ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
73/2002/QĐ-UB
|
Thái
Bình, ngày 20 tháng 9 năm 2002
|
QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH
V/V BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY
DỰNG KIÊN CỐ KÊNH MƯƠNG TỈNH THÁI BÌNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và
UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994;
Căn cứ Nghị định số
52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý đầu tư và
xây dựng; Nghị định 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 của Chính phủ sửa đổi bổ sung
một số điều về Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng;
Căn cứ Nghị định số
24/1999/NĐ-CP ngày 16/4/1999 của Chính phủ ban hành quy chế tổ chức huy động,
quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở
hạ tầng của xã, thị trấn;
Căn cứ Quyết định số
66/2000/QĐ-TTg ngày 13/6/2000 của Thủ trướng Chính phủ về một số chính sách và
cơ chế tài chính thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương;
Xét đề nghị của sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 222/TT- NN ngày 29/8/2002;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định
về quản lý đầu tư và xây dựng kiên cố kênh mương tỉnh Thái Bình".
Điều 2. Giao cho sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn:
- Chủ trì cùng với sở Tài chính -
Vật giá, sở Kế hoạch và đầu tư, sở Xây dựng hướng dẫn cụ thể thực hiện quy định
này bằng văn bản liên ngành.
- Phối hợp chặt chẽ với các sở,
ngành liên quan UBND các huyện, thị xã chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức
thực hiện, hàng quý báo cáo kết quả về UBND tỉnh và Ban chỉ
đạo thực hiện kiên cố kênh mương tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Giám đốc sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc sở Tài chính-Vật giá, Giám đốc sở
Kếhoạch và Đầu tư, Giám đốc sở Xây dựng, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Giám đốc
Chi nhánh Qũy hỗ trợ đầu tư phát triển; Chủ tịch UBND huyện, Thị xã, Chủ tịch
UBND xã, phường, thị trấn, các Giám đốc doanh nghiệp quản lý khai thác công
trình thủy lợi và các Thủ trưởng ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày
01/7/2002 và thay thế Quyết định số 47/2000/QĐ-UB ngày 20/1/2000 của UBND tỉnh.
Nơi nhận:
- Bộ NN&PTNT
- Bộ Tài chính
- TT Tỉnh ủy Để báo cáo
- TT HĐND tỉnh
- Các ban của HĐND tỉnh
- Các thành viên UBND tỉnh
- Như điều 3
- Lưu: VT, NL
|
T/M UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Quốc Khoa
|
QUY ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TU VÀ XÂY DỰNG KIÊN CỐ KÊNH MUƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 73/2002/QĐ-UB ngày 20 tháng 9 năm 2002 của
UBND tỉnh Thái Bình)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng đầu tư:
- Kiên cố kênh mương tưới loại II, III và các
công trình trên kênh, ưu tiên ở những vùng đất xấu không ổn định, đất cát thất
thoát nhiều nước, ven đô thị, ven làng, xóm.
- Cải tạo các trạm bơm đã ổn định về quy hoạch từ
trục ngang thành trục đứng.
Điều 2. Nguồn vốn và chính sách đầu tư:
- Kênh mương tưới loại II: Kênh liên huyện, liên
xã và các công trình trên kênh được đầu tư bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước
trong kế hoạch XDCB hàng năm.
- Kênh mương tưới loại III: Kênh liên thôn, nội
đồng, các công trình trên kênh và cải tạo trạm bơm điện trục ngang thành trục đứng,
thực hiện phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm": Nhà nước hỗ trợ
vốn để mua vật tư, thiết bị (xi măng, thép, gạch, đá, cát, máy bơm nước) kinh
phí khảo sát - thiết kế, quản lý xây dựng công trình. Nhân dân địa phương vùng
hưởng lợi đóng góp toàn bộ chi phí nhân công và vật liệu phụ.
Điều 3. Phân cấp quản lý:
- Đối với kênh loại II:
+ UBND tỉnh là cấp quyết định đầu tư.
+ UBND huyện, thị xã, công ty Giống cây trồng tỉnh
làm chủ đầu tư.
- Đối với kênh loại III và trạm bơm do các HTX dịch
vụ nông nghiệp quản lý: UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch phân bổ vốn Nhà nước hỗ trợ
cho các huyện, thị và giao cho:
+ UBND huyện, thị xã là cấp quyết định đầu tư.
+ UBND xã, phường, thị trấn làm chủ đầu tư.
- Đối với trạm bơm điện do các xí nghiệp Quản lý
khai thác công trình thủy nông quản lý: UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch phân bổ vốn
Nhà nước hỗ trợ và giao cho Xí nghiệp Quản lý khai thác công trình thủy nông
làm chủ đầu tư.
Điều 4. Trách nhiệm và quyền hạn của chủ đầu tư:
a) Đối với kênh loại II: Áp dụng điểm 2, điều
14, Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ về việc
ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.
b) Đối với kênh loại III và cải tạo các trạm
bơm: Chủ đầu tư có trách nhiệm, quyền hạn sau:
+ Thực hiện sự chỉ đạo của cơ quan quyết định đầu
tư (UBND huyện, thị xã).
+ Phối hợp với xí nghiệp quản lý khai thác thủy
nông huyện, thị xã và các đơn vị hên quan tổ chức rà soát quy hoạch mặt ruộng
trên địa bàn xã, phường, thị trấn.
+ Lập kế hoạch và cân đối các nguồn vốn đầu tư.
+ Cung cấp thiết kế, dự toán được duyệt cho đơn
vị thi công.
+ Giải phóng mặt bằng (nếu có).
+ Thực hiện phương án huy động vốn đóng góp, vốn
vay.
+ Ký kết hợp đồng thi công, giám sát kỹ thuật
xây lắp và chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng công trình.
+ Tổ chức nghiệm thu, thanh quyết toán, bàn giao
đưa công trình vào sử dụng.
Điều 5. Trách nhiệm quản lý của các ngành, các cấp:
- Ban chỉ đạo kiên cố kênh mương của tỉnh có nhiệm
vụ giúp UBND tỉnh cân đối nguồn vốn đầu tư, đề xuất mức vay và phân bổ cho các
huyện, thị xã, đơn vị: đôn đốc kiểm tra và giải quyết các vướng mắc trong quá
trình tổ chức thực hiện kế hoạch.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có
trách nhiệm chủ trì phối hợp chặt chẽ với các ngành có liên quan và chính quyền
các cấp để quản lý quy hoạch, kế hoạch, kỹ thuật, ban hành thiết kế định hình
và tổng hợp kế hoạch kiên cố kênh mương hàng năm, báo cáo kết quả thực hiện
kiên cố kênh mương theo định kỳ hoặc đột xuất.
- Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính - Vật giá,
Sở Xây dựng, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển tỉnh và các
ngành có liên quan chịu trách nhiệm quản lý và chỉ đạo thực hiện kiên cố kênh
mương theo chức năng nhiệm vụ chuyên ngành của mình.
- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã có trách nhiệm
phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các ngành liên
quan thực hiện tốt nhiệm vụ chủ quản đầu tư đối với kênh loại III và chức năng
quản lý Nhà nước trên địa bàn huyện, thị xã.
- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn dưới sự
chỉ đạo của UBND huyện, thị xã thực hiện tốt nhiệm vụ chủ đầu tư đối với kênh
loại III. Nghiêm chỉnh chấp hành quy chế dân chủ ở cơ sở trong việc tổ chức huy
động vốn đóng góp của nhân dân, tổ chức thi công, quản lý, sử dụng kênh mương
được giao theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.
Chương II
CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ VÀ THỰC
HIỆN ĐẦU TU
Điều 6. Lập kế hoạch đầu tư:
- Kênh loại II phải lập báo cáo đầu tư hoặc'dự
án đầu tư theo quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng,
kênh loại III củng phải lập báo cáo đầu tư để lập thiết kế và kế hoạch đầu tư.
- Trên cơ sở quy hoạch đã được rà soát, UBND xã,
phường, thị trấn, UBND huyện, thị xã báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp, sau đó
UBND huyện, thị xã tổng hợp kế hoạch kiên cố kênh mương gửi về Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn và sở Kế hoạch và Đầu tư, sở Tài chính - Vật giá xem
xét trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch phân bổ vốn hỗ trợ đầu tư cho các huyện,
thị và các đơn vị.
- UBND huyện, thị xã có trách nhiệm xây dựng chỉ
tiêu kế hoạch cho từng xã và gửi báo cáo kế hoạch về UBND tỉnh, sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, sở Kế hoạch và Đầu tư, sở Tài chính - Vật giá để tổng
hợp theo dõi triển khai.
Điều 7. Thiết kế - dự toán và chế độ xây dựng cơ bản:
1 - Thiết kế- dự toán:
a) Đối với kênh loại II:
- Đơn vị thiết kế: Là những doanh nghiệp tư vấn
thiết kế có đủ năng lực và tư cách pháp nhân.
- Phê duyệt thiết kế và khôi lượng xây lắp: Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Phê duyệt dự toán: Sở Xây dựng.
b) Đối với kênh loại III và cải tạo trạm bơm: Phần
xây đúc kênh áp dụng thiết kế định hình do sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn ban hành, phần đào đắp và cải tạo trạm bơm, căn cứ vào tài liệu khảo sát
thực tế để thiết kế cho phù hợp.
+ Đơn vị thiết kế: Xí nghiệp quản lý khai thác
công trình Thủy nông
+ Thẩm định thiết kế, dự toán: Phòng Giao thông
công nghiệp - xây dựng huyện, thị xã.
+ Phê duyệt thiết kế, dự toán: UBND huyện, thị
xã.
Thời gian thẩm định không qúa 7 ngày kể từ khi
nhận đủ hồ sơ theo quy định.
2 - Đơn giá và chế độ xây dựng cơ bản:
a) Đối với kênh loại II và kênh thuộc công ty Giống
cây trồng quản lý.
Chi phí xây lắp thiết bị và chi phí khác áp dụng
đơn giá và chế độ xây dựng cơ bản theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của
Chính phủ ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.
b) Đối với kênh loại III:
- Chi phí vật liệu được tính trên cơ sở lượng vật
tư tiêu hao và đơn giá vật tư tại thời điểm thi công.
+ Lượng vật tư tiêu hao được tính theo định mức
dự toán hiện hành của Nhà nước.
+ Đơn giá vật liệu là đơn giá thực tế, mua tại
chân công trình ở thời điểm thi công, đơn giá này do chủ đầu tư và đơn vị tư vấn
thiết kế xác định.
- Chi phí nhân công và máy thi công: áp dụng đơn
giá xây dựng cơ bản ban hành kèm theo Quyết định số 584/1999/QĐ-UB ngày
24/4/1999 của UBND tỉnh, được điều chỉnh với một hệ số nhất định cho phù hợp với
tình hình thực tế trong từng thời kỳ (hệ số điều chỉnh do liên ngành Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Tài chính - Vật giá, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng thống
nhất xác định và hướng dẫn cụ thể).
- Chi phí khác:
+ Chi phí khảo sát thiết kế.
+ Chi phí thẩm định dự toán, thiết kế.
+ Quản lý dự án và giám sát xây dựng.
Định mức các khoản chi phí trên do liên ngành
xác định và có văn bản hướng dẫn để cơ sở thực hiện.
Điều 8. Điều kiện để tổ chức thi công công trình:
- Đối với kênh loại II: Có quyết định của UBND tỉnh
bố trí kế hoạch đầu tư, có thiết kế và dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đơn vị thi công thực hiện theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính
phủ về quản lý đầu tư xây dựng.
- Đối với kênh loại III:
+ Có quyết định của UBND huyện, thị xã bố trí kế
hoạch đầu tư
+ Có thiết kế và dự toán được cấp có thẩm quyền
phê duyệt
+ Có phương án khả thi huy động đủ vốn đóng góp
của nhân dân cho xây dựng công trình.
+ Không phải tổ chức đấu thầu thi công. UBND xã,
phường, thị trấn tự tổ chức thi công có sự giám sát của cộng đồng dân cư vùng
hưởng lợi. Ưu tiên giao thầu cho lực lượng thi công của HTX dịch vụ nông nghiệp.
Điều 9. Vật tư và thiết bị:
- Vật tư, thiết bị để kiên cố kênh mương phải đảm
bảo chất lượng, giá thành hạ và theo đúng thiết kế được duyệt, thiết bị máy bơm
và hệ thống thiết bị đóng mở cống, đập khuyến khích sử dụng những loại thiết bị
do các doanh nghiệp trong tỉnh sản xuất.
- Kết cấu công trình kiên cố kênh mương bằng bê
tông là chủ yếu, trường hợp do điều kiện thi công hoặc do yêu cầu kỹ thuật mà kết
cấu bê tông không phù hợp thì được dụng vật liệu gạch, đá để thay thế.
Điều 10. Nghiêm thu và bàn giao công trình:
- Công trình chỉ được nghiệm thu khi thi công
đúng thiết kế được duyệt.
- Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu
theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước. Sau khi tổ chức nghiệm thu, chủ đầu
tư phải bàn giao công trình cho đơn vị quản lý, khai thác sử dụng.
- Đơn vị được quản lý khai thác công trình phải
đăng ký tài sản và có trách nhiệm I bảo dưỡng, khai thác công trình có hiệu quả.
- Đơn vị thi công chịu trách nhiệm bảo hành công
trình theo quy định của Nhà nước.
Điều 11. Cấp phát kinh phí và thanh quyết toán công trình:
Theo các quy định hiện hành của Nhà nước do liên
ngành Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính - Vật giá, Kho bạc Nhà nước tỉnh hướng dẫn
thực hiện.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 12. Các giám đốc sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài
chính - Vật giá, Kế hoạch và đầu tư, Xây dựng, Kho bạc Nhà nước tỉnh và các
ngành, đơn vị có hên quan, chủ tịch UBND huyện, thị xã; UBND xã, phường, thị trấn
có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện quy định này.
Điều 13. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có gì vướng mắc, các
sở, ban, ngành và các địa phương báo cáo về UBND tỉnh để xem xét sửa đổi bổ
sung kịp thời.