Quyết định 864/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với khai thác, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản giai đoạn 2022-2030 và định hướng đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Số hiệu | 864/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 29/12/2022 |
Ngày có hiệu lực | 29/12/2022 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Kon Tum |
Người ký | Nguyễn Hữu Tháp |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 864/QĐ-UBND |
Kon Tum, ngày 29 tháng 12 năm 2022 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;
Căn cứ Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Căn cứ Quyết định số 1960/QĐ-BNN-TCTS ngày 06 tháng 5 năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 267/TTr-SNN ngày 01 tháng 12 năm 2022 về việc đề nghị phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với khai thác, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản giai đoạn 2022 - 2030 và định hướng đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt “Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với khai thác, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản giai đoạn 2022 - 2030 và định hướng đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Kon Tum” theo như đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 267/TTr-SNN ngày 01 tháng 12 năm 2022 nêu trên (có Phụ lục các nội dung chính của Đề án kèm theo).
1. Các sở, ban ngành, đơn vị thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ được giao chịu trách nhiệm tổ chức triển khai, thực hiện Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với khai thác, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản giai đoạn 2022 - 2030 và định hướng đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Kon Tum đảm bảo hiệu quả, đúng quy định. Định kỳ hằng năm báo cáo tình hình thực hiện Đề án gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để theo dõi, chỉ đạo.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối, theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các đơn vị triển khai thực hiện Đề án; định kỳ hằng năm tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện Đề án về Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum biết, chỉ đạo.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Thủ trưởng các sở, ban ngành, đơn vị thuộc tỉnh; Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CÁC NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN GẮN VỚI KHAI THÁC, BẢO VỆ, TÁI TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI
THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2022 - 2030 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2045 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON
TUM
(Kèm theo Quyết định số: 864/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2022 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Kon Tum)
I. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
1. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành thủy sản theo định hướng thị trường, thân thiện môi trường, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo tồn đa dạng sinh học; thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, an sinh xã hội. Phát triển thủy sản gắn với nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân, xây dựng nông thôn mới.
2. Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng hiệu quả, bền vững; đa dạng hóa đối tượng và phương thức nuôi phù hợp với lợi thế so sánh của từng địa phương; tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi, từ cung ứng giống, vật tư đầu vào, kỹ thuật, nuôi đến chế biến thủy sản; phát triển mạnh nuôi thâm canh ứng dụng công nghệ cao, quy trình thực hành nuôi tốt, an toàn sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái.
3. Thu hút các nguồn lực, các thành phần kinh tế đầu tư phát triển thủy sản hiệu quả với lực lượng doanh nghiệp là nòng cốt. Tập trung đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng đồng bộ; đào tạo, bồi dưỡng, phát triển, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực; tăng cường nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng công nghệ, ưu tiên ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số; đổi mới thể chế và nâng cao năng lực quản lý nhà nước, tổ chức lại sản xuất.
4. Phát triển thủy sản nuôi trồng thủy sản gắn với khai thác, chế biến; bảo vệ, tái tạo nguồn lợi nguồn lợi thủy sản; với bảo vệ môi trường sinh thái, phòng chống dịch bệnh cho các đối tượng nuôi theo hướng bền vững; nâng cao năng lực cạnh tranh và chủ động hội nhập để sớm đưa Kon Tum trở thành khu vực nuôi trồng, chế biến thủy sản vùng Tây nguyên.
5. Khuyến khích phát triển và nhân rộng mô hình nuôi trồng thủy sản gắn với các hoạt động giáo dục, tham quan, du lịch, ẩm thực..., hình thành các khu du lịch lòng hồ các thủy điện Yaly, Pleikrông, Thượng Kon Tum, Sê San. Khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với các hoạt động giáo dục, tham quan, du lịch, ẩm thực.
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 864/QĐ-UBND |
Kon Tum, ngày 29 tháng 12 năm 2022 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;
Căn cứ Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Căn cứ Quyết định số 1960/QĐ-BNN-TCTS ngày 06 tháng 5 năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 267/TTr-SNN ngày 01 tháng 12 năm 2022 về việc đề nghị phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với khai thác, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản giai đoạn 2022 - 2030 và định hướng đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt “Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với khai thác, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản giai đoạn 2022 - 2030 và định hướng đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Kon Tum” theo như đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 267/TTr-SNN ngày 01 tháng 12 năm 2022 nêu trên (có Phụ lục các nội dung chính của Đề án kèm theo).
1. Các sở, ban ngành, đơn vị thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ được giao chịu trách nhiệm tổ chức triển khai, thực hiện Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với khai thác, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản giai đoạn 2022 - 2030 và định hướng đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Kon Tum đảm bảo hiệu quả, đúng quy định. Định kỳ hằng năm báo cáo tình hình thực hiện Đề án gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để theo dõi, chỉ đạo.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối, theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các đơn vị triển khai thực hiện Đề án; định kỳ hằng năm tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện Đề án về Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum biết, chỉ đạo.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Thủ trưởng các sở, ban ngành, đơn vị thuộc tỉnh; Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CÁC NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN GẮN VỚI KHAI THÁC, BẢO VỆ, TÁI TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI
THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2022 - 2030 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2045 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON
TUM
(Kèm theo Quyết định số: 864/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2022 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Kon Tum)
I. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
1. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành thủy sản theo định hướng thị trường, thân thiện môi trường, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo tồn đa dạng sinh học; thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, an sinh xã hội. Phát triển thủy sản gắn với nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân, xây dựng nông thôn mới.
2. Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng hiệu quả, bền vững; đa dạng hóa đối tượng và phương thức nuôi phù hợp với lợi thế so sánh của từng địa phương; tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi, từ cung ứng giống, vật tư đầu vào, kỹ thuật, nuôi đến chế biến thủy sản; phát triển mạnh nuôi thâm canh ứng dụng công nghệ cao, quy trình thực hành nuôi tốt, an toàn sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái.
3. Thu hút các nguồn lực, các thành phần kinh tế đầu tư phát triển thủy sản hiệu quả với lực lượng doanh nghiệp là nòng cốt. Tập trung đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng đồng bộ; đào tạo, bồi dưỡng, phát triển, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực; tăng cường nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng công nghệ, ưu tiên ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số; đổi mới thể chế và nâng cao năng lực quản lý nhà nước, tổ chức lại sản xuất.
4. Phát triển thủy sản nuôi trồng thủy sản gắn với khai thác, chế biến; bảo vệ, tái tạo nguồn lợi nguồn lợi thủy sản; với bảo vệ môi trường sinh thái, phòng chống dịch bệnh cho các đối tượng nuôi theo hướng bền vững; nâng cao năng lực cạnh tranh và chủ động hội nhập để sớm đưa Kon Tum trở thành khu vực nuôi trồng, chế biến thủy sản vùng Tây nguyên.
5. Khuyến khích phát triển và nhân rộng mô hình nuôi trồng thủy sản gắn với các hoạt động giáo dục, tham quan, du lịch, ẩm thực..., hình thành các khu du lịch lòng hồ các thủy điện Yaly, Pleikrông, Thượng Kon Tum, Sê San. Khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với các hoạt động giáo dục, tham quan, du lịch, ẩm thực.
- Phát triển sản xuất thủy sản trên cơ sở khai thác bền vững, hiệu quả nguồn tài nguyên nước, lợi thế về khí hậu; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ nhằm phát triển ngành thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao hiệu quả cho người sản xuất và bền vững với môi trường.
- Phát triển nuôi trồng thủy sản lồng bè trên các hồ chứa thủy lợi, thủy điện có diện tích mặt nước lớn. Nâng cao hiệu quả sản xuất đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản; xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên và lựa chọn các loài thủy sản nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với hình thức nuôi thâm canh, bán thâm canh như: Cá Rô phi đơn tính, cá diêu hồng, cá trắm cỏ, cá lăng, cá lóc, cá Rô cờ...
a) Giai đoạn 2022 - 2025
- Đến năm 2025: Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 1.500 ha. Tổng sản lượng thủy sản 10.600 tấn; nuôi trồng thủy sản đạt 8.600 tấn, sản lượng thủy sản khai thác 2.000 tấn.
- Phát triển nuôi cá lồng với một số giống đặc sản có giá trị kinh tế cao; kết hợp bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản trên các lòng hồ thủy lợi, thủy điện.
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt trên 10%/năm.
- Phát triển và nhân rộng mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp với chế biến ẩm thực phục vụ du lịch Làng chài, xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai; hình thành các khu du lịch lòng hồ các thủy điện Yaly, Pleikrông, Thượng Kon Tum ... Khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với các hoạt động giáo dục, tham quan, du lịch, ẩm thực.
b) Giai đoạn 2026 - 2030
- Đến năm 2030:
+ Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 11.500 ha. Trong đó: Diện tích nuôi trồng thủy sản ao hồ nhỏ đạt 1.500 ha, năng suất bình quân 06 tấn/ha/năm, sản lượng đạt 9.000 tấn/năm; Diện tích nuôi trồng thủy sản mặt nước lớn (hồ chứa thủy lợi, thủy điện) đạt khoảng 10.000 ha, năng suất bình quân 02 tấn/ha/năm, sản lượng đạt 20.000 tấn/năm; Nuôi lồng, bè: tổng số lồng nuôi khoảng 2.000 lồng, có dung tích khoảng 200.000m3, năng suất bình quân 40kg/m3/năm, tổng sản lượng 8.000 tấn/năm;
+ Tổng sản lượng thủy sản khai thác trên địa bàn đạt 5.000 tấn/ năm.
+ Tổng sản lượng thủy sản 42.000 tấn, trong đó: nuôi trồng thủy sản đạt 37.000 tấn, sản lượng thủy sản khai thác 5.000 tấn; tổng giá trị đạt 2.100 tỷ đồng.
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt trên 10%/năm.
- Phát triển nuôi cá lồng với một số giống đặc sản có giá trị kinh tế cao; kết hợp bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản trên các lòng hồ thủy lợi, thủy điện; phát triển vùng nuôi cá nước lạnh tại huyện Kon Plông, Tu Mơ Rông ... và các vùng có tiềm năng có nguồn nước phù hợp.
- Xây dựng và phát triển các khu du lịch kết hợp với nuôi trồng thủy sản, khai thác (câu cá, thả lưới...), chế biến, ẩm thực phục vụ du khách.
- Xây dựng, phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm thủy sản đã qua chế biến và thủy sản tươi sống tại các địa phương. Đầu tư hệ thống kho lạnh thương mại dịch vụ tại trung tâm các tỉnh và cửa khẩu để lưu trữ sản phẩm thương mại và phục vụ xuất khẩu.
- Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động nuôi trồng thủy sản các hồ chứa trên địa bàn, chấp hành đảm bảo các quy định của pháp luật về tận dụng mặt nước hồ chứa (được cấp Giấy phép hoạt động nuôi trồng thủy sản trong phạm vi công trình thủy lợi, thủy điện, xác nhận đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng).
c) Định hướng đến năm 2045
- Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt tỷ lệ từ 50 - 70% tổng diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh (khoảng 30.000 - 40.000 ha); tổng số khoảng 10.000 - 20.000 lồng; tổng sản lượng khoảng 100.000 tấn/năm, sản lượng khai thác 10.000 tấn/ năm.
- Duy trì tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 10%/năm.
- Phát triển kinh tế ngành thủy sản nắm giữ vai trò trọng tâm trong cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thông tin, công nghệ số 4.0 trong hoạt động quản lý, hoạt động sản xuất thủy sản, hoạt động giao dịch thương mại điện tử.
- Phát triển các mô hình nuôi thủy sản ứng dụng công nghệ cao, nuôi hữu cơ, nuôi các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao. Tập trung phát triển sản phẩm chế biến sâu, tăng giá trị tỷ trọng ngành chế biến thủy sản, góp phần bảo đảm an ninh dinh dưỡng, thực phẩm, an sinh xã hội. Phấn đấu lao động ngành thủy sản có mức thu nhập ngang bằng mức thu nhập bình quân chung của cả nước.
a) Phát triển nuôi trồng thủy sản
a. 1 Đối với diện tích ao hồ nhỏ
- Phát triển nuôi thủy sản ở ao hồ nhỏ, thủy vực nội đồng; nuôi các loài thủy sản truyền thống và thủy đặc sản có giá trị kinh tế nhằm tạo sinh kế và cung cấp thực phẩm cho người dân.
- Tiếp tục nuôi các giống cá truyền thống, kết hợp với các giống thủy sản có giá trị kinh tế cao như: Chép, Mè, Trôi, Trắm, Rô phi...và nuôi các thủy đặc sản như: Ba ba, Ếch, Lươn, cá Chình, Bống tượng, Lăng nha, Lóc ,...; Tận dụng phụ phẩm nông nghiệp để làm thức ăn thủy sản, đồng thời bổ sung thức ăn công nghiệp để tăng năng suất; chuyển từ phương thức nuôi quảng canh sang bán thâm canh và thâm canh.
- Đến năm 2025, diện tích nuôi trồng thủy sản ao hồ nhỏ đạt 900 ha, năng suất đạt trung bình 6 tấn/ha/năm sản lượng 5.400 tấn/năm.
- Các địa phương có tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản ao hồ nhỏ như: huyện Đăk Hà, Ngọc Hồi, Sa thầy, Đăk Tô, thành phố Kon Tum.
a.2 Hồ chứa thủy điện và thủy lợi lớn
- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân được thuê diện tích mặt nước theo quy định của pháp luật, để phát triển nuôi trồng thủy sản.
- Khai thác tiềm năng mặt nước sông, suối, hồ chứa, hồ thủy điện, thủy lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản, cung cấp thực phẩm, tạo sinh kế cho người dân; phát triển nuôi cá mặt nước lớn ở các hồ chứa thủy lợi, nuôi cá lồng ở các hồ chứa thủy điện và thủy lợi lớn; sử dụng các giống thủy sản có giá trị kinh tế cao, theo nhu cầu của thị trường tiêu thụ; kết hợp bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản trên các lòng hồ, thủy vực các sông suối.
- Đến năm 2025, các tổ chức, cá nhân được nuôi thủy sản trên các hồ chứa thủy điện, thủy lợi với diện tích đạt 600ha, sản lượng 1.200 tấn/năm (năng suất đạt 2 tấn/ha/năm).
- Địa điểm thực hiện: trên địa bàn các huyện và thành phố Kon Tum. Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính, khoa học công nghệ đầu tư phát triển thủy sản trên địa bàn.
a.3 Nuôi lồng, bè
- Nuôi cá lồng trên các hồ chứa thủy điện, thủy lợi lớn có ứng dụng công nghệ trong nuôi thâm canh năm đến năm 2025 là 500 lồng, dung tích khoảng 50.000m3, sản lượng 2.000 tấn/năm, năng suất nuôi thâm canh đạt 40kg/m3/năm (kích thước dài 8m, rộng 5 m, sâu 2,5m, dung tích 100m3).
- Địa điểm thực hiện: trên địa bàn các huyện và thành phố Kon Tum.
a.4 Nuôi thủy sản nước lạnh
- Tiếp tục nghiên cứu, thu hút và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân đầu tư nuôi cá nước lạnh tại khu vực vùng Đông Trường Sơn, đặc biệt là cá Tầm và cá Hồi.
- Địa điểm thực hiện: trên địa bàn các huyện Kon Plông, Tu Mơ Rông.
a.5 Phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với phát triển du lịch
- Phát triển và nhân rộng mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp với chế biến ẩm thực phục vụ du lịch Làng chài, xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai; hình thành các khu du lịch lòng hồ các thủy điện Yaly, Pleikrông, Thượng Kon Tum ... Khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với các hoạt động giáo dục, tham quan, du lịch, ẩm thực.
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân nhân rộng các mô hình nuôi thủy sản ao hồ nhỏ gắn với điểm du lịch, giải trí, câu cá, ẩm thực ... phục vụ du khách.
b) Khai thác thủy sản
- Tăng cường trách nhiệm, tổ chức quản lý phương tiện khai thác thủy sản theo phân cấp theo quy định của pháp luật về thủy sản.
- Xây dựng nghề khai thác thủy sản hợp lý, phù hợp với điều kiện sông, hồ, nguồn lợi thủy sản và phù hợp từng địa phương.
- Giảm thiểu, tiến tới chấm dứt các nghề khai thác có tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản (dùng xung điện...), xử lý theo quy định của pháp luật các tổ chức, cá nhân có hành vi xâm hại đến nguồn lợi thủy sản.
- Tổ chức khai thác thủy sản theo hình thức đồng quản lý kết hợp bảo vệ phát triển nguồn lợi thủy sản.
- Phát triển một số loại hình khai thác truyền thống, thân thiện môi trường không hủy diệt nguồn lợi thủy sản tự nhiên.
- Đào tạo, tập huấn nghề khai thác thủy sản cho ngư dân theo quy định, chính sách hỗ trợ lưới, ngư cụ, phương tiện cho lao động nông thôn khu vực ven các lòng hồ.
- Đến năm 2025, tổng sản lượng sản lượng khai thác thủy sản trên địa bàn đạt 2.000 tấn/năm.
- Địa điểm thực hiện: trên địa bàn các huyện và thành phố Kon Tum.
a) Phát triển nuôi trồng thủy sản
a.1 Đối với diện tích ao hồ nhỏ
- Phát triển nuôi thủy sản ở ao hồ nhỏ, thủy vực nội đồng; nuôi các loài thủy sản truyền thống và thủy đặc sản có giá trị kinh tế nhằm tạo sinh kế và cung cấp thực phẩm cho người dân.
- Nuôi các giống thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao như: Ba ba, Ếch, Lươn, cá Chình, Bống tượng, Lăng nha, lóc,...; tận dụng phụ phẩm nông nghiệp để làm thức ăn thủy sản, đồng thời bổ sung thức ăn công nghiệp để tăng năng suất; chuyển từ phương thức nuôi bán thâm canh sang nuôi thâm canh, tăng hiệu quả kinh tế cho người nuôi trồng thủy sản (năng suất như cá Lóc từ 30-40 tấn/ ha, nên sản lượng không đổi, chỉ tăng giá trị của sản phẩm).
- Đến năm 2030, diện tích nuôi trồng thủy sản ao hồ nhỏ đạt 1.500 ha, năng suất đạt trung bình 6 tấn - 10 tấn /ha/năm, sản lượng 9.000 tấn/năm.
- Các địa phương có tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản ao hồ nhỏ như: huyện Đăk Hà, Ngọc Hồi, Sa thầy, Đăk Tô, thành phố Kon Tum, Kon Rẫy...
a.2 Hồ chứa thủy điện và thủy lợi lớn
- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân được thuê diện tích mặt nước theo quy định của pháp luật, để phát triển nuôi trồng thủy sản.
- Khai thác tiềm năng mặt nước sông, suối, hồ chứa, hồ thủy điện, thủy lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản, cung cấp thực phẩm, tạo sinh kế cho người dân; phát triển nuôi cá mặt nước lớn ở các hồ chứa thủy lợi, nuôi cá lồng ở các hồ chứa thủy điện và thủy lợi lớn; sử dụng các giống thủy sản có giá trị kinh tế cao, theo nhu cầu của thị trường tiêu thụ; kết hợp bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản trên các lòng hồ, thủy vực các sông suối.
- Phát triển nuôi cá lồng, bên cạnh đó phát triển một số đối tượng mới có giá trị kinh tế cao kết hợp bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản trên các lòng hồ.
- Khuyến khích tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân được nuôi trồng thủy sản hồ chứa thủy điện và thủy lợi lớn đạt khoảng 30-50% tổng diện tích các hồ chứa trên địa bàn. Đến năm 2030 diện tích nuôi đạt 10.000 ha, sản lượng 20.000 tấn/năm (năng suất đạt 2 tấn/ha/năm).
- Địa điểm thực hiện trên địa bàn các huyện và thành phố Kon Tum.
a.3 Nuôi lồng, bè
- Nuôi cá lồng trên các hồ chứa thủy điện, thủy lợi lớn có ứng dụng công nghệ trong nuôi thâm canh năm đến năm 2030 là 2.000 lồng, dung tích khoảng 200.000m3, sản lượng 8.000 tấn/năm, năng suất nuôi thâm canh đạt 40kg/m3/năm (kích thước dài 8m, rộng 5 m, sâu 2,5m, dung tích 100m3).
- Địa điểm thực hiện trên địa bàn các huyện và thành phố Kon Tum.
a.4 Nuôi thủy sản nước lạnh: Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản nước lạnh đặc biệt là cá Tầm và cá Hồi.
a.5 Phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với phát triển du lịch
Xây dựng và phát triển các khu du lịch kết hợp với nuôi trồng thủy sản, khai thác (câu cá, thả lưới...), chế biến, ẩm thực phục vụ du khách:
(1) Khu du lịch lòng hồ Sê San, Làng chài, xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai thuộc lòng hồ thủy điện Sê San;
(2) Khu du lịch kết hợp nuôi trồng thủy sản tại thành phố Kon Tum thuộc lòng hồ các thủy điện Yaly;
(3) Khu du lịch kết hợp nuôi trồng thủy sản tại thành phố Kon Tum thuộc lòng hồ thủy điện PleiKrông;
(4) Khu du lịch kết hợp nuôi trồng thủy sản tại huyện Kon Plông trong thuộc lòng hồ thủy điện Thượng Kon Tum;
(5) Các Khu du lịch kết hợp nuôi trồng thủy sản trên lòng hồ thủy điện PleiKrông các huyện Sa thầy, Đăk Hà....
(6) Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân được thuê diện tích mặt nước theo quy định của pháp luật, để phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với các hoạt động giáo dục, tham quan, du lịch, ẩm thực phục vụ du khách và bảo vệ môi trường sinh thái các lòng hồ thủy điện, thủy lợi lớn trên địa bàn.
(7) Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân được thuê diện tích mặt nước theo quy định của pháp luật, để phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với các hoạt động giáo dục, tham quan, du lịch, ẩm thực ... và bảo vệ môi trường sinh thái các lòng hồ thủy điện, thủy lợi lớn trên địa bàn.
b) Khai thác, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản
- Hàng năm tổ chức thả bổ sung các giống loài thủy sản vào thủy vực tự nhiên như sông, suối, hồ chứa các công trình thủy lợi, thủy điện để khôi phục khả năng tự tái tạo, lấy lại sự cân bằng sinh thái, ổn định quần xã thủy sinh vật ở các thủy vực trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường trách nhiệm, tổ chức quản lý phương tiện khai thác thủy sản theo phân cấp theo quy định của pháp luật về thủy sản. Xây dựng nghề khai thác thủy sản hợp lý, phù hợp với điều kiện sông, hồ, nguồn lợi thủy sản và phù hợp từng địa phương.
- Phát triển một số loại hình khai thác thân thiện môi trường không hủy diệt nguồn lợi thủy sản tự nhiên; kết hợp bảo vệ phát triển nguồn lợi thủy sản.
- Đào tạo, tập huấn nghề khai thác thủy sản cho ngư dân theo quy định, chính sách hỗ trợ lưới, ngư cụ, phương tiện cho lao động nông thôn khu vực ven các lòng hồ.
- Đến năm 2030, tổng sản lượng sản lượng khai thác thủy sản trên địa bàn đạt 5.000 tấn/ năm.
- Địa điểm thực hiện: trên địa bàn các huyện và thành phố Kon Tum.
3. Bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản
- Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản nhằm cung cấp thông tin dữ liệu, cơ sở khoa học phục vụ công tác quản lý, sử dụng nguồn lợi thủy sản bền vững. Thu thập số liệu về ngư cụ sử dụng trong khai thác thủy sản, đề xuất các giải pháp quản lý, bảo vệ, khai thác, phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản.
- Xác định được cơ sở khoa học và thực tiễn về nguồn lợi thủy sản, môi trường sống của loài thủy sản của các thủy vực, lưu vực các sông hồ như: các bãi đẻ trứng, nơi cư trú, đường di cư, phân bố của các loài cá quý hiếm có giá trị kinh tế cần phải bảo tồn như: Cá Anh vũ, cá Chiến, cá Lăng, cá Ngạnh, cá Niên...; trữ lượng các loài, trữ lượng khai thác... trên địa bàn tỉnh, để đề xuất giải pháp quản lý, bảo vệ, khai thác, phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản.
- Phối hợp với các đơn vị, địa phương điều tra đánh giá nguồn lợi thủy sản tại các hồ chứa thủy điện, thủy lợi lớn, các thủy vực các sống, khả năng cho phép khai thác bền vững; trong đó, ưu tiên điều tra khu vực tập trung các bãi giống, bãi đẻ của các loài thủy sản.
- Điều tra đánh giá nguồn lợi thủy sản vùng nội địa, trong đó ưu tiên điều tra tại các lưu vực sông, hồ lớn có các giống loài thủy sản đặc hữu, có tính đa dạng sinh học cao như: các Chình, cá Niên, cá Rô cờ, cá Lăng.... Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về nghề cá và nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
- Hàng năm, thực hiện thả bổ sung vào các thủy vực tự nhiên: sông, hồ, hồ chứa.... những loài thủy sản bản địa, quý hiếm, loài có giá trị kinh tế và nghiên cứu khoa học nhằm khôi phục nguồn lợi, tăng mật độ quần thể của các loài thủy sản đã bị khai thác cạn kiệt, lập lại cân bằng sinh thái, ổn định quần xã sinh vật thủy sinh trong các thủy vực.
- Nghiên cứu, lựa chọn loài thủy sản bản địa đặc hữu nhằm bổ sung nguồn giống thủy sản phục vụ công tác tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, phục hồi mật độ quần thể một số giống loài đang có nguy cơ tuyệt chủng
- Thực hiện bổ sung, thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản vào các hệ sinh thái thủy vực tự nhiên, các hồ chứa thủy lợi, thủy điện trên địa bàn; vận động các tổ chức, cá nhân, phật tử và người dân hỗ trợ nguồn kinh phí (xã hội hóa), hằng năm thả bổ sung khoảng 500.000 con cá giống.
- Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản tại địa phương phù hợp với nội dung, nhiệm vụ của Chương trình và điều kiện thực tế; trình cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí kinh phí thực hiện theo quy định phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
- Địa điểm thực hiện trên địa bàn các huyện và thành phố Kon Tum.
- Tăng cường trách nhiệm, tổ chức quản lý phương tiện khai thác thủy sản theo phân cấp theo quy định của pháp luật về thủy sản.
- Xây dựng nghề khai thác thủy sản hợp lý, phù hợp với điều kiện sông, hồ, nguồn lợi thủy sản và phù hợp từng địa phương.
- Giảm thiểu, tiến tới chấm dứt các nghề khai thác có tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản (dùng xung điện...), xử lý theo quy định của pháp luật các tổ chức, cá nhân có hành vi xâm hại đến nguồn lợi thủy sản.
- Tổ chức khai thác thủy sản theo hình thức đồng quản lý kết hợp bảo vệ phát triển nguồn lợi thủy sản.
- Phát triển một số loại hình khai thác truyền thống, thân thiện môi trường không hủy diệt nguồn lợi thủy sản tự nhiên.
- Đào tạo, tập huấn nghề khai thác thủy sản cho ngư dân theo quy định, chính sách hỗ trợ lưới, ngư cụ, phương tiện cho lao động nông thôn khu vực ven các lòng hồ; đến năm 2025 sản lượng khai thác thủy sản ước đạt 3.500 - 4.000 tấn/ năm; đến năm 2030 sản lượng khai thác thủy sản đạt 4.500 - 5.000 tấn/năm.
- Địa điểm thực hiện trên địa bàn các huyện và thành phố Kon Tum.
- Phát triển kinh tế ngành thủy sản nắm giữ vai trò trọng tâm trong cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thông tin, công nghệ số 4.0 trong hoạt động quản lý, hoạt động sản xuất thủy sản, hoạt động giao dịch thương mại điện tử. Phát triển các mô hình nuôi thủy sản ứng dụng công nghệ cao, nuôi hữu cơ, nuôi các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao. Tập trung phát triển sản phẩm chế biến sâu, tăng giá trị tỷ trọng ngành chế biến thủy sản, góp phần bảo đảm an ninh dinh dưỡng, thực phẩm, an sinh xã hội. Phấn đấu lao động ngành thủy sản có mức thu nhập ngang bằng mức thu nhập bình quân chung của cả nước.
- Phát triển nuôi các loài cá truyền thống, cá bản địa, cá nước lạnh,... ở vùng nông thôn, miền núi có điều kiện sinh thái phù hợp nhằm chủ động nguồn cung thực phẩm, tạo việc làm, tăng thu nhập cho các hộ gia đình nông dân, đồng bào miền núi, góp phần xóa đói giảm nghèo.
- Khuyến khích phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản áp dụng công nghệ mới, tiên tiến, giảm giá thành sản xuất, thân thiện môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; các mô hình nuôi hữu cơ, nuôi sinh thái, áp dụng các tiêu chuẩn chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (GAP) để nâng cao giá trị và phát triển bền vững.
- Nâng cao năng lực quản lý và sản xuất nuôi trồng thủy sản theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong quản lý, sản xuất giống, vật tư thủy sản, phòng trừ dịch bệnh, nuôi trồng thủy sản.
- Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng đầu mối thiết yếu đáp ứng yêu cầu sản xuất cho trên 05 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung (các huyện Ia H’Drai, Đăk Hà, Kon Plông, Sa Thầy và thành phố Kon Tum) và vùng sản xuất giống ổn định.
- Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ, đảm bảo đầu ra ổn định cho trên 50% sản lượng sản phẩm nuôi trồng thủy sản.
- Đối với ao hồ nhỏ hộ gia đình: tiếp tục nuôi các giống cá truyền thống, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp và phân hữu cơ để làm thức ăn thủy sản, đồng thời bổ sung thức ăn công nghiệp để rút ngắn thời gian nuôi trồng, tăng năng suất. Chuyển dần tập quán canh tác từ quảng canh sang bán thâm canh và thâm canh.
- Hồ chứa thủy điện và thủy lợi: phát triển nuôi cá lồng, bên cạnh đó phát triển một số đối tượng mới có giá trị kinh tế cao kết hợp bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản trên các lòng hồ.
- Thu hút và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, công ty, hợp tác xã đầu tư nuôi cá nước lạnh tại khu vực Đông Trường Sơn. Phát triển nuôi trồng thủy sản nước lạnh đặc biệt là cá Tầm và cá Hồi.
- Chỉ tiêu đến năm 2045: diện tích nuôi trồng thủy sản đạt tỷ lệ từ 50- 70% tổng diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh khoảng 30.000 - 40.000ha; tổng số khoảng 10.000 - 20.000 lồng; tổng sản lượng khoảng 100.000 tấn/năm, sản lượng khai thác 10.000 tấn/năm.
- Địa điểm thực hiện: trên địa bàn các huyện và thành phố Kon Tum.
a) Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia sản xuất, ương các giống cá như: Cá Rô phi đơn tính, cá diêu hồng, cá trắm cỏ, cá lăng... để cung cấp cho các cơ sở nuôi thủy sản trên địa bàn.
b) Chủ động nguồn giống có chất lượng tốt tại chỗ đáp ứng nhu cầu con giống phục vụ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh. Tuyển chọn và lưu giữ giống thuần, thuần hoá những loài thủy sản mới nhập nội, lai tạo giữa các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế để tạo ra giống mới có năng suất và hiệu quả.
c) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, sinh sản nhân tạo các đối tượng cá có giá trị kinh tế cao; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các trang trại sản xuất giống truyền thống, đặc hữu phù hợp với yêu cầu địa phương nhằm cung cấp giống cho phát triển nuôi ở trên các hồ chứa lớn vào sản xuất giống thủy sản.
d) Cung ứng đủ giống thủy sản phục vụ nuôi trồng thủy sản, bổ sung nguồn lợi thủy sản phải đảm bảo chất lượng, được sản xuất, ương dưỡng từ các cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản; đảm bảo sản lượng và đa dạng đối tượng giống thủy sản phục vụ nuôi trồng thủy sản.
đ) Nghiên cứu công nghệ sản xuất cá bột và ương từ bột lên giống ngay trên địa bàn tỉnh nhằm chủ động con giống tại địa phương; giảm lượng nhập cá bột, giống thủy sản... của các địa bàn khác như: Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long...
e) Đẩy mạnh việc ứng dụng các nghiên cứu khoa học có hiệu quả các mô hình sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản và đưa vào sản xuất các đối tượng có giá trị kinh tế cao như: cá Lăng đuôi đỏ, Thát lát, các loài Rô phi, cá Niên, Lươn, Ba ba, Ếch và cá Tầm, cá Hồi... phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
2. Nuôi trồng, khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
a) Đẩy mạnh sự chuyển dịch, tái cơ cấu kinh tế hộ nuôi trồng thủy sản thông qua chính sách đầu tư tập trung cho các vùng trọng điểm, cho lĩnh vực khoa học công nghệ và đầu tư các vùng nuôi trồng thủy sản công nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Trên cơ sở đó, đầu tư khai thác tối đa diện tích tiềm năng mặt nước ao hồ nhỏ để phát triển nuôi trồng thủy sản; kết hợp hài hòa, hợp lý và hiệu quả trong việc sử dụng có hiệu quả diện tích mặt nước lớn của các hồ chứa thủy lợi, thủy điện để nuôi trồng thủy sản với việc sử dụng tài nguyên nước cho các hoạt sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt, công nghiệp và điều tiết nước.
b) Đối với các hồ phục vụ du lịch: Ưu tiên cho việc phát triển nghề cá sinh thái, xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản áp dụng quy trình nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chuẩn VietGAP, thủy sản hữu cơ; ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất thủy sản nhằm nâng cao giá trị gia tăng, giảm chi phí sản xuất, giảm tổn thất sau thu hoạch với bảo vệ cảnh quan - môi trường phục vụ du lịch và phát triển bền vững ngành thủy sản.
c) Đối với hồ mới và sắp xây dựng, cần định hướng các hoạt động ngay từ ban đầu để có thể vừa phân bổ nguồn nước phù hợp cho nhiều mục đích khác nhau, đồng thời phát triển được nghề cá hồ chứa.
d) Đối với các hồ thủy lợi lớn: Việc phát triển đều phải dựa trên sự cân đối nguồn nước với ưu tiên cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Ưu tiên phát triển hình thức khai thác thủy sản tự nhiên và nuôi cá mặt nước lớn; thả bổ sung các giống cá bản địa, các loài cá có giá trị với tỷ lệ thích hợp để tăng năng suất và xây dựng kế hoạch khai thác hợp lý nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản. Khuyến khích nuôi cá lồng, bè trong lòng hồ với quy mô nhỏ (hộ gia đình) đối với một số đối tượng có giá trị như: các loài cá Rô phi, cá Bống tượng, cá Lóc bông...
đ) Đối với hồ thủy điện: việc phát triển nuôi trồng thủy sản gặp ít nhiều khó khăn do sự dao động mực nước trong hồ. Việc phát triển nuôi trồng thủy sản đối với các hồ này phải căn cứ điều kiện thực tế từng hồ và sự quản lý của doanh nghiệp quản lý hồ. Khuyến khích nuôi cá lồng, bè trong lòng hồ với quy mô lớn đối với một số đối tượng có giá trị như: cá Lăng đuôi đỏ, Thát lát, các loài Rô phi, cá Bống tượng, cá Lóc bông...
e) Trên cơ sở điều kiện tự nhiên, sinh thái hồ chứa đẩy mạnh việc đa dạng hóa đối tượng nuôi và đa dạng hóa các hình thức nuôi. Kết hợp nuôi nước ngọt truyền thống và các đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế như cá lăng nha, cá Thát lát, cá Rô phi dòng GIFT, cá chép lai V1, Ba ba hoai, Êch đồng, cá điều hồng ... ưu tiên phát triển các đối tượng phù hợp khí hậu như cá ôn đới (cá Tầm, cá Hồi) có giá trị kinh tế cao.
g) Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; xây dựng kế hoạch khai thác hợp lý nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản, ngăn chặn việc sử dụng các phương pháp khai thác hủy diệt để đánh bắt cá một cách triệt để, đặc biệt là sử dụng chất nổ, xung điện để khai thác cá và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
h) Xây dựng, tổ chức các mô hình khai thác thủy sản nội địa theo hình thức đồng quản lý, kết hợp bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Chọn lọc, khôi phục các loại nghề, ngư cụ đánh bắt thủy sản truyền thống hiệu quả, thân thiện với môi trường hệ sinh thái thủy vực, không tận diệt nguồn lợi thủy sản.
i) Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, kiểm tra, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động nuôi cá hồ chứa trên địa bàn tỉnh thực hiện đảm các quy định của phát luật về hoạt động nuôi trồng thủy sản trong phạm vi công trình thủy lợi, thủy điện; đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè.
a) Ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại trong việc chế biến thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, thức ăn nổi, thức ăn công nghiệp để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm và sản xuất thức ăn tươi sống (artemia, tảo, luân trùng...), thức ăn công nghiệp, các máy móc trang thiết bị phục vụ cho nuôi trồng thủy sản được phát triển đồng bộ với giá thành.
b) Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh; đảm bảo sản lượng hàng hóa phục vụ nuôi trồng thủy sản. Đồng thời, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tận dụng các nguồn thức ăn tự nhiên, phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho các loài thủy sản nuôi phù hợp.
c) Quản lý các đối tượng nuôi, phát huy tính đa dạng sinh học, hệ sinh thái của các đến động, thực vật phù du; bố trí mật độ nuôi, đối tượng hợp lý trên một diện tích mặt nước, đồng thời phải tổ chức tạo nguồn thức ăn tự nhiên và phát huy chuỗi thức ăn tự nhiên sẽ giảm chi phí thức ăn, nâng cao hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản.
a) Phát huy vai trò nền tảng và động lực của khoa học công nghệ để phát triển thủy sản trên địa bàn tỉnh. Khuyến khích nghiên cứu đổi mới các đối tượng thủy sản nuôi có giá trị kinh tế, thương mại cao nhằm thay thế một phần các giống loài truyền thống có giá trị thấp nhưng phải chú trọng bảo vệ tính đa dạng sinh học và nguồn gen bản địa quý hiếm trên địa bàn.
b) Tiếp tục tham gia xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án khoa học công nghệ trọng điểm. Đẩy mạnh các hoạt động khoa học công nghệ làm cơ sở xây dựng luận cứ phát triển bền vững thủy sản, luận cứ hình thành các chương trình sản xuất lớn như nghiên cứu phát triển nuôi cá nước lạnh khu vực huyện Kon Plông; du nhập và nuôi thử nghiệm cá vược nước ngọt; nuôi thử nghiệm cá lăng nha; cá Rô cờ, cá Niên...
c) Chuyển giao khoa học, kỹ thuật về phương pháp bảo quản các sản phẩm thủy sản đông lạnh cho các thương gia/lái buôn, đại lý và người bán cá ở các chợ nhằm đảm bảo sản phẩm sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm; đào tạo, tập huấn cho người dân về phương pháp sơ chế các sản phẩm sấy khô đối với một số mặt hàng truyền thống...
d) Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật tiên tiến để phát triển nuôi trồng thủy sản; ứng dụng công nghệ số để xây dựng cơ sở dữ liệu ngành thủy sản (điều tra, nuôi trồng, khai thác, quan trắc và bảo vệ môi trường...), nâng cao năng lực quản lý ngành, đào tạo nguồn nhân lực trong phát triển thủy sản.
đ) Đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực đầu tư cho hoạt động chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ; xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia nghiên cứu và chuyển giao công nghệ vào sản xuất.
5. Khai thác, chế biến, xúc tiến thương mại
a) Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với khai thác, sơ chế, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là đối với các sản phẩm cá.
b) Khuyến khích thành lập các HTX nông nghiệp phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với khai thác, sơ chế, chế biến và tiêu thụ ở các hồ phát triển dịch vụ du lịch như: Làng Chài tại xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai... Đồng thời đẩy mạnh phát triển các hộ gia đình tham gia sơ chế các mặt hàng thủy sản như hàng phơi khô... nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và về an toàn vệ sinh thực phẩm.
c) Nghiên cứu nâng cao công tác bảo quản sau thu hoạch và phương pháp vận chuyển hàng hóa tươi sống đến các vùng cao, vùng xa. Đẩy mạnh công tác quảng bá sản phẩm thủy sản đến tận người tiêu dùng.
d) Chuyển giao khoa học, kỹ thuật về phương pháp bảo quản các sản phẩm thủy sản đông lạnh cho các thương gia/lái buôn, đại lý và người bán cá ở các chợ nhằm đảm bảo sản phẩm sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm; đào tạo, tập huấn cho người dân về phương pháp sơ chế các sản phẩm sấy khô đối với một số mặt hàng truyền thống.
đ) Xây dựng, phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm thủy sản đã qua chế biến và thủy sản tươi sống tại các địa phương. Đầu tư hệ thống kho lạnh thương mại dịch vụ tại trung tâm các tỉnh để lưu trữ sản phẩm thương mại và tiến tới xuất khẩu.
e) Tổ chức điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống các loài thủy sản làm cơ sở cho hoạt động khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản ổn định, bền vững.
g) Thực hiện bổ sung, thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản vào các hệ sinh thái thủy vực tự nhiên, các hồ chứa thủy điện, thủy lợi lớn trên địa bàn tỉnh; tổ chức khai thác hợp lý gắn với tái tạo và bảo vệ phát triển nguồn lợi thủy sản.
h) Phát triển một số loại hình khai thác truyền thống, thân thiện môi trường không hủy diệt nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Đào tạo nghề khai thác thủy sản cho lao động nông thôn, hỗ trợ ngư cụ cho ngư dân; đến năm 2030 sản lượng khai thác thủy sản đạt 5.000 tấn.
6. Môi trường và phòng chống dịch bệnh
a) Thực hiện công tác quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản đảm bảo theo các quy định của pháp luật; tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo sản xuất, kịp thời cảnh báo, hướng dẫn các biện pháp xử lý, phòng ngừa khi môi trường thủy sản mất an toàn, giảm thiểu thiệt hại do môi trường gây ra, hướng đến phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Các loài thủy sản có mối quan hệ mật thiết với các yếu tố môi trường của các ao, hồ nuôi; môi trường nuôi tác động trực tiếp của quá trình sinh trưởng, phát triển của thủy sản.
b) Quản lý và khai thác có hiệu quả nguồn nước là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Tính chất mặt nước còn quyết định tới yếu tố giống loài thủy sản được nuôi trồng. Nguồn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản yêu cầu về chất lượng khá nghiêm ngặt, mước không bị ô nhiễm, độ đục thấp, hàm lượng oxy tan trong nước cao, hàm lượng chất hữu cơ trong nước thấp, hàm lượng các chất độc trong nước thấp hoặc không có. Để sử dụng nguồn nước mặt cho nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả cao và phát triển bền vững cần có giải pháp quản lý, giải pháp kỹ thuật... làm cơ sở để hạn chế sự ô nhiễm môi trường nước mặt trên diện rộng, bảo vệ chất lượng môi trường nước.
c) Xử lý, phòng ngừa sự cố mất an toàn môi trường thủy sản sẽ giảm thiểu thiệt hại do môi trường gây ra, hướng đến phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả. Sử dụng công nghệ vi sinh, chế phẩm EM có nguồn gốc từ kháng sinh thực vật và kết hợp các quy trình xử lý môi trường nước là một trong những giải pháp để xử lý môi trường nước tăng hiệu quả trong nuôi thủy sản.
d) Tăng cường công tác kiểm soát chất lượng môi trường và quản lý những rủi ro của phương thức nuôi thâm canh; hạn chế mức thấp nhất về ô nhiễm môi trường trong nuôi trồng thủy sản do sử dụng thức ăn, thuốc thú y, hóa chất và đánh bắt không hợp lý; theo tiêu chuẩn của nuôi trồng thủy sản bền vững:
- Xử lý các chất thải từ nghề nuôi như: các chất lắng đọng hữu cơ làm thay đổi các thành phần và chất lượng nước ao nuôi, và chất tồn dư trong nuôi trồng do sử dụng các hóa chất, thuốc thú y hay thức ăn công nghiệp; xử lý tốt các chất thải để tránh ô nhiễm môi trường phát triển nuôi thủy sản ổn định và bền vững..
- Kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm trong các hoạt động thủy sản; phòng ngừa và giải quyết các sự cố môi trường; bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản và môi trường sống, góp phần ngăn chặn suy giảm đa dạng sinh học; nâng cao năng lực thích ứng biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong hoạt động thủy sản để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ngành thủy sản.
đ) Ứng dụng nhiều công nghệ để chẩn đoán sớm các bệnh thủy sản và tìm cách khắc phục, đặc biệt một số bệnh của tôm như bệnh đốm trắng ở tôm sú, hội chứng Taura, đầu vàng ở tôm thẻ chân trắng và các bệnh lở loét ở các loài cá khác nhau.
e) Thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản, các biện pháp giảm thiểu rủi ro, thiệt hại trong sản xuất thủy sản do biến đổi khí hậu, thiên tai.
a) Hoàn thiện hệ thống sản xuất giống thủy sản đảm bảo đáp ứng nhu cầu con giống phục vụ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.
b) Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp...đầu tư xây dựng, nâng cấp các trại sản xuất, các cơ sở ương dưỡng giống thủy sản hiện có nhằm tăng cường công tác nghiên cứu, sản xuất và ứng dụng các kết quả tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất thủy sản phù hợp với yêu cầu địa phương.
c) Khuyến khích các trại sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản đầu tư trang thiết bị phục vụ sản xuất, nâng cấp cơ sở vật chất nhằm khai thác hiệu quả công suất sản xuất của từng trại, phát triển hệ thống sản xuất giống tại các huyện, thành phố đáp ứng nhu cầu con giống tại chỗ.
d) Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho nuôi trồng thủy sản; lồng ghép các dự án đầu tư xây dựng khác nhằm nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có; hình thành các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung (gồm vùng nuôi trồng thủy sản trong ao, hồ nhỏ; vùng nuôi trồng thủy sản lồng bè trên hai lòng hồ thủy điện Ya ly, Pleikrông và Thượng Kon Tum...) nhằm kiểm soát chất lượng đầu vào, thực hiện tốt quy trình nuôi, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm tạo ra sản lượng hàng hóa lớn cung cấp cho thị trường tiêu thụ, cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến và phục vụ xuất khẩu.
đ) Khuyến khích các cơ sở nuôi trồng thủy sản đầu tư trang thiết bị phục vụ sản xuất, nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tư hệ thống lồng, bè nuôi trồng thủy sản đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Xây dựng các dự án hỗ trợ phát triển vùng nuôi trồng thủy sản.
8. Phát triển nguồn nhân lực và khuyến ngư
a) Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, có chuyên môn sâu trong các lĩnh vực về quản lý, nghiên cứu, sản xuất thủy sản. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong ngành thủy sản; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành thủy sản.
b) Áp dụng có hiệu quả hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật, quy trình quản lý trong lĩnh vực thủy sản.
c) Xây dựng dự án chuyển đổi cơ cấu nghề để triển khai thực hiện đào tạo các nghề trình độ sơ cấp cho lao động trong lĩnh vực nuôi trồng, ương dưỡng giống thủy sản từ nguồn kinh phí địa phương; khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức sản xuất thủy sản trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, trình độ kỹ thuật cho người lao động.
a) Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn tỉnh đã được ban hành.
b) Nghiên cứu, lồng ghép các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp; khuyến khích phát triển thủy sản trên địa bàn tỉnh như: về đất và mặt nước giao, cho thuê đất, mặt nước để nuôi trồng thủy sản...; chính sách tài chính và tín dụng ưu đãi thuế, phí đối với các hoạt động trong các lĩnh vực của ngành thủy sản; vay vốn tín dụng đầu tư phát triển; chính sách thương mại trong xuất, nhập khẩu nguyên vật liệu; thủy sản, sản phẩm thủy sản; truy xuất nguồn gốc.
c) Căn cứ các quy định, hướng dẫn của các bộ, ngành liên quan, ngân sách nhà nước ưu tiên thực hiện đầu tư, hỗ trợ Phát triển cơ sở hạ tầng cho sản xuất thủy sản, phát triển bảo tồn, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phát triển nuôi trồng thủy sản thích ứng biến đổi khí hậu, phát triển chế biến thủy sản, phát triển khoa học, công nghệ ngành thủy sản, đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
a) Thực hiện có hiệu quả các văn bản quản lý nhà nước về lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản; trước mắt là các văn bản về quản lý các Khu Bảo vệ thủy sản, bảo đảm phù hợp các quy định của Luật Thủy sản, Luật Đa dạng sinh học và thực tiễn của ngành, của địa phương.
b) Nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tạo dựng hệ thống cộng tác viên bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
c) Tiếp tục hoàn thiện cơ chế thu, sử dụng để đưa quỹ tái tạo nguồn lợi thủy sản đi vào hoạt động có hiệu quả. Xây dựng cơ chế thu, sử dụng phí tự quản nguồn lợi thủy sản, tạo điều kiện tài chính bền vững và hiệu quả.
11. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và đào tạo nguồn nhân lực
a) Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về mục đích công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, trách nhiệm và quyền lợi của cộng đồng, đặc biệt là các đối tượng ngư dân làm nghề khai thác thủy sản và thanh thiếu niên, học sinh các cấp tại các địa phương; đồng thời huy động các tổ chức xã hội và nghề nghiệp tham gia các hoạt động để đưa công tác vận động, tuyên truyền sâu rộng, từng bước nâng cao nhận thức cho cộng đồng ngư dân trong công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
b) Sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền phù hợp với tập quán, với điều kiện và đối tượng của từng địa phương như: Xây dựng phim truyền hình, tiểu phẩm, ấn phẩm; phát thanh, truyền hình trên báo, đài của địa phương; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu với sự tham gia của đông đảo cộng đồng ngư dân địa phương.
c) Tập trung đào tạo đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao nhằm kiện toàn hệ thống thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động liên quan đến công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Chú trọng đào tạo đội ngũ lãnh đạo của các tổ chức ngư dân ở cơ sở.
12. Các chương trình, đề án, dự án ưu tiên thực hiện
- Nhóm Dự án phát triển nuôi trồng thủy sản thích ứng biến đổi khí hậu.
- Nhóm Dự án đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi thủy sản (bao gồm cả giống thủy sản) theo liên kết chuỗi.
- Dự án hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề khai thác thủy sản ngư cụ cấm khai thác.
- Dự án truy xuất, giám sát nguồn gốc thủy sản từ sản xuất nuôi trồng.
- Chương trình thả giống hàng năm nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản tự nhiên.
- Nhóm Dự án xây dựng và quản lý các vùng nuôi cá lồng trên các lòng hồ thủy điện, thủy lợi lớn an toàn ứng dụng theo quy trình thực hành nuôi tốt và các tiêu chuẩn quốc tế.
- Nhóm dự án xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thủy sản có nguồn gốc nuôi trồng đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Nhóm dự án nghiên cứu, thử nghiệm và chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy sản ao, lồng bè có giá trị kinh tế cao và có khả năng phát triển ổn định bền vững.
- Dự án Đào tạo nguồn nhân lực quản lý phát triển thủy sản.
(Có phụ lục chi tiết kèm theo)
Kinh phí thực hiện Đề án được huy động từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác. Tổng số kinh phí dự kiến thực hiện giai đoạn 2022 - 2030: dự kiến khoảng 16 tỷ đồng, trong đó:
- Ngân sách Nhà nước: lồng ghép nguồn kinh phí các Chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn kinh phí Trung ương, địa phương của các Đề án, Chương trình, Dự án, kế hoạch... trên địa bàn. Hằng năm căn cứ tình hình thực tế hỗ trợ kinh phí để thực hiện Kế hoạch phòng chống dịch bệnh động vật thủy sản và các hoạt động hỗ trợ đầu tư, xúc tiến thương mại: khoảng 08 tỷ đồng (01 tỷ đồng/năm/08 năm).
- Kinh phí các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp nuôi trồng, khai thác thủy sản và các nguồn huy động hợp pháp khác: Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước đầu tư vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh lĩnh vực thủy sản, chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản theo quy định của pháp luật; trong đó khoảng 08 tỷ đồng để thực hiện theo từng dự án, chương trình đầu tư phát triển nuôi trồng, khai thác, chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm ưu tiên của đề án.
VI. Dự kiến hiệu quả của Đề án
- Khai thác tiềm năng mặt nước, các hồ chứa công trình thủy lợi, lòng hồ thủy điện để phát triển nuôi trồng, khai thác thủy sản sẽ tăng thêm nguồn thực phẩm cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của tỉnh Kon Tum, đóng góp xuất khẩu. Phát triển thủy sản phù hợp với từng hồ chứa, từng đối tượng mặt nước sẽ tăng thêm thu nhập đáng kể cho người dân.
- Phát triển nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao; các động vật thủy sản có khả năng trao đổi chất, protein và năng lượng rất đặc biệt; khả năng tích lũy các axít béo không no mạch dài như nhóm Omega - 3 ở cá cao, chuyển hóa thức ăn rất hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao cho người dân.
- Đề án được thực thi sẽ gia tăng sản phẩm và giá trị sản phẩm thủy sản đáng kể; đồng thời cũng mang lại lợi nhuận và thu nhập cao cho người dân. Đây là một trong các chỉ tiêu thể hiện vai trò trọng tâm của ngành thủy sản đối với việc phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh cũng như đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm ngày càng cao hơn, đa dạng hơn và chất lượng.
- Tạo điều kiện để phát triển một nghề mới ở nông thôn về nuôi trồng và khai thác thủy sản; có khả năng thu hút hàng chục ngàn lao động; tạo thêm việc làm cho lực lượng lao động nông thôn, lao động ngoài độ tuổi vào các công việc nuôi trồng thủy sản, chế biến thức ăn, buôn bán sản phẩm thủy sản và các hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác như: du lịch, ẩm thực, câu cá... sẽ góp phần giảm bớt áp lực di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị.
- Năng suất lao động trong nuôi trồng, khai thác thủy sản được tăng lên nhờ tận dụng tiềm năng mặt nước, chuyển đổi phương thức nuôi sang bán thâm canh và thâm canh, chủ động thực hiện quy trình nuôi trồng và khai thác, sơ chế chế biến thủy sản phù hợp, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.
- Kết hợp với các dự án đầu tư, nhà nước xây dựng hạ tầng sẽ làm thay đổi bộ mặt nông thôn và vùng miền núi.
- Cung cấp cho người tiêu dùng các sản phẩm an toàn và có chất lượng tốt hơn, cải thiện điều kiện dinh dưỡng cho cộng đồng.
- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của nông dân, ngư dân trong công tác bảo vệ môi trường, phòng trừ dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản,... Kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm trong các hoạt động thủy sản; phòng ngừa và giải quyết các sự cố môi trường; bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản và môi trường sống, góp phần ngăn chặn suy giảm đa dạng sinh học; nâng cao năng lực thích ứng biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong hoạt động thủy sản để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ngành thủy sản.
- Triển khai có hiệu quả việc xây dựng bản đồ dịch tễ nhằm kiểm soát các loại dịch bệnh nguy hiểm và dịch bệnh trên thủy sản, chủ động khoanh vùng và dập dịch bệnh trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Duy trì, giữ vững diện tích, tối ưu sức sản xuất các vùng nuôi sinh thái, phát triển diện tích, đối tượng nuôi trồng thủy sản hữu cơ.
- Áp dụng các công nghệ mới, tiên tiến, thân thiện với môi trường để giảm thiểu và xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất thủy sản. Có biện pháp quản lý, khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tái chế các phế phụ phẩm từ hoạt động sản xuất thủy sản.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và tổ chức quản lý, giám sát cộng đồng để quản lý môi trường và áp dụng các hình thức xử phạt nghiêm đối với các cơ sở sản xuất không tuân thủ quy định của pháp luật.
- Đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đặc biệt là xử lý chất thải và nước thải trong quá trình sản xuất để bảo đảm tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung theo đề án. Tổ chức kiểm tra, giám sát, sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện đề án định kỳ hàng năm và 05 năm.
- Đề xuất, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh các dự án ưu tiên thực hiện thuộc lĩnh vực: Phát triển cơ sở hạ tầng cho sản xuất thủy sản; bảo tồn, bảo vệ phát triển nguồn lợi thủy sản; phát triển nuôi trồng thủy sản thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu.
- Phối hợp với các đơn vị, địa phương, các doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo liên kết chuỗi giá trị, phát triển các tổ hợp tác, hợp tác xã, hình thành các vùng sản xuất thủy sản tập trung gắn với chỉ dẫn địa lý, mã số vùng nuôi đáp ứng nhu cầu quy mô sản xuất, chất lượng sản phẩm cho thị trường nội địa và xuất khẩu.
- Tổ chức phát triển các mô hình, vùng nuôi thủy sản sinh thái, nuôi hữu cơ, nuôi lồng bè, nuôi kết hợp, nuôi cá cảnh thương mại thích ứng biến đổi khí hậu.
- Phối hợp với các đơn vị, địa phương, các doanh nghiệp triển khai ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất giống, nuôi thương phẩm như: công nghệ ương, nuôi bể nổi, công nghệ Biofloc, Semi-Bifloc, công nghệ tuần hoàn, nhà kín... để tăng năng suất, giá trị sản xuất thủy sản.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng bản đồ số hóa dữ liệu quan trắc, cảnh báo môi trường nguồn nước các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung trên địa bàn tỉnh, để tích hợp vào hệ thống dữ liệu quan trắc nuôi trồng thủy sản quốc gia. Phục vụ cho hoạt động nuôi trồng, truy xuất dữ liệu về môi trường.
- Chủ trì phối hợp với đơn vị liên quan xây dựng bản đồ dịch tễ kiểm soát, phòng chống các loại dịch bệnh thủy sản nguy hiểm theo quy định cảnh báo của cơ quan có thẩm quyền, Tổ chức Thú y thế giới IOE trên đối tượng thủy sản nuôi có giá trị kinh tế cao phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
- Thực hiện các thủ tục hành chính lĩnh vực thủy sản; tham mưu cấp có thẩm quyền tổ chức triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách phù hợp với địa phương và hiệu quả để thúc đẩy phát triển ngành thủy sản tỉnh.
- Phối hợp với các sở ngành có liên quan tham mưu cấp có thẩm quyền cân đối, bố trí nguồn vốn để triển khai thực hiện đề án phát triển thủy sản trên địa bàn tỉnh theo quy định.
- Phối hợp các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện và đơn vị có liên quan xây dựng Danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất và Danh mục dự án mời gọi đầu tư ngoài ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh.
- Tham mưu cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư; cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo đề nghị thực hiện dự án đầu tư của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về đầu tư.
- Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông và các đơn vị, địa phương có liên quan tham mưu trình cấp thẩm quyền phân bổ kinh phí sự nghiệp hàng năm (vốn Trung ương, vốn NSĐP) theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản quy định hiện hành; phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
- Hằng năm, căn cứ khả năng cân đối ngân sách, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan, tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực đề án phát triển thủy sản trên cơ sở lồng ghép với các chương trình, đề án, dự án và các nguồn hợp pháp khác theo phân cấp hiện hành của Luật ngân sách nhà nước.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị, địa phương có liên quan tham mưu triển khai nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong bảo tồn nguồn gen các loài thủy sản bản địa, đặc hữu, có giá trị khoa học; ứng dụng quy trình công nghệ sản xuất giống, nuôi thương phẩm, bảo quản, chế biến,., các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao phục vụ phát triển sản xuất ngành nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh”.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan triển khai hợp tác với các Viện nghiên cứu, Trường Đại học trong hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực thủy sản vào thực tiễn sản xuất.
- Tăng cường đôn đốc, kiểm tra các đơn vị quản lý công trình thủy điện trên địa bàn tỉnh đảm bảo an toàn hồ đập. Phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân được thuê, nhận diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản trên lòng hồ thủy điện đảm bảo an toàn, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế và quy định hiện hành của pháp luật.
- Phối hợp với các sở, ngành, địa phương trong việc thực hiện thu hút đầu tư đối với lĩnh vực công nghiệp chế biến thủy sản và trong việc hỗ trợ đầu tư máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại đáp ứng với yêu cầu thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, ứng dụng thương mại điện tử để hỗ trợ kết nối các doanh nghiệp chế biến thủy sản với các các kênh tiêu thụ; phát triển thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Tham mưu cấp có thẩm quyền chỉ đạo địa phương lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện và thực hiện các thủ tục thu hồi, giao, cho thuê để phát triển sản xuất thủy sản theo quy định của Luật Đất đai và các văn bản quy định pháp luật khác có liên quan.
- Tham mưu cấp có thẩm quyền thu hồi diện tích đất/mặt nước của các đề án, dự án lĩnh vực thủy sản đã được giao nhưng không triển khai, hoặc triển khai sử dụng kém hiệu quả theo quy định của Luật Đất đai và các văn bản quy định pháp luật khác có liên quan.”.
- Triển khai chương trình quan trắc môi trường nước mặt hàng năm để theo dõi diễn biến chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh theo quy định.
- Phối hợp với các đơn vị, địa phương xây dựng bản đồ số hóa dữ liệu quan trắc, cảnh báo môi trường nguồn nước các vùng nuôi trồng thủy sản, nuôi lồng bè tập trung trên địa bàn tỉnh, để tích hợp vào hệ thống dữ liệu quan trắc nuôi trồng thủy sản quốc gia. phục vụ cho hoạt động nuôi trồng, truy xuất dữ liệu về môi trường.
- Tiếp tục nghiên cứu, hướng dẫn giải quyết khó khăn đối với việc cho thuê đất có mặt nước là hồ thủy điện, thủy lợi để kết hợp sử dụng đất với mục đích nuôi trồng thủy sản.
- Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có nhu cầu phát triển thủy sản thực hiện quy trình, thủ tục đề nghị cho thuê đất có mặt nước để nuôi trồng thủy sản theo đúng quy định của pháp luật khi nhận được đề nghị.
6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức đào tạo, chuyển đổi nghề cho ngư dân hành nghề khai thác thủy sản ngư cụ cấm, hủy diệt nguồn lợi thủy sản, gây ô nhiễm môi trường thủy vực, sang các loại nghề, hoạt động sản xuất khác phù hợp với quy định chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề cho lao động nông thôn.
- Chủ trì, phối hợp với đơn vị, địa phương tuyên truyền, giáo dục, phổ biến cho nông dân, ngư dân thực hiện chấp hành các quy định Luật Thủy sản và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan lĩnh vực thủy sản.
- Tuyên truyền, vận động nông dân, ngư dân hoạt động thủy sản tham gia việc xây dựng chỉ dẫn địa lý, mã số vùng nuôi, phát triển thương hiệu thủy sản để tăng giá trị ngành sản xuất thủy sản.
- Phối hợp với với đơn vị, địa phương trong việc hỗ trợ xây dựng các Tổ hợp tác, Hợp tác xã thủy sản, tổ chức các hoạt động nâng chất phát triển các Tổ hợp tác, Hợp tác xã thủy sản trong tình hình mới.
- Chủ trì, phối hợp với với đơn vị, địa phương tổ chức đào tạo, tập huấn cho nông dân, ngư dân phát triển sinh kế, tổ chức sản xuất thủy sản theo chuỗi giá trị, chất lượng, hiệu quả đáp ứng chương trình mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
- Hỗ trợ, vận động nông dân tham gia phát triển kinh tế thủy sản nông thôn trong Chương trình xây dựng nông thôn mới, coi kinh tế nông thôn là thành tố quan trọng để nâng cao thu nhập của nông dân, ngư dân.
8. Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh: Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng để phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Căn cứ các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đề án, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng Kế hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với khai thác, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản giai đoạn 2022 - 2030 và định hướng đến năm 2045 của địa phương để triển khai thực hiện.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị có liên quan thực hiện các chính sách giao, cho thuê, thu hồi, trưng dụng đất, mặt nước để phát triển sản xuất thủy sản, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện, thành phố theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức chuyển đổi ngành nghề cấm khai thác thủy sản theo quy định pháp luật cho các cộng đồng ngư dân trên địa bàn. Tổ chức giao quyền quản lý, sử dụng vùng nước thủy nội địa cho các tổ chức cộng đồng ngư dân thực hiện đồng quản lý, bảo vệ phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn.
- Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển thủy sản trên địa bàn.
- Hàng năm bố trí, dành nguồn vốn ngân sách địa phương cho việc triển khai nội dung Đề án trên địa bàn.
10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội tỉnh
Quan tâm phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành có liên quan tuyên truyền, vận động Nhân dân và hội viên nuôi trồng thủy sản theo chuỗi khép kín, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh; thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên thủy sản.
VIII. Chế độ báo cáo: Trên cơ sở Đề án được phê duyệt, các sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng Kế hoạch triển khai các nội dung được phân công, chủ động lồng ghép thực hiện nhiệm vụ thường xuyên của cơ quan, đơn vị đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất.
Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu khó khăn, vướng mắc đề nghị các sở, ngành và địa phương kịp thời phản ánh gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN THỰC HIỆN
ĐVT: Triệu đồng
TT |
Các chương trình, dự án |
Nội dung/ định mức |
Chủ trì |
Phối hợp |
Khái toán kinh phí |
Thời gian |
Ghi chú |
||
Tổng kinh phí |
Trong đó |
||||||||
Ngân sách Nhà nước |
Các tổ chức, cá nhân |
||||||||
1 |
Chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực ngành thủy sản ( 05 lớp đào tạo, tập huấn ...) |
10/ lớp |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND cấp huyện và đơn vị liên quan |
50 |
50 |
|
2022 - 2030 |
Lồng ghép nguồn kinh phí của trung ương và địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành |
2 |
Chương trình tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, các quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. (01 lớp/ năm) |
10/lớp |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND cấp huyện và đơn vị liên quan |
100 |
10 |
|
Hàng năm |
Lồng ghép nguồn kinh phí của trung ương và địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành |
3 |
Truyền thông, nâng cao năng lực và nhận thức về bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên lưu vực, khu vực hồ thủy điện ( 01 lớp/ năm/ cấp huyện) |
5/ hội nghị |
Sở nông nghiệp và PTNT |
UBND cấp huyện và đơn vị liên quan |
50 |
5 |
|
Hàng năm |
Lồng ghép nguồn kinh phí của trung ương và địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành |
4 |
Chương trình thả bổ sung cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản các thủy vực hồ chứa thủy điện, thủy lợi ( 01 đợt/năm) |
20/đợt |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND cấp huyện, và tổ chức, cá nhân |
200 |
20 |
|
Hàng năm |
Nguồn xã hội hóa |
5 |
Chương trình điều tra, giám sát, quan trắc, cảnh báo môi trường thủy sản |
20/ Chương trình |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các cơ quan, đơn vị liên quan |
200 |
20 |
|
Hàng năm |
Lồng ghép nguồn kinh phí của trung ương và địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành |
6 |
Dự án truy xuất, giám sát nguồn gốc thủy sản từ sản xuất nuôi trồng |
200/ Dự án |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các cơ sở nuôi, thương lái và chế biến thủy sản |
200 |
50 |
150 |
2022 - 2030 |
Lồng ghép nguồn kinh phí của trung ương và địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành |
7 |
Dự án xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ cá thương phẩm và một số thủy đặc sản khác như Baba, tôm Càng Xanh, cá trắm, lươn, cá Hồi, cá Tầm, cá Lăng...( 01 dự án/ cấp huyện/ năm) |
300/Dự án |
Sở nông nghiệp và PTNT |
UBND cấp huyện và đơn vị liên quan |
3000 |
300 |
2700 |
2022 - 2030 |
Lồng ghép nguồn kinh phí của trung ương và địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành |
8 |
Dự án đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng nuôi thủy sản theo liên kết chuỗi giá trị ( từ 01 dự án / cấp huyện) |
300/Dự án |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND cấp huyện và đơn vị liên quan |
3000 |
300 |
2700 |
2022-2030 |
Lồng ghép nguồn kinh phí của trung ương và địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành |
9 |
Dự án hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề khai thác thủy sản bằng ngư cụ cấm khai thác |
5/ lớp/ năm/ cấp huyện |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND cấp huyện, và đơn vị liên quan |
100 |
10 |
90 |
2022-2027 |
Lồng ghép nguồn kinh phí của trung ương và địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành |
10 |
Dự án điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh |
200/ Dự án |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các cơ quan, đơn vị liên quan |
200 |
200 |
|
2022-2030 |
Lồng ghép nguồn kinh phí của trung ương và địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành và của các doanh nghiệp |
11 |
Dự án thành lập Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản cấp tỉnh |
500/ Dự án |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Sở Nông nghiệp và PTNT vị liên quan |
500 |
|
|
2022 - 2030 |
Lồng ghép nguồn kinh phí của trung ương và địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành và của các doanh nghiệp |
12 |
Dự án thành lập Tổ chức cộng đồng đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản/ cấp huyện |
200/ Dự án |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND các huyện, thành phố |
200 |
20 |
180 |
2022 - 2030 |
Lồng ghép nguồn kinh phí của trung ương và địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành |
13 |
Dự án mua sắm trang thiết bị phục vụ quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản khu vực lòng hồ thủy điện, thủy lợi |
200/ Dự án |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Tổng cục thủy sản, đơn vị có liên quan |
2000 |
200 |
1800 |
2022 - 2030 |
Lồng ghép nguồn kinh phí của trung ương và địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành và của các doanh nghiệp |
14 |
Dự án nuôi cá lồng ứng dụng công nghệ cao tại các huyện và thành phố Kon Tum/ cấp huyện |
300/Dự án |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND các huyện, Sở NN và PTNT và đơn vị liên quan |
3000 |
300 |
2700 |
2022 - 2030 |
Lồng ghép nguồn kinh phí của trung ương và địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành |
15 |
Dự án xây dựng cơ sở chế biến sản phẩm thủy sản (05 cơ sở) |
300/Dự án |
UBND các huyện, thành phố |
Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị liên quan |
1500 |
150 |
1350 |
2022-2030 |
Lồng ghép nguồn kinh phí của trung ương và địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành và của các doanh nghiệp |
16 |
Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu ngành thủy sản |
200/ Dự án |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND các huyện, thành phố |
400 |
200 |
200 |
2022 - 2030 |
Lồng ghép nguồn kinh phí của trung ương và địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành và của các doanh nghiệp |
17 |
Dự án xây dựng, tổ chức các mô hình khai thác thủy sản nội địa theo hình thức đồng quản lý, kết hợp bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản (01 dự án/ cấp huyện) |
200/ Dự án |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND các huyện, thành phố |
2000 |
200 |
1800 |
2022 - 2030 |
Lồng ghép nguồn kinh phí của trung ương và địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành và của các doanh nghiệp |
18 |
Dự án sản xuất cá giống và các giống thủy đặc sản cung cấp cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh (05 dự án) |
500/ Dự án |
Các doanh nghiệp, tổ chức, cơ sở sản xuất giống |
Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố |
2500 |
100 |
2400 |
2022 - 2030 |
Lồng ghép nguồn kinh phí của trung ương và địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành và của các doanh nghiệp |
19 |
Dự án xây dựng hệ thống bảo vệ các bãi cá đẻ, bãi sinh vật thủy sản còn non (03 Dự án) |
200/ Dự án |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND các huyện, thành phố. Các doanh nghiệp, tổ chức |
600 |
100 |
500 |
2022 - 2030 |
Lồng ghép nguồn kinh phí của trung ương và địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành và của các doanh nghiệp |
20 |
Xây dựng các mô hình phát triển sản phẩm thủy sản truyền thống, đặc sản, sản phẩm có thương hiệu, uy tín, đảm bảo chất lượng cao, an toàn thực phẩm, tiện dụng, giá cả cạnh tranh. |
100/Mô hình/ cấp huyện |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND các huyện, thành phố. Các doanh nghiệp, tổ chức |
1000 |
100 |
900 |
2022 - 2030 |
Lồng ghép nguồn kinh phí của trung ương và địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành và của các doanh nghiệp |
|
TỔNG CỘNG |
|
|
|
8000 |
850 |
7150 |
|
|
Ghi chú:
(1) Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước được thực hiện lồng ghép nguồn kinh phí của trung ương và địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành để tăng cường công tác quản lý về thủy sản trên địa bàn tỉnh và hỗ trợ cho các tổ chức các nhân tham gia các chương trình dự án thủy sản theo quy định, hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.
(2) Nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia theo từng chương trình, dự án phù hợp với các quy định của pháp luật trong quá trình triển khai các nội dung của đề án, các chỉ tiêu phát triển thủy sản trên địa bàn tỉnh