Thứ 5, Ngày 07/11/2024

Quyết định 764/QĐ-UBND năm 2010 về kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 của tỉnh Gia Lai

Số hiệu 764/QĐ-UBND
Ngày ban hành 11/11/2010
Ngày có hiệu lực 11/11/2010
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Gia Lai
Người ký Măng Đung
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 764/QĐ-UBND

Pleiku, ngày 11 tháng 11 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2010-2020 CỦA TỈNH GIA LAI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển Nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 60/TT-LĐTBXH ngày 27 tháng 9 năm 2010 về việc đề nghị ký ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển Nghề công tác xã hội tỉnh Gia Lai giai đoạn 2010-2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này: Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển Nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 của tỉnh Gia Lai.

Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Măng Đung

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2010-2020 CỦA TỈNH GIA LAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 764 /QĐ-UBND ngày 11/11/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai)

Nghề công tác xã hội (CTXH) là những hoạt động mang tính chuyên nghiệp, được thực hiện theo các nguyên tắc và phương pháp riêng nhằm tạo ra sự phát triển của xã hội thông qua sự tham gia vào quá trình giải quyết các vấn đề xã hội, tăng cường năng lực và giải phóng tiềm năng của từng cá nhân, gia đình và cộng đồng, giúp cho con người phát triển, hài hòa và đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân. Nghề công tác xã hội có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, can thiệp vào cuộc sống của cá nhân, nhóm đối tượng xã hội, cộng đồng và các thành phần xã hội nhằm hỗ trợ họ thay đổi, giải quyết các vấn đề và nâng cao an sinh xã hội.

Căn cứ Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển nghề Công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 (sau đây gọi tắt là Đề án 32), căn cứ hướng dẫn tại Công văn số 1229/LĐTBXH-BTXH ngày 20 tháng 4 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về triển khai Đề án 32;

Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển Nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 của tỉnh Gia Lai theo nội dung Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ như sau:

I. THỰC TRẠNG NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI CỦA TỈNH GIA LAI:

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Gia Lai có hơn 288.500 đối tượng cần hỗ trợ, giúp đỡ của các dịch vụ công tác xã hội, chiếm khoảng 22,7% dân số. Trong đó gồm: hơn 81.000 người cao tuổi, khoảng 6.700 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, hơn 9.600 người khuyết tật, hơn 1.700 người tâm thần nặng, 37.394 hộ gia đình nghèo với 179.500 khẩu, hơn 10.000 đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện hưởng trợ cấp hàng tháng tại cộng đồng từ ngân sách nhà nước; tỉnh có 68 xã đặc biệt khó khăn… Nhìn chung số lượng đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khá lớn, sự biến động số lượng ở mỗi nhóm đối tượng cũng khác nhau: người tàn tật, người nghèo có xu hướng giảm, nhưng trẻ em bị xâm hại, trẻ em bị sao nhãng, tệ nạn ma túy, mại dâm và các đối tượng thuộc diện bảo trợ xã hội có xu hướng tăng, số đối tượng thường tập trung ở các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, điều kiện đời sống còn gặp rất nhiều khó khăn.

Hiện tại, tỉnh có 01 Trung tâm chữa bệnh - giáo dục lao động xã hội, 07 cơ sở bảo trợ xã hội (trong đó: 03 cơ sở bảo trợ xã hội công lập, 04 cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập). Tổng số đối tượng được nuôi dưỡng hàng năm tại các cơ sở bảo trợ xã hội trên 300 đối tượng.

Để trợ giúp cho các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt, trong những năm qua, cùng với việc phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống chính sách về an sinh xã hội cũng ngày càng được bổ sung, hoàn chỉnh. Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo như: Quyết định số 65/2005/QĐ-TTg ngày 25/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng; Quyết định số 239/2006/QĐ-TTg ngày 24/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án trợ giúp người tàn tật; Nghị định số 67/2007/NĐ-CP; Nghị định 13/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách hỗ trợ các đối tượng xã hội; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và nhiều chính sách, chương trình trợ giúp khác như Bảo hiểm y tế, hỗ trợ nhà ở...tất cả các văn bản chỉ đạo cấp Trung ương đều được UBND tỉnh cụ thể hóa bằng nhiều văn bản chỉ đạo cho các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện đã góp phần hoàn thiện dần hệ thống an sinh xã hội và phát triển đội ngũ cán bộ, nhân viên, tình nguyện viên làm công tác xã hội trên địa bàn tỉnh.

Trên địa bàn tỉnh Gia Lai hiện tại chưa có hệ thống cán bộ làm công tác xã hội chuyên nghiệp. Trên thực tế, việc thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác xã hội được giao cho ngành Lao động – Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục, Hội Chữ thập đỏ và các tổ chức, Hội, Đoàn thể khác. Tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ được giao, các cơ quan chuyên môn, các hội, đoàn thể làm công tác xã hội đã xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm thực hiện nhiệm vụ của ngành và Ủy ban nhân dân các cấp giao. Trong những năm qua, công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh đã được Đảng, Chính quyền các cấp, các Sở, ngành chủ quản chỉ đạo thực hiện trợ giúp những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ và gia đình cải thiện cuộc sống dần tốt hơn và ngang bằng với cộng đồng dân cư trong khu vực. Đội ngũ cán bộ làm công tác xã hội ở các cấp đã phát triển và được bổ sung về số lượng cũng như chất lượng, đáp ứng được một số yêu cầu và nhiệm vụ trước mắt.

Tuy nhiên, công tác xã hội chưa được công nhận là một nghề chuyên nghiệp nên phần lớn cán bộ, nhân viên được đào tạo từ nhiều nghề khác nhau, chưa qua đào tạo CTXH chuyên nghiệp. Cơ sở vật chất, trang thiết bị còn nghèo nàn; phương pháp chăm sóc, kỹ năng tiếp cận đối tượng, kêu gọi, vận động thu hút nguồn lực trợ giúp đối tượng còn nhiều hạn chế. Chưa thành lập được các Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội. Đặc biệt, ngạch, bậc viên chức công tác xã hội chưa được ban hành và áp dụng nên ảnh hưởng đến vai trò, nhiệm vụ và tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ dẫn đến việc trợ giúp các đối tượng chưa tốt và chưa đáp ứng với tình hình thực tiễn hiện nay.

Việc phát triển nghề công tác xã hội chuyên nghiệp đang là vấn đề xã hội được quan tâm, là cơ sở cho việc đào tạo, sử dụng, tuyển dụng các sinh viên công tác xã hội, các viên chức CTXH ở các trình độ khác nhau vào đúng vị trí công tác chuyên môn, từng bước chuyên nghiệp hoá nghề công tác xã hội và thúc đẩy phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ công tác xã hội trên địa bàn của tỉnh theo Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển nghề Công tác xã hội giai đoạn 2010-2020.

II. MỤC TIÊU:

1. Mục tiêu chung:

Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề công tác xã hội; tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội phát triển.

[...]