Quyết định 820/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt Đề án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Số hiệu | 820/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 13/04/2009 |
Ngày có hiệu lực | 13/04/2009 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Lâm Đồng |
Người ký | Huỳnh Đức Hòa |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 820/QĐ-UBND |
Đà Lạt, ngày 13 tháng 4 năm 2009 |
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN HỖ TRỢ HỘ NGHÈO VỀ NHÀ Ở TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở;
Căn cứ Văn bản số 2561/BXD-QLN ngày 23/12/2008 của Bộ Xây dựng V/v triển khai thực hiện Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
(Kèm theo Đề án hỗ trợ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng)
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./-
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
HỖ TRỢ HỘ NGHÈO VỀ NHÀ Ở TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 820/QĐ-UBND ngày 13 tháng 4 năm 2009 của
UBND tỉnh Lâm Đồng)
1.1 Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Lâm Đồng:
Lâm Đồng là tỉnh miền núi nằm ở phía Tây Nam của khu vực Tây Nguyên, được chia làm 12 đơn vị hành chính, gồm: 1 thành phố, 1 thị xã và 10 huyện. Diện tích tự nhiên: 9.772,19 km2, dân số: 1.189.261 người.
Lâm Đồng có độ cao trung bình 800 – 1.000 m so với mặt nước biển, địa hình tương đối phức tạp, chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ, bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, thực vật, động vật và tạo nên những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng.
Lâm Đồng nằm trên vùng cao nguyên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa đông Lâm Đồng chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, mang tính chất của khí hậu nhiệt đới Thái Bình Dương. Mùa hạ chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng áp cao Ấn Độ Dương, gió mùa chủ yếu là gió Tây Nam, không khí mang nhiều hơi nước và mưa tập trung nhiều trong thời kỳ này. Lượng mưa trung bình hàng năm tại Đà Lạt từ 1.681 mm đến 2.159 mm, trung bình 1.700 mm; tại thị xã Bảo Lộc từ 2.423 mm đến 3.349 mm, trung bình 2.775 mm.
Nhiệt độ trung bình hàng năm của Lâm Đồng từ 18oC đến 24oC. Tại những nơi có độ cao trên 1.000 m, thời tiết quanh năm mát mẻ.
Những đặc điểm khí hậu, thời tiết của Lâm Đồng rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch cảnh quan sinh thái và nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, do địa hình cao, chia cắt mạnh nên ít thuận lợi cho xây dựng, đặc biệt là với các hệ thống hạ tầng kỹ thuật phải đầu tư nhiều.
1.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội:
Trong giai đoạn vừa qua nền kinh tế của tỉnh phát triển và đạt được những thành tựu quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng bộ tỉnh đề ra. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của tỉnh giai đoạn năm 2001 – 2006 đã đạt được như sau:
- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm thời kỳ 2001-2005 (giá cố định năm 1994) đạt 10,7%; GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 6,2 triệu đồng, năm 2006 đạt 9,2 triệu đồng bằng 79,8% GDP bình quân đầu người của cả nước. Đặc biệt trong giai đoạn 2003 – 2006 nền kinh tế tỉnh có bước tăng trưởng khá, GDP tăng bình quân 19,4% năm (trong đó: nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 18,13%; công nghiệp xây dựng tăng 28,41%; dịch vụ tăng 15,46%). Năm 2007, tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn toàn tỉnh (theo giá so sánh năm 1994) đạt 8.189,42 tỷ đồng, tăng 14,2% so năm 2006. Trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 4.616,36 tỷ đồng, tăng 12,4%; khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 1.965,38 tỷ đồng, tăng 14,8% và khu vực dịch vụ đạt 1.607,68 tỷ đồng, tăng 19% so năm 2006.
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 820/QĐ-UBND |
Đà Lạt, ngày 13 tháng 4 năm 2009 |
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN HỖ TRỢ HỘ NGHÈO VỀ NHÀ Ở TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở;
Căn cứ Văn bản số 2561/BXD-QLN ngày 23/12/2008 của Bộ Xây dựng V/v triển khai thực hiện Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
(Kèm theo Đề án hỗ trợ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng)
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./-
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
HỖ TRỢ HỘ NGHÈO VỀ NHÀ Ở TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 820/QĐ-UBND ngày 13 tháng 4 năm 2009 của
UBND tỉnh Lâm Đồng)
1.1 Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Lâm Đồng:
Lâm Đồng là tỉnh miền núi nằm ở phía Tây Nam của khu vực Tây Nguyên, được chia làm 12 đơn vị hành chính, gồm: 1 thành phố, 1 thị xã và 10 huyện. Diện tích tự nhiên: 9.772,19 km2, dân số: 1.189.261 người.
Lâm Đồng có độ cao trung bình 800 – 1.000 m so với mặt nước biển, địa hình tương đối phức tạp, chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ, bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, thực vật, động vật và tạo nên những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng.
Lâm Đồng nằm trên vùng cao nguyên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa đông Lâm Đồng chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, mang tính chất của khí hậu nhiệt đới Thái Bình Dương. Mùa hạ chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng áp cao Ấn Độ Dương, gió mùa chủ yếu là gió Tây Nam, không khí mang nhiều hơi nước và mưa tập trung nhiều trong thời kỳ này. Lượng mưa trung bình hàng năm tại Đà Lạt từ 1.681 mm đến 2.159 mm, trung bình 1.700 mm; tại thị xã Bảo Lộc từ 2.423 mm đến 3.349 mm, trung bình 2.775 mm.
Nhiệt độ trung bình hàng năm của Lâm Đồng từ 18oC đến 24oC. Tại những nơi có độ cao trên 1.000 m, thời tiết quanh năm mát mẻ.
Những đặc điểm khí hậu, thời tiết của Lâm Đồng rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch cảnh quan sinh thái và nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, do địa hình cao, chia cắt mạnh nên ít thuận lợi cho xây dựng, đặc biệt là với các hệ thống hạ tầng kỹ thuật phải đầu tư nhiều.
1.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội:
Trong giai đoạn vừa qua nền kinh tế của tỉnh phát triển và đạt được những thành tựu quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng bộ tỉnh đề ra. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của tỉnh giai đoạn năm 2001 – 2006 đã đạt được như sau:
- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm thời kỳ 2001-2005 (giá cố định năm 1994) đạt 10,7%; GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 6,2 triệu đồng, năm 2006 đạt 9,2 triệu đồng bằng 79,8% GDP bình quân đầu người của cả nước. Đặc biệt trong giai đoạn 2003 – 2006 nền kinh tế tỉnh có bước tăng trưởng khá, GDP tăng bình quân 19,4% năm (trong đó: nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 18,13%; công nghiệp xây dựng tăng 28,41%; dịch vụ tăng 15,46%). Năm 2007, tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn toàn tỉnh (theo giá so sánh năm 1994) đạt 8.189,42 tỷ đồng, tăng 14,2% so năm 2006. Trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 4.616,36 tỷ đồng, tăng 12,4%; khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 1.965,38 tỷ đồng, tăng 14,8% và khu vực dịch vụ đạt 1.607,68 tỷ đồng, tăng 19% so năm 2006.
- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thời kỳ 2001-2006 trên địa bàn đạt giá trị 13.236,8 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm đạt 22,75%, trong đó vốn ngân sách Nhà nước (kể cả Trung ương, địa phương, tín dụng) chiếm khoảng 42,9%, vốn của các doanh nghiệp và nhân dân chiếm 46,7%, vốn đầu tư nước ngoài (FDI,ODA) chiếm 10,4%. Cơ cấu đầu tư đã chuyển hướng tăng nhanh tỷ trọng đầu tư hạ tầng kinh tế-xã hội; tỷ trọng đầu tư cho ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 19,7%, ngành công nghiệp 22,6%, ngành dịch vụ 21,5%, cơ sở hạ tầng 36,2%. Tỷ trọng vốn đầu tư toàn xã hội thời kỳ 2001-2006 chiếm 39,88% GDP và tăng lên qua các năm từ 37,25% năm 2000 đến 40,6% năm 2006. Năm 2007, vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn nhà nước do địa phương quản lý trên địa bàn tỉnh đạt 1.609,98 tỷ đồng, tăng 15,09% so năm 2006.
- Trong những năm vừa qua, nhìn chung thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh tăng khá, tuy nhiên nhu cầu chi của xã hội tăng nhanh làm cho ngân sách địa phương luôn khó khăn, tích lũy nội bộ nền kinh tế chưa đủ chi cho nhu cầu phát triển. Vì vậy, hàng năm Trung ương phải trợ cấp ngân sách cho địa phương từ 30 – 35% tổng thu ngân sách địa phương.
1.3. Dân số và thực trạng nhà ở:
1.3.1. Dân số:
Dân số toàn tỉnh Lâm Đồng năm 2007 là 1.189.261 người, trong đó dân số nông thôn là 739.011 người chiếm 62,43% và khu vực thành thị là 444.791 người chiếm 37,57%. Lâm Đồng với trên 40 dân tộc khác nhau sinh sống, đông nhất là người Kinh chiếm khoảng 77%, còn lại là người K’Ho chiếm 12%, Mạ chiếm 2,5%, Nùng chiếm gần 2%, Hoa chiếm 1,5%, Chu-ru chiếm 1,5%...các dân tộc khác chiếm tỷ lệ dưới 1%, sống thưa thớt ở các vùng sâu trong tỉnh. Mặc dù tốc độ gia tăng dân số nói chung và mức sinh nói riêng của tỉnh vẫn đang trên đà giảm nhưng quy mô dân số vẫn tăng bình quân 1,6% năm.
1.3.2. Thực trạng nhà ở:
Theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở của tỉnh ngày 01/4/1999, tổng số hộ có nhà ở của tỉnh là: 210.779 hộ đạt 99,94%. Trong đó:
- Số hộ có nhà ở kiên cố: 17.038 hộ chiếm 8%;
- Số hộ có nhà ở bán kiên cố: 113.173 hộ chiếm 54%;
- Số hộ có nhà ở khung gỗ lâu bền: 49.824 hộ chiếm 24%;
- Số hộ có nhà ở đơn sơ và các loại nhà ở tạm khác: 30.744 hộ chiếm 14%.
Hiện nay cả nước đang thực hiện cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở thời điểm 01/4/2009; sau khi tổng hợp xong sẽ có số liệu chính thức về nhà ở thời điểm năm 2009. Tuy nhiên, qua số liệu thống kê trên cho thấy thời gian qua trên địa bàn tỉnh số hộ ở trong các loại nhà kiên cố còn ít, đa số còn ở trong các loại nhà bán kiên cố, nhà khung gỗ mái lá hoặc các loại nhà đơn sơ không đảm bảo chất lượng.
2. Tình hình thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh:
Trong nhiều năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng Đảng bộ và Chính quyền các cấp của tỉnh đã hết sức quan tâm đến công tác xóa đói giảm nghèo; tập trung nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt chú trọng đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số. Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 20/11/2001 của Tỉnh ủy Lâm Đồng (khóa VII) về tiếp tục đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc thời kỳ 2001-2005, tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh vùng dân tộc thiểu số đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được cải thiện, đến cuối năm 2005 đã cơ bản xóa hộ đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 27% (năm 2001) xuống còn 20% (theo tiêu chí mới hiện nay là 55,14%). Trong 5 năm, từ các chương trình mục tiêu quốc gia 134, 135, 168, 661… lồng ghép với các dự án, chương trình đầu tư của địa phương, tổng vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn toàn tỉnh đạt 937,8 tỷ đồng. Đến cuối năm 2005 đã hoàn thành đầu tư 5/8 trung tâm cụm xã, 536 km đường giao thông nông thôn, 27 công trình thủy lợi nhỏ, 219 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, 82 km đường điện hạ thế, làm nhà cho 7.160 hộ, mắc điện nhánh rẽ vào nhà cho 8.917 hộ đồng bào dân tộc thiểu số… Trong năm 2007, tỉnh đã vận động các đơn vị và tổ chức xã hội xây dựng và cấp mới cho đối tượng chính sách 17 căn nhà tình nghĩa (trị giá 425 triệu đồng); xây dựng và cấp mới 2.850 căn nhà tình thương (trong đó: 150 căn nhà Đại đoàn kết, trị giá 900 triệu đồng; 100 căn nhà từ nguồn vốn tài trợ của tổ chức phi chính phủ Mỹ, trị giá 1 tỷ đồng; 2.600 căn nhà từ Chương trình 134). Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh năm 2007 giảm xuống còn 15,95%.
Tuy đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, song tình hình kinh tế - xã hội ở một số địa phương trong tỉnh, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều khó khăn. Đến nay, trên địa bàn tỉnh vẫn còn 28.661 hộ nghèo trong đó có nhiều hộ nghèo nhà ở còn dột nát.
Gần đây, Ban Thường vụ Tỉnh ủy có Chỉ thị số 22-CT/TU ngày 09/7/2007 về tổ chức cuộc vận động “Toàn xã hội tham gia xóa nhà tạm cho các hộ nghèo”. Để tổ chức thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TU, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 405-QĐ/TU ngày 08/8/2007 V/v thành lập Ban Chỉ đạo cuộc vận động “Toàn xã hội tham gia xóa nhà tạm cho các hộ nghèo” tỉnh Lâm Đồng. Sau khi có quyết định thành lập, Ban Chỉ đạo cuộc vận động xóa nhà tạm đã lập kế hoạch tổ chức cuộc vận động “Toàn xã hội tham gia xóa nhà tạm cho các hộ nghèo” năm 2008 (Kế hoạch số 03-KH/BCĐXNT ngày 11/4/2008). Đồng thời, UBND tỉnh cũng ban hành Quyết định số 900/QĐ-UBND ngày 17/4/2008 “v/v thành lập Tiểu Ban vận động các doanh nghiệp tham gia xóa nhà tạm tỉnh Lâm Đồng”, Quyết định số 1319/QĐ-UBND ngày 26/5/2008 “v/v phân bổ chỉ tiêu xóa nhà dột nát cho các hộ nghèo tỉnh Lâm Đồng” và đề ra kế hoạch xóa nhà dột nát cho người nghèo tỉnh Lâm Đồng ( Kế hoạch số 3471/UBND ngày 20/5/2008).
Mục tiêu của cuộc vận động “Toàn xã hội tham gia xóa nhà tạm cho các hộ nghèo” là: “Huy động sự chia sẻ, giúp đỡ của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, cán bộ công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân đóng góp xây dựng 2.000 căn nhà cho đối tượng nghèo với tổng kinh phí huy động 20 tỷ đồng. Phấn đấu hoàn thành việc xóa nhà tạm cho các hộ nghèo vào năm 2009”. Từ khi tổ chức lễ phát động cuộc vận động (tháng 10/2007) đến nay đã tạo sự thống nhất cao về ý nghĩa, mục đích, yêu cầu của cuộc vận động trong cả hệ thống chính trị; các huyện, thị, thành ủy đều thành lập Ban Chỉ đạo, xây dựng kế hoạch để thực hiện cuộc vận động. Được sự hưởng ứng, ủng hộ của một số doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh nên cuộc vận động đã thu được những kết quả ban đầu, riêng đợt 1 của cuộc vận động số tiền ủng hộ thu được trên 3 tỷ đồng và đã kịp thời giúp cho hơn 400 hộ nghèo nhà ở còn dột nát, tạm bợ (số tiền hỗ trợ là 10 triệu đồng/ 01 căn nhà) xây dựng nhà ở mới, ổn định cuộc sống.
3. Sự cần thiết phải lập Đề án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở:
Xóa đói, giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước. Với sự tham gia hưởng ứng tích cực của các cấp, các ngành, các tổ chức quốc tế và đông đảo quần chúng nhân dân, trong giai đoạn 2001-2005, thành tựu về xóa đói, giảm nghèo cả nước nói chung, tỉnh Lâm Đồng nói riêng, đã đạt được kết quả tốt, bộ mặt các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn có nhiều thay đổi, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Tuy nhiên, công tác giảm nghèo đang còn nhiều khó khăn, thách thức, kết quả giảm nghèo chưa thật bền vững, tỷ lệ tái nghèo hàng năm còn cao, nhất là trong điều kiện khi có thiên tai, bão lụt xảy ra, khả năng tự ứng cứu và phục hồi tại chỗ rất hạn chế; hàng nghìn hộ nghèo còn đang phải sống trong nhà ở dột nát, không an toàn.
Nhà ở là nhu cầu thiết yếu của đời sống con người, là nhu cầu không thể thiếu được trong sự tồn tại và phát triển của xã hội. Nhà ở không chỉ là không gian cư trú đơn thuần mà còn là môi trường sống, học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày của con người, đồng thời là tài sản có giá trị của mỗi gia đình, mỗi cá nhân và của toàn xã hội. Để giúp các hộ nghèo có điều kiện cải thiện về chỗ ở, Chỉ thị số 04/2008/CT-TTg ngày 25/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện các chương trình giảm nghèo đã nêu rõ: “Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt nam và các tổ chức thành viên như Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các doanh nghiệp tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Xây dựng nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo”, phấn đấu đến cuối năm 2008 cơ bản hoàn thành chỉ tiêu tu sửa và làm mới 400 nghìn căn nhà ở cho hộ nghèo còn đang phải sống trong nhà dột nát, không an toàn”.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 “Về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở” với mục đích đề ra là: cùng với việc thực hiện các chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010, Nhà nước trực tiếp hỗ trợ các hộ nghèo để có nhà ở ổn định, an toàn, từng bước nâng cao mức sống, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững.
Thi hành Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Lâm Đồng đã triển khai xây dựng Đề án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở trên địa bàn tỉnh để xác định các mục tiêu, yêu cầu, quan điểm, các giải pháp cụ thể để hỗ trợ các hộ nghèo về nhà ở nhằm từng bước nâng cao mức sống, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ thị số 04/2008/CT-TTg ngày 25/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ Về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện các chương trình giảm nghèo;
- Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ Về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở;
- Văn bản số 2561/BXD-QLN ngày 23/12/2008 của Bộ Xây dựng V/v triển khai thực hiện Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở;
- Văn bản số 340/BXD-QLN ngày 10/3/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn bổ sung việc xây dựng Đề án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở để thực hiện Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
1. Nhận xét, đánh giá thực trạng nhà ở của các hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng:
a) Về số lượng nhà ở:
Theo số liệu thống kê năm 2007, tỉnh Lâm Đồng có 258.838 hộ dân, trong đó số hộ dân tộc thiểu số là 47.391 hộ, chiếm 18,31%. Qua điều tra, số hộ nghèo trên địa bàn tỉnh là 28.661 hộ chiếm 11,2%, trong đó có 7.318 hộ nhà ở còn tạm bợ, dột nát. Số nhà ở dột nát, nhà tạm phần lớn nằm ở các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
b) Về điều kiện nơi ở của các hộ nghèo:
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung, vùng dân tộc thiểu số nói riêng, ngày càng được đầu tư nâng cấp, mở rộng. Hầu hết các xã có đường ô tô đi lại cả 2 mùa (mưa và nắng), nhiều thôn, buôn đã có đường ô tô, hàng hóa lưu thông thuận tiện; 100% xã có điện đến trung tâm xã và có 60% hộ được dùng điện lưới quốc gia; trên 40% hộ đồng bào dân tộc thiểu số được dùng nước hợp vệ sinh. Cơ sở trường học, trạm xá ngày một khang trang, 100% thôn, buôn có nhân viên y tế, bảo đảm việc dạy và học, khám chữa bệnh cho con em đồng bào dân tộc thiểu số tốt hơn.
Tuy vậy, tình hình kinh tế - xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập, cụ thể là:
- Kết cấu hạ tầng vùng dân tộc thiểu số chưa đồng bộ, thiếu về số lượng, kém về chất lượng. Đến năm 2005, còn 3 xã và nhiều thôn, buôn chưa có điện lưới, nước sạch, nhà mẫu giáo, điểm sinh hoạt cộng đồng.
- Mạng lưới dịch vụ, thương mại chưa đến được nhiều thôn, buôn vùng sâu, vùng xa; đồng bào dân tộc thiểu số vẫn phải mua hàng hóa giá cao, bán nông sản giá thấp. Các làng nghề truyền thống chậm được khôi phục, phát triển, chưa có thị trường tiêu thụ ổn định; đa số lao động người dân tộc thiểu số chưa được đào tạo nghề, còn thiếu việc làm.
- Thực hiện đầu tư chưa đều khắp, nhiều xã ở khu vực I, II và thôn, buôn đặc biệt khó khăn (ngoài xã đặc biệt khó khăn) chưa được lập dự án đầu tư trong khi điều kiện kinh tế - xã hội của vùng này còn khó khăn hơn nhiều nơi ở vùng III.
2. Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ hộ nghèo cải thiện nhà ở trên địa bàn tỉnh:
2.1. Các chính sách do Nhà nước ban hành đang thực hiện tại địa bàn tỉnh Lâm Đồng:
Thời gian qua, Nhà nước đã ban hành một số Chính sách hỗ trợ hộ nghèo, người có công với cách mạng cải thiện nhà ở, cụ thể như: Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ “về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn”; Quyết định số 118/TTg ngày 27/02/1996 của Thủ tướng Chính phủ “về việc hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện nhà ở”; Quyết định số 20/2000/QĐ-TTg ngày 03/02/2000 của Thủ tướng Chính phủ “về việc hỗ trợ người hoạt động cách mạng từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 cải thiện nhà ở”; Quyết định số 117/2007/QĐ-TTg ngày 25/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ “về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 118/TTg ngày 27/02/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ ngườ có công với cách mạng cải thiện nhà ở và Điều 3 Quyết định số 20/2000/QĐ-TTg ngày 03/02/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người hoạt động cách mạng trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 cải thiện nhà ở”…
2.2. Các chính sách, quy định của tỉnh về việc hỗ trợ hộ nghèo cải thiện nhà ở:
Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 20/11/2001 của Tỉnh ủy Lâm Đồng (khóa VII) về tiếp tục đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc thời kỳ 2001-2005, tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Gần đây, thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TU ngày 09/7/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tổ chức cuộc vận động “Toàn xã hội tham gia xóa nhà tạm cho các hộ nghèo”, UBND tỉnh Lâm Đồng đã xây dựng kế hoạch xóa nhà dột nát cho người nghèo trong tỉnh (Kế hoạch số 3471/UBND ngày 20/5/2008). Trong Kế hoạch này, UBND tỉnh đã xác định rõ mục đích, yêu cầu cũng như nội dung, biện pháp tổ chức thực hiện việc xóa nhà dột nát cho người nghèo trên địa bàn tỉnh; xác định cuộc vận động toàn xã hội tham gia xóa nhà dột nát cho người nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chính quyền các cấp trong năm 2008 và những năm tiếp theo.
Tuy nhiên, với 28.963 hộ nghèo trong tỉnh, trong đó khoảng hơn 7.300 hộ nghèo hiện vẫn còn ở trong nhà dột nát, tạm bợ thì việc Nhà nước (trung ương và địa phương) tiếp tục hỗ trợ các hộ nghèo có điều kiện cải thiện nhà ở là rất cần thiết.
3. Nhận xét, đánh giá về các chính sách hỗ trợ hộ nghèo cải thiện nhà ở trên địa bàn tỉnh:
a) Về ưu điểm:
Xóa đói, giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước. Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, các chính sách hỗ trợ giảm nghèo, đặc biệt là hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, trong thời gian qua đã được các cấp, các ngành, các tổ chức và đông đảo quần chúng nhân dân tích cực hưởng ứng. Được sự quan tâm lãnh đạo sâu sát và cụ thể của Tỉnh ủy (như đã nêu ở phần trên), UBND các cấp đã phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo cho các đối tượng được bình chọn, xét duyệt trên địa bàn.
Việc thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo cải thiện nhà ở trên địa bàn của tỉnh thời gian qua đã đạt được những hiệu quả cụ thể, thiết thực. Đó là: đã tạo ra sự quan tâm của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn tỉnh chia sẻ khó khăn, giúp đỡ người nghèo nhà ở còn tạm bợ, dột nát có điều kiện cải thiện về nhà ở để ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững; cấp ủy, chính quyền các cấp của địa phương đã xác định công tác xóa nhà tạm cho các hộ nghèo trên địa bàn là trách nhiệm và là nội dung quan trọng trong công tác dân vận của hệ thống chính trị.
b) Về các hạn chế, tồn tại:
- Công tác tuyên truyền, vận động về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở chưa liên tục, rộng khắp; nhiều nơi còn xem nhẹ công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục quần chúng mà nặng về mệnh lệnh hành chính.
- Số vốn huy động được thông qua cuộc vận động “Toàn xã hội tham gia xóa nhà tạm cho các hộ nghèo” của tỉnh trong thời gian vừa qua còn ít, trong lúc số hộ nghèo cần hỗ trợ về nhà ở còn nhiều, vượt quá khả năng huy động thực tế của các cấp, các ngành và cộng đồng tại địa phương nên việc xóa nhà tạm cho các hộ nghèo vẫn chưa thể giải quyết một cách triệt để trong thời gian một vài năm tới nếu không có sự ủng hộ của Trung ương.
1. Về mô hình huy động nguồn lực:
Với mục tiêu huy động sự chia sẻ, giúp đỡ của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, cán bộ công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân đóng góp xây dựng nhà ở cho đối tượng nghèo trên địa bàn tỉnh, Ban Chỉ đạo cuộc vận động xóa nhà tạm (thành lập theo Quyết định số 405-QĐ/TU ngày 08/8/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng) đã phát động các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn tỉnh tạo ra sự quan tâm, chia sẻ khó khăn, giúp đỡ người nghèo nhà ở còn tạm bợ cần được giúp đỡ để có nhà ở ổn định cuộc sống. Thực hiện mục tiêu nói trên, tỉnh đã coi công tác tuyên truyền, vận động là một trong những giải pháp quan trọng, nhất là tuyên truyền, vận động qua Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh và Báo Lâm Đồng, thường xuyên thông tin, tuyên truyền kịp thời những điển hình tiên tiến tích cực hưởng ứng cuộc vận động xóa nhà tạm cho hộ nghèo tại địa phương. Ban Chỉ đạo vận động có thư ngỏ gửi đến các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đang sản xuât, kinh doanh có hiệu quả và các doanh nghiệp ngoài tỉnh có dự án đầu tư tại tỉnh; tổ chức truyền hình trực tiếp để tiếp nhận, công bố các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, tôn giáo, cá nhân hưởng ứng cuộc vận động ủng hộ, giúp đỡ người nghèo xóa nhà tạm; kêu gọi cán bộ công chức, viên chức ủng hộ tối thiểu một ngày lương; kêu gọi các tầng lớp xã hội phát huy đạo lý, truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta “lá lành đùm lá rách” chia sẻ, giúp đỡ người nghèo; phát hành đợt xổ số kiến thiết “xóa nhà tạm cho các hộ nghèo”, …
Theo Kế hoạch tổ chức cuộc vận động “Toàn xã hội tham gia xóa nhà tạm cho các hộ nghèo” (Kế hoạch số 03-KH/BCĐXNT ngày 11/4/2008), Ban Chỉ đạo đã kiện toàn các bộ phận trong Ban Chỉ đạo, gồm: Bộ phận thường trực BCĐ do đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy làm Trưởng Ban; Bộ phận vận động các doanh nghiệp do đồng chí Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách bộ phận; Bộ phận vận động các cơ sở tôn giáo, tiểu thương, các thành phần xã hội khác do đồng chí Ủy viên Thường vụ, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh phụ trách bộ phận; Bộ phận vận động các đoàn thể quần chúng do đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy phụ trách bộ phận. Các bộ phận của Ban Chỉ đạo được phân công theo kế hoạch thực hiện công tác tuyên truyền, vận động các đối tượng đăng ký ủng hộ vào vào sổ vàng của Ban Chỉ đạo. Đồng thời, UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo các địa phương trong tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo xóa nhà dột nát cấp huyện (do đồng chí Phó Bí thư Thường trực làm trưởng ban, đồng chí Phó Chủ tịch làm phó ban); lãnh đạo cấp xã chịu trách nhiệm toàn bộ về việc triển khai thực hiện công tác xóa nhà dột nát ở địa phương mình.
Với mô hình huy động nguồn lực như trên, nhìn chung thời gian qua chính quyền các cấp của địa phương đã phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể tổ chức vận động nhân dân triển khai thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Toàn xã hội tham gia xóa nhà tạm cho các hộ nghèo” trên địa bàn của tỉnh.
2. Về quản lý nguồn lực của địa phương trong quá trình thực hiện hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở:
Theo phân công của UBND tỉnh, Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước bảo đảm phân bố kịp thời nguồn kinh phí do Mặt trận Tổ quốc tỉnh phân bổ cho từng địa phương đến từng hộ, bảo đảm đúng tiến độ; xây dựng đến đâu cấp kinh phí đến đó, không ứng trước cho hộ gia đình được hỗ trợ. Sở Xây dựng phối hợp các địa phương hướng dẫn, quản lý, kiểm tra kiểu mẫu và chất lượng nhà ở được xây dựng, đảm bảo phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng. Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các địa phương thực hiện việc cấp đất làm nhà ở cho các hộ nghèo theo đúng quy định của pháp luật.
Trong quá trình tổ chức thực hiện xóa nhà tạm cho các hộ nghèo trên địa bàn, UBND các cấp thường xuyên báo cáo cấp ủy và UBND cấp trên về tiến độ, kết quả thực hiện để kịp thời có sự lãnh đạo, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn vướng mắc.
3. Về cách thức hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở:
Chủ hộ gia đình là chủ đầu tư, tự quyết định về địa điểm xây dựng nhà, mua sắm vật tư, nhân công, tiến độ thi công, mẫu nhà, chất lượng công trình… phù hợp với quy hoạch đất đai, quy hoạch xây dựng; xây dựng nhà ở theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của MTTQ, chính quyền địa phương và sự hỗ trợ giúp đỡ của cộng đồng. Trong trường hợp cá biệt, nếu hộ gia đình không thể tự chịu trách nhiệm được thì MTTQ, chính quyền địa phương thành lập tổ giám sát phụ trách xây dựng, nhưng tuyệt đối tránh tình trạng ỷ lại, khoán trắng cho chính quyền, đoàn thể.
Về đất xây dựng nhà: do gia đình tự lo từ nền nhà cũ, đất hợp pháp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển từ đất sản xuất nông nghiệp sang đất ở hợp pháp hoặc từ việc hỗ trợ, chuyển nhượng của bà con, dòng họ… Trường hợp hộ gia đình không có quỹ đất để xây dựng nhà, tùy điều kiện của mỗi địa phương, UBND cấp xã sẽ xem xét sử dụng quỹ đất công, đất khai phá mới hợp pháp… trình UBND cấp huyện quyết định cấp đất để làm nhà ở.
4. Đánh giá chung về mô hình huy động và quản lý nguồn lực của địa phương trong quá trình thực hiện việc hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở:
Với mô hình huy động và quản lý nguồn lực như đã nêu ở trên, các địa phương trong tỉnh đã huy động tối đa mọi nguồn lực hiện có, sử dụng kịp thời và có hiệu quả nguồn kinh phí của cơ quan Mặt trận Tổ quốc hỗ trợ để thực hiện xây dựng nhà ở cho hộ nghèo bảo đảm chất lượng, tiến độ theo kế hoạch đã đề ra.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện việc hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở tại địa phương vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, tồn tại, cụ thể như: việc huy động nguồn lực trong các hộ nghèo, nhất là trong các hộ dân tộc thiểu số còn hạn chế; nhận thức của phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế, còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, chưa có ý thức tự lực vươn lên thoát nghèo; đội ngũ cán bộ cơ sở, cán bộ người dân tộc thiểu số còn hạn chế về trình độ chuyên môn cũng như năng lực lãnh đạo và tổ chức thực hiện, hiệu quả trong quản lý điều hành chưa cao…
IV. Một số nội dung cụ thể của Đề án
1. Quan điểm hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở:
1.1. Cùng với việc thực hiện các chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010, việc thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở tại địa phương phải được tổ chức nghiêm túc, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, là nhiệm vụ quan trọng trong năm 2009 và những năm tới.
1.2. Tập trung chỉ đạo nhằm đẩy nhanh tiến độ xóa nhà ở tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo trên địa bàn tỉnh nhằm từng bước nâng cao mức sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, thực hiện phát triển ổn định và bền vững.
1.3. Phát huy tính tự lập, tự cường, xóa bỏ dần tư tưởng trông chờ, ỷ lại trong các hộ nghèo, đặc biệt là với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Kiên trì trong công tác tổ chức vận động, tuyên truyền; kịp thời biểu dương, khen thưởng những nhân tố tích cực, đồng thời xử lý nghiêm minh những đối tượng vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở tại địa phương.
2. Mục tiêu, nguyên tắc hỗ trợ:
2.1 Mục tiêu:
Cùng với sự hỗ trợ của ngân sách trung ương, huy động mọi nguồn lực (đóng góp, hỗ trợ) của địa phương để xây dựng khoảng hơn 7.318 căn nhà cho các hộ nghèo ở nông thôn chưa có nhà ở hoặc đang ở trong nhà tạm bợ, hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sập đổ và không có khả năng tự cải thiện nhà ở trên địa bàn của tỉnh. Phấn đấu hoàn thành việc thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo quy định của Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ vào năm 2011.
2.2. Nguyên tắc hỗ trợ:
2.2.1. Hỗ trợ trực tiếp đến hộ gia đình để xây dựng nhà ở theo đối tượng quy định.
2.2.2. Bảo đảm công khai, công bằng và minh bạch đến từng hộ gia đình trên cơ sở pháp luật và chính sách của Nhà nước; phù hợp với phong tục tập quán của mỗi dân tộc, vùng, miền, bảo tồn bản sắc văn hóa của từng dân tộc; phù hợp với điều kiện thực tiễn và gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.
2.2.3. Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình được hỗ trợ tham gia đóng góp để xây dựng nhà ở.
3. Đối tượng được hỗ trợ nhà ở:
Đối tượng được hỗ trợ về nhà ở thuộc phạm vi điều chỉnh của Đề án này phải có đủ ba điều kiện sau:
a) Là hộ nghèo (theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 – 2010), đang cư trú tại địa phương, có trong danh sách hộ nghèo do UBND cấp xã quản lý tại thời điểm Đề án này (còn) có hiệu lực thực hiện;
b) Hộ chưa có nhà ở hoặc đã có nhà ở nhưng nhà ở quá tạm bợ, hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sập đổ và không có khả năng tự cải thiện nhà ở;
c) Hộ không thuộc diện đối tượng được hỗ trợ về nhà ở theo quy định tại các quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành sau đây:
- Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn;
- Quyết định số 118/2008/QĐ-TTg ngày 27/02/1996 về việc hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện nhà ở;
- Quyết định số 20/2000/QĐ-TTg ngày 03/02/2000 về việc hỗ trợ người hoạt động cách mạng từ trước cách mạng tháng Tám năm 1945 cải thiện nhà ở;
- Quyết định số 117/2007/QĐ-TTg ngày 25/7/2007 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 118/TTg ngày 27/02/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người hoạt động cách mạng trước cách mạng tháng Tám năm 1945 cải thiện nhà ở.
Và các hộ đã được hưởng các chính sách hỗ trợ nhà ở, các chương trình hỗ trợ nhà ở đã được địa phương áp dụng như: chính sách hỗ trợ nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số, chương trình xây dựng nhà đại đoàn kết, nhà tình nghĩa, chương trình xóa nhà tạm (theo Chỉ thị số 22-CT-TU ngày 09/7/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy).
Đề án này thực hiện việc hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở đối với các hộ thuộc diện đối tượng được hỗ trợ (quy định tại mục 3 phần IV của Đề án này) đang cư trú tại khu vực nông thôn (không thuộc khu vực đô thị như phường, thị trấn ở các đô thị loại I, loại II, loại III, loại IV, loại V được quy định tại Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 của Chính phủ) trên địa bàn của tỉnh Lâm Đồng.
5. Số lượng hộ nghèo cần hỗ trợ về nhà ở trên địa bàn tỉnh:
5.1. Tổng số hộ nghèo của tỉnh theo chuẩn nghèo giai đoạn 2006 – 2010 ở thời điểm hiện nay là 28.661 hộ, trong đó: số hộ nghèo tại khu vực nông thôn: 24.522 hộ chiếm 85,6%.
5.2. Tổng số hộ thuộc diện đối tượng được hỗ trợ về nhà ở tại khu vực nông thôn (tính đến thời điểm Quyết định số 167/TTg có hiệu lực thi hành): khoảng 7.318 hộ.
Trong đó:
- Tổng số hộ thuộc diện đối tượng được hỗ trợ về nhà ở là đồng bào dân tộc thiểu số: 3.780 hộ;
- Tổng số hộ thuộc diện đối tượng được hỗ trợ về nhà ở là người Kinh: 3.538 hộ;
5.3. Tổng số hộ thuộc diện đối tượng được hỗ trợ về nhà ở đang cư trú tại các đơn vị hành chính thuộc vùng đặc biệt khó khăn quy định tại Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ): 7.318 hộ; trong đó:
- Hộ là đồng bào dân tộc thiểu số: 3.952 hộ;
- Hộ là người Kinh: 3.366 hộ.
6. Phân loại đối tượng ưu tiên:
a) Hộ gia đình có công với cách mạng: 40 hộ ( phần lớn đã giải quyết theo chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện nhà ở);
b) Hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số: 2.404 hộ;
c) Hộ gia đình trong vùng thường xuyên xảy ra thiên tai: 54 hộ;
d) Hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn (già cả, neo đơn, tàn tật…): 1.417 hộ;
đ) Hộ gia đình đang sinh sống trong vùng đặc biệt khó khăn (những hộ còn lại): 3.396 hộ;
e) Hộ gia đình còn lại: 07 hộ.
7. Yêu cầu về diện tích và chất lượng nhà ở xây dựng mới:
Nhà ở xây dựng mới theo quy định của Đề án này phải có diện tích tối thiểu là 24 m2; tuổi thọ căn nhà từ 10 năm trở lên (tương đương nhà ở cấp 4). Tỉnh sẽ giới thiệu một số mẫu nhà ở để hộ gia đình được hỗ trợ làm nhà tham khảo (không bắt buộc sử dụng thiết kế mẫu).
8. Mức hỗ trợ, mức vay để làm nhà ở:
8.1. Mức hỗ trợ:
Mức hỗ trợ để xây dựng một căn nhà cho hộ nghèo thuộc diện được hỗ trợ là 10.000.000 đồng/hộ (mức hỗ trợ này đã thực hiện trong cuộc vận động “Toàn xã hội tham gia xóa nhà tạm cho các hộ nghèo” do tỉnh phát động từ tháng 10/2007 đến nay); trong đó: Ngân sách Trung ương hỗ trợ 7.700.000 đồng/hộ, địa phương hỗ trợ (từ nguồn quỹ xóa nhà tạm do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh huy động) 2.300.000 đồng/hộ.
Ngoài kinh phí hỗ trợ của Trung ương và địa phương nói ở trên, hộ gia đình được hỗ trợ sử dụng thêm vốn tự có hoặc vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Xã hội (theo quy dịnh của Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Chính phủ) để xây dựng nhà ở theo nhu cầu và điều kiện thực tế của từng hộ.
8.2. Mức vay và phương thức cho vay:
- Mức vay: Hộ dân có nhu cầu, được vay tín dụng từ Ngân hàng Chính sách Xã hội để làm nhà ở. Mức vay tối đa 08 triệu đồng/hộ, lãi suất vay 3%/năm. Thời hạn vay là 10 năm, trong đó thời gian ân hạn là 5 năm. Thời gian trả nợ là 5 năm, mức trả nợ mỗi năm tối thiểu là 20% tổng số vốn được vay.
- Phương thức cho vay: Ngân hàng Chính sách Xã hội thực hiện phương thức ủy thác cho vay từng phần qua các tổ chức chính trị - xã hội hoặc trực tiếp cho vay. Đối với phương thức cho vay ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội, việc quản lý vốn bằng tiền, ghi chép sổ sách kế toán và tổ chức giải ngân đến người vay do Ngân hàng Chính sách Xã hội thực hiện.
Nguồn vốn hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở (thực hiện Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg) trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng bao gồm:
- Nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương: mức hỗ trợ 7.700.000 đồng/hộ; với 7.318 hộ nghèo cần hỗ trợ về nhà ở, số kinh phí ngân sách Trung ương hỗ trợ địa phương là 56,348 tỷ đồng.
- Nguồn vốn hỗ trợ (đối ứng) của địa phương: Hỗ trợ chênh lệch giữa mức hỗ trợ của Trung ương (7.700.000 đồng/hộ) và mức hỗ trợ của địa phương đang thực hiện (10.000.000 đồng/hộ) là 2.300.000 đồng/hộ. Với 7.318 hộ cần hỗ trợ, tổng kinh phí hỗ trợ của địa phương cần 16,831 tỷ đồng. Nguồn kinh phí hỗ trợ của địa phương sử dụng từ Quỹ xóa nhà tạm do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh huy động.
- Ngân hàng Chính sách Xã hội bảo đảm kinh phí cho các hộ dân thuộc diện đối tượng vay theo mức quy định tại Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg. Nguồn vốn cho vay do ngân sách trung ương cấp 50% trên tổng số vốn vay (thực tế) cho Ngân hàng Chính sách Xã hội, 50% còn lại do Ngân hàng Chính sách Xã hội huy động. Ngân sách trung ương cấp bù chênh lệch lãi suất cho Ngân hàng Chính sách Xã hội theo quy định.
- Ngoài phần vốn hỗ trợ của Trung ương và địa phương, hộ gia đình được hỗ trợ sử dụng thêm vốn tự có hoặc vốn huy động của cộng đồng, dòng họ… để xây dựng nhà ở.
10. Tổng số vốn thực hiện và phân khai nguồn vốn thực hiện:
Tổng số vốn cần có để thực hiện Đề án: Dự kiến khoảng 127,21 tỷ đồng. Trong đó:
- Vốn ngân sách trung ương hỗ trợ: 56,348 tỷ đồng;
- Vốn do địa phương hỗ trợ (sử dụng Quỹ xóa nhà tạm do Mặt trận Tổ quốc tỉnh huy động): 16,831 tỷ đồng;
- Vốn vay tín dụng ưu đãi (các hộ nghèo đã đăng ký): 28,531 tỷ đồng;
- Dự kiến vốn huy động của cộng đồng, dòng họ và của chính hộ gia đình được hỗ trợ: 3,5 tỷ đồng;
- Vốn quy đổi từ việc khai thác gỗ để hỗ trợ làm nhà ở: 22 tỷ đồng.
a) Bình xét và phê duyệt danh sách hỗ trợ nhà ở:
Xác định đối tượng được hỗ trợ về nhà ở: Việc xác định đối tượng được hỗ trợ về nhà ở theo quy định tại mục 3 phần IV của Đề án này. Riêng những hộ nghèo ở khu vực nông thôn đã được hỗ trợ xây nhà ở theo các quy định của các chính sách, các chương trình nêu tại điểm c mục 3 phần IV của Đề án này nhưng nhà ở đã bị sập đổ do thiên tai gây ra mà chưa được sửa chữa, xây dựng lại hoặc đến nay vẫn chưa được hỗ trợ thì được đưa vào diện đối tượng được hỗ trợ theo quy định của Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg (thực hiện hỗ trợ theo Đề án này).
Bình xét, phê duyệt danh sách hỗ trợ nhà ở: Việc bình xét các hộ dân thuộc diện đối tượng được hỗ trợ về nhà ở phải được tiến hành tại cơ sở thôn, buôn.Tại các cuộc họp bình xét phải có sự tham gia của đại diện chính quyền cấp xã, Ban giảm nghèo (xóa nhà ở dột nát) cấp xã, chi bộ Đảng, trưởng thôn, buôn và đại diện các tổ chức, đoàn thể như Mặt trận Tổ quốc, hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh… cấp xã.
Trong quá trình bình xét tiến hành xác định số hộ thuộc diện ưu tiên hỗ trợ, đồng thời xác định số hộ có nhu cầu vay vốn làm nhà ở theo quy định tại Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ.
Lưu ý: Hộ gia đình có nhiều tiêu chuẩn ưu tiên theo quy định thì khi lập danh sách phải ghi đủ tất cả các diện ưu tiên mà gia đình đó được hưởng; hộ gia đình có chồng hoặc vợ là người dân tộc thiểu số thì hộ gia đình đó được tính đối tượng ưu tiên là hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số.
UBND cấp xã tổng hợp danh sách các hộ dân được hỗ trợ nhà ở và danh sách số hộ có nhu cầu vay vốn báo cáo UBND cấp huyện để trình UBND cấp tỉnh phê duyệt.
Danh sách hộ dân được hỗ trợ nhà ở phải được công khai minh bạch trên các phương tiện truyền thông của địa phương và công khai tại trụ sở thôn, buôn và trụ sở UBND cấp xã.
b) Cấp vốn làm nhà ở:
Căn cứ số vốn được phân bổ từ ngân sách trung ương, vốn ngân sách địa phương, vốn do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam huy động phân bổ cho địa phương và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác, UBND tỉnh phân bổ cho cấp huyện, đồng thời gửi danh sách vay vốn cho Ngân hàng Chính sách Xã hội để thực hiện cho vay theo quy định tại Quyết định 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ.
Căn cứ số vốn được UBND tỉnh phân bổ, UBND cấp huyện phân bổ vốn hỗ trợ cho cấp xã.
Việc quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán nguồn vốn hỗ trợ áp dụng theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Đối với vốn vay, hộ dân trực tiếp ký khế ước vay vốn theo quy định của Ngân hàng Chính sách Xã hội.
c) Khai thác gỗ tận dụng để làm nhà ở:
- Hộ gia đình được hỗ trợ về nhà ở được phép khai thác gỗ tận dụng (cây ngã đổ, cây đứng chết…) tại địa bàn cư trú (nếu có) để làm nhà ở; việc khai thác phải tuân theo sự hướng dẫn, quy định cụ thể của chính quyền địa phương.
- Mỗi hộ nghèo được hỗ trợ tối đa không quá 5 m3 gỗ tròn để làm nhà ở.
- Nghiêm cấm việc lợi dụng khai thác gỗ hỗ trợ làm nhà ở để chặt phá rừng sử dụng vào mục đích khác.
d) Thực hiện xây dựng nhà ở:
- Hộ gia đình được hỗ trợ về nhà ở là chủ đầu tư, xây dựng nhà ở theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của chính quyền địa phương (UBND xã); xây dựng đến đâu cấp kinh phí đến đó, không ứng trước toàn bộ kinh phí hỗ trợ cho hộ gia đình.
- UBND xã giao Ban Giảm nghèo (xóa nhà tạm) của xã hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các hộ dân xây dựng nhà ở đảm bảo yêu cầu về diện tích và chất lượng nhà ở theo quy định của Đề án này và vận động các hộ dân tự xây dựng nhà ở. Đối với hộ dân có hoàn cảnh khó khăn (già cả, neo đơn, tàn tật…) không thể tự xây dựng nhà ở thì Ban Giảm nghèo của xã tổ chức xây dựng nhà ở cho các đối tượng này.
- Năm 2009: Hoàn thành các công tác chuẩn bị và thực hiện hỗ trợ nhà ở cho 2.000 hộ thuộc diện ưu tiên 1 và 2.
* Riêng đối với huyện Đam Rông ( huyện được Trung ương ưu tiên đầu tư toàn diện trong Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững) phải tập trung ưu tiên thực hiện hỗ trợ về nhà ở cho 738 hộ nghèo (được hỗ trợ theo quy định của Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg) trong năm 2009.
- Năm 2010: Thực hiện hỗ trợ nhà ở cho 3.500 hộ thuộc diện ưu tiên 2, 3 và 4.
- Năm 2011: Thực hiện hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng còn lại; tổng kết, đánh giá việc thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo quy định của Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh.
1. Đối với các Sở, Ban, ngành của tỉnh:
a) Ban Chỉ đạo về Chính sách nhà ở tỉnh:
- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo quy định của Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh;
- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các địa phương trong tỉnh thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo đúng mục tiêu, yêu cầu và tiến độ của Đề án; tổng hợp kết quả thực hiện, định kỳ báo cáo UBND tỉnh và Thủ tướng Chính phủ;
b) Sở Xây dựng:
- Chủ trì lập Đề án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo quy định của Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh; trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt trong tháng 4/2009;
- Phát hành một số mẫu nhà ở đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà ở của các hộ nghèo, bảo đảm yêu cầu về diện tích và chất lượng nhà ở theo quy định của Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ; hướng dẫn việc sử dụng mẫu nhà ở để các địa phương, các hộ gia đình được hỗ trợ tham khảo.
- Theo dõi, tổng hợp báo cáo định kỳ (quý, năm) về kết quả triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn toàn tỉnh cho UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo Chính sách nhà ở của tỉnh.
c) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội:
Chủ trì hướng dẫn các địa phương triển khai tổ chức thực hiện việc bình xét và phê duyệt danh sách hộ nghèo được hỗ trợ nhà ở theo quy định của Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh.
d) Sở Tài chính:
- Phối hợp với Kho Bạc Nhà nước phân bố kịp thời nguồn kinh phí do Trung ương hỗ trợ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh huy động được cho từng địa phương, bảo đảm giải ngân đúng tiến độ, đến từng hộ.
- Tham mưu đề xuất bố trí vốn cho Ngân hàng Chính sách Xã hội thực hiện cho vay theo quy định;
- Hướng dẫn các địa phương công tác lập dự toán, quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán nguồn vốn hỗ trợ.
đ) Sở Tài nguyên và Môi trường:
Hướng dẫn các địa phương thực hiện đúng quy định của pháp luật trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến đất đai đối với các hộ nghèo được hỗ trợ về nhà ở.
e) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Hướng dẫn các địa phương việc khai thác gỗ tận dụng (cây ngã đổ, cây đứng chết…) theo quy định; mỗi hộ nghèo được hỗ trợ tối đa không quá 5m3 gỗ tròn để làm nhà ở. Nghiêm cấm việc lợi dụng khai thác gỗ hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở để chặt phá rừng sử dụng vào mục đích khác.
2. UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc và thành phố Đà Lạt:
- Thực hiện và chỉ đạo UBND cấp xã thực hiện công bố công khai minh bạch các tiêu chuẩn, đối tượng được hỗ trợ về nhà ở; chỉ đạo rà soát, tổ chức bình xét tại từng thôn, buôn, lập danh sách các hộ nghèo có khó khăn về nhà ở trên địa bàn; phân loại ưu tiên thực hiện hỗ trợ cho các hộ nghèo theo quy định. Tổng hợp danh sách các hộ dân được hỗ trợ nhà ở và danh sách số hộ có nhu cầu vay vốn để trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Triển khai toàn diện việc hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở trên địa bàn và chịu trách nhiệm trước cấp trên về tiến độ, kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở trên địa bàn quản lý. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện, đảm bảo chính sách đến được từng hộ nghèo có khó khăn về nhà ở; không để xảy ra thất thoát, tiêu cực; đảm bảo các hộ nghèo có nhà ở sau khi được hỗ trợ theo quy định của Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ;
- Báo cáo định kỳ (quý, năm) về kết quả triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn cho Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo Chính sách nhà ở của tỉnh.
3. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh phối hợp với các đoàn thể và chính quyền các cấp của địa phương trong việc vận động tạo thêm nguồn lực hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở; phối hợp với các cấp, các ngành có liên quan trong việc phân bổ nguồn vốn do cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã huy động được cho các địa phương đảm bảo công bằng và hợp lý.
Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh thực hiện chức năng giám sát quá trình triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở trên địa bàn tỉnh, nhằm đảm bảo đúng mục tiêu và yêu cầu theo tinh thần Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ.