Quyết định 713/QĐ-UBND năm 2017 về Chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ do Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu | 713/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 21/02/2017 |
Ngày có hiệu lực | 21/02/2017 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký | Lê Văn Khoa |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 713/QĐ-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 02 năm 2017 |
VỀ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN VÙNG BỜ
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng số ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Biển Việt Nam ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 109/2003/NĐ-CP ngày 23 tháng 09 năm 2003 của Chính phủ về bảo tồn và phát triển các vùng đất ngập nước;
Căn cứ Nghị định số 51/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển;
Căn cứ Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;
Căn cứ Quyết định số 1570/QĐ-TTg ngày 6 tháng 9 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 2295/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược Quản lý tổng hợp đới bờ Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 798/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 914/QĐ-TTg ngày 27 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quản lý tổng hợp đới bờ Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 975/QĐ-TTg ngày 31 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về Thành lập Ban điều phối thực hiện Chiến lược Quản lý tổng hợp đới bờ Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 928/BC- TTr-STNMT-TNNKS ngày 24 tháng 01 năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ Thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 713/QĐ-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 02 năm 2017 |
VỀ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN VÙNG BỜ
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng số ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Biển Việt Nam ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 109/2003/NĐ-CP ngày 23 tháng 09 năm 2003 của Chính phủ về bảo tồn và phát triển các vùng đất ngập nước;
Căn cứ Nghị định số 51/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển;
Căn cứ Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;
Căn cứ Quyết định số 1570/QĐ-TTg ngày 6 tháng 9 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 2295/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược Quản lý tổng hợp đới bờ Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 798/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 914/QĐ-TTg ngày 27 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quản lý tổng hợp đới bờ Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 975/QĐ-TTg ngày 31 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về Thành lập Ban điều phối thực hiện Chiến lược Quản lý tổng hợp đới bờ Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 928/BC- TTr-STNMT-TNNKS ngày 24 tháng 01 năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ Thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN VÙNG BỜ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 713/QĐ-UBND ngày 21 tháng 02 năm 2017 của Ủy
ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh)
- Tài nguyên và môi trường vùng bờ Thành phố Hồ Chí Minh có ý nghĩa và vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, chủ quyền quốc gia, là cơ sở nền tảng vững chắc để thành phố tiến nhanh và tiến vững chắc ra biển.
- Đổi mới tư duy và phương thức quản lý tài nguyên môi trường vùng bờ nhằm khắc phục tính phân tán trong cách tiếp cận quản lý đơn ngành; tập trung vào giải quyết các vấn đề đa ngành, đa mục tiêu, liên vùng để hướng tới phát triển bền vững vùng bờ về mặt môi trường, sinh thái, kinh tế và xã hội.
- Củng cố, hoàn thiện thể chế, chính sách và pháp luật về quản lý tổng hợp vùng bờ, góp phần vào quá trình hoàn thiện và vận hành thông suốt thể chế quản lý tổng hợp, thống nhất vùng bờ và thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc gia về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Chiến lược Quản lý tổng hợp vùng bờ Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Hạn chế đến mức thấp nhất các mâu thuẫn, xung đột lợi ích giữa bảo vệ, bảo tồn với khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế; tạo lập sinh kế bền vững cho các cộng đồng dân cư ven biển, tăng cường năng lực và khả năng ứng phó với sự cố môi trường, thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Thúc đẩy mạnh mẽ sự tham gia của các tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư vào các hoạt động quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường vùng bờ; vào các quá trình lập chương trình, quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên và không gian của vùng bờ.
1. Mục tiêu tổng quát
Quản lý, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ Thành phố Hồ Chí Minh một cách hiệu quả, bền vững; góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng, đồng thời phát triển kinh tế và nâng cao mức sống của cộng đồng dân cư địa phương.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020
- Củng cố, hoàn thiện thể chế, chính sách, quy hoạch và quy chế phối hợp giữa các bên liên quan trong quản lý tổng hợp vùng bờ Thành phố Hồ Chí Minh;
- Khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên vùng bờ; đảm bảo hài hòa lợi ích giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường; bảo vệ và từng bước phục hồi tính đa dạng sinh học của rừng ngập mặn; ngăn ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực do con người, tự nhiên và biến đổi khí hậu đến tài nguyên và môi trường vùng bờ;
- Đào tạo, nâng cao nhận thức cho các bên liên quan và cộng đồng về quản lý tổng hợp vùng bờ, các tài nguyên, giá trị tự nhiên và những đe dọa từ tự nhiên đến đời sống, sinh kế của cộng đồng dân cư vùng bờ;
- Tăng cường sự tham gia của cộng đồng và các tổ chức dân sự xã hội trong quá trình xây dựng các chính sách và triển khai thực hiện các hoạt động liên quan đến quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ.
1. Phạm vi không gian: Toàn bộ diện tích đất liền của huyện Cần Giờ và vùng biển ven bờ có ranh giới ngoài cách mép bờ đến 6 hải lý (khoảng 11 km) từ vịnh Gành Rái đến cửa Soài Rạp.
2. Phạm vi thời gian: Từ năm 2017 đến năm 2020.
3. Phạm vi không gian và thời gian nêu trên chỉ mang tính tương đối. Mỗi hoạt động cụ thể trong chương trình có thể được thực hiện trong một phạm vi hẹp hơn hoặc rộng hơn tùy thuộc vào tính chất, đặc điểm của hoạt động.
1. Xây dựng và ban hành các hướng dẫn về quản lý tổng hợp vùng bờ
a) Hoạt động 1: Xây dựng và thể chế hóa cơ chế điều phối, phối hợp đa ngành, đa bên phục vụ quản lý tổng hợp vùng bờ Thành phố Hồ Chí Minh.
- Mục tiêu: thúc đẩy sự phối hợp, cộng tác hiệu quả giữa các ngành, các bên liên quan trong việc quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ; tránh sự mâu thuẫn, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các ngành, các bên liên quan; tăng cường tính nhất quán, sự thống nhất trong quá trình ra quyết định; giảm thiểu các xung đột lợi ích giữa các ngành và các bên liên quan trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên và không gian vùng bờ Thành phố Hồ Chí Minh.
- Các nội dung chính:
+ Đánh giá thực trạng tổ chức bộ máy, pháp luật và chính sách hiện hành liên quan đến quản lý tổng hợp vùng bờ Thành phố Hồ Chí Minh;
+ Xác định các ngành, các bên có liên quan chính trong việc quản lý tổng hợp vùng bờ Thành phố Hồ Chí Minh;
+ Phân tích làm rõ các chức năng, nhiệm vụ theo quy định pháp luật của các ngành, các bên có liên quan chính;
+ Phân tích đánh giá những lỗ hổng, sự chồng chéo và các vấn đề còn tồn tại, mâu thuẫn trong hệ thống thể chế, chính sách, pháp luật hiện hành liên quan đến quản lý tổng hợp vùng bờ Thành phố Hồ Chí Minh;
+ Xây dựng cơ chế thích hợp, hiệu quả để điều phối công tác quản lý tổng hợp vùng bờ Thành phố Hồ Chí Minh;
+ Xác định cơ cấu tổ chức bộ máy, nguồn lực cần thiết để triển khai thực hiện hiệu quả công tác quản lý tổng hợp vùng bờ Thành phố Hồ Chí Minh.
- Kết quả:
+ Xây dựng và trình cấp thẩm quyền ban hành “Quy chế phối hợp quản lý tổng hợp vùng bờ Thành phố Hồ Chí Minh”;
+ Tổ chức bộ máy thực hiện quản lý tổng hợp vùng bờ được hoàn thiện và vận hành có hiệu quả;
+ Các hướng dẫn cần thiết cho việc ra quyết định đối với các vấn đề nhạy cảm, xung đột lợi ích trong khai thác sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ.
b) Hoạt động 2: Xây dựng và thực hiện hệ thống thông tin tổng hợp phục vụ quản lý tổng hợp vùng bờ Thành phố Hồ Chí Minh, kết nối với hệ thống cấp trung ương.
- Mục tiêu: Cung cấp hệ thống thông tin tổng hợp, đầy đủ, kịp thời để hỗ trợ cho các bên liên quan trong việc hoạch định chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và ra quyết định về quản lý tổng hợp vùng bờ hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững; đảm bảo việc quản lý thống nhất và kết nối, chia sẻ hiệu quả thông tin, dữ liệu giữa các ngành và các bên liên quan, cũng như giữa Thành phố Hồ Chí Minh với trung ương và các địa phương liền kề.
- Các nội dung chính:
+ Phân tích, xác định các nhu cầu về thông tin, dữ liệu cần thiết phục vụ công tác quản lý tổng hợp vùng bờ Thành phố Hồ Chí Minh;
+ Tiến hành thu thập các thông tin, dữ liệu sẵn có và sàng lọc để xác định các khoảng trống về mặt thông tin, dữ liệu theo các nhu cầu sử dụng đã xác định;
+ Điều tra, khảo sát, nghiên cứu bổ sung để hoàn thiện hệ thống thông tin, dữ liệu theo nhu cầu sử dụng;
+ Phân tích, lựa chọn mô hình và công cụ thích hợp cho việc quản lý, kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các bên có liên quan;
+ Trình diễn mô hình hệ thống thông tin tổng hợp phục vụ quản lý tổng hợp vùng bờ Thành phố Hồ Chí Minh và điều chỉnh, khắc phục những sai sót có thể có;
+ Xây dựng cơ chế quản lý và chia sẻ thông tin.
- Kết quả: Hệ thống thông tin tổng hợp phục vụ quản lý tổng hợp vùng bờ Thành phố Hồ Chí Minh được hoàn thiện, vận hành thông suốt, sẵn sàng kết nối với hệ thống của trung ương và các địa phương liền kề.
c) Hoạt động 3: Xây dựng quy chế quản lý, khai thác và sử dụng quỹ đất bãi bồi, đất mặt nước ven sông, ven biển và đất sông ngòi kênh rạch trên địa bàn huyện Cần Giờ.
- Mục tiêu: Tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất bãi bồi, đất mặt nước ven sông, ven biển và đất sông ngòi kênh rạch trên địa bàn huyện Cần Giờ.
- Các nội dung chính:
+ Khảo sát, thống kê và lập bản đồ hiện trạng đất bãi bồi, đất mặt nước ven sông, ven biển và đất sông ngòi kênh rạch trên địa bàn huyện Cần Giờ.
+ Điều tra, thống kê, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng quỹ đất bãi bồi, đất mặt nước ven sông, ven biển và đất sông ngòi kênh rạch trên địa bàn huyện Cần Giờ.
+ Xây dựng quy chế quản lý, khai thác và sử dụng quỹ đất bãi bồi, đất mặt nước ven sông, ven biển và đất sông ngòi kênh rạch trên địa bàn huyện Cần Giờ.
- Kết quả: Quy chế quản lý, khai thác và sử dụng quỹ đất bãi bồi, đất mặt nước ven sông, ven biển và đất sông ngòi kênh rạch trên địa bàn huyện Cần Giờ được cơ quan thẩm quyền ban hành.
2. Khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học vùng bờ
a) Hoạt động 1: Rà soát, đo đạc bổ sung thành lập bản đồ địa hình đáy biển (tỷ lệ 1/10.000) vùng bờ Thành phố Hồ Chí Minh đến 6 hải lý từ bờ.
- Mục tiêu: Làm cơ sở cho công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên biển.
- Các nội dung chính:
+ Rà soát các bản đồ địa hình đáy biển đã có từ trước đến nay ở khu vực này;
+ Tiến hành khảo sát, đo đạc bổ sung địa hình đáy biển phục vụ thành lập bản đồ địa hình đáy biển (tỷ lệ 1/10.000) vùng bờ Thành phố Hồ Chí Minh đến 6 hải lý từ bờ;
+ Xử lý, biên hội các dữ liệu thu thập được và kết quả khảo sát, đo đạc bổ sung và thành lập bản đồ địa hình đáy biển (tỷ lệ 1/10.000) vùng bờ Thành phố Hồ Chí Minh đến 6 hải lý từ bờ.
- Kết quả: Bản đồ địa hình đáy biển (tỷ lệ 1/10.000) vùng bờ Thành phố Hồ Chí Minh đến 6 hải lý từ bờ.
b) Hoạt động 2: Phân vùng chức năng vùng bờ Thành phố Hồ Chí Minh.
- Mục tiêu: Hướng tới việc khai thác, sử dụng hợp lý, bền vững các tài nguyên và không gian vùng bờ; giảm thiểu mâu thuẫn về lợi ích giữa các bên khai trong thác, sử dụng tài nguyên, không gian vùng bờ; làm cơ sở để các cơ quan ban ngành hữu quan ở thành phố và huyện Cần Giờ xây dựng, điều chỉnh và triển khai các quy hoạch, chương trình có liên quan phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, kết hợp bảo vệ tài nguyên và môi trường vùng bờ, duy trì và khôi phục các hệ sinh thái biển và ven biển.
- Các nội dung chính:
+ Rà soát, tổng hợp các thông tin, dữ liệu có liên quan đến đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vùng bờ Thành phố Hồ Chí Minh; hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên và không gian vùng bờ của các bên liên quan;
+ Phân tích, đánh giá các quá trình tự nhiên ở vùng bờ và dự báo những tác động do thiên tai và biến đổi khí hậu đến vùng bờ Thành phố Hồ Chí Minh;
+ Khảo sát, đánh giá động lực học vùng cửa sông, biển ven bờ và sự tương tác giữa các quá trình tự nhiên và các hệ sinh thái vùng bờ;
+ Lập bản đồ hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên và không gian vùng bờ;
+ Phân tích, đánh giá các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành và của huyện Cần Giờ liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên và không gian vùng bờ với cách tiếp cận quản lý tổng hợp;
+ Xây dựng luận cứ khoa học cho việc phân vùng chức năng vùng bờ Thành phố Hồ Chí Minh hướng tới việc khai thác, sử dụng hợp lý và bền vững các tài nguyên và không gian vùng bờ;
+ Phân vùng là lập bản đồ phân vùng chức năng vùng bờ Thành phố Hồ Chí Minh làm cơ sở cho việc lập quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ.
- Kết quả: Bản đồ và các quy định về phân vùng chức năng vùng bờ Thành phố Hồ Chí Minh được cấp thẩm quyền phê duyệt (yêu cầu trong đó phải thể hiện rõ hành lang bảo vệ bờ biển và vùng cửa sông các sông chính ven biển).
c) Hoạt động 3: Xây dựng và thực hiện các mô hình đồng quản lý tài nguyên vùng bờ Thành phố Hồ Chí Minh.
- Mục tiêu: Đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng và các tổ chức xã hội trong quản lý tài nguyên vùng bờ Thành phố Hồ Chí Minh; tăng trách nhiệm của người dân và giảm gánh nặng cho các cơ quan quản lý nhà nước; tạo sinh kế bền vững, góp phần xóa đói giảm nghèo và tăng quyền được hưởng lợi của người dân từ các giá trị có được của tài nguyên thiên nhiên vùng bờ.
- Các nội dung chính:
+ Đánh giá thực trạng sinh kế và khả năng tham gia của cộng đồng dân cư ven biển trong việc bảo vệ tài nguyên, môi trường vùng bờ Thành phố Hồ Chí Minh;
+ Lựa chọn các khu vực thích hợp để triển khai trình diễn mô hình đồng quản lý tài nguyên vùng bờ Thành phố Hồ Chí Minh (dự kiến tại 2 xã Thạnh An và Long Hòa);
+ Tổ chức triển khai trình diễn các mô hình đồng quản lý tài nguyên vùng bờ Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường; trước mắt tập trung vào các hoạt động như: tập huấn nâng cao nhận thức cộng đồng về quản lý tài nguyên, sinh cảnh và các hệ sinh thái; phân định rõ quyền lợi và trách nhiệm của các cá nhân, hộ gia đình trong việc khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên, sinh cảnh, hệ sinh thái; tạo sinh kế bền vững cho các hộ gia đình tham gia vào mô hình; định kỳ rà soát, đánh giá kết quả thực hiện làm cơ sở nhân rộng mô hình.
- Kết quả: 02 mô hình đồng quản lý tài nguyên và khai thác sử dụng tài nguyên vùng bờ Thành phố Hồ Chí Minh được triển khai thí điểm thành công tại 2 xã Thạnh An và Long Hòa, huyện Cần Giờ.
d) Hoạt động 4: Thiết lập khu bảo tồn vùng nước nội địa ven biển Thành phố Hồ Chí Minh
- Mục tiêu: Bảo tồn, bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản nhằm phục hồi nguồn lợi thủy sản, các loài thủy sản có giá trị kinh tế và nghiên cứu khoa học, đặc biệt là nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ; gắn với quản lý có hiệu quả các hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản nhằm phát triển ngành khai thác thủy sản bền vững, đồng thời giữ gìn tính đa dạng sinh học của tài nguyên sinh vật vùng bờ.
- Các nội dung chính:
+ Khảo sát, đánh giá tính đa dạng sinh học của khu hệ thủy sinh ở các vùng nước nội địa thuộc vùng cửa sông ven biển Thành phố Hồ Chí Minh;
+ Nghiên cứu mối quan hệ giữa tính đa dạng sinh học của khu hệ cá ở các vùng nước nội địa với các điều kiện đảm bảo môi trường cư trú thích hợp của chúng như rừng ngập mặn, cỏ biển, bãi bồi ngập theo triều và các hệ thống hỗ trợ sự sống dưới nước khác;
+ Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng khai thác, đánh bắt nguồn lợi thủy sản tự nhiên ở các vùng nước nội địa thuộc vùng cửa sông ven biển Thành phố Hồ Chí Minh;
+ Xây dựng các luận cứ khoa học và những hướng dẫn cụ thể cho việc thành lập khu bảo tồn vùng nước nội địa phù hợp với điều kiện đặc thù ở vùng cửa sông ven biển Thành phố Hồ Chí Minh;
+ Đề xuất thành lập khu bảo tồn vùng nước nội địa khu vực cửa sông ven biển Thành phố Hồ Chí Minh và quy chế quản lý chúng.
- Kết quả: Hình thành được khu bảo tồn vùng nước nội địa khu vực ven biển Thành phố Hồ Chí Minh và đưa vào áp dụng có hiệu quả trong thực tế.
đ) Hoạt động 5: Xây dựng đề án phục hồi rừng ngập mặn trên các khu vực ruộng muối, đầm tôm không còn khai thác trong ranh giới rừng phòng hộ Cần Giờ
- Mục tiêu: Tôn tạo và nâng cao giá trị cảnh quan môi trường, góp phần phục hồi tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ.
- Các nội dung chính:
+ Điều tra, thống kê diện tích và lập bản đồ các khu vực ruộng muối, đầm tôm không còn khai thác trong ranh giới rừng phòng hộ Cần Giờ;
+ Khảo sát đặc tính nền đất, thổ nhưỡng, môi trường, sinh học tại các khu vực ruộng muối, đầm tôm không còn khai thác trong ranh giới rừng phòng hộ Cần Giờ;
+ Nghiên cứu thử nghiệm một số phương án, giải pháp để phục hồi rừng ngập mặn trên các khu vực ruộng muối, đầm tôm không còn khai thác trong ranh giới rừng phòng hộ Cần Giờ;
+ Đề xuất phương án, giải pháp khả thi để phục hồi rừng ngập mặn trên các khu vực ruộng muối, đầm tôm không còn khai thác trong ranh giới rừng phòng hộ Cần Giờ.
- Kết quả: Đề án phục hồi rừng ngập mặn trên các khu vực ruộng muối, đầm tôm không còn khai thác trong ranh giới rừng phòng hộ Cần Giờ được cấp thẩm quyền phê duyệt (triển khai trong năm 2018).
a) Hoạt động 1: Xây dựng và thực hiện chương trình quan trắc môi trường tổng hợp vùng bờ Thành phố Hồ Chí Minh
- Mục tiêu: Đáp ứng đầy đủ, chính xác, kịp thời nhu cầu thông tin về chất lượng môi trường phục vụ công tác quản lý tổng hợp vùng bờ; tăng cường năng lực quan trắc, phân tích môi trường và lồng ghép với hoạt động quản lý tổng hợp vùng bờ; hỗ trợ việc cập nhật và quản lý hệ thống thông tin tổng hợp vùng bờ.
- Các nội dung chính:
+ Rà soát lại toàn bộ các chương trình quan trắc môi trường hiện hữu của các Bộ ngành Trung ương và của Thành phố Hồ Chí Minh liên quan đến quan trắc môi trường ở khu vực ven biển Thành phố Hồ Chí Minh về các mặt: Tính phù hợp, đầy đủ về vị trí của các điểm/trạm quan trắc và các thông số quan trắc; tần suất quan trắc; phương pháp lấy mẫu và đo đạc ngoài hiện trường; cách thức lưu trữ, bảo quản mẫu; năng lực phòng thí nghiệm; công tác đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng (QA/QC) trong quan trắc và phân tích môi trường; biện pháp lưu trữ dữ liệu; chế độ báo cáo; việc khai thác sử dụng các thông tin, số liệu quan trắc,…
+ Xây dựng Chương trình quan trắc môi trường tổng hợp vùng bờ Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng các yêu cầu về thông tin và dữ liệu môi trường phục vụ công tác quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ (lưu ý đến các điểm/trạm quan trắc môi trường tự động liên tục tại các khu vực nhạy cảm);
+ Tăng cường năng lực quan trắc và phân tích môi trường (trang thiết bị, nguồn nhân lực cần thiết) cho Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh;
+ Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình quan trắc môi trường tổng hợp vùng bờ Thành phố Hồ Chí Minh theo chương trình được phê duyệt hàng năm.
- Kết quả: Chương trình quan trắc môi trường tổng hợp vùng bờ Thành phố Hồ Chí Minh được cấp thẩm quyền phê duyệt và được triển khai thực hiện có hiệu quả.
b) Hoạt động 2: Đánh giá khả năng chịu tải của vịnh Đồng Tranh, vịnh Gành Rái và cửa Soài Rạp trước các sức ép về gia tăng dân số và tăng trưởng kinh tế ở vùng hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai
- Mục tiêu: Cung cấp thông tin, chứng cứ khoa học để hỗ trợ việc ra các quyết định mang tính bền vững liên quan đến các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các ngành, các địa phương trên lưu vực hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai; góp phần bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học ở vùng biển ven bờ Thành phố Hồ Chí Minh.
- Các nội dung chính:
+ Thu thập, tổng hợp các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hiện có của các ngành, các địa phương trên lưu vực hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai;
+ Tính toán tải lượng ô nhiễm và sự phân bố của các nguồn gây ô nhiễm chính đối với môi trường nước vùng hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai, tương ứng với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên lưu vực và các kịch bản kiểm soát ô nhiễm khác nhau;
+ Mô hình hóa sự lan truyền ô nhiễm trong môi trường nước vùng hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai tương ứng các kịch bản kiểm soát ô nhiễm khác nhau và đánh giá khả năng chịu tải của vịnh Đồng Tranh, vịnh Gành Rái và cửa Soài Rạp trước các sức ép về gia tăng dân số và tăng trưởng kinh tế trên lưu vực.
- Kết quả: Báo cáo khoa học Đánh giá khả năng chịu tải của vịnh Đồng Tranh, vịnh Gành Rái và cửa Soài Rạp trước các sức ép về gia tăng dân số và tăng trưởng kinh tế ở vùng hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai, được hội đồng khoa học cấp thành phố nghiệm thu và sự đồng thuận cao của phản biện xã hội.
c) Hoạt động 3: Đánh giá ảnh hưởng, tác động qua lại giữa môi trường nước và hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Cần Giờ
- Mục tiêu: Cung cấp thông tin, cơ sở khoa học để hỗ trợ việc quy hoạch nuôi trồng thủy sản bền vững trên địa bàn huyện Cần Giờ.
- Các nội dung chính:
+ Thu thập thông tin, số liệu sẵn có về hiện trạng và quy hoạch, kế hoạch nuôi trồng thủy sản; hiện trạng và diễn biến chất lượng nước tại các khu vực nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Cần Giờ;
+ Khảo sát, đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Cần Giờ;
+ Khảo sát, đánh giá hiện trạng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Cần Giờ (đối tượng nuôi, phương thức nuôi, nguồn thức ăn, nhu cầu sử dụng nước, chế độ thay nước, lưu lượng và đặc tính nước thải từ các ao/đầm nuôi thủy sản thâm canh và bán thâm canh, thời gian nuôi, năng suất nuôi, các bệnh liên quan, bùn thải sau thu hoạch);
+ Khảo sát, lấy mẫu bổ sung; đánh giá hiện trạng và diễn biến chất lượng nước tại các khu vực nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Cần Giờ;
+ Đánh giá ảnh hưởng, tác động qua lại giữa môi trường nước và hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Cần Giờ;
+ Đánh giá các rủi ro tiềm ẩn đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Cần Giờ;
+ Đề xuất các giải pháp giảm thiểu rủi ro và giảm nhẹ các tác động tiêu cực.
- Kết quả:
+ Báo cáo khoa học “Đánh giá ảnh hưởng, tác động qua lại giữa môi trường nước và hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Cần Giờ và đề xuất các giải pháp giảm nhẹ”, được hội đồng khoa học cấp thành phố nghiệm thu và sự đồng thuận cao của phản biện xã hội.
+ Bản đồ phân vùng mức độ rủi ro tiềm ẩn đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Cần Giờ.
d) Hoạt động 4: Xây dựng và thực hiện Kế hoạch giảm ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện Cần Giờ giai đoạn 2017 - 2020.
- Mục tiêu: Cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu dân cư nhằm nâng chất tiêu chí 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn các xã nông thôn mới và khắc phục tiêu chí môi trường trong phát triển toàn diện thị trấn
Cần Thạnh; xóa các điểm ô nhiễm ô nhiễm môi trường, điểm ngập và ngăn ngừa triệt để việc phát sinh các điểm ngập và điểm ô nhiễm mới.
- Các nội dung chính:
+ Xây dựng Kế hoạch giảm ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện Cần Giờ giai đoạn 2016-2020;
+ Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện Kế hoạch giảm ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện Cần Giờ giai đoạn 2017 - 2020;
+ Tập trung xử lý các điểm ô nhiễm môi trường và điểm ngập trên địa bàn các khu dân cư; xóa các nhà vệ sinh không hợp quy cách; giải quyết vấn đề về thu gom và xử lý rác trên địa bàn các xã, thị trấn; tăng cường công tác xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp lấn, chiếm kênh, rạch, không giao rác dân lập; trang bị thùng rác cho các khu dân cư; di dời các cơ sở chăn nuôi, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư.
- Kết quả: Đến năm 2020 không còn điểm ngập và điểm ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện Cần Giờ, không còn tồn tại các nhà vệ sinh không hợp quy cách; công tác thu gom và xử lý rác trên địa bàn các xã, thị trấn cơ bản được giải quyết tốt; không còn trường hợp lấn, chiếm kênh rạch, không giao rác cho lực lượng thu gom rác dân lập; các khu dân tập trung cư được trang bị thùng rác công cộng; các cơ sở chăn nuôi, cơ sở sản xuất - kinh doanh - dịch vụ gây ô nhiễm môi trường được di dời ra khỏi khu dân cư.
đ) Hoạt động 5: Xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý tổng hợp chất thải rắn vùng bờ Thành phố Hồ Chí Minh
- Mục tiêu: Đảm bảo thu gom, xử lý hiệu quả, kịp thời tất cả các loại chất thải rắn và bùn cặn phát sinh trên địa bàn huyện Cần Giờ; góp phần gìn giữ cảnh quan, bảo vệ môi trường vùng bờ Thành phố Hồ Chí Minh.
- Các nội dung chính:
+ Thu thập dữ liệu, khảo sát, đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn vùng bờ: các nguồn phát sinh chất thải rắn, khối lượng, thành phần và tính chất, biện pháp thu gom và xử lý, năng lực thu gom và xử lý tại chỗ, các vấn đề môi trường tồn tại;
+ Dự báo diễn biến chất thải rắn vùng bờ đến năm 2020: các nguồn phát sinh chất thải rắn, khối lượng, thành phần và tính chất chất thải rắn;
+ Tổng quan các biện pháp xử lý chất thải rắn phù hợp trong điều kiện vùng bờ;
+ Xây dựng kế hoạch quản lý tổng hợp chất thải rắn vùng bờ Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn đến năm 2020, tập trung vào các đối tượng chính: chất thải rắn sinh hoạt từ các khu/cụm/tuyến dân cư, từ các điểm/tuyến du lịch; chất thải rắn xây dựng; chất thải rắn y tế; chất thải rắn công nghiệp thông thường; chất thải rắn công nghiệp nguy hại; bùn nạo vét cống rãnh thoát nước; bùn/cặn từ các cơ sở nuôi tôm công nghiệp, từ các hệ thống xử lý nước và nước thải;
+ Triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn;
+ Đầu tư nâng cấp hệ thống trang thiết bị cần thiết phục vụ công tác thu gom, vận chuyển các loại chất thải rắn, chất thải nguy hại phát sinh trên địa bàn huyện Cần Giờ đến các khu xử lý tập trung chất thải rắn của huyện phù hợp với yêu cầu phân loại chất thải rắn tại nguồn;
+ Tổ chức lại lực lượng thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn;
+ Lập dự án đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải rắn tập trung của huyện Cần Giờ giai đoạn 2021-2030 và trình cơ quan thẩm quyền phê duyệt;
+ Lập dự án đầu tư khu xử lý cục bộ chất thải rắn sinh hoạt ở xã đảo Thạnh An giai đoạn 2021-2030 và trình cơ quan thẩm quyền phê duyệt.
- Kết quả:
+ Kế hoạch quản lý tổng hợp chất thải rắn vùng bờ Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn đến năm 2020 được cấp thẩm quyền phê duyệt;
+ Các loại chất thải rắn được phân loại đúng quy định ngay tại nguồn phát sinh;
+ Năng lực thu gom, vận chuyển chất thải rắn được cải thiện rõ rệt;
+ Dự án đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải rắn tập trung của huyện Cần Giờ giai đoạn 2021-2030 được cấp thẩm quyền phê duyệt;
+ Dự án đầu tư khu xử lý cục bộ chất thải rắn sinh hoạt ở xã đảo Thạnh An giai đoạn 2021-2030 được cấp thẩm quyền phê duyệt.
e) Hoạt động 6: Xây dựng và thực hiện Kế hoạch quản lý tổng hợp về xử lý nước thải cho vùng ven biển.
- Mục tiêu: Đảm bảo thu gom và xử lý hiệu quả các nguồn nước thải phát sinh tại khu vực thuộc các xã, thị trấn ven biển trước khi xả ra môi trường bên ngoài.
- Nội dung chính:
+ Thu thập dữ liệu, khảo sát các nguồn nước thải phát sinh tại khu vực;
+ Tính toán nhu cầu nước thải phát sinh cần thu gom, xử lý;
+ Thiết kế và lập sơ đồ nguyên lý hệ thống thu gom nước thải phát sinh. Tính toán hệ thống đường ống thu gom nước thải;
+ Triển khai hoàn thiện và xây dựng hệ thống thu gom, thoát nước thải phát sinh tại các khu dân cư thuộc các xã, thị trấn ven biển: xã Thạnh An, xã Long Hòa và Thị trấn Cần Thạnh và nước thải sản xuất tại các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ vùng ven biển;
+ Thiết kế và lập kế hoạch xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung với công suất thiết kế phù hợp nhu cầu xả thải tại địa bàn huyện Cần Giờ, đảm bảo nước thải sau xử lý đạt yêu cầu xả thải ra nguồn tiếp nhận;
+ Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân và chủ các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ có phát sinh nước thải về công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên.
- Kết quả:
+ Xây dựng hoàn thiện hệ thống thu gom và hệ thống xử lý nước thải tập trung tập tại huyện Cần Giờ;
+ Đảm bảo toàn bộ nước thải phát sinh đều được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn xả thải.
g) Hoạt động 7: Xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên nước vùng bờ Thành phố Hồ Chí Minh
- Mục tiêu: Đảm bảo khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn nước sẵn có tại vùng bờ Thành phố Hồ Chí Minh (nước mưa, nước mặt, nước biển ven bờ, nước dưới đất) phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; thu gom và xử lý hiệu quả các nguồn nước thải có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường cao; đẩy mạnh việc tái sử dụng nước thải đã qua xử lý cho các nhu cầu sử dụng nước không đòi hỏi chất lượng cao.
- Các nội dung chính:
+ Thu thập dữ liệu, khảo sát, đánh giá tiềm năng các nguồn nước sẵn có tại vùng bờ (nước mưa, nước mặt, nước biển ven bờ, nước dưới đất) về mặt số lượng và chất lượng;
+ Tính toán nhu cầu sử dụng nước cho tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội tại khu vực ven biển: hiện tại và dự báo đến năm 2020-2030;
+ Cân đối cung - cầu về nguồn nước ngọt sẵn có tại địa phương;
+ Lập kế hoạch khai thác sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn nước sẵn có cho các nhu cầu sử dụng nước khác nhau trên địa bàn huyện Cần Giờ giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
+ Lập dự án cải tạo, nâng cấp, phát triển hệ thống thoát nước (tách riêng nước mưa và nước thải) cho các khu dân cư tập trung huyện Cần Giờ nhằm giải quyết dứt điểm tình trạng ngập úng trong các khu dân cư; thu gom toàn bộ lượng nước thải phát sinh tại các khu dân cư tập trung và sẵn sàng đấu nối vào các hệ thống xử lý nước thải tập trung cho các khu vực này sau năm 2020.
+ Lập dự án đầu tư các khu xử lý nước thải tập trung trên địa bàn huyện Cần Giờ để sẵn sàng tiếp nhận xử lý nước thải từ các khu dân cư tập trung sau năm 2020 (ưu tiên cho khu vực thị trấn Cần Thạnh và các khu dân cư tập trung ở các xã Bình Khánh, Tam Thôn Hiệp, An Thới Đông, Lý Nhơn, Long Hòa, Thạnh An).
- Kết quả:
+ Kế hoạch khai thác sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn nước sẵn có cho các nhu cầu sử dụng nước khác nhau trên địa bàn huyện Cần Giờ giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được cấp thẩm quyền phê duyệt;
+ Dự án cải tạo, nâng cấp, phát triển hệ thống thoát nước cho các khu dân cư tập trung huyện Cần Giờ đến năm 2020 được cấp thẩm quyền phê duyệt;
+ Dự án đầu tư các khu xử lý nước thải tập trung trên địa bàn huyện Cần Giờ giai đoạn 2021 - 2025 được cấp thẩm quyền phê duyệt.
h) Hoạt động 8: Tăng cường việc thực thi pháp luật về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ Thành phố Hồ Chí Minh
- Mục tiêu: Ngăn ngừa và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ Thành phố Hồ Chí Minh.
- Các nội dung chính:
+ Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường tại vùng bờ Thành phố Hồ Chí Minh và xử phạt nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật.
+ Phối hợp chặt chẽ với các địa phương trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai tăng cường kiểm soát và quản lý các nguồn gây ô nhiễm trên lưu vực trước khi đổ ra khu vực cửa sông và vùng bờ.
+ Phối hợp chặt chẽ với các địa phương liền kề (Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu) trong việc kiểm tra, giám sát các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên các tuyến sông chung giữa hai địa phương.
a) Hoạt động 1: Xây dựng và thực hiện kế hoạch tăng cường nguồn nhân lực phục vụ quản lý tổng hợp vùng bờ Thành phố Hồ Chí Minh
- Mục tiêu: Nhằm nâng cao năng lực thực hiện quản lý tổng hợp vùng bờ cho các bên có liên quan chính ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- Các nội dung chính:
+ Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực thực hiện quản lý tổng hợp vùng bờ ở Thành phố Hồ Chí Minh;
+ Đánh giá, xác định nhu cầu về nguồn nhân lực thực hiện quản lý tổng hợp vùng bờ ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới;
+ Đánh giá và xác định các nhóm đối tượng cần được đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản lý tổng hợp vùng bờ ở các cấp, các ngành của thành phố;
+ Xây dựng mạng lưới chuyên gia có trình độ, kinh nghiệm tham gia đào tạo nguồn nhân lực thực hiện quản lý tổng hợp vùng bờ;
+ Xây dựng kế hoạch tăng cường nguồn nhân lực phục vụ quản lý tổng hợp vùng bờ thông qua các hình thức như đào tạo chính quy tại các trường đại học và đào tạo bổ sung (tập huấn) nâng cao năng lực;
+ Nghiên cứu, tham khảo các chương trình, tài liệu đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực về quản lý tổng hợp vùng bờ của một số nước trong khu vực và trên thế giới;
+ Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn cơ bản nhằm tăng cường nguồn nhân lực về quản lý tổng hợp vùng bờ cho thành phố;
+ Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn chuyên sâu về ứng dụng các công cụ tiên tiến (GIS và viễn thám, mô hình hóa, quản trị cơ sở dữ liệu đa ngành) trong quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường vùng bờ nhằm nâng cao năng lực quản lý tổng hợp vùng bờ cho thành phố.
- Kết quả:
+ Kế hoạch tăng cường nguồn nhân lực phục vụ quản lý tổng hợp vùng bờ
Thành phố Hồ Chí Minh được cấp thẩm quyền phê duyệt và triển khai;
+ Mạng lưới chuyên gia có trình độ, kinh nghiệm trong đào tạo nguồn nhân lực thực hiện quản lý tổng hợp vùng bờ được xác lập và cập nhật thường xuyên;
+ Chương trình và tài liệu đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực về quản lý tổng hợp vùng bờ được xây dựng phù hợp với các nhóm đối tượng cần đào tạo;
+ Các khóa đào tạo, tập huấn cơ bản và chuyên sâu nhằm nâng cao năng lực về quản lý tổng hợp vùng bờ cho thành phố được triển khai và đạt hiệu quả mong muốn.
b) Hoạt động 2: Xây dựng và thực hiện chương trình truyền thông nâng cao nhận thức về quản lý tổng hợp vùng bờ
- Mục tiêu: Tăng cường và tạo sự chuyển biến trong nhận thức của các cấp, các ngành và xã hội về vai trò, tầm quan trọng của quản lý tổng hợp vùng bờ.
- Các nội dung chính:
+ Đánh giá thực trạng các hoạt động truyền thông liên quan đến bảo vệ tài nguyên, môi trường và quản lý tổng hợp vùng bờ ở cấp Trung ương và tại Thành phố Hồ Chí Minh;
+ Đánh giá thực trạng nguồn lực phục vụ các hoạt động truyền thông về bảo vệ tài nguyên, môi trường, quản lý tổng hợp vùng bờ tại Thành phố Hồ Chí Minh;
+ Xác định các nhóm đối tượng truyền thông nâng cao nhận thức về quản lý tổng hợp vùng bờ ở Thành phố Hồ Chí Minh;
+ Xây dựng và phát triển mạng lưới truyền thông viên nòng cốt về quản lý tổng hợp vùng bờ ở Thành phố Hồ Chí Minh;
+ Xây dựng và triển khai thực hiện chương trình truyền thông nâng cao nhận thức về quản lý tổng hợp vùng bờ ở Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng dân cư và các tổ chức khoa học, xã hội, kinh tế, nghề nghiệp tham gia vào các hoạt động quản lý tổng hợp vùng bờ Thành phố Hồ Chí Minh.
- Kết quả: Chương trình truyền thông nâng cao nhận thức về quản lý tổng hợp vùng bờ Thành phố Hồ Chí Minh được cấp thẩm quyền phê duyệt, triển khai thực hiện và duy trì thường xuyên.
c) Hoạt động 3: Xây dựng và thực hiện cơ chế tài chính bền vững hỗ trợ quản lý tổng hợp vùng bờ Thành phố Hồ Chí Minh
- Mục tiêu: Thiết lập cơ chế tài chính bền vững và các công cụ kinh tế phù hợp để hỗ trợ quản lý tổng hợp vùng bờ Thành phố Hồ Chí Minh.
- Các nội dung chính:
+ Phát triển các đề xuất dự án tài trợ quy mô nhỏ nhằm tranh thủ sự ủng hộ của Quỹ tài trợ quy mô nhỏ (SGF) và các tổ chức quốc tế khác. Mục đích của các đề xuất này, trước hết, nhằm tăng cường nhận thức cho người dân và cộng đồng ven biển (và các đối tác từ chính quyền địa phương) về sự cần thiết phải bảo tồn, phục hồi và quản lý bền vững các hệ sinh thái vùng bờ biển;
+ Nghiên cứu định giá kinh tế các dịch vụ hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ làm cơ sở cho việc hạch toán tài nguyên môi trường và xác định các mức chi trả hợp lý đối với những đối tượng hưởng lợi từ các dịch vụ hệ sinh thái rừng ngập mặn;
+ Xây dựng và thực hiện cơ chế chi trả dịch vụ hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ;
+ Xúc tiến các cơ hội tài chính các-bon cho quỹ hoặc thị trường quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính đối với rừng ngập mặn Cần Giờ;
+ Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân, thành phần kinh tế ngoài khu vực nhà nước đầu tư vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng xử lý chất thải và bảo vệ môi trường, phục hồi tài nguyên và môi trường vùng bờ;
+ Sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn thu từ phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trên địa bàn huyện Cần Giờ cho các hoạt động quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ;
+ Triển khai công tác thu thuế sử dụng mặt nước tự nhiên cho các hoạt động nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch sinh thái, du lịch dựa vào cộng đồng; sử dụng hiệu quả nguồn thu từ thuế cho các hoạt động quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ.
+ Huy động nguồn lực tài chính, sự tham gia, đóng góp của cộng đồng cho các hoạt động quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ.
- Kết quả:
+ Các cơ chế tài chính bền vững hỗ trợ quản lý tổng hợp vùng bờ Thành phố Hồ Chí Minh được thiết lập và vận hành hiệu quả;
+ Cơ chế chi trả dịch vụ hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ được cấp thẩm quyền phê duyệt và triển khai áp dụng trong thực tế.
1. Vai trò, trách nhiệm của các cơ quan có liên quan
Các nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình được tổ chức thực hiện căn cứ vào Danh mục các nhiệm vụ, dự án triển khai Chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (xem Phụ lục), trong đó đã xác định rõ cơ quan chịu trách nhiệm chính, cơ quan/đơn vị phối hợp, thời gian thực hiện dự kiến, nhu cầu kinh phí và nguồn kinh phí dự kiến đối với từng dự án, nhiệm vụ cụ thể.
Các cơ quan có liên quan căn cứ vào các nhiệm vụ đã được phân công tổ chức triển khai thực hiện và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
Là cơ quan đầu mối trong việc tổ chức triển khai thực hiện Chương trình. Chủ trì, phối hợp với các Sở ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ thực hiện Kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ, tập trung vào các nội dung chính như sau:
- Xây dựng và thể chế hóa cơ chế điều phối, phối hợp đa ngành, đa bên phục vụ quản lý tổng hợp vùng bờ;
- Rà soát, đo đạc bổ sung thành lập bản đồ địa hình đáy biển (tỷ lệ 1/10.000) vùng bờ Thành phố Hồ Chí Minh đến 6 hải lý từ bờ;
- Xây dựng và thực hiện hệ thống thông tin tổng hợp phục vụ quản lý tổng hợp vùng bờ, kết nối với hệ thống cấp trung ương;
- Xây dựng và thực hiện chương trình quan trắc môi trường tổng hợp vùng bờ;
- Tăng cường việc thực thi pháp luật về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ;
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch tăng cường nguồn nhân lực phục vụ quản lý tổng hợp vùng bờ;
- Xây dựng kế hoạch liên tịch phối hợp triển khai thực hiện các biện pháp kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường từ lục địa và trên biển của huyện Cần Giờ với địa bàn giáp ranh nhằm đảm bảo phối hợp thực hiện đồng bộ, hiệu quả và kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình; tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch; tổng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch; định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố; đề xuất giải quyết những vấn đề phát sinh vượt quá thẩm quyền.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với các Sở ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ tiến hành rà soát, điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành, lĩnh vực kinh tế xã hội vùng bờ phù hợp với phân vùng chức năng vùng bờ được cấp thẩm quyền phê duyệt; thực hiện các nhiệm vụ liên quan trong phạm vi trách nhiệm của Sở.
Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính xây dựng cơ chế, chính sách để thực hiện hiệu quả các nội dung của Chương trình.
4. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân thành phố bố trí ngân sách hàng năm để thực hiện các nhiệm vụ, dự án ưu tiên trong Chương trình.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ và các đơn vị liên quan xây dựng và thiết lập khu bảo tồn vùng nước nội địa khu vực ven biển Thành phố Hồ Chí Minh;
Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ và các đơn vị liên quan quản lý các hoạt động khai thác thủy sản thuộc phạm vi quản lý của thành phố và các nhiệm vụ liên quan trong phạm vi trách nhiệm của Sở.
6. Sở Khoa học và Công nghệ
Phối hợp với các đơn vị thẩm định, phê duyệt và triển khai theo quy định về các nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước của thành phố.
Tổ chức triển khai thực hiện 03 Đề tài nghiên cứu khoa học ưu tiên:
- Phân vùng chức năng vùng bờ Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đánh giá khả năng chịu tải của vịnh Đồng Tranh, vịnh Gành Rái và cửa Soài Rạp trước các sức ép về gia tăng dân số và tăng trưởng kinh tế ở vùng hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai.
- Đánh giá ảnh hưởng, tác động qua lại giữa môi trường nước và hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Cần Giờ.
7. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các báo đài và các cơ quan liên quan xây dựng và thực hiện chương trình truyền thông nâng cao nhận thức về quản lý tổng hợp vùng bờ.
8. Sở Giao thông vận tải
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát, điều chỉnh việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển cảng biển, cơ sở đóng tàu và các nhiệm vụ liên quan trong phạm vi trách nhiệm của Sở.
9. Sở Du lịch
Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ và các cơ quan liên quan điều chỉnh việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch vùng bờ theo phân vùng chức năng vùng bờ được cấp thẩm quyền phê duyệt và các nhiệm vụ liên quan khác trong phạm vi trách nhiệm của Sở.
10. Các Sở ngành khác có liên quan
Theo chức năng, nhiệm vụ của mình, các Sở ngành chủ động phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện các nhiệm vụ đã được phân công.
Đối với các nhiệm vụ, dự án sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường: Xây dựng kế hoạch cụ thể và dự toán chi tiết gửi Sở Tài nguyên và Môi trường có ý kiến. Trên cơ sở ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính sẽ trình Ủy ban nhân dân thành phố bố trí kinh phí cho các đơn vị thực hiện.
Lồng ghép các nội dung của Kế hoạch quản lý tổng hợp vùng bờ trong quá trình hoạch định chính sách; xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển của ngành.
Định kỳ hàng năm xây dựng báo cáo kết quả, tình hình thực hiện các nhiệm vụ được phân công trong Chương trình, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo kết quả cho Ủy ban nhân dân thành phố.
11. Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ
Chủ trì, phối hợp với các Sở ngành liên quan xây dựng quy chế quản lý, khai thác và sử dụng quỹ đất bãi bồi, đất mặt nước ven sông, ven biển và đất sông ngòi kênh rạch trên địa bàn huyện Cần Giờ;
Chủ trì, phối hợp với các Sở ngành liên quan xây dựng và thực hiện các mô hình đồng quản lý tài nguyên vùng bờ Thành phố Hồ Chí Minh;
Chủ trì, phối hợp với các Sở ngành liên quan xây dựng và thực hiện Đề án phục hồi rừng ngập mặn trên các khu vực ruộng muối, đầm tôm không còn khai thác trong ranh giới rừng phòng hộ Cần Giờ;
Chủ trì, phối hợp với các Sở ngành liên quan xây dựng và thực hiện Kế hoạch giảm ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện Cần Giờ giai đoạn 2017 - 2020;
Chủ trì, phối hợp với các Sở ngành liên quan xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý tổng hợp chất thải rắn vùng bờ;
Chủ trì, phối hợp với các Sở ngành liên quan xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên nước vùng bờ.
Chủ động huy động thêm nguồn lực và lồng ghép nội dung của chương trình trong quá trình xây dựng, thực hiện các chính sách và chương trình, dự án liên quan đến quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ.
Triển khai các chương trình, kế hoạch bảo vệ, bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái, sinh cảnh, đa dạng sinh học, các loài đặc hữu và những giá trị tự nhiên khác ở vùng bờ.
Lồng ghép những hoạt động có liên quan đến thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng trên địa bàn vào các nội dung trong kế hoạch quản lý tổng hợp vùng bờ đã được phân công cho địa phương.
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các hoạt động quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ nhằm hỗ trợ cho việc triển khai quản lý tổng hợp vùng bờ tại địa phương.
Định kỳ 6 tháng và hàng năm báo cáo tiến độ thực hiện chương trình cho cơ quan thường trực là Sở Tài nguyên và Môi trường.
12. Các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, tổ chức NGO và doanh nghiệp
Các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp tùy theo chức năng, nhiệm vụ và năng lực của mình, được chủ động tham gia vào các hoạt động liên quan đến quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ; hỗ trợ và huy động sự tham gia của cộng đồng trong thực hiện, kiểm tra, giám sát thực hiện các hoạt động quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ.
13. Kinh phí thực hiện Chương trình
Kinh phí thực hiện Chương trình được bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm của các Sở ngành và Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ theo phân cấp ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác ngoài ngân sách nhà nước.
Các Sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ chủ động bố trí, huy động các nguồn vốn khác ngoài ngân sách nhà nước từ các nhà tài trợ, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện các nội dung của Chương trình.
14. Giám sát và đánh giá
Cơ quan thường trực là Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình.
Các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ báo cáo tình hình thực hiện các nhiệm vụ, dự án được giao về Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15 tháng 12 hàng năm để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.
Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình vào cuối kỳ của Chương trình (năm 2020) và đưa ra những định hướng triển khai cho giai đoạn tiếp theo./.
DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH QUẢN
LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN VÙNG BỜ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Kèm theo Quyết định số 713/QĐ-UBND ngày 21 tháng 02 năm 2017 của Ủy ban
nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh)
TT |
Tên nhiệm vụ, dự án |
Thời gian thực hiện |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp chính |
Kinh phí (triệu đồng)* |
Nguồn vốn dự kiến |
Chỉ số đánh giá/ Kết quả dự kiến |
A. XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH CÁC HƯỚNG DẪN VỀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG BỜ |
|||||||
1 |
Xây dựng và thể chế hóa cơ chế điều phối, phối hợp đa ngành, đa bên phục vụ quản lý tổng hợp vùng bờ TP.HCM |
2017 |
Sở TN&MT |
Văn phòng UBND TP, các Sở: Nội vụ, Tư pháp, NN&PTNT, Xây dựng, GTVT, KH&CN, Tài chính; UBND huyện Cần Giờ |
200 |
Ngân sách sự nghiệp BVMT |
- “Quy chế phối hợp quản lý tổng hợp vùng bờ TP.HCM” được cấp thẩm quyền ban hành. - Tổ chức bộ máy thực hiện quản lý tổng hợp vùng bờ được hoàn thiện và vận hành có hiệu quả. - Các hướng dẫn cần thiết cho việc ra quyết định đối với các vấn đề nhạy cảm, xung đột lợi ích trong khai thác sử dụng tài nguyên và BVMT vùng bờ TP.HCM. |
2 |
Xây dựng và thực hiện hệ thống thông tin tổng hợp phục vụ quản lý tổng hợp vùng bờ TP.HCM, kết nối với hệ thống cấp trung ương |
2017 - 2018 |
Sở TN&MT |
Sở TT&TT, Cục Thống kê, Sở KH&CN, các cơ quan khoa học |
5.000 |
Ngân sách sự nghiệp BVMT |
Hệ thống thông tin tổng hợp phục vụ quản lý tổng hợp vùng bờ TP.HCM được hoàn thiện, vận hành thông suốt, sẵn sàng kết nối với hệ thống của Trung ương và các địa phương liền kề. |
3 |
Xây dựng quy chế quản lý, khai thác và sử dụng quỹ đất bãi bồi, đất mặt nước ven sông, ven biển và đất sông ngòi kênh rạch trên địa bàn huyện Cần Giờ |
2017 - 2018 |
UBND huyện Cần Giờ |
Các Sở: TN&MT, KHvàCN, NN&PTNT, Xây dựng, Kiến trúc, GTVT |
1.000 |
Ngân sách sự nghiệp BVMT |
Quy chế quản lý, khai thác và sử dụng quỹ đất bãi bồi, đất mặt nước ven sông, ven biển và đất sông ngòi kênh rạch trên địa bàn huyện Cần Giờ được cơ quan thẩm quyền ban hành. |
B. KHAI THÁC, SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN, BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC |
|||||||
4 |
Rà soát, đo đạc bổ sung thành lập bản đồ địa hình đáy biển (tỷ lệ 1/10.000) vùng bờ TP.HCM đến 6 hải lý từ bờ |
2018 - 2020 |
Sở TN&MT |
Các Sở: Xây dựng, Kiến trúc, GTVT, NN&PTNT, BCH Quân sự TPHCM, UBND huyện Cần Giờ |
5.000 |
Ngân sách sự nghiệp BVMT |
Bản đồ địa hình đáy biển (tỷ lệ 1/10.000) vùng bờ TP.HCM đến 6 hải lý từ bờ. |
5 |
Phân vùng chức năng vùng bờ TP.HCM |
2017 - 2018 |
Sở KH&CN |
Các Sở: TN&MT, NN&PTNT, Xây dựng, Kiến trúc, GTVT, BCH Quân sự, UBND huyện Cần Giờ |
3.400 |
Ngân sách sự nghiệp KHCN |
Bản đồ và các quy định về phân vùng chức năng vùng bờ TP.HCM được cấp thẩm quyền phê duyệt (yêu cầu trong đó phải thể hiện rõ hành lang bảo vệ bờ biển và vùng cửa sông các sông chính ven biển) |
6 |
Xây dựng và thực hiện các mô hình đồng quản lý tài nguyên vùng bờ TP.HCM |
2019 - 2020 |
UBND huyện Cần Giờ |
Sở TN&MT, UBND các xã nơi triển khai thực hiện các mô hình trình diễn |
1.200 |
Ngân sách sự nghiệp BVMT |
02 mô hình đồng quản lý tài nguyên và khai thác sử dụng tài nguyên vùng bờ TP.HCM được triển khai thí điểm thành công tại 2 xã Thạnh An và Long Hòa, huyện Cần Giờ |
7 |
Thiết lập khu bảo tồn vùng nước nội địa ven biển TP.HCM |
2018 - 2019 |
Sở NN&PTNT |
Các Sở: TN&MT, KH&CN, Xây dựng, GTVT, UBND huyện Cần Giờ |
2.600 |
Ngân sách sự nghiệp BVMT |
Hình thành được khu bảo tồn vùng nước nội địa khu vực ven biển TP.HCM và đưa vào áp dụng có hiệu quả trong thực tế. |
8 |
Xây dựng Đề án phục hồi rừng ngập mặn trên các khu vực ruộng muối, đầm tôm không còn khai thác trong ranh giới rừng phòng hộ Cần Giờ |
2017 - 2018 |
UBND huyện Cần Giờ |
Các Sở: NN&PTNT TN&MT, KH&CN, TT Nghiên cứu Biển và Đảo |
800 |
Ngân sách sự nghiệp BVMT |
Đề án phục hồi rừng ngập mặn trên các khu vực ruộng muối, đầm tôm không còn khai thác trong ranh giới rừng phòng hộ Cần Giờ được cấp thẩm quyền phê duyệt. |
C. PHÒNG NGỪA, KIỂM SOÁT Ô NHIỄM, GIẢM THIỂU TỔN THẤT DO THIÊN TAI VÀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NƯỚC BIỂN DÂNG |
|||||||
9 |
Xây dựng và thực hiện chương trình quan trắc môi trường tổng hợp vùng bờ TP.HCM |
2017 - 2020 |
Sở TN&MT |
Các Trạm quan trắc môi trường quốc gia và của các Bộ ngành có thực hiện quan trắc môi trường ở vùng bờ TP.HCM |
15.000 |
Ngân sách Nhà nước chi cho đầu tư công |
Chương trình quan trắc môi trường tổng hợp vùng bờ TP.HCM được cấp thẩm quyền phê duyệt và được triển khai thực hiện có hiệu quả. |
10 |
Đánh giá khả năng chịu tải của vịnh Đồng Tranh, vịnh Gành Rái và cửa Soài Rạp trước các sức ép về gia tăng dân số và tăng trưởng kinh tế ở vùng hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai |
2017 - 2018 |
Sở KH&CN |
Các Sở: TN&MT, NN&PTNT, Xây dựng, GTVT, UBND huyện Cần Giờ, các cơ quan khoa học |
3.600 |
Ngân sách sự nghiệp KHCN |
Báo cáo khoa học Đánh giá khả năng chịu tải của vịnh Đồng Tranh, vịnh Gành Rái và cửa Soài Rạp trước các sức ép về gia tăng dân số và tăng trưởng kinh tế ở vùng hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai, được hội đồng khoa học cấp thành phố nghiệm thu và sự đồng thuận cao của phản biện xã hội. |
11 |
Đánh giá ảnh hưởng, tác động qua lại giữa môi trường nước và hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Cần Giờ |
2017 - 2018 |
Sở KH&CN |
Các Sở: NN&PTNT, TN&MT, GTVT, UBND huyện Cần Giờ, các cơ quan khoa học |
1.400 |
Ngân sách sự nghiệp KHCN |
Báo cáo khoa học “Đánh giá ảnh hưởng, tác động qua lại giữa môi trường nước và hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Cần Giờ và đề xuất các giải pháp giảm nhẹ”, được hội đồng khoa học cấp thành phố nghiệm thu và sự đồng thuận cao của phản biện xã hội. |
12 |
Xây dựng và thực hiện Kế hoạch giảm ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện Cần Giờ giai đoạn 2017 - 2020 |
2017 - 2020 |
UBND huyện Cần Giờ |
Các Sở: TN&MT, Sở Xây dựng, GTVT; Trung tâm điều hành chống ngập, Công ty môi trường đô thị TPHCM |
(**)100.000 |
Vốn ngân sách địa phương |
Đến năm 2020 không còn điểm ngập và điểm ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện Cần Giờ, không còn tồn tại các nhà vệ sinh không hợp quy cách; công tác thu gom và xử lý rác trên địa bàn các xã, thị trấn cơ bản được giải quyết tốt; không còn trường hợp lấn, chiếm kênh rạch, không giao rác cho lực lượng thu gom rác dân lập; các khu dân tập trung cư được trang bị thùng rác công cộng; các cơ sở chăn nuôi, cơ sở sản xuất – kinh doanh – dịch vụ gây ô nhiễm môi trường được di dời ra khỏi khu dân cư. |
13 |
Xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý tổng hợp chất thải rắn vùng bờ TP.HCM |
2017 - 2020 |
UBND huyện Cần Giờ |
Sở TN&MT, Sở Xây dựng, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị |
10.000 |
Vốn sự nghiệp BVMT |
− Kế hoạch quản lý tổng hợp chất thải rắn vùng bờ TPHCM giai đoạn đến năm 2020 được phê duyệt; − Các loại chất thải rắn được phân loại đúng quy định ngay tại nguồn phát sinh; − Năng lực thu gom, vận chuyển chất thải rắn được cải thiện rõ rệt; − Dự án đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải rắn tập trung của huyện Cần Giờ giai đoạn 2021-2030 được cấp thẩm quyền phê duyệt; − Dự án đầu tư khu xử lý cục bộ chất thải rắn sinh hoạt ở xã đảo Thạnh An giai đoạn 2021-2030 được cấp thẩm quyền phê duyệt. |
14 |
Xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý về xử lý nước thải cho vùng ven biển |
2017 - 2020 |
UBND huyện Cần Giờ |
Sở TN&MT, Sở Xây dựng, Công ty môi trường đô thị TPHCM |
(**)500.000 |
Vốn sự nghiệp BVMT |
− Thiết kế và lập sơ đồ nguyên lý hệ thống thu gom nước thải phát sinh. − Triển khai hoàn thiện và xây dựng hệ thống thu gom, thoát nước thải phát sinh tại các khu dân cư thuộc các xã, thị trấn ven biển: xã Thạnh An, xã Long Hòa và Thị trấn Cần Thạnh và nước thải sản xuất tại các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ vùng ven biển; − + Đảm toàn bộ nước thải phát sinh đều được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn xả thải trước khi xả ra môi trường bên ngoài. |
15 |
Xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên nước vùng bờ TP.HCM |
2017 - 2020 |
UBND huyện Cần Giờ |
Sở TN&MT, Sở GTVT, Trung tâm điều hành chống ngập TPHCM |
10.000 |
Vốn sự nghiệp BVMT |
− Kế hoạch khai thác sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn nước sẵn có cho các nhu cầu sử dụng nước khác nhau trên địa bàn huyện Cần Giờ giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được cấp thẩm quyền phê duyệt; − Dự án cải tạo, nâng cấp, phát triển hệ thống thoát nước cho các khu dân cư tập trung huyện Cần Giờ đến năm 2020 được cấp thẩm quyền phê duyệt; − Dự án đầu tư các khu xử lý nước thải tập trung trên địa bàn huyện Cần Giờ giai đoạn 2021-2025 được cấp thẩm quyền phê duyệt. |
16 |
Tăng cường việc thực thi pháp luật về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ TPHCM |
2017 - 2020 |
Thanh tra Sở TN&MT |
Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường (CA TPHCM), UBND huyện Cần Giờ |
2.000 |
Vốn sự nghiệp BVMT |
Các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường ngày càng hiệu quả, thiết thực. |
D. ĐÀO TẠO, TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC VÀ NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG BỜ |
|||||||
17 |
Xây dựng và thực hiện kế hoạch tăng cường nguồn nhân lực phục vụ quản lý tổng hợp vùng bờ TPHCM |
2017 - 2020 |
Sở TN&MT |
Văn phòng UBND TP, các Sở: Nội vụ, Tư pháp, NN&PTNT, Xây dựng, Giao thông vận tải, KH&CN, Tài chính; UBND huyện Cần Giờ, ĐHQG TPHCM |
1.500 |
Vốn sự nghiệp BVMT |
− Kế hoạch tăng cường nguồn nhân lực phục vụ quản lý tổng hợp vùng bờ Thành phố Hồ Chí Minh được cấp thẩm quyền phê duyệt và triển khai; − Mạng lưới chuyên gia có trình độ, kinh nghiệm trong đào tạo nguồn nhân lực thực hiện quản lý tổng hợp vùng bờ được xác lập và cập nhật thường xuyên; − Chương trình và tài liệu đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực về quản lý tổng hợp vùng bờ được xây dựng phù hợp với các nhóm đối tượng cần đào tạo; − Các khóa đào tạo, tập huấn cơ bản và chuyên sâu nhằm nâng cao năng lực về quản lý tổng hợp vùng bờ cho thành phố được triển khai và đạt hiệu quả mong muốn. |
18 |
Xây dựng và thực hiện chương trình truyền thông nâng cao nhận thức về quản lý tổng hợp vùng bờ |
2017 - 2020 |
Sở TT&TT |
Văn phòng UBND TP, Sở TN&MT, Đài truyền hình, Báo SGGP, Báo Tuổi trẻ, Thành Đoàn, UBND huyện Cần Giờ |
2.500 |
Vốn sự nghiệp BVMT |
Chương trình truyền thông nâng cao nhận thức về quản lý tổng hợp vùng bờ Thành phố Hồ Chí Minh được cấp thẩm quyền phê duyệt, triển khai thực hiện và duy trì thường xuyên. |
19 |
Xây dựng và thực hiện cơ chế tài chính bền vững hỗ trợ quản lý tổng hợp vùng bờ TP.HCM |
2017 - 2020 |
Sở Tài chính |
Văn phòng UBND TP, các Sở: TN&MT, Tư pháp, NN&PTNT, KH&CN, UBND huyện Cần Giờ |
4.000 |
Vốn sự nghiệp BVMT |
− Các cơ chế tài chính bền vững hỗ trợ quản lý tổng hợp vùng bờ Thành phố Hồ Chí Minh được thiết lập và vận hành hiệu quả; − Cơ chế chi trả dịch vụ hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ được cấp thẩm quyền phê duyệt và triển khai áp dụng trong thực tế. |
Ghi chú: * Kinh phí trong bảng trên chỉ là con số ước tính để chủ động bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm của các cơ quan liên quan.
(**) Kinh phí theo ước tính của UBND huyện Cần Giờ.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
PHÂN KỲ ĐẦU TƯ CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN TRIỂN KHAI CHƯƠNG
TRÌNH QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN VÙNG BỜ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Kèm theo Quyết định số 713/QĐ-UBND ngày 21 tháng 02 năm 2017 của UBND Thành
phố Hồ Chí Minh)
TT |
Tên nhiệm vụ, dự án |
Thời gian thực hiện |
Cơ quan chủ trì |
Kinh phí (tr. đồng)* |
Dự kiến phân bổ |
Nguồn vốn dự kiến |
|||
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
||||||
A. XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH CÁC HƯỚNG DẪN VỀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG BỜ |
|||||||||
1 |
Xây dựng và thể chế hóa cơ chế điều phối, phối hợp đa ngành, đa bên phục vụ quản lý tổng hợp vùng bờ TP.HCM |
2017 |
Sở TN&MT |
200 |
200 |
– |
– |
– |
Ngân sách sự nghiệp BVMT |
2 |
Xây dựng và thực hiện hệ thống thông tin tổng hợp phục vụ quản lý tổng hợp vùng bờ TP.HCM, kết nối với hệ thống cấp trung ương |
2017 - 2018 |
Sở TN&MT |
5.000 |
2.000 |
3.000 |
– |
– |
Ngân sách sự nghiệp BVMT |
3 |
Xây dựng quy chế quản lý, khai thác và sử dụng quỹ đất bãi bồi, đất mặt nước ven sông, ven biển và đất sông ngòi kênh rạch trên địa bàn huyện Cần Giờ |
2017 - 2018 |
UBND huyện Cần Giờ |
1.000 |
500 |
500 |
– |
– |
Ngân sách sự nghiệp BVMT |
B. KHAI THÁC, SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN, BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC |
|||||||||
4 |
Rà soát, đo đạc bổ sung thành lập bản đồ địa hình đáy biển (tỷ lệ 1/10.000) vùng bờ TP.HCM đến 6 hải lý từ bờ |
2018 - 2020 |
Sở TN&MT |
5.000 |
– |
1.000 |
2.000 |
2.000 |
Ngân sách sự nghiệp BVMT |
5 |
Phân vùng chức năng vùng bờ TP.HCM |
2017 - 2018 |
Sở KH&CN |
3.400 |
1.700 |
1.700 |
– |
– |
Ngân sách sự nghiệp KHCN |
6 |
Xây dựng và thực hiện các mô hình đồng quản lý tài nguyên vùng bờ TP.HCM |
2019 - 2020 |
UBND huyện Cần Giờ |
1.200 |
– |
– |
600 |
600 |
Ngân sách sự nghiệp BVMT |
7 |
Thiết lập khu bảo tồn vùng nước nội địa ven biển TP.HCM |
2018 - 2019 |
Sở NN&PTNT |
2.600 |
– |
1.300 |
1.300 |
– |
Ngân sách sự nghiệp BVMT |
8 |
Xây dựng Đề án phục hồi rừng ngập mặn trên các khu vực ruộng muối, đầm tôm không còn khai thác trong ranh giới rừng phòng hộ Cần Giờ |
2017 - 2018 |
UBND huyện Cần Giờ |
800 |
400 |
400 |
– |
– |
Ngân sách sự nghiệp BVMT |
C. PHÒNG NGỪA, KIỂM SOÁT Ô NHIỄM, GIẢM THIỂU TỔN THẤT DO THIÊN TAI VÀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NƯỚC BIỂN DÂNG |
|||||||||
9 |
Xây dựng và thực hiện chương trình quan trắc môi trường tổng hợp vùng bờ TP.HCM |
2017 - 2020 |
Sở TN&MT |
15.000 |
12.000 |
1.000 |
1.000 |
1.000 |
Ngân sách Nhà nước chi cho đầu tư công (2017), các năm sau là vốn SNBVMT |
10 |
Đánh giá khả năng chịu tải của vịnh Đồng Tranh, vịnh Gành Rái và cửa Soài Rạp trước các sức ép về gia tăng dân số và tăng trưởng kinh tế ở vùng hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai |
2017 - 2018 |
Sở KH&CN |
3.600 |
1.800 |
1.800 |
– |
– |
Ngân sách sự nghiệp KHCN |
11 |
Đánh giá ảnh hưởng, tác động qua lại giữa môi trường nước và hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Cần Giờ |
2017 - 2018 |
Sở KH&CN |
1.400 |
700 |
700 |
– |
– |
Ngân sách sự nghiệp KHCN |
12 |
Xây dựng và thực hiện Kế hoạch giảm ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện Cần Giờ giai đoạn 2017 - 2020 |
2017 - 2020 |
UBND huyện Cần Giờ |
(**)100.000 |
10.000 |
20.000 |
30.000 |
40.000 |
Vốn ngân sách địa phương |
13 |
Xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý tổng hợp chất thải rắn vùng bờ TP.HCM |
2017 - 2020 |
UBND huyện Cần Giờ |
10.000 |
500 |
3.500 |
3.000 |
3.000 |
Vốn sự nghiệp BVMT |
14 |
Xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý về xử lý nước thải cho vùng ven biển |
2017 - 2020 |
UBND huyện Cần Giờ |
(**)500.000 |
50.000 |
100.000 |
200.000 |
150.000 |
Vốn sự nghiệp BVMT |
15 |
Xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên nước vùng bờ TP.HCM |
2017 - 2020 |
UBND huyện Cần Giờ |
10.000 |
2.500 |
2.500 |
2.500 |
2.500 |
Vốn sự nghiệp BVMT |
16 |
Tăng cường việc thực thi pháp luật về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ TP.HCM |
2017 - 2020 |
Thanh tra Sở TN&MT |
2.000 |
500 |
500 |
500 |
500 |
Vốn sự nghiệp BVMT |
D. ĐÀO TẠO, TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC VÀ NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG BỜ |
|||||||||
17 |
Xây dựng và thực hiện kế hoạch tăng cường nguồn nhân lực phục vụ quản lý tổng hợp vùng bờ TP.HCM |
2017 - 2020 |
Sở TN&MT |
1.500 |
500 |
500 |
300 |
200 |
Vốn sự nghiệp BVMT |
18 |
Xây dựng và thực hiện chương trình truyền thông nâng cao nhận thức về quản lý tổng hợp vùng bờ |
2017 - 2020 |
Sở TT&TT |
2.500 |
1.000 |
500 |
500 |
500 |
Vốn sự nghiệp BVMT |
19 |
Xây dựng và thực hiện cơ chế tài chính bền vững hỗ trợ quản lý tổng hợp vùng bờ TP.HCM |
2017 - 2020 |
Sở Tài chính |
4.000 |
1.000 |
1.000 |
1.000 |
1.000 |
Vốn sự nghiệp BVMT |
Tổng cộng |
669.200 |
85.300 |
139.900 |
242.700 |
201.300 |
|
Ghi chú: * Kinh phí trong bảng trên chỉ là con số ước tính để chủ động bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm của các cơ quan liên quan.
(**) Kinh phí theo ước tính của UBND huyện Cần Giờ.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ