BỘ CÔNG THƯƠNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 708/QĐ-BCT
|
Hà Nội, ngày 26 tháng 03 năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH CẢI THIỆN CHỈ SỐ HIỆU QUẢ LOGISTICS CỦA VIỆT
NAM
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày
19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày
01 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải
pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021;
Căn cứ Quyết định số 200/QĐ-TTg
ngày 14 tháng 02 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động
nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm
2025;
Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP
ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ tại văn bản số 1846/VPCP-KSTT ngày 06
tháng 3 năm 2019 về việc thực hiện nhiệm vụ cơ quan đầu mối theo dõi việc cải
thiện chỉ số LPI;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất
nhập khẩu,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch cải thiện Chỉ số Hiệu quả
Logistics của Việt Nam với các nội dung chủ yếu sau:
I. MỤC TIÊU
Nâng cao thứ hạng
của Việt Nam trong xếp hạng Chỉ số hiệu quả Logistics (gọi
tắt là LPI) do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố từ nay đến năm 2025 lên 5 - 10 bậc, đóng góp tích cực vào cải thiện môi
trường kinh doanh, cắt giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng
dịch vụ logistics của Việt Nam, nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo,... góp phần
thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Chính phủ về phát triển kinh tế xã hội.
II. CÁC NHIỆM VỤ
1. Nhóm nhiệm vụ về nâng cấp hạ tầng
- Đẩy mạnh hợp tác công tư (PPP) đối
với các dự án phát triển kết cấu hạ tầng logistics: tiếp tục tranh thủ sự ủng hộ
của các tổ chức quốc tế, các đối tác có công nghệ tiên tiến
trong phát triển hạ tầng logistics.
- Thu hút đầu tư xây dựng các trung
tâm logistics hàng không quy mô lớn, trang thiết bị hiện đại, phục vụ nhu cầu vận
chuyển hàng hóa bằng đường hàng không của doanh nghiệp trong nước và đóng vai
trò đầu mối trung chuyển cho hàng hóa nước ngoài, đặc biệt là hàng hóa thương mại
điện tử.
- Triển khai dự án nâng cấp, hiện đại
hóa đường sắt Bắc - Nam; cải tạo, nâng cấp đồng bộ các tuyến
đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Hạ Long; nghiên cứu phương án, lộ trình xây dựng tuyến đường
sắt nối với Cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện; kêu gọi đầu tư, nâng cao năng lực
chứa và xếp dỡ các nhà ga đường sắt đầu mối về hàng hóa.
- Đầu tư mở rộng Cảng hàng không quốc
tế Tân Sơn Nhất, nghiên cứu xây dựng cơ sở hạ tầng và tổ chức giao thông nhằm giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông quanh khu vực sân bay.
- Thu hút nguồn lực đầu tư, cải tạo,
nâng cấp hạ tầng giao thông kết nối và nâng cấp tuyến luồng
Cái Mép - Thị Vải.
- Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án
đầu tư xây dựng Cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng) và các cụm cảng đã
được quy hoạch tại các địa phương.
- Từng bước đầu tư hệ thống hạ tầng
giao thông đường thủy nội địa, tiến tới giải quyết dứt điểm các điểm nghẽn trên
các hành lang vận tải thủy chính; xây dựng các cảng thủy nội địa có trang thiết
bị hiện đại, đặc biệt tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long
và Đồng bằng Sông Hồng.
- Nghiên cứu phát triển hệ thống đường
bộ kết nối đồng bộ với quy hoạch và quy mô phát triển của hệ thống cảng biển, cảng
thủy nội địa, cảng hàng không, ga đường sắt.
- Ban hành văn bản hướng dẫn Luật
Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 để xác định giới hạn
trách nhiệm của người kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô theo yêu cầu tại
khoản 3 điều 73 của Luật này.
- Quy hoạch hợp lý các địa điểm tập kết
xe tải, container và kho bãi, trong đó có kho bãi của các doanh nghiệp bưu
chính.
- Xây dựng hệ thống tiêu chí, chỉ
tiêu phân hạng, ban hành tiêu chuẩn quốc gia về trung lâm logistics. Nghiên cứu,
đề xuất một số cơ chế, chính sách hỗ trợ, phát triển các trung tâm logistics
trong quá trình từ đầu tư xây dựng đến vận hành.
- Quy hoạch và triển khai xây dựng hệ
thống kho bãi, trung tâm logistics phục vụ nông nghiệp tại các vùng sản xuất
nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn và kết nối từ các vùng này đến trung tâm
logistics và cảng biển, cảng hàng không.
- Xem xét chuyển đổi các khu, cụm
công nghiệp vừa và nhỏ trong đô thị hoặc đất nông nghiệp
thành cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động logistics phù hợp với đặc điểm, tình hình
của địa phương.
- Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính
sách về đất đai, thủ tục đầu tư để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án hạ tầng
logistics.
2. Nhóm nhiệm vụ về cải thiện khả
năng giao hàng
- Rà soát, hoàn thiện chính sách và
quy định về quá cảnh, trung chuyển hàng hóa nước ngoài qua Việt Nam theo hướng
thông thoáng, thuận tiện và phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam để
khai thác lợi thế địa lý kinh tế trong cung ứng dịch vụ logistics.
- Hỗ trợ, tăng cường phổ biến pháp luật
nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức cho các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính
về logistics, thương mại điện tử và ứng dụng công nghệ trong bưu chính, qua đó
nâng cao năng lực, đáp ứng tốt nhu cầu chuyển phát, đặc biệt là đối với hàng
hóa thương mại điện tử.
- Nghiên cứu,
phát triển các mô hình e-logistics nhằm cải thiện khả năng giao hàng xuyên suốt,
đặc biệt đối với thương mại điện tử trong nước và thương mại điện tử xuyên biên
giới.
- Bố trí thời
gian làm việc hợp lý tại các cơ quan cảng vụ, hải quan để hỗ trợ doanh nghiệp
nhanh chóng thông quan, giải phóng hàng hóa.
- Triển khai Lệnh giao hàng điện tử
(electronic Delivery Order), Phiếu xuất nhập kho điện tử trong hoạt động của tất
cả các cảng biển, sân bay, trung tâm logistics.
3. Nhóm nhiệm vụ về nâng cao năng
lực và chất Iượng cung cấp dịch vụ logistics
- Đẩy mạnh hoạt động
xúc tiến thương mại cho dịch vụ logistics, tăng cường hợp tác quốc tế về
logistics để phát triển dịch vụ logistics xuyên biên giới, trước hết là thị trường
các nước láng giềng và ASEAN.
- Đăng cai tổ chức các sự kiện, triển
lãm về logistics tại Việt Nam, trước hết là Đại hội FIATA. Hỗ trợ và tạo điều
kiện cho doanh nghiệp tham gia các sự kiện, triển lãm về logistics ở trong nước
và nước ngoài.
- Hỗ trợ doanh nghiệp mở văn phòng đại
diện, đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ logistics.
- Hỗ trợ khởi nghiệp đối với các
doanh nghiệp dịch vụ logistics và các doanh nghiệp nghiên cứu,
phát triển công nghệ ứng dụng cho hoạt động logistics.
- Xây dựng bộ chỉ số cạnh tranh về
logistics cấp vùng.
- Đưa nội dung về logistics vào Điều
tra Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) hàng năm; tổng
hợp những bất cập, vướng mắc của pháp luật về logistics mà doanh nghiệp kiến
nghị và phản ánh tới cơ quan quản lý nhà nước.
- Hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường
cho các doanh nghiệp logistics.
4. Nhóm nhiệm vụ về ứng dụng công
nghệ, tối ưu khả năng truy xuất
- Cập nhật, theo dõi các chỉ số liên
quan tới công nghệ, sáng tạo nhằm nâng cao hiệu quả dịch vụ logistics, định hướng và khuyến khích doanh nghiệp chú trọng đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ, sáng tạo, áp dụng công nghệ mới nhằm
thích ứng với nền sản xuất trong chuỗi giá trị toàn cầu.
- Hỗ trợ nghiên
cứu, phát triển và ứng dụng các công nghệ mới, tiên tiến trong hoạt động
logistics để đón đầu các xu thế mới của thị trường logistics quốc tế (ví dụ
blockchain, thiết bị giao hàng tự hành, phương tiện vận tải giao hàng phù hợp với
giao thông đô thị...), hướng tới phát triển logistics
xanh, logistics thông minh.
- Xây dựng và hoàn thiện khung pháp
lý cho hoạt động của các sàn giao dịch vận tải và các hình
thức ứng dụng công nghệ trong hoạt động logistics, đổi mới phương thức quản lý
để tạo điều kiện cho các hình thức này phát triển.
- Xây dựng, hoàn
thiện hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về truy xuất
nguồn gốc và tài liệu hướng dẫn áp dụng; xây dựng, triển khai, ứng dụng hệ thống
truy xuất nguồn gốc thống nhất trong cả nước.
- Thúc đẩy ứng dụng công nghệ nhằm đảm
bảo khả năng truy xuất và giám sát hàng hóa trong toàn bộ quá trình cung ứng.
5. Nhóm nhiệm vụ về rút ngắn thời gian và giảm chi phí
- Rà soát, đề xuất bãi bỏ, đơn giản
hóa các điều kiện đầu tư, điều kiện kinh doanh bất hợp lý.
- Đẩy mạnh cải
cách hành chính; nâng cao trách nhiệm người đứng đầu, tăng cường kỷ luật, kỷ
cương hành chính; xây dựng và phát triển đội ngũ công chức có đủ năng lực, phẩm
chất, tinh thần hỗ trợ doanh nghiệp; chấm dứt tình trạng nhũng nhiễu, cục bộ,
gây tốn kém và tạo ra những chi phí không chính thức cho doanh nghiệp. Kiên quyết
đưa ra khỏi ngành những công chức đòi hỏi doanh nghiệp phải chi các khoản tiền
ngoài quy định.
- Hạn chế ban
hành, đồng thời rà soát, cắt giảm các khoản phí, lệ phí về sử dụng hạ tầng làm ảnh
hưởng đến lưu chuyển hàng hóa trong nước, xuất nhập khẩu của đa số doanh nghiệp.
- Làm việc với các hãng tàu nước
ngoài để đảm bảo mức phí dịch vụ tại cảng ở mức hợp lý.
- Rà soát, kiểm tra các dự án BOT, đảm
bảo mức thu phí không quá cao, không tạo gánh nặng chi phí
cho doanh nghiệp khi sử dụng hạ tầng BOT.
- Đẩy mạnh áp dụng
thanh toán trực tuyến trong các dịch vụ công trực tuyến. Áp
dụng 100% thanh toán trực tuyến trong thu phí kiểm tra
chuyên ngành trong lĩnh vực công thương, nông nghiệp, y tế.
- Chuyển toàn bộ việc thu phí cầu đường
bộ sang thanh toán tự động, trực tuyến qua ngân hàng.
6. Nhóm nhiệm vụ về nâng cao hiệu
quả thông quan
- Đẩy mạnh triển khai Cơ chế Một cửa
Quốc gia, tăng số lượng các dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 tham gia Cơ chế
này.
- Đẩy thạnh triển khai Cơ chế Một cửa
ASEAN và kết nối chính thức với các đối tác thương mại
ngoài ASEAN.
- Đẩy mạnh cải cách kiểm tra chuyên ngành
hàng hóa xuất nhập khẩu theo hướng bãi bỏ, đơn giản hóa các thủ tục không cần
thiết, thực hiện đánh giá rủi ro, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm; có cơ chế
phối hợp, công nhận chứng nhận về chất lượng, kiểm tra
chuyên ngành đối với hàng hóa giữa các nước có hiệp định thương mại với Việt Nam.
- Triển khai việc
tự động hóa thủ tục giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại tất cả
các cửa khẩu đường không, đường biển trên toàn quốc.
- Ứng dụng công
nghệ thông tin trong kiểm soát thời gian thông quan. Công khai thông tin về thời
gian tiếp nhận, thực hiện thủ tục thông quan của từng Bộ, ngành liên quan theo
thời gian thực trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
7. Nhóm nhiệm vụ bổ trợ
- Phối hợp với
Ngân hàng Thế giới để cung cấp, cập nhật thông tin, số liệu đầy đủ, kịp thời nhằm đánh giá, xếp hạng LPI của Việt Nam một cách khách quan, chính xác.
- Rà soát mã ngành đào tạo logistics
để phản ánh đúng bản chất dịch vụ logistics, tạo điều kiện cho các trường mở
ngành, phân ngành đào tạo về logistics.
- Thúc đẩy đào tạo liên thông, công
nhận tín chỉ, đào tạo cấp văn bằng quốc tế về logistics.
- Đa dạng hóa các hình thức đào tạo
logistics như đào tạo trực tuyến (e-leaming), đào tạo tại trường lớp kết hợp với
đào tạo thực tế, đào tạo tại chỗ tại các doanh nghiệp.
- Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho đào
tạo ngành logistics (phòng mô phỏng hoạt động logistics, trung tâm ứng dụng
CNTT xử lý và điều phối các hoạt động logistics...).
- Xây dựng dự
báo về nhu cầu đào tạo và chính sách hỗ trợ, ưu tiên về phát triển nguồn nhân lực
trình độ chất lượng cao đối với ngành logistics.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Cục Xuất nhập khẩu:
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ,
ngành và địa phương triển khai, đôn đốc, kiểm tra, giám sát thực hiện Kế hoạch
này.
b) Tổng hợp, đánh giá tình hình thực
hiện hàng năm cùng với việc báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 200/QĐ-TTg
ngày 14 tháng 02 năm 2017.
2. Kinh phí thực hiện Kế hoạch này được
huy động từ các nguồn: vốn ngân sách nhà nước, vốn doanh nghiệp, vốn vay từ các
tổ chức tín dụng, tài trợ quốc tế và nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy
định của pháp luật.
3. Kiến nghị các Bộ, ngành xây dựng
kế hoạch cụ thể của đơn vị, địa phương, bố trí ngân sách và huy động
các nguồn vốn hợp pháp khác theo phân cấp và quy định củ a pháp luật hiện hành
để triển khai các nhiệm vụ nêu tại Phụ lục của Kế hoạch này, có báo cáo hàng
quý gửi về Bộ Công Thương tổng hợp.
Điều 2. Điều khoản
thi hành
1. Quyế định này có hiệu lực thi hành
kể từ ngày ký ban hành.
2. Chánh Văn
phòng Bộ, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Thủ trưởng các
đơn vị thuộc Bộ, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ
tướng Chính phủ;
- VPCP, các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- UBND các tỉnh, TP
trực thuộc TW;
- Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam;
- Hiệp hội Doanh
nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam;
- Lưu: VT, XNK.
|
BỘ TRƯỞNG
Trần Tuấn Anh
|
STT
|
Nhiệm
vụ
|
Cơ
quan phối hợp
|
Thời
gian hoàn thành
|
|
Bộ Công Thương
|
1.
|
Xây dựng hệ thống tiêu chí, chỉ
tiêu phân hạng, ban hành tiêu chuẩn quốc gia về trung tâm logistics. Nghiên cứu,
đề xuất một số cơ chế, chính sách hỗ trợ, phát triển các trung tâm logistics
trong quá trình từ đầu tư xây dựng đến vận hành
|
Bộ Khoa học và Công nghệ
|
2021
|
2.
|
Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương
mại cho dịch vụ logistics, tăng cường hợp tác quốc tế về logistics để phát
triển dịch vụ logistics xuyên biên giới, trước hết là thị trường các nước
láng giềng và ASEAN
|
Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ
logistics Việt Nam
|
Hàng
năm
|
3.
|
Nghiên cứu, phát triển các mô hình
e-logistics nhằm cải thiện khả năng giao hàng xuyên suốt, đặc biệt đối với
thương mại điện tử trong nước và thương mại điện tử xuyên biên giới
|
Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ
logistics Việt Nam
|
2025
|
4.
|
Phối hợp với Ngân hàng Thể giới để cung cấp, cập nhật thông tin, số liệu đầy đủ, kịp thời nhằm đánh giá, xếp hạng LPI của Việt
Nam một cách khách quan, chính xác
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài
chính, Bộ Giao thông vận tải, Hiệp hội Doanh nghiệp
dịch vụ logistics Việt Nam
|
Hàng
năm
|
5.
|
Hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường
cho các doanh nghiệp logistics
|
Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ
logistics Việt Nam
|
Hàng
năm
|
|
Bộ Tài chính
|
6.
|
Đẩy mạnh triển khai Cơ chế Một cửa
Quốc gia, tăng số lượng các dịch vụ công trực tuyến cấp
độ 4 tham gia Cơ chế này
|
Các Bộ ngành
|
Hàng
năm
|
7.
|
Đẩy mạnh triển khai Cơ chế Một cửa
ASEAN và kết nối chính thức với các đối tác thương mại ngoài ASEAN
|
Các Bộ ngành
|
Hàng
năm
|
8.
|
Đẩy mạnh cải cách kiểm tra chuyên
ngành hàng hóa xuất nhập khẩu theo hướng bãi bỏ, đơn giản
hóa các thủ tục không cần thiết, thực hiện đánh giá rủi ro, chuyển từ tiền kiểm
sang hậu kiểm; có cơ chế phối hợp, công nhận chứng nhận về chất lượng, kiểm
tra chuyên ngành đối với hàng hóa giữa các nước có hiệp định thương mại với
Việt Nam
|
Các Bộ ngành
|
Hàng
năm
|
9.
|
Rà soát, hoàn thiện chính sách và
quy định về quá cảnh, trung chuyển hàng hóa nước ngoài qua Việt Nam theo hướng
thông thoáng, thuận tiện và phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam để
khai thác lợi thế địa lý kinh tế trong cung ứng dịch vụ logistics
|
Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải
|
2021
|
10.
|
Ứng dụng công nghệ thông tin trong
kiểm soát thời gian thông quan. Công khai thông tin về thời gian tiếp nhận,
thực hiện thủ tục thông quan của từng Bộ, ngành liên quan theo thời gian thực
trên Cổng thông tin một cửa quốc gia
|
Các Bộ ngành
|
2021
|
11.
|
Bố trí thời gian làm việc hợp lý tại
các cơ quan cảng vụ, hải quan để hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng thông quan,
giải phóng hàng hóa
|
Bộ Giao thông vận tải
|
2020
|
12.
|
Triển khai việc tự động hóa thủ tục
giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại tất cả các cửa khẩu đường
không, đường biển trên toàn quốc
|
Bộ Giao thông vận tải
|
2022
|
13.
|
Đẩy mạnh áp dụng thanh toán trực
tuyến trong các dịch vụ công trực tuyến. Áp dụng 100% thanh toán trực tuyến
trong thu phí kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực công thương, nông nghiệp,
y tế
|
Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công Thương,
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế
|
2020
|
|
Bộ Giao thông vận tải
|
14.
|
Đẩy mạnh hợp tác công tư (PPP) đối
với các dự án phát triển kết cấu hạ tầng logistics; tiếp tục tranh thủ sự ủng
hộ của các tổ chức quốc tế, các đối tác có công nghệ tiên tiến trong phát triển
hạ tầng logistics.
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính
|
Hàng
năm
|
15.
|
Thu hút đầu tư xây dựng các trung tâm
logistics hàng không quy mô lớn, trang thiết bị hiện đại, phục vụ nhu cầu vận
chuyển hàng hóa bằng đường hàng không của doanh nghiệp
trong nước và đóng vai trò đầu mối trung chuyển cho hàng hóa nước ngoài, đặc
biệt là hàng hóa thương mại điện tử
|
Bộ Công Thương
|
2025
|
16.
|
Triển khai dự án nâng cấp, hiện đại
hóa đường sắt Bắc - Nam; cải tạo, nâng cấp đồng bộ các tuyến đường sắt Hà Nội
- Hải Phòng, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Hạ Long;
nghiên cứu phương án, lộ trình xây dựng tuyến đường sắt nối với Cảng cửa ngõ
quốc tế Lạch Huyện; kêu gọi đầu tư, nâng cao năng lực chứa và xếp dỡ các nhà
ga đường sắt đầu mối về hàng hóa
|
Các địa phương
|
Hàng
năm
|
17.
|
Đầu tư mở rộng Cảng hàng không quốc
tế Tân Sơn Nhất, nghiên cứu xây dựng cơ sở hạ tầng và tổ chức giao thông nhằm giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông quanh khu vực sân bay
|
Thành phố Hồ Chí Minh
|
2025
|
18.
|
Thu hút nguồn lực đầu tư, cải tạo, nâng cấp hạ tầng giao thông kết nối và nâng cấp tuyến luồng
Cái Mép - Thị Vải
|
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
|
2025
|
19.
|
Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án
đầu tư xây dựng Cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện (Hải
Phòng) và các cụm cảng đã được quy hoạch tại các địa phương
|
Thành phố Hải Phòng
|
2025
|
20.
|
Từng bước đầu tư hệ thống kết cấu hạ
tầng giao thông đường thủy nội địa, tiến tới giải quyết dứt điểm các
điểm nghẽn trên các hành lang vận tải thủy chính; xây dựng các
cảng thủy nội địa có trang thiết bị hiện đại, đặc biệt tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và
Đông bằng Sông Hồng
|
Các địa phương
|
2025
|
21.
|
Nghiên cứu phát triển hệ thống đường
bộ kết nối đồng bộ với quy hoạch và quy mô phát triển của hệ thống cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng hàng không, ga đường sắt
|
Các địa phương
|
2025
|
22.
|
Ban hành văn bản hướng dẫn Luật
Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 để xác định giới hạn trách nhiệm của người
kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô theo yêu cầu tại khoản 3 điều 73 của
Luật này
|
Bộ Tư pháp
|
2020
|
23.
|
Xây dựng và hoàn thiện khung pháp
lý cho hoạt động của các sàn giao dịch vận tải và các hình thức ứng dụng công
nghệ trong hoạt động logistics, đổi mới phương thức quản
lý để tạo điều kiện cho các hình thức này phát triển
|
Bộ Tư pháp, Bộ Khoa học và Công nghệ
|
2020
|
24.
|
Rà soát, kiểm tra các dự án BOT, đảm
bảo mức thu phí không quá cao, không tạo gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp
khi sử dụng hạ tầng BOT
|
Các địa phương
|
2021
|
25.
|
Làm việc với các hãng tàu nước
ngoài để đảm bảo mức phí dịch vụ tại cảng ở mức hợp lý
|
Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ
logistics Việt Nam
|
2021
|
26.
|
Triển khai Lệnh giao hàng điện tử
(electronic Delivery Order), Phiếu xuất nhập kho điện tử trong hoạt động của
tất cả các cảng biển, sân bay, trung tâm logistics
|
Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Hiệp
hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam
|
2022
|
27.
|
Chuyển toàn bộ việc thu phí cầu đường
bộ sang thanh toán tự động, trực tuyển qua ngân hàng
|
Ngân hàng Nhà nước
|
2021
|
|
Bộ Khoa học và Công nghệ
|
|
Cập nhật, theo dõi các chỉ số liên quan tới công nghệ, sáng tạo nhằm
nâng cao hiệu quả dịch vụ logistics, định hướng và khuyến khích doanh nghiệp
chú trọng đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ, sáng tạo, áp dụng công nghệ mới
nhằm thích ứng với nền sản xuất trong chuỗi giá trị toàn cầu
|
Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ
logistics Việt Nam
|
Hàng
năm
|
29.
|
Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng
dụng các công nghệ mới, tiên tiến trong hoạt động logistics để đón đầu các xu
thế mới của thị trường logistics quốc tế (ví dụ blockchain, thiết bị giao
hàng tự hành, phương tiện vận tải giao hàng phù hợp với giao thông đô thị...),
hướng tới phát triển logistics xanh, logistics thông minh
|
Bộ Công Thương, Hiệp hội Doanh nghiệp
dịch vụ logistics Việt Nam
|
Hàng
năm
|
30.
|
Xây dựng, hoàn thiện hệ thống tiêu
chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về truy xuất nguồn gốc và tài liệu
hướng dẫn áp dụng; xây dựng, triển khai, ứng dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc
thống nhất trong cả nước.
|
Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ
logistics Việt Nam
|
Hàng
năm
|
31.
|
Thúc đẩy ứng dụng công nghệ nhằm đảm
bảo khả năng truy xuất và giám sát hàng hóa trong toàn bộ quá trình cung ứng
|
Bộ Tài chính, Bộ Công Thương
|
Hàng
năm
|
32.
|
Hỗ trợ khởi nghiệp đối với các
doanh nghiệp dịch vụ logistics và các doanh nghiệp nghiên cứu, phát triển công nghệ ứng dụng cho hoạt động logistics
|
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam
|
Hàng
năm
|
|
Bộ Kế
hoạch và Đầu tư
|
33.
|
Rà soát, đề xuất bãi bỏ, đơn giản hóa các điều kiện đầu tư, điều kiện kinh doanh bất hợp lý
|
Các Bộ ngành
|
Hàng
năm
|
34.
|
Hỗ trợ doanh
nghiệp mở văn phòng đại diện, đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực cung ứng dịch
vụ logistics
|
Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ
logistics Việt Nam
|
Hàng
năm
|
|
Bộ
Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
|
35.
|
Rà soát mã ngành đào tạo logistics
để phản ánh đúng bản chất dịch vụ logistics, tạo điều kiện cho các trường mở
ngành, phân ngành đào tạo về logistics
|
--
|
2020
|
36.
|
Thúc đẩy đào tạo liên thông, công
nhận tín chỉ, đào tạo cấp văn bằng quốc tế về logistics
|
--
|
Hàng
năm
|
37.
|
Đa dạng hóa các hình thức đào tạo
logistics như đào tạo trực tuyến (e- learning), đào tạo tại
trường lớp kết hợp với đào tạo thực tế, đào tạo tại chỗ
tại các doanh nghiệp
|
--
|
Hàng
năm
|
38.
|
Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho đào
tạo ngành logistics (phòng mô phỏng hoạt động logistics, trung tâm ứng dụng
CNTT xử lý và điều phối các hoạt động logistics...)
|
--
|
Hàng
năm
|
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
39.
|
Quy hoạch và triển khai xây dựng hệ
thống kho bãi, trung tâm logistics phục vụ nông nghiệp tại
các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn và kết nối từ các vùng này
đến trung tâm logistics và cảng biển, cảng hàng không
|
Bộ Công Thương
|
Hàng
năm
|
|
Bộ Thông tin - Truyền thông
|
40.
|
Hỗ trợ, tăng
cường phổ biến pháp luật nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức cho các doanh
nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính về logistics, thương mại điện tử và ứng dụng
công nghệ trong bưu chính, qua đó nâng cao năng lực, đáp ứng tốt nhu cầu chuyển
phát, đặc biệt là đối với hàng hóa thương mại điện tử
|
Bộ Công Thương
|
Hàng
năm
|
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
41.
|
Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính
sách về đất đai, thủ tục đầu tư để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án hạ tầng
logistics
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Hàng
năm
|
|
Bộ Nội vụ
|
42.
|
Đẩy mạnh cải cách hành chính; nâng
cao trách nhiệm người đứng đầu, tăng cường kỷ luật, kỷ
cương hành chính; xây dựng và phát triển đội ngũ công chức có đủ năng lực, phẩm
chất, tinh thần hỗ trợ doanh nghiệp; chấm dứt tình trạng nhũng nhiễu, cục bộ,
gây tốn kém và tạo ra những chi phí không chính thức cho doanh nghiệp. Kiên
quyết đưa ra khỏi ngành những công chức đòi hỏi doanh nghiệp phải chi các khoản
tiền ngoài quy định
|
Các Bộ ngành, các địa phương
|
Hàng năm
|
|
Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam
|
43.
|
Đưa nội dung về logistics vào Điều
tra Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) hàng năm;
tổng hợp những bất cập, vướng mắc của pháp luật về logistics mà doanh nghiệp
kiến nghị và phản ánh tới cơ quan quản lý nhà nước
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công
Thương
|
2020
|
|
Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ
logistics Việt Nam
|
44.
|
Xây dựng bộ chỉ số cạnh tranh về
logistics cấp vùng
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
2020
|
45.
|
Xây dựng dự báo về nhu cầu đào tạo
và chính sách hỗ trợ, ưu tiên về phát triển nguồn nhân lực trình độ chất lượng
cao đối với ngành logistics
|
Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
2021
|
46.
|
Đăng cai tổ chức các sự kiện, triển
lãm về logistics tại Việt Nam, trước hết là Đại hội FIATA. Hỗ trợ và tạo điều
kiện cho doanh nghiệp tham gia các sự kiện, triển lãm về logistics ở trong nước
và nước ngoài
|
Bộ Công Thương
|
2022
|
|
Các địa phương
|
47.
|
Quy hoạch hợp lý các địa điểm tập kết
xe tải, container và kho bãi, trong đó có kho bãi của các doanh nghiệp bưu
chính
|
Bộ Giao thông vận tải
|
2022
|
48.
|
Xem xét chuyển đổi các khu, cụm
công nghiệp vừa và nhỏ trong đô thị hoặc đất nông nghiệp thành cơ sở hạ tầng
phục vụ hoạt động logistics phù hợp với đặc điểm, tình hình của địa phương
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Hàng
năm
|
49.
|
Hạn chế ban hành, đồng thời rà
soát, cắt giảm các khoản phí, lệ phí về sử dụng hạ tầng làm ảnh hưởng đến lưu
chuyển hàng hóa trong nước, xuất nhập khẩu của đa số doanh nghiệp
|
Bộ Tài chính
|
Hàng
năm
|