Kế hoạch 55/KH-UBND thực hiện công tác tái tạo nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2024

Số hiệu 55/KH-UBND
Ngày ban hành 13/03/2024
Ngày có hiệu lực 13/03/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký Trần Phước Hiền
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 55/KH-UBND

Quảng Ngãi, ngày 13 tháng 3 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CÔNG TÁC TÁI TẠO NGUỒN LỢI THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI NĂM 2024

Thực hiện nội dung các Công văn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: số 783/BNN-KN ngày 26/01/2024 về việc tăng cường thực hiện công tác tái tạo nguồn lợi thủy sản năm 2024, số 515/BNN-TS ngày 16/01/2024 về việc tổ chức các hoạt động nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Thủy sản và hướng dẫn của Tổng cục Thủy sản tại Công văn số 1500/TCTS-BTPTNL ngày 04/8/2020 về việc thả giống thả giống tái tạo và phóng sinh các loại thủy sản và các tài liệu hướng dẫn kèm theo; trên cơ sở đề xuất của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 774/TTr-SNNPTNT ngày 29/02/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện công tác tái tạo nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2024, với các nội dung như sau:

I. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích:

a) Thả giống nhằm bổ sung, tăng cường nguồn lợi giống thủy sản trong các thủy vực, gia tăng số lượng cá thể, quần đàn phục vụ khai thác thủy sản.

b) Phục hồi, tái tạo và phát triển quần đàn các loài thủy sản đặc trưng, đặc hữu, nguy cấp, quý hiếm, có giá trị đã và đang bị suy giảm trong tự nhiên, tạo cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học tại các thủy vực trên địa bàn tỉnh.

c) Nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, giá trị các nguồn tài nguyên thủy sản và đa dạng sinh học, phát huy sức mạnh tổng hợp của các cơ quan, đoàn thể, chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền vận động nhân dân tham gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

d) Vận động các tổ chức, cá nhân hoạt động thủy sản, các đoàn thể chính trị xã hội, tôn giáo,.... tham gia công tác thả bổ sung giống về môi trường tự nhiên. Hoạt động thả giống phục vụ tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản gắn với sự kiện kỷ niệm 65 năm ngày Truyền thống ngành Thủy sản (ngày 01/4/1959 - ngày 01/4/2024) nhằm phát động phong trào toàn dân tham gia bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản và hướng tới việc xã hội hóa hoạt động này.

2. Yêu cầu:

a) Giống thủy sản thả tái tạo và phát triển nguồn lợi là loài có giá trị, đã và đang bị suy giảm trong tự nhiên; chọn loài thích nghi với điều kiện tự nhiên tại địa phương, có khả năng sinh sản và phát triển trong môi trường tự nhiên trên địa bàn tỉnh. Giống được sinh sản nhân tạo, ưu tiên con giống sản xuất hoặc ương dưỡng tại địa phương để dễ thích nghi môi trường, nguồn nước, nâng cao tỷ lệ sống sau thả.

b) Quy cỡ giống thả: Giống thủy sản thả tái tạo có kích thước lớn hơn so với giống thủy sản thả nuôi trong các ao, hồ nhằm đảm bảo khả năng thích ứng với môi trường tự nhiên, tăng tỷ lệ sống của loài sau thả.

c) Địa điểm thả giống là các thủy vực có điều kiện môi trường, diện tích mặt nước và độ sâu thích hợp, thời gian thả phù hợp cho sinh trưởng, phát triển của loài thủy sản.

II. Nội dung Kế hoạch

1. Khảo sát, chọn địa điểm thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản (NLTS): Ưu tiên lựa chọn các thủy vực được thả lần đầu, các thủy vực tự nhiên chưa được giao cho tổ chức, cá nhân nào quản lý, sử dụng hoặc thủy vực có các hội, tổ, đội được thành lập với mục đích bảo vệ nguồn lợi thủy sản để đảm bảo mục đích thả giống tái tạo và phát triển nguồn lợi phục vụ cho cộng đồng.

2. Đối tượng, quy cỡ, số lượng, thời gian và địa điểm giống thả:

a) Con giống được sản xuất, ương dưỡng tại Trạm thực nghiệm sản xuất giống thủy sản thuộc Trung tâm Giống tỉnh Quảng Ngãi.

b) Giống nước mặn, lợ: Tôm sú 1.200.000 con; cua xanh 15.000 con; hải sâm vú trắng 300 con. Tổng cộng: 1.215.300 con.

c) Giống nước ngọt: Cá lăng 3.000 con; cá trắm cỏ 10.000 con; cá mè 10.000 con; cá thát lát 3.000 con. Tổng cộng: 26.000 con.

d) Dự kiến 03 địa điểm thả giống tái tạo NLTS gồm 02 điểm thả khu vực nước mặn, lợ và 01 điểm thả thủy sản nước ngọt, như sau:

d.1) Trong tháng 3/2024:

- Thả giống thủy sản nước mặn, lợ tại Rừng dừa nước thuộc xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi.

- Thả giống nước ngọt tại hồ Hà Nang thuộc xã Trà Thủy, huyện Trà Bồng.

d.2) Ngày 01/4/2024: Tại Gành Yến thuộc xã Bình Hải, huyện Bình Sơn tổ chức thả giống thủy sản nước mặn và phát động phong trào toàn dân tham gia bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản nhân kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Thủy sản.

Số lượng cụ thể như sau:

TT

Địa điểm dự kiến thả

Số lượng (con)

Tổng cộng (con)

Thời gian dự kiến thả

Tôm sú (Post 22- 25)

Cua xanh (C4-5)

Hải sâm vú trắng (200 g/con)

Cá lăng (6-8 cm/con)

Cá trắm cỏ (10-12 cm/con)

Cá mè (10-12 cm/con)

Cá thát lát (5-7 cm/con)

1

Rừng dừa nước (xã Tịnh Khê, TP. Quảng Ngãi)

600.000

7.500

-

-

-

-

-

607.500

Trong tháng 3/2024

2

Hồ Hà Nang (xã Trà Thủy, huyện Trà Bồng)

-

-

-

3.000

10.000

10.000

3.000

26.000

3

Gành Yến (xã Bình Hải, huyện Bình Sơn)

600.000

7.500

300

-

-

-

-

607.800

Ngày 01/4/2024

 

Tổng cộng

1.200.000

15.000

300

3.000

10.000

10.000

3.000

1.241.300

 

3. Lựa chọn con giống:

a) Ngoại hình: Kích cỡ giống đồng đều, cân đối, đảm bảo quy cỡ, vây và vảy nguyên vẹn (đối với thủy sản có vảy), không xây sát, không mất nhớt, màu sắc tươi sáng tự nhiên.

[...]