Quyết định 715/QĐ-UBND năm 2011 ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Định

Số hiệu 715/QĐ-UBND
Ngày ban hành 29/12/2011
Ngày có hiệu lực 29/12/2011
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Định
Người ký Lê Hữu Lộc
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH DÌNH ĐỊNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 715/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 29 tháng 12 năm 2011

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020”;

Căn cứ Quyết định số 2120/QĐ-CTUBND ngày 21/9/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc thành lập Ban Điều hành Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Bình Định;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với thủ trưởng các sở, ngành, đoàn thể liên quan và Chủ tịch UBND các huyện An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh, Hoài Ân, Tây Sơn, Phù Cát triển khai thực hiện.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trưởng ban Ban Dân tộc tỉnh, Ban Điều hành Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh, thủ trưởng các sở, ngành, đoàn thể tỉnh liên quan, Chủ tịch UBND các huyện An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh, Hoài Ân, Tây Sơn và Phù Cát chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Lê Hữu Lộc

 

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 715/QĐ-UBND ngày 29 /12/2011 của UBND tỉnh Bình Định)

I. TÌNH HÌNH CHUNG

Tỉnh Bình Định có 3 huyện miền núi: An Lão, Vĩnh Thạnh và Vân Canh. Ngoài ra huyện Tây Sơn có 3 xã miền núi có đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Hoài Ân có 3 xã miền núi có đồng bào dân tộc thiểu số, Phù Cát có 1 xã miền núi có đồng bào dân tộc thiểu số. Toàn tỉnh có 33 xã miền núi là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số (An Lão: 10, Vĩnh Thạnh: 9, Vân Canh: 7, Hoài Ân: 3, Tây Sơn: 3 và Phù Cát: 1).

Miền núi Bình Định chiếm gần 2/3 diện tích đất liền toàn tỉnh, có 31 dân tộc thiểu số đang sinh sống với hơn 32 ngàn dân là đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm 2% dân số toàn tỉnh; có 3 dân tộc thiểu số sinh sống lâu đời: Chăm H’roi, Bana K’riêm, H’rê. Các dân tộc thiểu số ở Bình Định trong quá trình tồn tại và phát triển đã sáng tạo ra những giá trị văn hóa phù hợp với môi trường địa lý, mang đậm bản sắc tộc người. Kinh tế - xã hội miền núi tỉnh Bình Định nhiều năm qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Hoạt động văn hóa miền núi góp phần không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi. Công tác bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số thời gian qua được các cấp, ngành quan tâm triển khai, tổ chức thực hiện đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Nhiều lễ hội dân gian được khơi dậy, phát huy nét đẹp truyền thống của các dân tộc thiểu số. Các loại hình nghệ thuật dân gian, hoạt động văn hóa đã được phát huy trong dịp hội diễn, liên hoan, ngày hội. Một số thiết chế văn hóa truyền thống ở vùng miền núi được quy hoạch, xây dựng, đưa vào khai thác sử dụng, đáp ứng một phần về nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ văn hóa của nhân dân.

Tuy nhiên, so với yêu cầu, trước sự bùng nổ thông tin, giao lưu văn hóa và hội nhập hiện nay, vấn đề bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc miền núi vẫn còn nhiều bất cập, nhất là ở vùng sâu, vùng xa; các tập tục lạc hậu vẫn còn gây tác hại đến đời sống văn hóa của đồng bào; một số nét văn hóa tốt đẹp các dân tộc thiểu số chưa được gìn giữ và phát huy đúng mực và có nguy cơ mai một trong quá trình phát triển. Nhìn chung, khoảng cách đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào miền núi, dân tộc thiểu số với vùng đồng bằng, đô thị còn chênh lệch xa; cần ưu tiên đầu tư, phát triển cho vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng có nguy cơ bị mai một bản sắc văn hóa, cần quan tâm các huyện có đồng bào dân tộc thiểu số trọng điểm: An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Huy động sức mạnh của toàn xã hội nhằm vào phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số, góp phần để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh.

- Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số phù hợp với tình hình thực tế, đặc biệt chú trọng địa bàn có các dân tộc thiểu số có nguy cơ biến dạng văn hóa ở mức cao (các dân tộc rất ít người không có điều kiện tự bảo vệ văn hóa của mình, bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số tại những khu vực tái định cư). Phát huy vai trò chủ thể văn hóa trong phát triển văn hóa truyền thống của các dân tộc.

- Tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số; khích lệ sáng tạo các giá trị văn hóa mới; góp phần giảm sự chênh lệch về mức sống và hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, các dân tộc, gắn kết giữa phát triển kinh tế với bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc.

- Tăng cường đầu tư của Nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa, huy động mọi nguồn lực cho bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam trên địa bàn tỉnh, gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, đặc biệt là tại các địa bàn trọng điểm, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

2. Mục tiêu cụ thể

Kế hoạch được triển khai theo 2 giai đoạn

a. Giai đoạn 1 (2011 - 2015)

- Hoàn thành việc thống kê về giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số ở từng địa phương về văn hóa gia đình, văn hóa làng các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

- Cơ bản đưa các dân tộc thiểu số rất ít người ra khỏi tình trạng giá trị văn hóa có nguy cơ bị mai một cần bảo vệ khẩn cấp và bước đầu phát huy các di sản văn hóa tiêu biểu của các dân tộc.

[...]