ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
890/QĐ-UBND
|
Kon
Tum, ngày 14 tháng
9 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN KHUNG CÁC NHIỆM VỤ BẢO TỒN NGUỒN GEN CẤP TỈNH GIAI ĐOẠN
2021-2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm
2015; Luật sửa đổi,
bổ sung một số Điều
của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm
2008;
Căn cứ Quyết định số 1671/QĐ-TTg, ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình bảo
tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Căn cứ Thông tư 17/2016/TT-BKNCN
ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc quy định
quản lý thực hiện Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến
năm 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học
và Công nghệ.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án khung các nhiệm vụ bảo tồn nguồn
gen cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025, với các nội dung sau:
1. Nhu cầu về
nguồn gen và tính cấp thiết
1.1. Khái quát chung
Kon Tum là tỉnh miền núi, biên giới, nằm
ở phía Bắc của Tây Nguyên, có tọa độ địa lý từ 13°55'0"B
- 15°27'15"B vĩ độ Bắc, 107°20'15"Đ - 108°32'30"Đ kinh độ Đông. Phía Tây giáp
Lào và Campuchia với 292,522 km đường biên giới (trong đó tiếp giáp Cộng hòa
dân chủ Nhân dân Lào 154,222 km; Vương quốc Campuchia 138,3km), phía Bắc giáp tỉnh
Quảng Nam (142km), phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi (74km), phía Nam giáp tỉnh
Gia Lai (203km). Diện tích tự nhiên 9.674,18 km2.
Kon Tum có tổng diện tích đất lâm
nghiệp (năm 2020) là: 781.153,06 ha, chiếm 80,75% diện tích tự nhiên. Trong đó:
diện tích có rừng là: 609.468,58 ha, diện tích đất đồi núi không có rừng là:
171.684,5ha, độ che phủ khoảng 63%. Rừng Kon Tum phần lớn là rừng nguyên sinh
có nhiều gỗ quý như: Cẩm lai (Dalbergia oliveri), Dáng hương (Pterocarpus macrocarpus), Pơ mu (Fokienia hodginsii),
Thông (Pinus krempfii),... một số lâm sản dưới tán rừng có giá trị kinh
tế và dược liệu cao như: Sâm Ngọc Linh (Panax
vietnamensis), Sa nhân (Amonum
xanthioides), thông nhựa,... Hệ động vật, có trên 100
loài thú, 350 loài chim và nhiều loài động vật khác, trong đó có thể kể đến một
số loài quý hiếm, đặc hữu như Vooc chà vá chân xám, Bò tót,...
Tỉnh Kon Tum có 09 huyện và 01 thành
phố với 102 xã, phường, thị trấn1; dân số 543.000
người, với 42 dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 53%, gồm
07 dân tộc thiểu số tại chỗ2. Tổng sản phẩm trên
địa bàn (GRDP) năm 2019 ước đạt 14.782 tỷ đồng; Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo
hướng tích cực, tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng và ngành thương mại dịch
vụ tăng; ngành nông lâm - thủy sản giảm Thu nhập bình quân đầu người đạt 41,28
triệu đồng năm 20193.
1.2. Nhu cầu về nguồn gen và tính
cấp thiết
1.2.1. Thực trạng công tác bảo tồn
nguồn gen trên địa bàn tỉnh
Công tác bảo tồn các nguồn gen quý hiếm,
đặc hữu trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã được quan tâm triển khai thực
hiện, qua đó đã hình thành một số cơ sở bảo tồn nhằm bảo vệ những loài quý hiếm,
đặc hữu, có giá trị khoa học và kinh tế cao; đã triển khai một số nhiệm vụ điều
tra đa dạng sinh học và giám sát các loài quý hiếm và đặc hữu tại tại Vườn quốc
gia Chư Mom Ray, Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh và trên địa bàn huyện Kon
Plông đối với các loài đặc hữu, quý hiếm như: Báo gấm, khỉ mặt đỏ, Voọc chà vá
chân xám, Bò tót, Bò rừng, Hươu, Nai; Trắc, Cẩm lai, Giáng
hương,... Một số cơ sở bảo tồn chuyển chỗ đã được triển khai, chủ yếu được
thành lập trong Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên và Rừng đặc dụng trên địa bàn
của tỉnh4.
Kết quả nghiên cứu của một số đề tài,
dự án cấp tỉnh đã triển khai công tác nghiên cứu, đánh giá các điều kiện sinh
trưởng và phát triển; xác định phương pháp nhân giống, xây dựng quy trình kỹ
thuật trồng, chăm sóc phục vụ công tác bảo tồn và phát triển các nguồn gen đối
với các loài thực vật đặc hữu, quý hiếm của tỉnh như: Sâm Ngọc Linh, Đẳng Sâm,
Ngũ vị tử, Lan Kim tuyến, một số loài lan nhập nội, lan bản địa (Hồ điệp,
Dendro, Giả hạt, Trúc phật bà,...), trong đó đối với cây Sâm Ngọc Linh, Đẳng
Sâm, Lan Kim tuyến,... bước đầu đã thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng và đã được
khai thác phát triển, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
trên địa bàn tỉnh (Sâm Ngọc Linh khoảng 629,71 ha, sản lượng đạt khoảng 148,5 tấn(5); Đẳng Sâm 399,8 ha; Đương quy 52 ha,..6. Một số loài thủy sản cá nước lạnh (nhập nội) có
giá trị kinh tế cao đã được nghiên cứu, chuyển giao công nghệ ươm ấp giống,
nuôi thương phẩm và đã được triển khai sản xuất như: cá hồi, cá tầm trên địa
bàn huyện Kon Plông của tỉnh.
1.2.2. Tư liệu hóa nguồn gen.
- Về tài nguyên dược liệu, đã điều
tra, thống kê phân loại được 853 loài cây thuốc và nấm lớn thuộc 549 chi, 191 họ
của 6 ngành thực vật và 124 loài động vật có công dụng làm thuốc thuộc 107 chi,
87 họ của 4 ngành động vật có xương sống và không xương sống; cơ sở dữ liệu đã
được biên tập, in ấn, phát hành phục vụ công tác quản lý và hoạt động nghiên cứu
trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
- Đã điều tra thống kê được 880 loài
động vật và 1895 loài thực vật tại Vườn quốc gia Chư Mom Ray. Sưu tập, bảo tồn
exitu 120 loài lan rừng, bảo tồn các loại sinh vật quý như gỗ tại Vườn Quốc gia
Chư Mom Ray.
1.2.3. Nhu cầu và tính cấp thiết
Trong thời gian qua, mặc dù công tác
nghiên cứu phục vụ bảo tồn một số nguồn gen có giá trị kinh tế, giá trị khoa học
đã các cấp, các ngành đã quan tâm triển khai thực hiện, một
số đối tượng đã thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng và đã được khai thác, phát triển phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên,
nhiều nguồn gen đặc hữu, quý hiếm có giá trị kinh tế, giá trị khoa học chưa được
điều tra, thu thập, đánh giá nguồn gen để phục vụ công tác bảo tồn. Công tác
nghiên cứu điều tra, thu thập bổ sung các nguồn gen mới và
lưu giữ an toàn nguồn gen; công tác nghiên cứu các quy trình kỹ thuật công nghệ,
biện pháp kỹ thuật để khai thác nhằm sử dụng nguồn gen có giá trị khoa học, giá
trị ứng dụng còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu bảo tồn, khai thác và phát
triển, phục vụ phát triển bền vững trong các lĩnh vực: nông nghiệp, y - dược,
công nghiệp, sinh thái môi trường,..; công tác đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật,
đào tạo nguồn nhân lực trong các tổ chức khoa học và công nghệ, Vườn Quốc gia
Chư Mom Ray, Rừng đặc dụng Đăk Uy, Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh chưa đáp ứng
yêu cầu; chưa có tổ chức tham gia thành viên Mạng lưới quỹ gen quốc gia. Nguồn
kinh phí đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng phục vụ công tác
bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen của tỉnh còn hạn chế.
Với điều kiện tự nhiên đặc thù, Kon
Tum là tỉnh có đa dạng sinh học cao về các loài động thực vật bậc cao và các kiểu
hệ sinh thái, có 3 khu rừng đặc dụng là Vườn quốc gia Chư Mom Ray, Khu bảo tồn thiên
nhiên Ngọc Linh, Rừng đặc dụng Đăk Uy; có 03 huyện nằm ở phía đông dãy Trường
Sơn (huyện Kon Plông, huyện Tu Mơ Rông, huyện Đăk Glei), có diện tích tự nhiên
gần 400.000 ha (chiếm hơn 40% diện tích toàn tỉnh), đây là những địa bàn có diện
tích diện tích rừng và đất rừng lớn; khí hậu mát mẻ quanh năm, là khu vực có rất
nhiều động thực vật đặc hữu, quý hiếm thuộc nhóm IA, IB và một số loài thủy sản
nước ngọt có giá trị kinh tế, giá trị khoa học và giá trị ứng dụng cao cần được
nghiên cứu để bảo tồn các nguồn gen, cụ thể:
- Hệ thực vật: các loài thực vật đặc
hữu, quý, hiếm thuộc nhóm IA (sâm Ngọc Linh, Lan Kim Tuyến); Nhóm IIA (Trắc,
Cẩm lai, Giáng hương quả to, Đẳng Sâm,..)...; các loài lan rừng quý, hiếm
như lan hài vân, lan giả hạt,...
- Hệ động vật: có một số động vật thuộc
nhóm IB (Chà vá chân xám, Chà vá chân nâu, Chà vá chân đen, Bò tót,...) là
các các loài động vật hoang dã nguy cấp có giá trị khoa học cao.
- Thủy sản nước ngọt: tỉnh Kon Tum có
mạng lưới sông, suối phong phú, với tiềm năng mặt nước hơn 22.000 ha, các hệ
sinh thái thủy sinh vật trong hồ cũng rất đa dạng, đặc biệt là nguồn lợi cá nước
ngọt, trong đó một số đối tượng có giá trị kinh tế cao như mõm trâu, trà sóc, sọc
dưa, cá niên, cá cơm... cần được bảo tồn, phục vụ khai thác và phát triển.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, việc
triển khai xây dựng và triển khai Đề án khung các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp
tỉnh giai đoạn 2021-2025 nhằm điều tra, thu thập, đánh giá, bảo tồn, khai thác
và phát triển các nguồn gen phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh
Kon Tum là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết.
1.3. Căn cứ xây dựng đề án
- Luật Đa dạng sinh học số
20/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008;
- Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11
tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều Luật Đa dạng sinh học;
- Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22
tháng 01 năm 2019 Nghị định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng
nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật,
thực vật hoang dã nguy cấp;
- Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 31
tháng 7 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược quốc gia về đa
dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Quyết định số 1671/QĐ-TTg ngày 28
tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình bảo tồn
và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
- Thông tư số 17/2016/TT-BKNCN ngày
01 tháng 9 năm 2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc quy định quản lý thực
hiện chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng
đến năm 2030;
- Nghị quyết số 56/2016/NQ-HĐND ngày
19 tháng 8 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về quy hoạch bảo tồn đa dạng
sinh học trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 253/QĐ-UBND ngày 05
tháng 10 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng
sinh học tỉnh Kon Tum đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
- Văn bản số 161/BKHCN-CNN ngày 21
tháng 01 năm 2020 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc xây dựng Đề án khung nhiệm
vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen cấp tỉnh.
2. Mục tiêu
a) Mục tiêu tổng quát
Bảo tồn, khai thác và phát triển an
toàn, bền vững nguồn gen quý, hiếm, có giá trị cao về kinh tế, khoa học, y dược,
môi trường (các nguồn gen cây trồng nông lâm nghiệp, cây dược liệu, vật nuôi,
thủy sản, vi sinh vật có ích,..), góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, phục vụ
nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum.
b) Mục tiêu cụ thể
- Điều tra, thu thập, đánh giá 5-7 nguồn
gen cây trồng, vật nuôi, thủy sản, nấm, vi sinh vật trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
- Nghiên cứu quy trình công nghệ, biện
pháp kỹ thuật nhằm chuyển giao ứng dụng trong nhân giống, nuôi trồng, đáp ứng
yêu cầu công tác quản lý, khai thác và sử dụng bền vững các nguồn gen, phục vụ
công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân, bảo vệ môi trường,
phát triển kinh tế và bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.
- Đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu
công tác nghiên cứu, bảo tồn nguồn gen động thực vật quý hiếm, có giá trị ứng dụng
trên địa bàn tỉnh, từng bước đáp ứng điều kiện để tham gia thành viên Mạng lưới
quỹ gen quốc gia.
- Tư liệu hóa các nguồn gen quý hiếm,
đặc hữu của tỉnh đáp ứng công tác quản lý, khai thác, phát triển và chia sẻ
thông tin về nguồn gen.
- Triển khai lưu giữ an toàn các nguồn
gen bản địa, quý hiếm có giá trị khoa học và giá trị kinh tế cao để phục vụ bảo
tồn và khai thác phát triển.
3. Nội dung cần
giải quyết
3.1. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học
và công nghệ trong công tác bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen sinh vật trên
địa bàn tỉnh
- Điều tra, thu thập các nguồn gen đặc
hữu, quý hiếm có giá trị khoa học và giá trị ứng dụng trên địa bàn tỉnh.
- Thu thập, đánh giá các nguồn gen
cây trồng, vật nuôi mới có giá trị kinh tế cao để phục vụ khai thác, phát triển
sản xuất trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
- Lưu giữ các
nguồn gen đặc hữu quý, hiếm có giá trị khoa học và giá trị kinh tế tại Phòng
thí nghiệm; các cơ sở bảo tồn trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu các nguồn
gen đặc hữu, quý hiếm của tỉnh.
* Một số nhiệm vụ ưu tiên:
- Điều tra xác định vùng phân bố, số
lượng loài, giá trị sử dụng loài Trắc (Dalbergia
cochinchinensis) tại Vuờn quốc gia Chư Mom Ray và Rừng
đặc dụng Đăk Uy.
- Điều tra xác định vùng phân bố, số
lượng loài, giá trị sử dụng Cẩm lai (Dalbergia oliveri), Giáng hương quả to (Pterocarpus macrocarpus) tại Vườn quốc gia Chư Mom
Ray.
- Điều tra, thu thập xác định vùng
phân bố, đặc điểm sinh học; nghiên cứu thuần dưỡng và sản
xuất nhân tạo của cá Mõm trâu, cá Trà sóc,...
- Nghiên cứu, đánh giá các nguồn gen:
cây lan một lá (Nervilia fordii (Hance) Schltr); cây 7 lá một hoa (Paris poluphylla Sm),... phục vụ công tác bảo
tồn, khai thác và phát triển.
- Điều tra, thu thập và đánh giá các
nguồn gen đặc hữu (thủy sản: giống cá niên,..; các loại cây trồng: nếp than, gạo
đỏ, cốt toái bổ, chè dây, chè rừng,...; động vật: bò tót,...); chuyển giao, ứng
dụng tiến bộ kỹ thuật để phục tráng, thuần chủng nguồn gen cây trồng, vật nuôi,
thủy sản, nấm, vi sinh vật,.... trên địa bàn tỉnh.
- Triển khai lưu giữ tại các phòng
thí nghiệm, cơ sở bảo tồn trên địa bàn tỉnh đối với các nguồn gen có giá trị
khoa học, giá trị kinh tế để phục vụ bảo tồn và khai thác phát triển phục vụ
phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
(Chi
tiết tại Phụ lục 1, 2 kèm theo)
3.2. Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật
- Đầu tư nâng cấp
cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm cho các tổ chức khoa học và công nghệ công lập
(Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng và dịch vụ khoa học và công nghệ) phục vụ
nghiên cứu chọn tạo, thực nghiệm và lưu giữ các nguồn gen giống cây trồng có
giá trị khoa học và giá trị kinh tế cao.
- Đầu tư cơ sở vật
chất phục vụ công tác bảo tồn tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, Vườn quốc
gia Chư Mom Ray, Rùng đặc dụng Đăk Uy,... hình thành các cơ sở bảo tồn các nguồn
gen động thực vật quý hiếm, đặc hữu của tỉnh.
- Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp
đầu tư xây dựng các cơ sở nghiên cứu, phân tích, kiểm định,
kiểm nghiệm, sản xuất, bảo quản, chế biến các sản phẩm công nghệ sinh học, sản
phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
3.3. Tư liệu hóa các nguồn gen tỉnh
Kon Tum
- Thu thập, hệ thống hóa dữ liệu về
nguồn gen ở các tổ chức nghiên cứu nguồn gen và giống cây trồng, vật nuôi bản địa,
quý hiếm về đặc điểm phân bố, hình thái phân loại, đặc điểm dinh dưỡng, đặc điểm sinh trưởng, đặc điểm sinh sản,... của các nguồn gen; xây
dựng bản đồ phân bố, tiêu bản, hình ảnh, bảng mô tả, dữ liệu thông tin, số hóa
dữ liệu các nguồn gen,...
- Ứng dụng công nghệ thông tin để xây
dựng cơ sở dữ liệu quỹ gen tỉnh Kon Tum đáp ứng yêu cầu cập
nhật, trao đổi thông tin về nguồn gen.
4. Dự kiến kết quả
- Lưu giữ, bảo quản nguồn gen cây trồng,
vật nuôi, thủy sản, vi sinh vật,... (trong phòng thí
nghiệm; tại các Vườn quốc gia, khu vực bảo tồn thiên nhiên và các khu vực nuôi,
trồng khác).
- Báo cáo khoa học kết quả điều tra,
nghiên cứu các nguồn gen cây trồng, vật nuôi, thủy sản, vi
sinh vật,... trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
- Mô hình bảo tồn, nhân giống, phát
triển sản xuất nguồn gen cây trồng, vật nuôi, thủy sản.
- Cơ sở dữ liệu kết quả điều tra, khảo
sát và thu thập bổ sung nguồn gen cây trồng, vật nuôi, thủy sản, vi sinh vật,... trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
- Cơ sở nghiên cứu, cơ sở bảo tồn:
Phòng thí nghiệm (Phòng nuôi cấy mô; phòng thí nghiệm sinh học; vườn giống cây đầu
dòng,...) của các đơn vị trong tỉnh.
Danh
mục sản phẩm dự kiến
TT
|
ĐỐI TƯỢNG NGUỒN GEN THỰC HIỆN BẢO TỒN
|
GHI
CHÚ
|
1
|
Đẳng sâm (Codonopsis
javanica)
|
Lưu giữ, bảo tồn và khai thác, phát
triển nguồn gen
|
2
|
Lan Kim tuyến (Anoectochilus
sp)
|
Lưu giữ, bảo tồn và khai thác, phát
triển nguồn gen
|
3
|
Lan giả hạt (Dendrobium anosmum)
|
Lưu giữ, bảo tồn và khai thác, phát
triển nguồn gen
|
4
|
Cây lan một lá (Nervilia fordii (Hance)
Schltr)
|
Đánh giá nguồn gen
|
5
|
Cây 7 lá một hoa (Paris poluphylla Sm)
|
Đánh giá nguồn gen
|
6
|
Cá niên (Onvchostoma gerlachi, W.K.H. Peters. 1881)
|
Điều tra, đánh giá nguồn gen
|
7
|
Bò tót (Bos gaums)
|
Điều tra, đánh giá nguồn gen
|
8
|
Nếp than (Philydrum lanuginosum Banks)
|
Điều tra, đánh giá nguồn gen
|
9
|
Chè rừng
|
Điều tra, đánh giá nguồn gen
|
10
|
Cá Mõm trâu (Bangana behri
Fowler, 1937)
|
Điều tra, đánh giá nguồn gen
|
11
|
Cá Trà sóc (Probarbus jullieni)
|
Điều tra, đánh giá nguồn gen
|
12
|
Trắc (Dalbergia cochinchinensis)
|
Điều tra, đánh giá nguồn gen
|
13
|
Cẩm lai (Dalbergia oliveri), Giáng hương quả to (Pterocarpus
macrocarpus)
|
Điều tra, đánh giá nguồn gen
|
5. Kinh phí thực
hiện
- Nguồn kinh phí từ Trung ương hỗ trợ
thuộc chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng
đến năm 2030.
- Nguồn kinh phí địa phương (nguồn
sự nghiệp khoa học và công nghệ của tỉnh; nguồn sự nghiệp của các ngành và huy
động từ nguồn hợp pháp khác...)
- Kinh phí thực hiện theo các quy định
hiện hành.
6. Tổ chức thực
hiện
- Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối
hợp với các địa phương, đơn vị có liên quan tổ chức triển
khai thực hiện theo quy định.
- Các Sở, ban ngành, các đơn vị liên
quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện
có hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ của Đề án. Định kỳ hàng
năm (trước ngày 15/12) báo cáo kết quả thực hiện về Sở Khoa học và Công
nghệ để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 2. Giám đốc các Sở: Khoa học và Công nghệ; Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn; Tài Nguyên và Môi trường; Kế hoạch và Đầu tư,
Tài chính; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Thủ trưởng các đơn vị
và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực từ ngày ký ban
hành./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ Khoa học và Công nghệ (B/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (B/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Các Sở, ban ngành thuộc tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- CVP, PVP UBND tỉnh phụ trách;
- Lưu: VT, KGVX.PTDL.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Thị Nga
|
1 Trong đó có 13 xã biên giới, 25 xã, phường, thị
trấn thuộc khu vực I; 28 xã thuộc khu vực II; 49 xã thuộc khu vực III (54 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn và 66 thôn đặc
biệt khó khăn ở xã khu vực I và II thuộc diện đầu tư Chương trình 135; có 3 huyện thuộc danh sách huyện nghèo giai đoạn 2018-2020 là:
KonPlông, Tu Mơ Rông và Ia H’Drai.
2 Xơ Đăng, Ba Na, Gia Rai, Brâu, Rơ Măm, Giẻ-Triêng,
Hrê (Hre).
3
Số liệu theo Báo cáo số 301/BC-UBND, ngày 26 tháng 11 năm 2019 của
UBND tỉnh Kon Tum, tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2019 và
phương hướng, nhiệm vụ năm 2020
4
Vườn quốc gia Chư Mom Ray: Diện tích 50 ha, đã thiết lập được hai
nhà sưu tập loài cây họ Lan (Orchidaceae) với diện tích
600m2, một vườn ươm thực vật rộng 200m2;
Vườn thực vật ở KBTTN Ngọc Linh: Diện tích 46 ha, đang được quy hoạch; RĐD Đăk
Uy có diện tích 30 ha, sưu tập và bảo vệ được 85 loài thực vật thuộc 43 họ của
25 bộ. Trong đó, Trắc (Dalbergia cochinchinensis) là loài chiếm ưu thế; Vườn
thú (VĐV): Qua điều tra đã ghi nhận được khu nuôi nhốt động vật bán tự nhiên ở
Vườn quốc gia Chư Mom Ray: diện tích 3ha, quy mô chuồng trại và hàng rào bao
quanh đã hoàn thiện; Một số loài động vật rừng có giá trị kinh tế và ý nghĩa
khoa học đang được nuôi bán tự nhiên ở đây như: Lợn rừng, Nai, Hươu với số lượng không nhiều.
(5)
Nguồn: sản lượng khai thác tại Công ty lâm nghiệp Đăk Tô 0,7 ha
được 164,92 kg sản lượng bình quân 235,5 kg/ha từ đó suy ra sản lượng ước tính
145,5 tấn.
(6) (1) Sâm Ngọc Linh Kon Tum: Đã xây dựng
02 vườn giống gốc Sâm Ngọc Linh của tỉnh Kon Tum (hiện đã được cấp chứng chỉ
nguồn giống) và đã phát triển được khoảng 600 ha. Xây dựng vùng chỉ dẫn địa lý Ngọc Linh (gồm 9 xã, thuộc huyện Đăk Glei và huyện Tu Mơ
Rông, theo Quyết định số 2465/QĐ-SHTT ngày 30/7/2018. .. (2) Đẳng sâm: đã xây dựng
các quy trình nhân giống (phương pháp nhân giống từ củ, phương pháp nhân giống
từ hạt và phương pháp nhân giống bằng nuôi cấy mô); kỹ
thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch phù hợp với điều kiện sản
xuất tại địa phương để phục vụ công tác bảo tồn và phát triển cây Đẳng sâm trên địa bàn tỉnh; (3) Ngũ vị tử: đã xây dựng các
quy trình nhân giống bằng hom và gieo hạt; quy trình trồng, chăm sóc để đã chuyển
giao phục vụ sản xuất; (3) Lan Kim tuyến: đã nghiên cứu xác định phương pháp
nhân giống bằng nuôi cấy mô; nghiên cứu xác định công thức phân bón, loại giá
thể và kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch Lan Kim tuyến để chuyển giao phục
vụ sản xuất (4) Cá niên (Onvchostoma gerlachi W.K.H. Peters, 1881): kết
quả bước đầu đã thuần hóa và cho đẻ nhân tạo thành công giống cá này, hiện đang
tiếp tục theo dõi, đánh giá khả năng tăng trưởng và điều kiện nuôi trên địa huyện
Kon Plông, tỉnh Kon Tum.