ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
71/2010/QĐ-UBND
|
Biên
Hòa, ngày 23 tháng 11 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘI DÂN PHÒNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm
2004;
Căn cứ Nghị quyết số
184/2010/NQ-HĐND ngày 26 tháng 10 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai;
Xét đề nghị của Giám đốc Công
an tỉnh Đồng Nai tại Tờ trình số 265/TTr-CAT-PV28 ngày 06/9/2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về tổ chức
và hoạt động của Đội Dân phòng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ
ngày ký.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Công
an tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc các sở, ngành có
liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố
Biên Hòa chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
ỦY
BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
CHỦ TỊCH
Võ Văn Một
|
QUY ĐỊNH
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘI DÂN PHÒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG
NAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 71/2010/QĐ-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2010
của UBND tỉnh Đồng Nai)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Quy
định này quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Đội Dân phòng
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Điều 2. Dân
phòng là lực lượng quần chúng tự nguyện tham gia công tác bảo vệ và giữ gìn an
ninh trật tự (ANTT) được thành lập ở các xã, do Trưởng Công an xã đề nghị, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân xã quyết định.
Điều 3. Nhân
sự Đội Dân phòng do Trưởng Công an xã tuyển chọn, thông qua MTTQ, các ban,
ngành, đoàn thể xã thống nhất và đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ra quyết định.
Chương II
TỔ CHỨC CỦA ĐỘI DÂN
PHÒNG
Điều 4. Về
tổ chức của Đội Dân phòng
1. Đội Dân phòng được thành lập ở
các xã trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, số lượng không quá 15 người.
2. Căn cứ vào tình hình thực tế
về an ninh trật tự, hàng năm sau khi thống nhất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa (gọi tắt là UBND cấp huyện),
Giám đốc Công an tỉnh báo cáo, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét,
quyết định việc thành lập Đội Dân phòng ở từng địa phương.
3. Tổ chức, hoạt động của Đội
Dân phòng do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý; Công an cấp xã hướng dẫn nghiệp vụ,
công tác.
Điều 5.
Tiêu chuẩn tuyển dụng vào lực lượng dân phòng
1. Là công dân Việt Nam có độ tuổi
từ đủ 18 tuổi đến 45 tuổi, thường xuyên làm việc, sinh sống tại xã nơi tuyển dụng.
2. Có lý lịch rõ ràng, bản thân
và gia đình chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước.
3. Có sức khỏe, tự nguyện và có
điều kiện tham gia công tác trong lực lượng dân phòng.
4. Có trình độ học vấn từ trung
học cơ sở (đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa trình độ học vấn từ tiểu
học).
Điều 6.
Hoạt động của Đội Dân phòng
1. Đội Dân phòng chịu sự lãnh đạo
toàn diện của Đảng ủy cấp xã; sự quản lý điều hành Ủy ban nhân dân cấp xã; hướng
dẫn nghiệp vụ của Công an cấp xã.
2. Đội trưởng Dân phòng chịu
trách nhiệm tổ chức điều hành mọi hoạt động của Đội Dân phòng theo quyền hạn,
nhiệm vụ được giao, định kỳ báo cáo tình hình, kết quả công tác của Đội với Ủy
ban nhân dân và Công an xã.
3. Đội phó Đội Dân phòng thực hiện
nhiệm vụ theo sự phân công của Đội trưởng và điều hành mọi hoạt động của Đội
Dân phòng khi Đội trưởng đi vắng hoặc được ủy quyền;
4. Đội viên Đội Dân phòng chịu sự
lãnh đạo, quản lý trực tiếp của Đội trưởng, Đội phó Đội Dân phòng; có trách nhiệm
triển khai, thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch công tác của Đội Dân phòng;
5. Đội Dân phòng quan hệ, phối hợp
tích cực với các tổ chức, đoàn thể khác nhằm đảm bảo tốt về an ninh trật tự;
6. Hàng tháng Đội Dân phòng họp
01 lần (trừ trường hợp đột xuất) để kiểm điểm công tác trong tháng và bàn
chương trình công tác tháng tới;
7. Trong khi làm nhiệm vụ Đội
Dân phòng mặc trang phục dân phòng, bảng tên và mang theo giấy chứng nhận Dân
phòng.
Điều 7.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Đội Dân phòng
1. Thường trực và tham gia giải
quyết các vụ việc có liên quan đến an ninh trật tự ở địa phương theo chỉ đạo của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.
2. Tổ chức bảo vệ hiện trường, cấp
cứu người bị nạn trong các vụ án, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, cháy, nổ.v.v...
3. Nắm tình hình an ninh trật tự,
phối hợp bảo vệ an ninh trật tự các lễ, hội, hội nghị và phối hợp với lực lượng
dân quân tuần tra bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn xã theo kế hoạch được phê
duyệt của Chủ tịch UBND xã hoặc Trưởng Công an xã.
4. Tham gia phòng cháy, chữa
cháy, phòng chống lụt, bão.
5. Tham mưu cho Công an xã về
công tác bảo đảm an ninh trật tự.
6. Tham gia phòng chống các loại
tội phạm, tệ nạn xã hội; xây dựng nếp sống văn minh, ấp, khu phố văn hóa, gia
đình văn hóa.
7. Bắt người phạm tội quả tang,
đối tượng có lệnh truy nã và dẫn giải các đối tượng này về trụ sở Ủy ban nhân
dân xã hoặc trụ sở, nơi làm việc của Công an xã.
8. Tham gia với lực lượng Công
an kiểm tra nhân hộ khẩu, tạm trú, tạm vắng khi có chỉ đạo của Trưởng Công an
xã, thị trấn.
9. Phối hợp lực lượng dân quân tự
vệ và các tổ chức khác ở địa phương thực hiện công tác tuyên truyền, vận động
nhân dân nâng cao cảnh giác, phòng chống tội phạm, phòng cháy, chữa cháy, giữ
gìn an ninh trật tự ở địa phương và tham gia giải quyết các vụ việc theo chỉ đạo
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.
Điều 8.
Đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ
Giám đốc Công an tỉnh có chương
trình, nội dung và hướng dẫn việc đào tạo, huấn luyện hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ
cho lực lượng dân phòng phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương.
Điều 9.
Chế độ chính sách của lực lượng dân phòng
1. Lực lượng dân phòng được hưởng
mức hỗ trợ hàng tháng do Ủy ban nhân dân xã chi trả, mức hỗ trợ cụ thể như sau:
a) Đội trưởng: Mức hỗ trợ bằng
0,5 lần mức lương tối thiểu.
b) Đội phó: Mức hỗ trợ bằng 0,4
lần mức lương tối thiểu.
c) Đội viên: Mức hỗ trợ bằng 0,3
lần mức lương tối thiểu.
2. Kinh phí chi cho việc thực hiện
nhiệm vụ thường trực, tuần tra ban đêm của Đội Dân phòng hàng tháng được thực
hiện từ nguồn ngân sách xã theo tỷ lệ từ 50% đến 100% trên tổng kinh phí hỗ trợ
theo hệ số hàng tháng Đội Dân phòng, tùy khả năng ngân sách từng xã để ấn định
tỷ lệ phần trăm (50% - 100%) chi cho phù hợp.
3. Trong thời gian tập trung đào
tạo, huấn luyện hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng mức
tiền ăn cơ bản của chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân và được
thanh toán một lần tiền xe đi và về.
4. Kinh phí chi mua văn phòng phẩm,
điện, nước
hàng tháng bảo đảm bằng nguồn ngân sách xã, thị trấn theo tỷ lệ 2%
đến 4% trên tổng kinh phí hỗ trợ theo hệ số hàng tháng Đội Dân phòng, tùy theo
tình hình thực tế an ninh trật tự và khả năng thu ngân sách trên từng địa bàn
xã để ấn định tỷ lệ phần trăm (2% - 4%) chi cho phù hợp.
5. Trong khi làm nhiệm vụ nếu bị
thương hoặc hy sinh Chủ tịch UBND xã phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan
báo cáo đề xuất Chủ tịch UBND huyện xem xét giải quyết từng trường hợp cụ thể.
Điều 10.
Trang bị trang phục, phương tiện, công cụ hỗ trợ cho lực lượng Dân phòng
1. Trang bị trang phục
Trang bị quần, áo đồng phục vải
màu xanh, loại vải kaki, áo may kiểu Bluzon, mũ mềm, giày ba ta xanh, trên tay
trái có gắn lô gô bằng vải màu đỏ in chữ Dân phòng màu vàng (riêng Đội trưởng,
Đội phó có thêm chữ chức danh Đội trưởng, Đội phó trước chữ Dân phòng); hàng
năm mỗi thành viên Đội Dân phòng được cấp 01 bộ quần áo, 01 mũ bảo hiểm, 01 áo
mưa, 01 đôi giày ba ta.
2. Cấp giấy chứng nhận, bảng tên
a) Mẫu giấy chứng nhận, bảng tên
do Công an tỉnh quy định.
b) Công an cấp huyện cấp giấy chứng
nhận, bảng tên theo mẫu quy định của Công an tỉnh, hai năm làm lại một lần.
2. Trang bị công cụ hỗ trợ
Đội Dân phòng được trang bị gậy
cao su, đèn pin và các công cụ hỗ trợ khác phục vụ yêu cầu công tác đảm bảo an
ninh trật tự.
3. Nơi làm việc của dân phòng
Tùy theo khả năng và điều kiện cụ
thể của từng địa phương, Ủy ban nhân dân xã bố trí nơi làm việc phù hợp cho Đội
Dân phòng, có trang bị những đồ dùng cần thiết.
4. Nguồn kinh phí
a) Kinh phí bố trí nơi làm việc,
trang thiết bị tại nơi làm việc được bảo đảm bằng nguồn ngân sách xã.
b) Kinh phí mua sắm trang bị
trang phục, phương tiện, công cụ hỗ trợ, đèn pin và các công cụ hỗ trợ khác được
đảm bảo từ nguồn ngân sách cấp huyện.
c) Kinh phí đào tạo, huấn luyện
hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ bao gồm: Mua tài liệu, thuê hội trường, âm thanh, ánh
sáng, nước uống, bồi dưỡng giáo viên được bảo đảm bằng ngân sách cấp huyện.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11.
Các sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã
Long Khánh, thành phố Biên Hòa trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
mình có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thực hiện.
Điều 12.
Trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện nếu có phát sinh khó khăn, vướng
mắc cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai chủ trì,
phối hợp các sở, ngành, đơn vị có liên quan báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh quyết
định./.