Thứ 6, Ngày 15/11/2024

Quyết định 71/2003/QĐ-BNV phê duyệt bản Điều lệ của Hiệp hội Sản xuất, kinh doanh của Người tàn tật Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội Vụ ban hành

Số hiệu 71/2003/QĐ-BNV
Ngày ban hành 10/10/2003
Ngày có hiệu lực 31/10/2003
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Nội vụ
Người ký Đặng Quốc Tiến
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

BỘ NỘI VỤ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 71/2003/QĐ-BNV

Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2003

 

QUYẾT ĐỊNH

"VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT BẢN ĐIỀU LỆ CỦA HIỆP HỘI SẢN XUẤT, KINH DOANH CỦA NGƯỜI TÀN TẬT VIỆT NAM"

 BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ 

Căn cứ Sắc lệnh số 102/SL-LO04 ngày 20/5/ 1957 quy định về quyền lập Hội.
Căn cứ Nghị định của Chính phủ số 45/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị định của Chính phủ số 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
Xét đề nghị của Chủ tịch Hiệp hội sản xuất, kinh doanh của Người tàn tật Việt Nam và của Vụ trưởng Vụ tổ chức phi chính phủ;

QUYẾT ĐỊNH: 

Điều 1: Phê duyệt bản Điều lệ của Hiệp hội Sản xuất, kinh doanh của Người tàn tật Việt Nam đã được Đại hội nhiệm kỳ 1 ngày 1 8 tháng 9 năm 2003 thông qua.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.

Điều 3: Chủ tịch Hiệp hội Sản xuất, kinh doanh của Người tàn tật Việt Nam, Vụ trưởng Vụ tổ chức phi chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định. 

 

 

Nơi nhận
- Như điều 3
-Công báo CPCP

K/T BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
THỨ TRƯỞNG


 
 
Đặng Quốc Tiến

 

ĐIỀU LỆ

HIỆP HỘI SẢN XUẤT, KINH DOANH CỦA NGƯƠI TÀN TẬT VIỆT NAM

Trong 5 triệu người dân tàn tật ở Việt Nam có gần 70% đang ở độ tuổi lao động. Hầu hết người tàn tật còn khả năng lao động đều mong muốn có việc làm phù hợp để ổn định cuộc sống, được thật sự bình đẳng, hòa nhập cộng đồng và xóa bỏ mặc cảm về tàn tật của bản thân.

Hiện nay, các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của người tàn tật trong cả nước thu hút hàng chục ngàn lao động.

Chăm sóc hỗ trợ người tàn tật là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, phù hợp với đạo lý của dân tộc ta. Việt Nam có hệ thống chính sách, pháp luật tương đối toàn diện, tạo điều kiện để người tàn tật vươn lên bằng khả năng của mình tham gia lao động phù hợp, tự khẳng định, bình đẳng trong cuộc sống và hòa nhập xã hội.

Tại các cuộc vận động hưởng ứng Thập kỷ về người tàn tật khu vực Châu á Thái Bình Dương, 1993 - 2002, do UNESCAP phát động được tổ chức tại các nước trong khu vực, đều quan tâm đặc biệt đến vấn đề việc làm của người tàn tật. ở nhiều nước trong khu vực và thế giới, hiệp hội sản xuất, kinh doanh của người tàn tật hoạt động rất có hiếu quả, tạo thêm nhiều việc làm và nâng mức thu nhập của người tàn tật.

Căn cứ yêu cầu thực tế và nguyện vọng của người tàn tật trong cả nước, hiệp hội Sản xuất, kinh doanh của Người tàn tật việt Nam" được thành lập theo Quyết định số 13/2003/QĐ - BNV ngày 14 tháng 4 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. 

Chương 1:

TÊN GỌI, TÔN CHỈ, MỤC ĐÍCH 

Điều 1: "Hiệp Hội sản, xuất kinh doanh của người tàn tật Việt Nam", sau đây gọi tắt là Hiệp hội, là tổ chức xã hội - nghề nghiệp, phi lợi nhuận, bao gồm các hội viên là các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của người tàn tật được cấp có thẩm quyền công nhận, tự nguyện tham gia Hiệp hội.Tên tiếng Anh của Hiệp hội là: " VIET NAN ASSOCIATION OF BUSINESS ENTERPRISES OF PERSONS WITH DISABILITIES" viết tắt là: VABED. 

Điều 2: Hiệp hội đại diện cho các hội viên trong quan hệ đối nội, đối ngoại nhằn mục đích phối hợp, hỗ trợ và tăng cường hợp tác giữa các hội viên cũng như với các cơ sở, cơ quan hữu quan, các tổ chức trong nước và nước ngoài nhằm phát triển sản xuất: kinh doanh, dịch vụ và tạo việc làm cho người tàn tật, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, bảo về quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của các hội viên trước pháp luật. 

Điều 3:

1. Hiệp hội hoạt động theo điều lệ của Hiệp hội, theo Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, được Nhà nước bảo trợ và chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

2. Kết nạp hội viên trên cơ sở tự nguyện;

3. Hoạt động theo nguyên tắc bình đẳng, dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số;

4. Có tư cách pháp nhân, có biểu tượng, con dấu và tài khoản riêng tại Ngân hàng Việt Nam;

5. Có trụ sở đặt tại thủ đô Hà Nội;

[...]