Căn cứ Quyết định số 225/QĐ-TTg
ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch CCHC Nhà nước giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 06/2016/TTLT-BTTTT-BNV ngày 10/3/2016 của Bộ Thông tin và
Truyền thông - Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Sở Thông tin và Truyền thông thuộc Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Phòng Văn hóa và Thông tin thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh;
Căn cứ Quyết định số 34/2013/QĐ-UBND ngày 09/8/2013 của UBND tỉnh ban hành quy định về tiêu
chuẩn nghiệp vụ đối với cán bộ thực hiện nhiệm vụ chuyên trách về Công nghệ
Thông tin trong cơ quan hành chính Nhà nước trên địa
bàn tỉnh Hà Tĩnh;
Thực hiện Kết luận số 154/TB-UBND
ngày 15/4/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh tại Hội nghị trực tuyến đẩy mạnh công tác
cải cách hành chính năm 2015;
Theo đề nghị của Sở Thông tin và Truyền
thông tại Văn bản số 161/TTr-STTTT ngày 23/3/2016, sau khi thống nhất với các Sở, ngành liên quan,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ ngành
Thông tin và Truyền thông giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo, với các nội
dung chủ yếu sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Chuẩn hóa đội ngũ công chức ngành
Thông tin và Truyền thông nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển ngành tại địa phương
góp phần hoàn thành mục tiêu tổng thể phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể
Đến năm 2020, chuẩn hóa 100% đội ngũ
cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện bao gồm: Ban Chỉ đạo Công nghệ thông tin; Giám đốc
Công nghệ thông tin; Công chức phòng chuyên môn Sở Thông tin và Truyền thông;
Công chức chuyên trách về Công nghệ thông tin cấp sở, ban,
ngành và huyện, thị xã, thành phố; công chức phòng Văn hóa
và Thông tin phụ trách thông tin và truyền thông; Đài Truyền thanh - Truyền
hình cấp huyện. Chuẩn hóa 80% đội ngũ công chức cấp xã: Công chức chuyên trách Công nghệ thông tin cấp xã; công chức văn hóa xã hội cấp xã; cán bộ
truyền thanh cơ sở.
Đến năm 2025, chuẩn hóa 100% đội ngũ
cán bộ, công chức ngành Thông tin và Truyền thông từ cấp tỉnh đến cấp xã.
II. CHUẨN HÓA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
1. Ban Chỉ đạo Công nghệ thông tin
của tỉnh
1.1. Trưởng Ban Chỉ đạo Công nghệ
thông tin: Chủ tịch UBND tỉnh.
1.2. Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Công
nghệ thông tin: Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
1.3. Thành viên Ban Chỉ đạo Công
nghệ thông tin:
1.3.1. Tổng thư ký Ban Chỉ đạo
Công nghệ thông tin:
a) Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo,
bồi dưỡng:
- Có trình độ đại học chuyên ngành
đào tạo về công nghệ thông tin trở lên bao gồm: Công nghệ kỹ thuật máy tính, Công nghệ thông tin, Công nghệ truyền thông, Hệ thống thông tin,
Hệ thống thông tin quản lý, Khoa học máy tính, Kỹ thuật
máy tính, Kỹ thuật phần mềm, Sư phạm Tin học, Tin học ứng dụng, Toán ứng dụng,
Truyền thông đa phương tiện, Truyền thông và mạng máy tính;
- Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ
thông tin nâng cao theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày
11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công
nghệ thông tin.
b) Tiêu chuẩn về trình độ lý luận
chính trị: Có trình độ lý luận chính trị cao cấp.
c) Tiêu chuẩn về năng lực, chuyên
môn, nghiệp vụ:
- Nắm vững chủ trương, đường lối,
chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước,
định hướng phát triển công nghệ thông tin của Quốc gia,
ngành, địa phương, định hướng phát triển Khu công nghiệp công nghệ thông tin;
- Có khả năng tổ chức và đẩy mạnh việc
ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính;
- Nắm vững khung kiến trúc chính quyền
điện tử triển khai thống nhất trên toàn tỉnh;
- Có khả năng tư duy sáng tạo, kết hợp
lý luận với thực tiễn; có kinh nghiệm trong xây dựng kế hoạch,
nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển công nghệ thông tin.
1.3.2. Các thành viên Ban Chỉ đạo
Công nghệ thông tin:
a) Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo,
bồi dưỡng:
- Có trình độ đại học trở lên;
- Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số
03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền
thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
b) Tiêu chuẩn về trình độ lý luận
chính trị: Có trình độ lý luận chính trị trung cấp trở lên.
c) Tiêu chuẩn về năng lực, chuyên
môn, nghiệp vụ:
- Nắm vững chủ trương, đường lối,
chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước,
định hướng phát triển công nghệ thông tin của Quốc gia, ngành, địa phương, định
hướng phát triển Khu công nghiệp công nghệ thông tin;
- Có khả năng đẩy mạnh việc ứng dụng
công nghệ thông tin, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách
hành chính;
- Nắm vững khung kiến trúc chính quyền
điện tử triển khai thống nhất trên toàn tỉnh;
- Có khả năng tư duy sáng tạo, kết hợp
lý luận với thực tiễn; có kinh nghiệm trong xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ hàng năm.
2. Giám đốc Công nghệ thông tin
a) Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo,
bồi dưỡng:
- Có trình độ đại học trở lên;
- Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ
thông tin nâng cao theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày
11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn
kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;
- Tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn:
đào tạo kiến thức, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý;
đào tạo bảo mật an toàn, an ninh thông tin; tập huấn, đào tạo công vụ, hành
chính; tập huấn, đào tạo kỹ năng liên quan đến lãnh đạo; đào tạo cung cấp, xử
lý thủ tục hành chính; khung kiến trúc chính quyền điện tử.
b) Tiêu chuẩn về trình độ lý luận
chính trị: Có trình độ lý luận chính trị cao cấp.
c) Tiêu chuẩn về năng lực, chuyên
môn, nghiệp vụ:
- Nắm vững chủ trương, đường lối,
chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước,
định hướng phát triển công nghệ thông tin của Quốc gia, ngành, địa phương;
- Có khả năng tổ chức và đẩy mạnh việc
ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong cải
cách hành chính;
- Có khả năng tư duy sáng tạo, kết hợp
lý luận với thực tiễn; có kinh nghiệm trong xây dựng chính sách, kế hoạch, nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin và phát triển
công nghệ thông tin;
- Nắm vững các quy định, hướng dẫn quản
lý kỹ thuật, nghiệp vụ trong ứng dụng công nghệ thông tin
phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định;
có khả năng đề xuất và tham gia chỉ đạo xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật về công nghệ thông tin.
3. Công chức các phòng của Sở
Thông tin và Truyền thông
3.1. Lãnh đạo Sở
Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông phải đạt chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ
theo quy định tại Quyết định số 11/2008/QĐ-BTTTT ngày 28/3/2008
của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về Ban hành
tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ Giám đốc và Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền
thông.
3.2. Văn phòng Sở
a) Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo,
bồi dưỡng:
- Có trình độ đại học trở lên chuyên
ngành bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, báo chí, xuất bản, kinh tế, tổng hợp, hành chính;
- Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ
thông tin nâng cao theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày
11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công
nghệ thông tin;
- Tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn:
Đào tạo kiến thức, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong tác nghiệp; đào tạo
công vụ, hành chính; đào tạo cung cấp, xử lý thủ tục hành
chính.
b) Tiêu chuẩn về trình độ lý luận
chính trị: Có trình độ lý luận chính trị trung cấp trở
lên.
c) Tiêu chuẩn về năng lực, chuyên
môn, nghiệp vụ:
- Nắm vững chủ trương, đường lối,
chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước, định hướng phát triển
thông tin và truyền thông của Quốc gia, ngành, địa phương;
- Có khả năng tham mưu tổng hợp, tổ
chức phối hợp với các đơn vị, phòng thuộc Sở thực hiện sự chỉ đạo của Giám đốc
Sở; xây dựng kế hoạch, điều phối hoạt động theo kế hoạch công tác của Sở; tùy thuộc vào vị trí được bố trí phải
có năng lực thực hiện công tác tổ chức cán bộ, hành chính,
quản trị, kế toán văn phòng.
3.3. Phòng Bưu chính viễn thông
a) Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo,
bồi dưỡng:
- Có trình độ đại học trở lên chuyên
ngành bưu chính, viễn thông;
- Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin nâng cao theo quy định tại Thông tư số
03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn
kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;
- Tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn:
Đào tạo kiến thức, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý;
đào tạo công vụ, hành chính; đào tạo cung cấp, xử lý thủ tục hành chính.
b) Tiêu chuẩn về trình độ
lý luận chính trị: Có trình độ lý luận chính trị trung cấp trở lên.
c) Tiêu chuẩn về năng lực, chuyên
môn, nghiệp vụ:
- Nắm vững chủ trương, đường lối,
chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước, định hướng phát triển
bưu chính, viễn thông của Quốc gia, ngành, địa phương;
- Có khả năng tham mưu xây dựng các
nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông;
- Có khả năng tổ chức thực hiện các
nhiệm vụ thuộc chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực
bưu chính viễn thông.
3.4. Phòng Công nghệ thông tin
a) Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo,
bồi dưỡng:
- Có trình độ đại học trở lên chuyên
ngành công nghệ thông tin;
- Đạt ít nhất 1 trong 5 chuẩn kỹ năng
nhân lực công nghệ thông tin chuyên nghiệp theo quy định tại Thông tư số
11/2015/TT-BTTTT ngày 05/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Thông tin
và Truyền thông: 1. Chuẩn kỹ năng Cơ sở dữ liệu (Database
skill standard); 2. Chuẩn kỹ năng Hệ
thống mạng (Network system skill standard); 3. Chuẩn kỹ năng Quản lý hệ thống công nghệ thông tin
(System management skill standard); 4. Chuẩn kỹ năng An
toàn thông tin (Information security skill standard); 5. Chuẩn kỹ năng Thiết kế và phát triển
phần mềm (Software design and development skill standard).
b) Tiêu chuẩn về trình độ lý luận
chính trị: Có trình độ lý luận
chính trị trung cấp trở lên.
c) Tiêu chuẩn về năng lực, chuyên
môn, nghiệp vụ:
- Nắm vững chủ trương, đường lối,
chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước, định hướng phát triển
công nghệ thông tin của Quốc gia, ngành, địa phương;
- Có khả năng tham mưu xây dựng các nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực công nghệ thông tin;
- Có khả năng tổ chức thực hiện các
nhiệm vụ thuộc chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh công nghệ thông tin.
3.5. Phòng Thông tin - Báo chí -
Xuất bản
a) Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo,
bồi dưỡng:
- Có trình độ đại học trở lên chuyên ngành báo chí, xuất bản, thông tin đối ngoại, thông tin cơ
sở;
- Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ
thông tin nâng cao theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày
11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công
nghệ thông tin;
- Tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn:
Đào tạo kiến thức, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong
công tác quản lý; tập huấn, đào tạo công vụ, hành chính; đào tạo cung cấp, xử
lý thủ tục hành chính.
b) Tiêu chuẩn về trình độ
lý luận chính trị: Có trình độ lý luận chính trị trung
cấp trở lên.
c) Tiêu chuẩn về năng lực, chuyên
môn, nghiệp vụ:
- Nắm vững chủ trương, đường lối,
chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước, định hướng phát triển
báo chí, xuất bản, in, phát hành, thông tin đối ngoại,
thông tin cơ sở của Quốc gia, ngành, địa phương;
- Am hiểu tình hình chính trị và kinh
tế - xã hội của địa phương, trong nước, các nước trong khu vực và trên thế giới;
có khả năng dự báo được tình hình phát triển của ngành ở địa phương;
- Có khả năng tham
mưu xây dựng các nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí, xuất bản;
- Có khả năng tổ chức thực hiện các
nhiệm vụ thuộc chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo
chí, xuất bản, in, phát hành, thông tin đối ngoại, thông tin cơ sở.
3.6. Phòng Kế hoạch - Tài chính
a) Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
- Có ít nhất 01 cán bộ có trình độ đại
học trở lên chuyên ngành Kế hoạch,
tài chính; Kinh tế bưu chính viễn thông, công nghệ thông
tin và các chuyên ngành kinh tế liên quan;
- Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng Công nghệ
Thông tin nâng cao theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày
11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công
nghệ thông tin;
- Tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn:
Đào tạo kiến thức, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý;
tập huấn, đào tạo công vụ, hành chính.
b) Tiêu chuẩn về trình độ lý luận
chính trị: Có trình độ lý luận chính trị trung cấp trở lên.
c) Tiêu chuẩn về năng lực, chuyên
môn, nghiệp vụ:
- Nắm vững chủ trương, đường lối,
chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước, chính sách về kế hoạch,
tài chính của Quốc gia, ngành, địa phương;
- Am hiểu và có khả năng thực hiện
các công việc liên quan đến kế hoạch, tài chính của các dự án liên quan đến
lĩnh vực thông tin và truyền thông;
- Có khả năng xây dựng, hướng dẫn, tổ
chức thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến kế hoạch, tài chính;
- Có năng lực thực hiện và quản lý
công tác tài chính; điều phối và quản lý các nguồn kinh phí thuộc các dự án,
kinh phí sự nghiệp thuộc ngành quản lý theo chế độ tài
chính hiện hành;
- Có khả năng lập quyết toán, báo cáo
tài chính các dự án hoàn thành, thực hiện báo cáo quyết toán các nguồn kinh phí
thuộc lĩnh vực ngành quản lý theo quy định của pháp luật;
- Có nghiệp vụ quản lý tài sản công,
hồ sơ và tài liệu của Nhà nước thuộc quyền quản lý của Phòng.
4. Công chức chuyên trách về Công
nghệ thông tin
Công chức chuyên trách về Công nghệ
thông tin phải đạt chuẩn theo quy định tại Quyết định số 34/2013/QĐ-UBND
của UBND tỉnh Hà Tĩnh ngày 09/8/2013 về việc ban hành quy định về tiêu chuẩn
nghiệp vụ đối với cán bộ thực hiện nhiệm vụ chuyên trách về
công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.
5. Công chức phòng Văn hóa và Thông tin
a) Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo,
bồi dưỡng:
Mỗi huyện phải có ít nhất 01 công chức
đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
- Có trình độ đại học trở lên thuộc
các chuyên ngành thông tin và truyền thông;
- Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ
thông tin nâng cao theo quy định tại Thông tư số
03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn
kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;
- Tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn:
Đào tạo kiến thức, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin; đào tạo nghiệp vụ
thông tin và truyền thông; đào tạo cải cách hành chính; đào tạo quản lý nhà nước;
đào tạo cung cấp, xử lý thủ tục hành chính.
b) Tiêu chuẩn về trình độ lý luận
chính trị: Có trình độ lý luận chính trị trung cấp trở lên.
c) Tiêu chuẩn về năng lực, chuyên
môn, nghiệp vụ:
- Nắm vững chủ trương, đường lối, chính
sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước, định hướng phát triển
thông tin và truyền thông của Quốc gia, ngành, địa phương;
- Am hiểu tình hình chính trị và kinh tế - xã hội của địa phương,
trong nước, các nước trong khu vực và trên thế giới; có khả năng dự báo được
tình hình phát triển của ngành ở địa phương;
- Có khả năng tham mưu xây dựng các
nhiệm vụ quản lý Nhà nước tại địa phương trong lĩnh vực thông tin và truyền
thông;
- Có khả năng tổ chức thực hiện các
nhiệm vụ thuộc chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh thông tin và truyền thông.
6. Đài Truyền thanh - Truyền hình
cấp huyện
a) Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo,
bồi dưỡng:
- Có trình độ trung cấp trở lên
chuyên ngành báo chí, phát thanh, truyền hình;
- Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ
thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014
của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông
tin;
- Tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn:
Đào tạo nghiệp vụ thông tin và truyền thông.
b) Tiêu chuẩn về trình độ lý luận
chính trị: Có trình độ lý luận chính trị sơ cấp trở lên.
c) Tiêu chuẩn về năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ:
- Nắm vững chủ trương, đường lối,
chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước, định hướng phát triển
thông tin và truyền thông của Quốc gia, ngành, địa phương;
- Am hiểu tình hình chính trị và kinh
tế - xã hội của địa phương, trong nước;
- Có khả năng biên tập, sản xuất các
chương trình phát thanh, truyền hình;
- Có khả năng vận hành các trang thiết
bị trong hệ thống phát thanh, truyền hình.
7. Công chức Văn hóa xã hội cấp xã
Chuẩn hóa công chức Văn hóa xã hội cấp xã theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 06/TT-BNV
ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách,
tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn; Điều
6 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về công chức xã,
phường, thị trấn; Điều 36 Luật Cán bộ, công chức.
Công chức Văn hóa xã hội cấp xã sau
khi được tuyển dụng cần tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn: Kiến thức, kỹ năng ứng
dụng công nghệ thông tin; nghiệp vụ thông tin và truyền thông; quản lý nhà nước;
bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã; cán bộ xây dựng nông
thôn mới.
8. Cán bộ truyền thanh cơ sở
a) Tiêu chuẩn về năng lực, chuyên
môn, nghiệp vụ:
- Có khả năng biên tập, sản xuất các
chương trình phát thanh;
- Có khả năng vận hành các trang thiết
bị trong hệ thống phát thanh;
- Bố trí cán bộ
Văn hóa xã làm công tác truyền thanh cơ sở;
- Khi được phụ trách trạm truyền
thanh cơ sở thì phải học khóa đào tạo nghiệp vụ văn hóa thông tin.
III. DỰ KIẾN NHU CẦU ĐÀO TẠO
Rà soát theo thực trạng nguồn nhân lực,
các tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng, trình độ chính trị và các tiêu
chuẩn về năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ thì nhu cầu đào tạo của tỉnh đến năm 2020
như sau:
1. Ban chỉ đạo Công nghệ thông tin
của tỉnh: 100% đã đạt chuẩn.
2. CIO:
Đào tạo ngắn hạn:
- Đào tạo kiến thức, kỹ năng ứng dụng
công nghệ thông tin trong công tác quản lý: 04 người;
- Đào tạo bảo mật
an toàn, an ninh thông tin: 19 người;
- Đào tạo công vụ, hành chính: 12 người;
- Đào tạo kỹ năng liên quan đến lãnh đạo: 04 người;
- Đào tạo cung cấp, xử lý thủ tục hành chính: 06 người;
- Đào tạo về Khung kiến trúc Chính
quyền điện tử: 33 người.
3. Công chức các phòng chuyên môn
của Sở Thông tin và Truyền thông
a) Văn
phòng Sở: Đào tạo ngắn hạn:
- Đào tạo kiến thức, kỹ năng ứng dụng
công nghệ thông tin trong tác nghiệp: 04 người;
- Đào tạo nghiệp vụ thông tin và truyền
thông: 05 người;
- Đào tạo cải cách hành chính: 04 người;
- Đào tạo quản lý nhà nước: 03 người.
b) Phòng Bưu chính Viễn thông:
Đào tạo ngắn hạn: Đào tạo cải cách
hành chính: 01 người.
c) Phòng Công nghệ Thông tin: Đào tạo ngắn hạn:
Đào tạo ít nhất 1 trong 5 chuẩn kỹ
năng nhân lực công nghệ thông tin chuyên nghiệp theo quy định tại Thông tư số
11/2015/TT-BTTTT ngày 05/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Thông tin
và Truyền thông:
- Chuẩn kỹ năng Cơ sở dữ liệu
(Database skill standard): 01 người;
- Chuẩn kỹ năng Hệ thống mạng
(Network system skill standard): 01 người;
- Chuẩn kỹ năng Quản lý hệ thống công
nghệ thông tin (System management skill standard): 01 người;
- Chuẩn kỹ năng An toàn thông tin (Information security skill standard): 01 người;
- Chuẩn kỹ năng Thiết kế và phát triển
phần mềm (Software design and development skill standard):
01 người.
d) Phòng Thông tin - Báo
chí - Xuất bản: Đào tạo ngắn hạn:
Đào tạo về quản lý nhà nước: 01 người.
4. Công chức chuyên trách về Công
nghệ thông tin
a) Cấp sở, ban, ngành, huyện: Đào tạo ngắn hạn: Đào tạo về quản lý nhà nước về công nghệ thông tin:
17 người.
b) Cấp xã: Đào tạo ngắn hạn: Đào tạo
về quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông: 115 người. (Thành phố Hà
Tĩnh: 05 người; Thị xã Hồng Lĩnh: 01 người; Huyện Can Lộc: 17 người; huyện Đức
Thọ: 08 người; Huyện Hương Khê: 01 người; Huyện Thạch Hà: 14 người; Huyện Lộc
Hà: 07 người; Huyện Cẩm Xuyên: 19 người; Huyện Kỳ Anh và
Thị xã Kỳ Anh: 14 người; Huyện Nghi Xuân: 01 người; Huyện Vũ Quang: 01 người;
Huyện Hương Sơn: 27 người).
5. Công chức Phòng Văn hóa thông
tin: Đào tạo ngắn hạn:
- Đào tạo kiến thức, kỹ năng ứng dụng CNTT trong quản lý: 18 người;
- Đào tạo nghiệp vụ thông tin và truyền
thông: 18 người;
- Đào tạo cải cách hành chính: 17 người;
- Đào tạo quản lý nhà nước: 08 người;
- Đào tạo cung cấp, xử lý thủ tục
hành chính: 07 người.
6. Đài Truyền thanh - Truyền hình
cấp huyện:
Đào tạo ngắn hạn: Đào tạo nghiệp vụ
thông tin và truyền thông: 144 người.
7. Công chức văn hóa xã hội cấp
xã: Đào tạo ngắn hạn:
- Kiến thức, kỹ năng ứng dụng CNTT
trong tác nghiệp: 154 người;
- Nghiệp vụ thông tin và truyền
thông: 115 người;
- Quản lý nhà nước về thông tin và
truyền thông: 117 người;
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
cấp xã: 68 người;
- Đào tạo bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới: 111 người.
7. Cán bộ truyền thanh cơ sở:
Đào tạo ngắn hạn: Đào tạo nghiệp vụ
thông tin và truyền thông: 43 người.
IV. KINH PHÍ
1. Kinh
phí: Tổng số: 2.322 triệu đồng (Hai tỷ ba trăm hai
mươi hai triệu đồng)
Cụ thể:
+ Năm 2017: 970 triệu đồng;
+ Năm 2018: 460 triệu đồng;
+ Năm 2019: 460 triệu đồng;
+ Năm 2020: 432 triệu đồng.
Nguồn vốn: Sự nghiệp đào tạo cấp tỉnh, huyện, xã và của ngành thông tin và truyền
thông (Đối với các đơn vị cán bộ chưa có trình độ đại học và trình độ trung cấp
chuyên ngành thông tin và truyền thông theo tiêu chuẩn đặt ra của Đề án có trách
nhiệm bố trí nhân lực đủ điều kiện hoặc cử cán bộ đi học tập, nâng cao trình độ.
Không sử dụng nguồn ngân sách nhà nước đối với nhiệm vụ đào tạo này).
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Thông tin
và Truyền thông
Là cơ quan thường trực chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thực hiện Đề án;
tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các chính sách cụ thể về đào tạo, phát triển,
quy hoạch bố trí và sử dụng nguồn nhân lực;
Giúp UBND tỉnh
theo dõi, tổng hợp, đôn đốc các cấp các ngành thực hiện kế
hoạch theo phân công của UBND tỉnh.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Trên cơ sở các nhiệm vụ UBND tỉnh
giao, phối kết hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức
triển khai thực hiện Đề án, đảm bảo đúng mục tiêu, chất lượng và hiệu quả.
3. Sở Tài chính
Cân đối, đảm bảo nguồn kinh phí để thực
hiện Đề án; thẩm định nguồn kinh phí đào tạo hàng năm trình UBND tỉnh phê duyệt.
Quản lý và cấp phát kinh phí kịp thời,
theo dõi kiểm tra, quyết toán kinh phí theo quy định.
4. Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã
Hàng năm tiến hành rà soát các cán bộ
thuộc đối tượng của Đề án, chủ động đề xuất với các cơ quan, chức năng của tỉnh
cho phép tham gia các khóa đào tạo, tập huấn nhằm chuẩn hóa cán bộ.
Sắp xếp, bố trí cán bộ đủ tiêu chuẩn
thực hiện các nhiệm vụ về thông tin và truyền thông của đơn vị theo đúng tiêu
chuẩn đã quy định trong Đề án.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Nội vụ, Giám đốc (Thủ trưởng) các Sở, ban, ngành cấp
tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã, các xã, phường, thị trấn căn
cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các PVP UBND tỉnh;
- Các Phó VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, VX1;
- Gửi:
+ Bản giấy: TP không nhận được bản
ĐT;
+ Bản điện tử: Các thành phần
khác.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đặng Quốc Khánh
|