Quyết định 93/QĐ-UBND về Chương trình công tác năm 2019 do tỉnh Quảng Nam ban hành

Số hiệu 93/QĐ-UBND
Ngày ban hành 10/01/2019
Ngày có hiệu lực 10/01/2019
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Nam
Người ký Đinh Văn Thu
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 93/QĐ-UBND

Quảng Nam, ngày 10 tháng 01 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC NĂM 2019

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2019;

Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 14/NQ-TU ngày 03/12/2018 của Tỉnh ủy, Nghị quyết số 35/2018/NQ-HĐND ngày 06/12/2018 của HĐND tỉnh về nhiệm vụ năm 2019;

Theo đề nghị của Chánh Văn phòng UBND tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Chương trình công tác năm 2019 của UBND tỉnh Quảng Nam với các nội dung chính sau:

I. MỤC TIÊU NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM 2019:

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện ba nhiệm vụ đột phá chiến lược: phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, cải thiện môi trường đầu tư và phát triển nguồn nhân lực. Thực hiện hiệu quả tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và năng lực cạnh tranh. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ; khuyến khích khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã kiểu mới. Thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững; các chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn, kinh tế - xã hội miền núi. Cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, nâng cao chất lượng giáo dục, y tế. Ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu; chủ động phòng, tránh thiên tai; tăng cường quản lý nhà nước về tài nguyên, bảo vệ môi trường; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử; tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế. Bảo đảm quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Phấn đấu đạt các chỉ tiêu (14 chỉ tiêu): (1)Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng 7-7,5% so với năm 2018; (2) Tổng vốn đầu tư toàn xã hội chiếm 30% GRDP; (3) Phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu thu ngân sách Trung ương giao năm 2019; (4) Phấn đấu có thêm 13 xã nông thôn mới; (5) Phấn đấu giảm trên 5.000 hộ nghèo; (6) Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 62%; (7) số giường bệnh đạt 37giường/vạn dân (không tính giường trạm y tế xã); (8) Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân còn dưới 11%; (9) Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 93%; (10) Tỷ lệ che phủ rừng đạt 57,7%; (11) Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh 93,8%; (12) Tỷ lệ dân số đô thị sử dụng nước sạch 77%; (13) Tỷ lệ chất thải rắn đô thị được thu gom 90%; (14) Hoàn thành 100% chỉ tiêu gọi công dân nhập ngũ.

II. CÁC GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH, THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KTXH VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2019

1. Triển khai thực hiện kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế theo chỉ đạo của Chính phủ; thực hiện tốt chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với tăng trưởng bền vững.

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2019; Quyết định số 3678/QĐ-UBND ngày 07/12/2018 của UBND tỉnh về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019; 3679/QĐ-UBND ngày 07/12/2018 về một số giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2019.

Tiếp tục đổi mới mô hình, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa. Xây dựng kế hoạch và giải pháp phù hợp để phát triển bền vững kinh tế biển.

Tập trung đẩy mạnh thu hút và triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án đầu tư, nhất là tại khu vực ven biển, các dự án vùng Đông Nam theo Kết luận, Nghquyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh: Kết luận số 25-KL/TU, ngày 27/4/2016 của Tỉnh ủy, vùng Tây của tỉnh theo Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 17/8/2016 của Tỉnh ủy; Nghị quyết số 08-NQ/TU, ngày 27/12/2016 của Hội nghTỉnh ủy lần thứ sáu khóa XXI về phát triển du lịch Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Nghị quyết số 31/2018/NQ-HĐND ngày 28/9/2018 về Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 1, Điều 2 Nghị quyết số 12/2017/NQ-HĐND ngày 19/4/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2025...

Tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, sản xuất hàng hóa chất lượng cao, ứng dụng khoa học công nghệ. Tập trung xúc tiến, triển khai các nhóm dự án nâng cao hiệu quả kinh tế rừng, khai thác sản phẩm dưới tán rừng thuộc vùng Tây của tỉnh.

Tăng cường đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng khu, cụm công nghiệp, Khu kinh tế mở Chu lai. Phát triển mạnh ngành công nghiệp cơ khí lắp ráp ô tô; các ngành công nghiệp phụ trợ, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến, chế tạo, điện tử và vin thông, năng lưng mới và năng lưng tái tạo. Tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao thông qua lựa chọn, thu hút các dự án có quy mô lớn, thân thiện môi trường. Thu hút các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động phổ thông đầu tư vào khu vực nông thôn, miền núi, tạo việc làm cho lao động nông thôn.

2. Thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy việc đổi mới, sáng tạo và khi nghiệp ở các doanh nghiệp.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Tập trung đẩy mạnh hơn nữa công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư. Kịp thời triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp; các cơ chế đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Thúc đẩy việc đổi mới, sáng tạo và khởi nghiệp ở các doanh nghiệp.

Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư vào các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục, dạy nghề, thể thao và môi trường. Phấn đấu trong năm 2019, phát triển thêm khoảng 1.000 doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp hoạt động lên 7.700 doanh nghiệp; phát triển thêm 30 hợp tác xã, nâng số hợp tác xã hoạt động lên 326 hợp tác xã.

3. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả ba nhiệm vụ đột phá theo Kết luận số 37-KL/TU, ngày 19/7/2016 của Tỉnh ủy

Triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; các quy hoạch ngành, lĩnh vực đã được phê duyệt; Xây dựng và ban hành Quy định quản lý theo điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế mở Chu Lai đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050. Tiếp tục phát triển, khớp nối hạ tầng giao thông thông suốt. Đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành các dự án, đề án trọng điểm của tnh; tăng cường quản lý hiện trạng, chỉ đạo quyết liệt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế, hạ tầng đô thị theo quy hoạch phát triển đô thị của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Cải thiện mạnh mẽ hơn nữa môi trường đầu tư nhằm huy động tối đa các nguồn lực, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Tiếp tục rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, nâng cao hơn nữa chỉ số hài lòng của tổ chức, người dân và doanh nghiệp đối với bộ máy hành chính. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giao dịch giải quyết công việc; nâng cao hơn nữa chỉ số hài lòng của tổ chức, người dân và doanh nghiệp đối với bộ máy hành chính.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp về phát triển nguồn nhân lực, trọng tâm là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo thêm việc làm mới, tích cực chuyển dịch cơ cấu lao động.

4. Đẩy mạnh đa dạng hóa các hình thức huy động, tạo nguồn vốn cho đầu tư phát triển; tăng cường kỷ luật tài chính ngân sách

Tập trung nguồn vốn nhà nước cho các dự án phát triển hạ tầng trọng điểm, sức lan tỏa lớn để tạo động lực phát triển. Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các dự án FDI, khuyến khích các dự án đang hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất. Tập trung đầu tư những dự án trọng điểm, mang tính đột phá, có sức lan tỏa cao và bền vững nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển. Quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư; kiểm soát chặt nợ xây dựng cơ bản; tập trung thu hồi nguồn vốn nợ tạm ứng. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra; triển khai quyết liệt các giải pháp chống thất thu ngân sách.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ