Kế hoạch 66/KH-UBND năm 2023 thực hiện Điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của các loài thủy sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình định kỳ 5 năm đến năm 2030

Số hiệu 66/KH-UBND
Ngày ban hành 13/04/2023
Ngày có hiệu lực 13/04/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Trần Song Tùng
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 66/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 13 tháng 4 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ NGUỒN LỢI THUỶ SẢN VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA CÁC LOÀI THUỶ SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH ĐỊNH KỲ 5 NĂM ĐẾN NĂM 2030

Thực hiện Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày 27/04/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của các loài thủy sản trên phạm vi cả nước định kỳ 5 năm đến năm 2030.

Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành Kế hoạch triển khai, thực hiện Điều tra, đánh giá nguồn lợi thuỷ sản và môi trường sống của các loài thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình định kỳ 5 năm đến năm 2030, cụ thể như sau:

I. HIỆN TRẠNG NGUỒN LỢI THUỶ SẢN

Tỉnh Ninh Bình có chiều dài bờ biển 18,34 km, tính theo chiều dài đê Bình Minh 3. Kéo dài từ cửa sông Đáy, giáp với Nam Định, đến cửa sông Càn, giáp với Thanh Hóa, bao phủ trọn vẹn phía Đông huyện Kim Sơn. Ninh Bình có vùng bãi bồi với chiều rộng có nơi đến 6 - 7 km. Bãi bồi huyện Kim Sơn là vùng đất mở của huyện, do nằm trong vùng bờ biển được bồi tụ hàng năm được che chắn bởi hòn Nẹ ở phía ngoài nên vùng nước nơi đây ít chịu ảnh hưởng của sóng gió. Vùng biển Ninh Bình được đánh giá là vùng tập trung đa dạng sinh học cao với nhiều họ cá kinh tế như cá đù, cá tráp, cá đối, cá vược... Là nơi bãi đẻ, bãi giống của nhiều loài hải sản nằm khu vực có độ sâu khoảng 15 m nước. Các bãi giống là những khu vực giáp cồn nổi, bãi triều và rừng ngập mặn.

Ngoài ra, tỉnh Ninh Bình với trên 150 km sông lớn (sông Hoàng Long, sông Đáy, sông Vạc) là nơi tập trung các bãi đẻ, bãi giống thuỷ sản; xuất hiện chủ yếu là bộ cá Chép (Cypriniformes) (25 loài trong 2 họ), sau đó là bộ cá Vược (Perciformes) (gồm 8 loài trong 5 họ), thứ ba và thứ tư là bộ cá Nheo (Siluriformes) và bộ cá Chuối (Ophiocephaliformes) (có 4 loài) và 3 bộ còn lại chỉ có 1 loài. Ngoài ra, khu hệ cá nuôi của vùng còn phải kể đến các đối tượng khác như cá Chim trắng, cá Lăng, Bống (Spinibarbus denticulatus),)... các đối tượng giáp xác, động vật thân mềm khác.

Tuy nhiên, sản lượng khai thác tự nhiên trên địa bàn tỉnh mấy năm gần đây suy giảm nghiêm trọng. Nguyên nhân do hoạt động khai thác thuỷ sản chưa hợp lý, môi trường nguồn lợi thuỷ sản ô nhiễm dẫn đến nguồn lợi thuỷ sản vùng ven biển, vùng nội đồng có nguy cơ cạn kiệt. Một số loài ít xuất hiện như cá bống biển, cua biển, bống bớp, vọp biển, cá chép việt, cá bò vàng, trê vàng, chuối hoa, cà cuống, cá trầu tiến vua, cá rô tổng trường…Do vậy cần phải được đánh giá, điều tra môi trường nguồn lợi thuỷ sản và đề xuất giải pháp quản lý hợp lý, phục hồi tái tạo nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên tại các các thuỷ vực trên địa bàn tỉnh.

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của các loài thủy sản là nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực quản lý thủy sản của tỉnh, phải phù hợp với nội dung, nhiệm vụ của Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của các loài thủy sản trên phạm vi cả nước định kỳ 5 năm đến năm 2030, các Kế hoạch, Chiến lược phát triển của tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và điều kiện thực tế của tỉnh để bảo vệ, khai thác bền vững nguồn lợi thuỷ sản, bảo tồn đa dạng sinh học; góp phần phát triển bền vững kinh tế biển, bảo đảm sinh kế cho cộng đồng ngư dân.

2. Yêu cầu

- Điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của các loài thủy sản trên địa bàn tỉnh theo định kỳ 5 năm (giai đoạn 2024- 2025; giai đoạn 2026 - 2030) và điều tra nghề cá thương phẩm hàng năm đến năm 2030 được triển khai thống nhất phạm vi các thủy vực của tỉnh, bảo đảm đồng bộ, khoa học, có tính kế thừa, tích hợp với các chương trình, đề án hiện có nhằm nâng cao hiệu quả công tác điều tra.

- Kết quả điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của các loài thủy sản và kết quả điều tra nghề cá thương phẩm phải bảo đảm kịp thời, đầy đủ, liên tục, khoa học, tin cậy và được công bố theo quy định, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững thủy sản trên địa bàn tỉnh.

- Ưu tiên nguồn vốn từ ngân sách của tỉnh cho công tác điều tra nguồn lợi thuỷ sản và môi trường sống của các loài thuỷ sản, kết hợp huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác.

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của các loài thủy sản định kỳ 5 năm và điều tra nghề cá thương phẩm hàng năm đến năm 2030 nhằm cung cấp thông tin dữ liệu, cơ sở khoa học phục vụ công tác quản lý, sử dụng nguồn lợi thủy sản bền vững của tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

- Xác định được cơ sở khoa học về biến động nguồn lợi thủy sản, nghề khai thác hải sản và môi trường sống của loài thủy sản vùng ven bờ và vùng lộng để đề xuất giải pháp quy hoạch, quản lý, bảo vệ, khai thác, phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản và khai thác hải sản bền vững của tỉnh.

- Đánh giá được hiện trạng, biến động nguồn lợi và môi trường sống của loài thủy sản ở các thủy vực tự nhiên trên địa bàn tỉnh, nơi các bãi đẻ, bãi giống thủy sản, sự xuất hiện các loài thủy sản đặc hữu, quí hiếm và đề xuất được giải pháp bảo vệ, khai thác và phát triển nghề cá vùng nước nội địa hiệu quả, bền vững.

- Cung cấp được thông tin, dữ liệu về đa dạng sinh học, nguồn lợi thủy sản trong các hệ sinh thái khu đất ngập nước (vùng ven biển, vùng nội địa) phục vụ việc thành lập bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn, khu cư trú nhân tạo của loài thủy sản và đề xuất các biện pháp, kế hoạch quản lý phù hợp.

- Cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn tại địa phương để quy định danh mục nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản; danh mục các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; đường di cư tự nhiên của loài thủy sản; kích thước loài thủy sản được phép khai thác trong các thủy vực tự nhiên; xác định hạn ngạch khai thác thủy sản, sản lượng thủy sản cho phép khai thác theo loài, nhóm loài ở vùng ven bờ và vùng lộng phù hợp với trữ lượng nguồn lợi thuỷ sản.

IV. NỘI DUNG NHIỆM VỤ

1. Nội dung

- Điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản trên phạm vi vùng biển ven bờ, vùng lộng, vùng nước nội địa và khu đất ngập nước gắn liền với hệ sinh thái rừng ngập mặn vùng ven biển theo định kỳ 5 năm (giai đoạn 2024-2025 và giai đoạn 2026-2030).

- Điều tra nghề cá thương phẩm hàng năm nghề khai thác hải sản đến năm 2030.

2. Nhiệm vụ

[...]
7
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ