Kế hoạch 3362/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình quốc gia phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững giai đoạn 2022-2025, định hướng đến 2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Số hiệu 3362/KH-UBND
Ngày ban hành 15/08/2023
Ngày có hiệu lực 15/08/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Lê Huyền
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3362/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 15 tháng 8 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KHAI THÁC THỦY SẢN HIỆU QUẢ, BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2022-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

Thực hiện Quyết định số 1090/QĐ-TTg ngày 19/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững giai đoạn 2022-2025, định hướng 2030; Quyết định số 208/QĐ-TTg ngày 10/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái; Quyết định số 2888/QĐ-BNN-TS ngày 19/7/2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Ban hành Kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện Đề án Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái.

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình quốc gia phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững giai đoạn 2022-2025, định hướng đến 2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Triển khai có hiệu quả Quyết định số 1090/QĐ-TTg ngày 19/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững giai đoạn 2022-2025, định hướng 2030 và Quyết định số 208/QĐ-TTg ngày 10/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh.

- Phát triển bền vững ngành khai thác thủy sản phù hợp với khả năng cho phép của nguồn lợi thủy sản, tương xứng với lợi thế, tiềm năng sẵn có và định hướng phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, gắn với công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định; góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

- Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi, môi trường, hệ sinh thái sang các nghề khai thác hải sản có ảnh hưởng ít hơn hoặc chuyển một số tàu cá có nghề khai thác hải sản ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi, môi trường, hệ sinh thái sang lĩnh vực khác ngoài khai thác để từng bước cân bằng lại cường lực khai thác phù hợp với khả năng phục hồi tái tạo nguồn lợi thủy sản; từng bước nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả đội tàu cá trong khai thác, bảo vệ nguồn lợi; cải thiện môi trường làm việc và đảm bảo 100% ngư dân chuyển đổi nghề có việc làm ổn định, thu nhập bảo đảm cuộc sống sau khi chuyển đổi nghề.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn đến năm 2025:

- Xây dựng cơ chế đặc thù về cấp giấy chấp thuận đóng mới tàu để thay thế đối với các tàu mục nát, chìm đắm, mất tích, phá dỡ... nhưng phấn đấu đảm bảo tiêu chí cắt giảm số tàu trung bình hàng năm tối thiểu từ 1,5% đối với tàu hoạt động vùng khơi, 4% đối với tàu hoạt động vùng lộng và 5% đối với tàu hoạt động vùng biển ven bờ trên tổng số tàu cá hiện có của tỉnh, bắt đầu thực hiện từ năm 2023. Cấp giấy chấp thuận đóng mới tàu theo hướng ưu tiên các nghề thân thiện với môi trường, tàu được cơ giới hóa cao trong các khâu khai thác và bảo quản sản phẩm, sử dụng vỏ tàu bằng kim loại, vật liệu mới; không cấp giấy chấp thuận đóng mới, cải hoán đối với tàu làm nghề lưới kéo.

- Chuyển đổi tàu cá hoạt động ở vùng ven bờ đang làm khai thác hải sản sang nghề dịch vụ nuôi trồng thủy sản, nghề cá giải trí hoặc tham gia hướng dẫn du lịch trong khu vực bảo tồn, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và không vi phạm các quy định của pháp luật.

- Xác định hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ, vùng lộng thuộc phạm vi quản lý của tỉnh phù hợp quy định tại khoản 3 Điều 49 Luật Thủy sản theo kết quả Đề tài điều tra, đánh giá trữ lượng nguồn lợi thủy sản vùng lộng và ven bờ tỉnh Ninh Thuận.

- Xây dựng mô hình, dự án thí điểm thuộc một trong những dự án, mô hình về: (i) Chợ đầu mối hải sản gắn với các cảng cá; (ii) Mô hình liên kết chuỗi khai thác - thu mua - bảo quản - tiêu thụ hải sản; (iii) Mô hình gắn khai thác, dịch vụ nghề cá với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn tại cảng cá, làng chài, làng nghề truyền thống ven biển.

- Thực hiện kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định cho 100% tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên.

- Tạm dừng cấp lại giấy phép thuê, mua tàu cá từ nơi khác về địa phương đối với tàu cá làm nghề lưới kéo. Việc cấp giấy chấp thuận cho thuê, mua tàu cá làm nghề lưới kéo chỉ thực hiện khi người mua cam kết chuyển sang các nghề khác ít xâm hại môi trường, hệ sinh thái và nguồn lợi thủy sản.

- Đối với nhóm tàu cá vùng khơi đang hoạt động nghề hạn chế phát triển (lưới kéo, lưới rê thu ngừ), cho phép chủ tàu hoạt động kiêm nghề ít xâm hại môi trường, hệ sinh thái và nguồn lợi thủy sản để chủ tàu có đủ thời gian và kinh phí tiếp cận với nghề chuyển đổi mới.

- Tập huấn, đào tạo nghề cho ngư dân theo các chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề.

b) Giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2030:

- Tiếp tục phấn đấu cắt giảm số tàu trung bình hàng năm tối thiểu từ 1,5% đối với tàu hoạt động vùng khơi, 4% đối với tàu hoạt động vùng lộng và 5% đối với tàu hoạt động vùng biển ven bờ trên tổng số tàu cá hiện có của tỉnh; không cấp giấy chấp thuận đóng mới, cải hoán đối với tàu làm nghề lưới kéo, nghề lưới rê thu ngừ.

- Chuyển đổi tàu cá hoạt động ở vùng ven bờ và vùng lộng đang làm khai thác hải sản sang dịch vụ nuôi trồng thủy sản, nghề cá giải trí hoặc tham gia hướng dẫn du lịch trong khu vực bảo tồn, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và không vi phạm các quy định của pháp luật.

- Chuyển đổi tàu cá hoạt động ở vùng khơi làm nghề khai thác hải sản ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi thủy sản, hệ sinh thái (nghề lưới kéo và nghề lưới rê thu ngừ) sang làm các nghề khai thác hải sản ít xâm hại môi trường, hệ sinh thái và nguồn lợi thủy sản (nghề lồng bẫy, chụp, vây, câu, dịch vụ hậu cần, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ nuôi trồng thủy sản, nghề cá giải trí).

- Tạm dừng cấp lại giấy phép thuê, mua tàu cá từ nơi khác về địa phương đối với tàu cá làm nghề lưới kéo, nghề lưới rê thu ngừ. Việc cấp giấy chấp thuận cho thuê, mua tàu cá làm nghề lưới kéo, lưới rê thu ngừ chỉ thực hiện khi người mua cam kết chuyển sang các nghề khác ít xâm hại môi trường, hệ sinh thái và nguồn lợi thủy sản.

- Phấn đấu có ít nhất 01 chợ đầu mối hải sản gắn với các cảng cá hoặc mô hình liên kết chuỗi khai thác - thu mua - bảo quản - tiêu thụ hải sản hoặc mô hình gắn khai thác, dịch vụ nghề cá với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn tại cảng cá, làng chài, làng nghề truyền thống ven biển.

- Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề, chấm dứt nghề khai thác hủy diệt nguồn lợi, ảnh hưởng môi trường sinh thái biển.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nhiệm vụ chủ yếu

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ