UBND TỈNH HÀ TĨNH
SỞ XÂY DỰNG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 172/SXD-HTKT
V/v hướng dẫn kiểm tra, nghiệm thu, bảo quản
xi măng trong xây dựng làm đường giao thông nông thôn và kiên cố hóa kênh
mương nội đồng năm 2015.
|
Hà Tĩnh, ngày
06 tháng 02 năm 2015
|
Kính gửi:
|
- UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- UBND các xã trên địa bàn tỉnh.
|
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh tại Chỉ
thị số 05/CT-UBND ngày 30/01/2015 về việc xây dựng, triển khai kế hoạch làm
đường giao thông nông thôn và kiên cố hóa kênh mương nội đồng năm 2015.
Căn cứ vào Luật xây dựng số
50/2014/QH13 ngày 18/6/2014, Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính
phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng và
các Văn bản có liên quan, Sở Xây dựng ban hành hướng dẫn “Công tác kiểm tra, nghiệm thu, bảo quản xi măng trong xây
dựng làm đường giao thông nông thôn và kiên cố hóa kênh mương nội đồng trong xây
dựng nông thôn mới năm 2015”.
Đề nghị UBND
các huyện, thành phố, thị xã, UBND các xã và các tổ chức, cá nhân có
liên quan căn cứ hướng dẫn, triển khai thực hiện theo quy định.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có
những vướng mắc hoặc những vấn đề phát sinh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân, kịp
thời phản ánh về Sở Xây dựng để xem xét
giải quyết và đề xuất điều chỉnh cho phù hợp./.
Nơi nhận:
- UBND tỉnh (b/c);
- Như trên;
- Lãnh đạo Sở (b/c);
- Lưu: VT, HT2.
|
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Phạm Văn Tình
|
HƯỚNG DẪN
CÔNG TÁC KIỂM TRA, NGHIỆM THU, BẢO QUẢN XI MĂNG TRONG XÂY
DỰNG LÀM ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN VÀ KIÊN CỐ HÓA KÊNH MƯƠNG NỘI ĐỒNG NĂM 2015
(Ban hành kèm theo Công văn số 172/SXD-HTKT ngày 06/02/2015)
Căn cứ vào Luật xây dựng số
50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
Căn cứ Nghị định 15/2013/NĐ-CP
ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 10/2013/TT-BXD
ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng về quy định chi tiết một số nội dung về quản lý
chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 14/2009/QĐ-UBND ngày
04/6/2009 của UBND tỉnh về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức
bộ máy của Sở Xây dựng.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh tại Chỉ
thị số 05/CT-UBND ngày 30/01/2015 về việc xây dựng, triển khai kế hoạch làm
đường giao thông nông thôn và kiên cố hóa kênh mương nội đồng năm 2015;
Sở Xây dựng hướng dẫn công tác kiểm tra, nghiệm
thu, bảo quản xi măng trong thi công xây dựng công trình đường giao thông nông
thôn và kiên cố hóa kênh mương nội đồng trong xây dựng nông thôn mới năm 2015
thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới như sau:
I. Các quy định chung:
- Công tác
kiểm tra, nghiệm thu, bảo quản xi măng trong xây dựng làm đường giao thông nông
thôn và kiên cố hóa kênh mương nội đồng trong xây dựng nông thôn mới năm 2015.
- Đơn vị cung
ứng xi măng cho UBND xã phải có phiếu chứng nhận chất lượng xi măng theo từng
lô sản phẩm và phải cung cấp phiếu này cho các địa phương. Các yêu cầu lấy mẫu,
thí nghiệm và bảo hành sản phẩm đều phải tuân theo các nội dung hướng dẫn này.
- Các phiếu
chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất chỉ có ý nghĩa cam kết bảo hành chất
lượng sản phẩm chứ không thay thế được các phiếu thí nghiệm vật liệu hiện
trường do các địa phương tổ chức thực hiện.
- Xi măng phục
vụ công trình xây dựng trước khi đưa vào thi công xây dựng phải kiểm tra thí
nghiệm các chỉ tiêu cơ lý theo quy định hiện hành. Xi măng đảm bảo chất lượng
mới được sử dụng vào công trình xây dựng, trường hợp không đảm bảo chất lượng
UBND xã phải yêu cầu đơn vị cung ứng loại bỏ không đưa vào sử dụng xây dựng
công trình.
- Ngoài những
nội dung quy định tại hướng dẫn này còn phải tuân theo những quy định của tiêu
chuẩn, quy phạm chuyên ngành về công tác thí nghiệm đảm bảo chất lượng xi măng
trong xây dựng.
II. Công tác kiểm tra, nghiệm thu xi măng trước khi đưa vào
thi công xây dựng:
1. Tại thời điểm tiếp nhận xi măng từ đơn vị cung ứng, đại
diện UBND xã cần kiểm tra xác nhận các nội dung sau:
- Yêu cầu đơn vị cung ứng cung cấp phiếu chứng nhận chất
lượng, chứng chỉ xuất xứ xi măng theo từng lô sản phẩm. Các thông số trên chứng
chỉ xuất xứ như loại mác xi măng, ngày sản xuất, số lô và hạn sử dụng phải
trùng hợp với các thông số ghi trên bao bì và đúng với chủng loại đã cam kết.
- Xi măng phải còn nguyên bao, không tách rời, không vón
cục hoặc bị thấm nước…;
- Việc cung cấp xi măng phải đủ khối lượng theo yêu cầu;
- Tiến hành lập biên bản giao nhận xi măng (phụ lục 1).
2. Phương pháp lấy mẫu xi măng để thí nghiệm kiểm tra chất
lượng:
Trong vòng 24 giờ sau khi lập biên bản giao nhận xi măng,
UBND xã thuê đơn vị thí nghiệm có đủ điều kiện năng lực theo quy định tiến hành
lấy mẫu thí nghiệm xi măng.
Việc lấy mẫu xi măng được tiến hành với sự có mặt của đại
diện đơn vị cung cấp, UBND xã, đơn vị thí nghiệm. Nếu vắng mặt một trong các
đại diện, mặc dầu không cản trở việc lấy mẫu nhưng phải được ghi vào biên bản
lấy mẫu.
Mỗi lô xi măng
đều phải lấy 02 mẫu, mỗi mẫu 10 kg để làm thí nghiệm. Mẫu xi măng phải được lấy
rải rác ở các bao trong kho, mỗi bao lấy 1 kg. Làm thí nghiệm 01 mẫu và 01 mẫu
lưu để đối chứng khi cần thiết.
Phiếu thí
nghiệm là căn cứ để nghiệm thu xi măng.
3. Nghiệm thu xi măng trước khi đưa vào sử dụng:
Nếu xi măng do đơn vị cung ứng cung cấp đảm bảo các điều
kiện tại mục 1 và thí nghiệm kiểm tra theo mục 2 đạt yêu cầu, thì đại diện UBND
xã, giám sát cộng đồng, và đơn vị cung ứng vật tư tiến hành lập biên bản nghiệm
thu vật liệu đầu vào trước khi sử dụng (phụ lục 2).
III. Công tác bảo quản xi măng:
Xi măng sau khi tiếp nhận tốt nhất là đem dùng ngay, lưu
kho càng lâu xi măng càng bị giảm chất lượng. Nếu phải lưu kho thì thời gian
không được quá 60 ngày kể từ ngày sản xuất, cần hết sức tránh ẩm xâm nhập vào
xi măng. Khi bảo quản cần thực hiện:
- Phương tiện vận chuyển phải có bạt che mưa, sàn khô.
- Xung quanh kho phải có hệ thống thoát nước tốt, nền
kho phải khô ráo và chống được ẩm ngấm từ dưới lên.
- Tường, cửa và mái nhà kho phải kín, không để mưa
hắt, dột vào xi măng qua mái thủng, tường hở.
- Các bao xi măng được kê trên nền cao cách mặt đất
30cm, không để trực tiếp xuống sàn và cách xa vách 20 cm.
- Xếp mỗi chồng cao không quá 10 bao, nếu để trên một tháng
phải đảo trộn. Đồng thời tuân thủ theo nguyên tắc “lô nào nhập trước thì dùng
trước”.
IV. Trách nhiệm của các chủ thể:
1. UBND các huyện, thành phố, thị xã thường xuyên cử cán bộ
phòng Hạ tầng kinh tế (Quản lý đô thị) đến UBND các xã trực tiếp hướng dẫn kiểm
tra, nghiệm thu, bảo quản xi măng.
2. UBND xã,
giám sát cộng đồng nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác kiểm tra,
nghiệm thu, bảo quản xi măng; xi măng đưa vào thi công xây dựng phải đảm bảo về
chất lượng.
3. Đơn vị cung
ứng xi măng phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu liên quan tới
sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa
và pháp luật khác có liên quan; đảm bảo quy định về nhãn mác sản phẩm, hàng
hóa; cung ứng đủ số lượng,
đảm bảo chất lượng, phối hợp tốt với UBND xã, đơn vị thí nghiệm trong việc lấy
mẫu thí nghiệm xi măng.
4. Đơn vị thí
nghiệm trong quá trình lấy mẫu, thí nghiệm phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn,
quy chuẩn xây dựng hiện hành; số liệu thí nghiệm đảm bảo tính chính xác, trung thực,
khách quan.
5. Trong quá
trình giao nhận xi măng nếu UBND xã phát hiện, nghi ngờ sản phẩm là hàng giả,
hàng kém chất lượng thì thông báo ngay cho Sở Xây dựng, qua số điện thoại của
Thanh tra Sở Xây dựng là 0393.859190 để được kiểm tra, xử lý kịp thời./.
SỞ XÂY DỰNG HÀ TĨNH
PHỤ LỤC 01
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------------------
Hà Tĩnh, ngày …… tháng …… năm 2015
BIÊN BẢN GIAO NHẬN XI MĂNG
Hôm nay vào
hồi…….ngày……tháng…..năm 2015. Tại………………………………
…………………………………………………………………………………………..
Chúng tôi gồm:
1. Đơn vị bàn giao ( Bên A): ………………………………………………………...
- Ông
: ………….. Chức vụ: …………………..
- Ông
: ………….. Chức vụ: …………………..
2. Đơn vị tiếp nhận ( Bên B): …………………………………………......................
- Đại diện Chủ đầu tư: ………………………………………………………..
+ Ông :
…………..
Chức vụ: …………………..
+ Ông :
…………..
Chức vụ: …………………..
- Đại diện giám sát cộng
đồng:.………………………………………………………
+ Ông :
…………..
Chức vụ: …………………..
+ Ông :
…………..
Chức vụ: …………………..
Căn cứ vào…………………………..bên
A giao hàng cho bên B và hai bên tiến hành xác lập biên bản theo các điều kiện
sau:
3. Bên A
giao hàng cho bên B mặt hàng: ………………………………………........
4. Số
lượng, thông số lô hàng:
a. Số lượng:……………………………………………………………………………
( Viết bằng
chữ:………………………………………………………………………...)
b. Thông số
lô hàng
STT
|
Tên đơn vị
sản xuất
|
Tên đơn vị
cung cấp
|
Tên mác
|
Lượng hàng
(Tấn)
|
Số lô
|
Ngày/tháng/năm
sản xuất
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5. Đánh giá chất lượng lô
hàng:
- Tên đơn vị sản xuất đảm
bảo như cam kết hay không:..................................
- Tên mác đảm bảo yêu cầu
thiết kế hay không:..............................................
- Số hiệu lô hàng trên
tài liệu chất lượng trùng khớp với trên vỏ bao không:..
- Ngày sản xuất có đảm
bảo trong thời gian bảo hành không:.........................
- Khối lượng yêu cầu cung
cấp có đủ không:...................................................
- Tình trạng bảo quản
lô hàng trước khi giao nhận có đảm bảo không:...........
( Nếu lô hàng không đảm bảo được các nội dung
trên thì biên bản vẫn được lập, tuy nhiên không tiến hành lấy mẫu và kết luận
không đủ điều kiện nhận hàng).
6. Kết luận:
- Bên giao:
................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
- Bên nhận: .................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Biên bản được lập thành.........bản có giá trị
pháp lý như nhau, mỗi bên giữ...bản. Biên bản này là căn cứ để bên A và bên B
nghiệm thu vật liệu xi măng./.
ĐẠI DIỆN CHỦ
ĐẦU TƯ
|
ĐẠI DIỆN
GIÁM SÁT CỘNG ĐỒNG
|
ĐẠI DIỆN ĐƠN
VỊ CẤP VẬT TƯ
|
PHỤ LỤC 02
CỘNG HOÀ XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------------------
Hà Tĩnh, ngày ……
tháng …… năm 2015
BIÊN BẢN SỐ: ………/VL
Nghiệm thu vật liệu đầu vào trước khi sử dụng
Công trình:………………………………………………………………………………
Địa điểm xây dựng:……………………………………………………………………...
1. Tên vật liệu, khối lượng:……………………………………………………………
2. Thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu:
2.1. Đại diện Chủ đầu tư:……………………………………………………………
- Ông : ………….. Chức vụ:
…………………..
- Ông : ………….. Chức vụ:
…………………..
2.2. Đại diện giám sát cộng
đồng:…………………………………………………...
- Ông : ………….. Chức vụ:
…………………..
- Ông : ………….. Chức vụ:
…………………..
2.3. Đại diện đơn vị cấp vật
tư:……………………………………………………...
- Ông : ………….. Chức vụ:
…………………..
- Ông : ………….. Chức vụ:
…………………..
3. Thời
gian nghiệm thu:
- Bắt
đầu : …..h….. ngày …… tháng …... năm 2015
- Kết
thúc: …..h….. ngày …… tháng …... năm 2015
- Tại:
………………………………………………………………….
4. Đánh
giá công việc xây dựng đã thực hiện:
4.1. Về tài liệu làm căn cứ nghiệm thu:
- Hồ
sơ thiết kế bản vẽ thi công được chủ đầu tư phê duyệt và những thay đổi thiết
kế đã được chấp thuận:
- Tiêu
chuẩn, quy phạm xây dựng được áp dụng:
+ Tiêu chuẩn áp dụng kiểm tra
là TCVN 7570: 2006 “Cốt liệu cho bê tông và vữa - yêu cầu kỹ thuật”.
- Hồ sơ xuất xứ, Chứng chỉ kỹ
thuật xuất xưởng, kết quả thí nghiệm mẫu kiểm nghiệm chất lượng;
- Danh mục tính năng kỹ thuật
của các đối tượng nghiệm thu;
4.2. Về
chất lượng vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn:
□ : Đảm bảo
tiêu chuẩn, qui phạm kỹ thuật, tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật chuyên môn và yêu cầu
kỹ thuật theo hồ sơ thiết kế được duyệt.
□ : Không đảm
bảo tiêu chuẩn, qui phạm kỹ thuật, tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật chuyên môn và yêu
cầu kỹ thuật theo hồ sơ thiết kế được duyệt.
4.3. Các ý kiến khác: ………………………………………………………...............
4.4. Ý kiến giám sát cộng đồng:……………………………………………………..
5. Kết luận:
□ : Chấp nhận nghiệm thu, đồng ý đưa vật liệu
vào sử dụng cho công trình;
□ : Không chấp nhận nghiệm thu, không đồng ý đưa
vật liệu vào sử dụng cho công trình;
ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ
|
ĐẠI DIỆN
GIÁM SÁT CỘNG ĐỒNG
|
ĐẠI DIỆN ĐƠN
VỊ CẤP VẬT TƯ
|
Hồ sơ nghiệm thu
gồm:
- Biên bản nghiệm thu vật
liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng và các phụ lục kèm theo
nếu có;
- Các tài liệu làm căn cứ
để nghiệm thu.