Quyết định 684/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Kế hoạch xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020 tỉnh Vĩnh Long

Số hiệu 684/QĐ-UBND
Ngày ban hành 24/04/2013
Ngày có hiệu lực 24/04/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Long
Người ký Nguyễn Văn Thanh
Lĩnh vực Giáo dục,Văn hóa - Xã hội

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 684/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 24 tháng 4 năm 2013

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 89/QĐ-TTg, ngày 09/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020”;

Căn cứ Công văn số 822/BCĐQG-XHHT, ngày 30/01/2013 của Ban Chỉ đạo quốc gia xây dựng xã hội học tập về việc triển khai Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020”;

Xét Tờ trình số 445/TTr-SGDĐT-GDCN-GDTX, ngày 11/4/2013 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo,

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020” tỉnh Vĩnh Long.

(Kèm theo Kế hoạch số 446/KH-SGDĐT-GDCN-GDTX, ngày 11/4/2013 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo).

Điều 2. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với thủ trưởng các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020” tỉnh Vĩnh Long.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, thủ trưởng các đơn vị có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Thanh

UBND TỈNH VĨNH LONG
SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 446/KH-SGDĐT-GDCN-GDTX

Vĩnh Long, ngày 11 tháng 4 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2012 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 684/QĐ-UBND, ngày 24/4/2013 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long)

Căn cứ Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập” giai đoạn 2012 - 2020;

Căn cứ Công văn số 822/BCĐQG–XHHT ngày 30 tháng 01 năm 2013 của Ban Chỉ đạo quốc gia về việc triển khai Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020”;

Căn cứ Quyết định số 417/QĐ-UBND ngày 05 tháng 3 năm 2013 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc thành lập Ban Chỉ đạo “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020”;

Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng Kế hoạch “Xây dựng xã hội học” tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2012-2020 như sau:

I. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP GIAI ĐOẠN 2012 - 2020:

1. Thuận lợi:

- Có Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 11 Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Đại hội IX Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long.

- Có các chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, có sự chỉ đạo sát sao, chặt chẽ, kịp thời, kiên quyết của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và các cấp chính quyền cơ sở.

- Có sự đồng thuận của các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội khác. Có sự hợp tác, liên kết chặt chẽ giữa các ngành các cấp với ngành giáo dục để cùng góp công, góp của xây dựng xã hội học tập cho tỉnh nhà.

- Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và chính quyền cơ sở các cấp có kinh nghiệm trong chỉ đạo và thực hiện công tác giáo dục thường xuyên, công tác phổ cập giáo dục, công tác khuyến học, khuyến tài.

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, cộng tác viên của các ban, ngành, đoàn thể đã có kinh nghiệm trong quản lý, tổ chức và giảng dạy các lớp học với nhiều độ tuổi, nhiều trình độ và hình thức học tập đa dạng.

- Nhiều lĩnh vực học tập đã đạt thành tích và có truyền thống trong các năm qua được củng cố và phát triển như XMC, PCGD tiểu học, PCGDTHĐĐT, PCGD THCS và THPT, các chương trình chuyển giao kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp, các loại hình câu lạc bộ, hội thảo chuyên đề, các hình thức học tập từ xa qua đài, báo...

2. Khó khăn:

- Vĩnh Long là tỉnh có địa bàn rộng, dân số phân bố không đều, nhiều sông rạch chằng chịt, đường giao thông đi lại còn nhiều khó khăn đặc biệt vào mùa mưa, lũ. Là tỉnh có nhiều xã, huyện thuộc vùng sâu, vùng dân tộc, vùng cù lao sông nước. Cuộc sống của đại bộ phận dân cư còn ở mức thấp, nhiều khó khăn trong đời sống kinh tế, trong công ăn việc làm nên ảnh hưởng nhiều đến việc huy động toàn dân tham gia xây dựng xã hội học tập.

- Đây là một mô hình mới mẻ, chậm được triển khai nên chưa có kinh nghiệm từ các điển hình tiên tiến được đúc kết và phổ biến.

- Việc phối hợp giữa các ngành, các cấp trong xây dựng xã hội học tập chưa đồng bộ, chưa thường xuyên.

[...]