Quyết định 725/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018-2025

Số hiệu 725/QĐ-UBND
Ngày ban hành 20/03/2019
Ngày có hiệu lực 20/03/2019
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Nguyên
Người ký Vũ Hồng Bắc
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
THÁI NGUYÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 725/QĐ-UBND

Thái Nguyên, ngày 20 tháng 03 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ AN TOÀN ĐẬP, HỒ CHỨA NƯỚC THỦY LỢI TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2018-2025

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Luật Thủy lợi năm 2017;

Căn cứ Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 07/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn đập, h chứa nước;

Căn cứ Kế hoạch số 113/KH-UBND ngày 28/9/2018 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 07/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 106/TTr-SNN ngày 16/01/2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018-2025 (có Đề án chi tiết kèm theo).

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Chi cục Thủy lợi chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ nhu cầu kinh phí thực hiện Đề án, tham mưu báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục Thủy lợi để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt theo quy định.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- CVP và các PCVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, CNN, TH.

CHỦ TỊCH




Vũ Hồng Bắc

 

ĐỀ ÁN

NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ AN TOÀN ĐẬP, HỒ CHỨA NƯỚC THỦY LỢI TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2018-2025
(Kèm theo Quyết định số 725/QĐ-UBND ngày 20/3/2019 của UBND tỉnh Thái Nguyên)

PHẦN MỞ ĐẦU

I. KHÁI QUÁT CHUNG

Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi Đông Bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ;

Về vị trí địa lý: Phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn; Phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang; Phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bc Giang; Phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội (cách 80 km);

Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính, bao gồm: Thành phố Thái Nguyên, Thành phố Sông Công; Thị xã Phổ Yên và 6 huyện: Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương; đơn vị hành chính cấp xã, gồm 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và min núi, còn lại là các xã đng bằng và trung du.

Diện tích tự nhiên 3.562,82 km2, trong đó đất nông nghiệp là 94.563 ha chiếm 26,54%. Dân số tỉnh Thái Nguyên hiện nay trên 1.124.786 người, trong đó có 847.993 nhân khu sống bằng nghề nông, lâm nghiệp, thủy sản (chiếm 75,39 %).

- Với vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng Hải Phòng 200 km. Ngoài ra Thái Nguyên còn có hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh thành, đường Quốc lộ 3, đường Cao tốc nối Hà Nội đi Bắc Kạn; Cao Bằng và cửa khu Việt Nam - Trung Quốc; kết ni với tỉnh Lạng Sơn thông quan Quốc lộ 1B, tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang thông qua hệ thống đường cao tốc, Quốc lộ 18, Quốc lộ 37; Hệ thống đường sông kết nối giữa cảng Đa Phúc - Hải Phòng; đường sắt Thái Nguyên - Hà Nội - Lạng Sơn.

Do đc thù là tnh trung du miền núi phía Bắc, nằm trong lưu vực sông Cầu thuộc hệ thống sông Hồng - Thái Bình. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 2 lưu vực sông chính là sông Cầu và sông Công, sông Cầu có chiều dài 288km (địa phận thuộc tỉnh Thái Nguyên từ Văn Lăng đến ngã ba sông Cu và sông Công tại xã Thuận Thành, thị xã Phổ Yên dài khoảng 110km), có diện tích lưu vực là: 3.480 km2; sông Công là phụ lưu lớn của sông Cầu dài 96km, có diện tích lưu vực là: 950 km2. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có 11 phụ lưu của sông Cu như Chợ Chu, Nghinh Tường, sông Đu, Mo Linh...

Điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi, lượng mưa trung bình hàng năm dao động từ 1.500 mm đến 2.000 mm và phân bố không đều.

Công trình thủy lợi nói chung, trong đó công trình đập, hồ chứa nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của tỉnh Thái Nguyên, góp phần ổn định phát triển bền vững tài nguyên nước. Với điều kiện địa lý tự nhiên thuận lợi, nhiều đập, hồ chứa thủy lợi được Nhà nước và nhân dân xây dựng. Theo s liệu thống kê, hiện nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 1.271 công trình đầu mối, với 251 hồ chứa nước, 752 đập dâng, 267 trạm bơm tưới, 1 trạm bơm tiêu. Trong đó, UBND tỉnh Thái Nguyên phân cấp quản lý, vận hành khai thác như sau: Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Thái Nguyên trực tiếp quản lý khai thác 82 công trình, gồm 40 hồ chứa, 37 đập dâng, 1 trạm bơm tiêu, 4 trạm bơm tưới; UBND các huyện, thành phố, thị xã quản lý 1.189 công trình bao gồm 211 h chứa, 715 đập dâng, 263 trạm bơm tưới (UBND cấp huyện giao cho UBND các xã, thị trấn trực tiếp quản lý, vận hành khai thác).

Hầu hết các công trình thủy lợi đều được xây dựng từ những năm 1960-1970 của thế kỷ trước và một số công trình mới được xây dựng trong những năm gn đây. Trải qua hơn 50 năm vận hành khai thác, nhiều công trình đã bị xuống cấp, hư hỏng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vào mùa mưa lũ, đặc biệt chủ yếu ở các hạng mục chính như: Đập đất, cng ly nước, tràn xả lũ, các thiết bị cơ khí,...

[...]