Quyết định 825/QĐ-UBND năm 2010 về Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2010 do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành

Số hiệu 825/QĐ-UBND
Ngày ban hành 29/04/2010
Ngày có hiệu lực 29/04/2010
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Lê Minh Tùng
Lĩnh vực Giáo dục,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 825/QĐ-UBND

Long Xuyên, ngày 29 tháng 4 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NĂM 2010

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được thông qua ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2010.

Điều 2: Giao Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức triển khai thực hiện; định kỳ hàng tháng, quý, năm báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh.

Điều 3: Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký và Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2010 được tổ chức thực hiện tính từ ngày 01/5/2010.

Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Giám đốc và Thủ trưởng các các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- TT.TU; HĐND; UBND tỉnh;
- Các thành viên BCĐ thực hiện Đề án;
- Tổ Chuyên viên giúp việc BCĐ;
- Các Sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thị, thành;
- Các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh;
- Phòng VX, TH;
- Lưu.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Minh Tùng

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NĂM 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 825/QĐ-UBND ngày 29/4/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” và công văn số 664/BLĐTBXH-TCDN ngày 09/3/2010 của Bộ Lao động - TBXH hướng dẫn xây dựng Kế hoạch triển khai Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.

Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch đào tạo nghề, nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và nguồn kinh phí hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn năm 2010, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2010, cụ thể như sau:

I. Quan điểm, mục tiêu:

1. Quan điểm:

1.1. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn, có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với lao động nông thôn, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn;

1.2. Học nghề là quyền lợi và nghĩa vụ của lao động nông thôn nhằm tạo việc làm, chuyển nghề, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống;

1.3. Chuyển mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và yêu cầu của thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành, từng địa phương;

1.4. Đổi mới và phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để lao động nông thôn tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của mình.

1.5. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tạo sự chuyển biến sâu sắc về mặt chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng; nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã đủ tiêu chuẩn theo chức danh cán bộ, công chức, đủ trình độ, bản lĩnh lãnh đạo, quản lý và thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

2. Mục tiêu:

2.1. Dạy nghề cho lao động nông thôn:

- Qua thống kê xây dựng danh mục nghề đào tạo, thời gian đào tạo và sau khi rà soát, nắm nhu cầu học nghề của người lao động, nhu cầu phát triển kinh tế xã hội ở địa phương và nhu cầu xã hội. Căn cứ khả năng đào tạo của các cơ sở dạy nghề, trong năm 2010 sẽ tổ chức khoảng trên 400 lớp dạy nghề ngắn hạn cho 10.000 học viên lao động nông thôn; phấn đấu đảm bảo tối thiểu 80% số lao động sau khi học nghề có việc làm.

[...]