Quyết định 876/QĐ-BTC năm 2019 về Kế hoạch triển khai giải pháp nâng cao xếp hạng chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới của Việt Nam giai đoạn 2019-2021 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 876/QĐ-BTC
Ngày ban hành 27/05/2019
Ngày có hiệu lực 27/05/2019
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Đinh Tiến Dũng
Lĩnh vực Thương mại

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 876/QĐ-BTC

Hà Nội, ngày 27 tháng 05 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO XẾP HẠNG CHỈ SỐ GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUA BIÊN GIỚI CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2019-2021

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021;

Căn cứ Quyết định số 1254/QĐ-TTg ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch hành động thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạo thuận lợi thương mại giai đoạn 2018-2020;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai các giải pháp nâng cao xếp hạng chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới của Việt Nam giai đoạn 2019-2021.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính, các tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ (để b/c);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ (đ
p/h);
- UBND các t
nh, thành phố trực thuộc TW (để p/h);
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (đ
p/h);
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (để p/h);
- Các Hiệp hội doanh nghiệp;
- Các Thứ trưởng (để chỉ đạo);
- Lưu: VT, TCHQ

BỘ TRƯỞNG




Đinh Tiến Dũng

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO XẾP HẠNG CHỈ SỐ GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUA BIÊN GIỚI CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2019-2021
(Kèm theo Quyết định số 876/QĐ-BTC ngày 27 tháng 5 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

I. Mục tiêu.

Phấn đấu đến năm 2021 nâng xếp hạng chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới tăng 10-15 bậc so với năm 2018; Năm 2019, phấn đấu tăng từ 3-5 bậc so với năm 2018.

II. Quan điểm xây dựng Kế hoạch.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới về các chỉ số thành phần của chỉ số Giao dịch qua biên giới tại Báo cáo “Ưu tiên cải cách nhằm giảm chi phí thương mại và tăng cường năng lực cạnh tranh của việt Nam” phát hành tháng 6/2018 thì:

- Về thời gian:

+ Thời gian thuộc trách nhiệm của cơ quan hải quan chỉ chiếm 11% đối với hàng nhập khẩu, 4% đối với hàng xuất khẩu trong tổng thời gian xuất nhập khẩu qua biên giới.

+ Thời gian thuộc trách nhiệm của đơn vị xếp dỡ, lưu kho tại cảng và logistic chiếm 28% đối với hàng nhập và 50% đối với hàng xuất.

+ Thời gian thuộc trách nhiệm của cơ quan kiểm tra chuyên ngành là rất lớn: Thời gian tuân thủ về chứng từ đối với kiểm tra chuyên ngành (thời gian chuẩn bị hồ sơ xuất nhập khẩu) và thời gian tuân thủ tại cửa khẩu đối với cơ quan ngoài hải quan (thời gian kiểm tra và ra báo cáo kiểm tra) chiếm đến 61% đối với hàng nhập; 46% đối với hàng xuất.

- Về chi phí:

+ Chi phí liên quan đến kiểm tra hải quan và chi phí thuê môi giới hải quan chỉ chiếm 11% đối với hàng nhập và 10% đối với hàng xuất trong tổng chi phí xuất nhập khẩu qua biên giới;

+ Chi phí xếp dỡ, lưu kho tại cảng và chi phí logistic chiếm đến 64% đối với hàng nhập, 63% đối với hàng xuất;

+ Chi phí thực hiện thủ tục tuân thủ kiểm tra chuyên ngành (chi phí chuẩn bị hồ sơ xuất, nhập khẩu) và chi phí kiểm tra chất lượng chiếm 25% đối với hàng nhập, 27% đối với hàng xuất.

[...]