Kế hoạch 1061/KH-UBND năm 2011 triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm giai đoạn 2011 - 2015 do tỉnh Hà Nam ban hành

Số hiệu 1061/KH-UBND
Ngày ban hành 08/08/2011
Ngày có hiệu lực 08/08/2011
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Nam
Người ký Trần Hồng Nga
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1061/KH-UBND

Hà Nam, ngày 08 tháng 8 năm 2011

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ À GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM GIAI ĐOẠN 2011 – 2015

Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” và Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVIII về chỉ tiêu đào tạo nghề và giải quyết việc làm giai đoạn 2011-2015;

Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm giai đoạn 2011-2015 với các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, nghề nghiệp; từng bước đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

- Chuyển mạnh từ đào tạo nghề theo năng lực sẵn có của cơ sở dạy nghề sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và nhu cầu của thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

- Gắn đào tạo nghề cho lao động nông thôn với các chương trình giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo và các chương trình kinh tế xã hội khác. Tạo điều kiện để các nghề truyền thống, làng nghề của từng địa phương được nhân rộng, phát triển bền vững.

2. Yêu cầu

- Nâng cao chất lượng đào tạo nghề, tăng dần đào tạo nghề ở trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề.

- Thực hiện tốt chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quy định tại Quyết định số 1956/2009/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư Liên tịch số 112/2010/TTLT/BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 7 năm 2010 của Liên Bộ Tài chính- Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” ban hành theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ;

- Huy động mọi tiềm năng hiện có về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên trong các trường, trung tâm dạy nghề và các nghệ nhân của tỉnh tham gia công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

- Các chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội, phát triển doanh nghiệp phải được gắn với việc giao chỉ tiêu giải quyết việc làm, thu hút lao động tại chỗ trong đó ưu tiên tuyển dụng lao động thuộc hộ dân bị thu hồi đất. Tạo được nhiều việc làm mới và việc làm thêm nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị, tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn.

II. NỘI DUNG

1. Mục tiêu

- Đào tạo nghề cho khoảng 86.650 người, bình quân mỗi năm đào tạo nghề từ 16.000-19.000 lao động theo các cấp trình độ khác nhau.

- Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 45% vào năm 2015. Trong đó, lao động nữ tham gia học nghề chiếm 60%.

- Phát triển mạng lưới các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh cả về quy mô, chất lượng đào tạo; đến năm 2015 tăng thêm 15 cơ sở dạy nghề.

- Giải quyết việc làm mới cho 75.000 lao động, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm mới cho 15.000 đến 15.200 người. Tạo việc làm thêm cho khoảng 90.000 người, bình quân mỗi năm tạo việc làm thêm khoảng 18.000 người.

- Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống dưới 5% và tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn là 85%.

2. Chỉ tiêu

a) Chỉ tiêu giải quyết việc làm:

* Giải quyết việc làm mới:

STT

Đơn vị

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Tổng số

1

H. Kim Bảng

2.800

2.800

2.850

2.900

2.950

14.300

2

H. Thanh Liêm

3.000

3.000

3.000

3.050

3.100

15.150

3

H. Bình Lục

2.200

2.250

2.300

2.350

2.400

11.500

4

H. Lý Nhân

2.500

2.500

2.550

2.600

2.700

12.850

5

H. Duy Tiên

2.700

2.700

2.700

2.750

2.800

13.650

6

TP. Phủ Lý

1.800

1.800

1.850

1.850

1.900

9.200

 

Tồng cộng

15.000

15.050

15.250

15.500

15.850

76.650

* Giải quyết việc làm thêm:

STT

Đơn vị

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Tổng số

1

H. Kim Bảng

3.200

3.200

3.200

3.200

3.200

16.000

2

H. Thanh Liêm

3.500

3.500

3.500

3.500

3.500

17.500

3

H. Bình Lục

3.300

3.300

3.300

3.300

3.300

16.500

4

H. Lý Nhân

3.500

3.500

3.500

3.500

3.500

17.500

5

H. Duy Tiên

3.500

3.500

3.500

3.500

3.500

17.500

6

TP. Phủ Lý

2.000

2.000

2.000

2.000

2.000

10.000

 

Tồng cộng

19.000

19.000

19.000

19.000

19.000

95.000

b) Chỉ tiêu dạy nghề:

[...]