Quyết định 68/2013/QĐ-UBND Quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Số hiệu | 68/2013/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 07/11/2013 |
Ngày có hiệu lực | 17/11/2013 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Đồng Nai |
Người ký | Trần Minh Phúc |
Lĩnh vực | Thuế - Phí - Lệ Phí,Tài nguyên - Môi trường |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 68/2013/QĐ-UBND |
Đồng Nai, ngày 07 tháng 11 năm 2013 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003;
Căn cứ Pháp lệnh số 38/2001/PL-UBTVQH 10 ngày 28/8/2001 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT ngày 15/5/2013 của liên Bộ Tài Chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;
Căn cứ Nghị quyết số 90/2013/NQ-HĐND ngày 18/9/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Văn bản số 4739/STC-NSNN ngày 30/10/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 3510/2004/QĐ-UBT ngày 09/8/2004 của UBND tỉnh về phương án thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và Quyết định số 04/2013/QĐ-UBND ngày 18/01/2013 của UBND tỉnh về việc sửa đổi Quyết định số 3510/2004/QĐ.UBT ngày 09/8/2004 của UBND tỉnh Đồng Nai.
Thời gian thực hiện thu phí như sau:
1. Đối với đơn vị cung cấp nước sạch: Thực hiện thu phí kể từ ngày Nghị quyết số 90/2013/NQ-HĐND ngày 18/9/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh có hiệu lực.
2. Đối với UBND xã, phường, thị trấn: Thực hiện thu phí từ ngày 01/01/2014.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Cục trưởng Cục thuế tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TIỀN PHÍ BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
(Kèm theo Quyết định số 68/2013/QĐ-UBND ngày 07/11/2013 của UBND tỉnh Đồng
Nai)
Quy định này quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt được áp dụng thống nhất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 68/2013/QĐ-UBND |
Đồng Nai, ngày 07 tháng 11 năm 2013 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003;
Căn cứ Pháp lệnh số 38/2001/PL-UBTVQH 10 ngày 28/8/2001 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT ngày 15/5/2013 của liên Bộ Tài Chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;
Căn cứ Nghị quyết số 90/2013/NQ-HĐND ngày 18/9/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Văn bản số 4739/STC-NSNN ngày 30/10/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 3510/2004/QĐ-UBT ngày 09/8/2004 của UBND tỉnh về phương án thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và Quyết định số 04/2013/QĐ-UBND ngày 18/01/2013 của UBND tỉnh về việc sửa đổi Quyết định số 3510/2004/QĐ.UBT ngày 09/8/2004 của UBND tỉnh Đồng Nai.
Thời gian thực hiện thu phí như sau:
1. Đối với đơn vị cung cấp nước sạch: Thực hiện thu phí kể từ ngày Nghị quyết số 90/2013/NQ-HĐND ngày 18/9/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh có hiệu lực.
2. Đối với UBND xã, phường, thị trấn: Thực hiện thu phí từ ngày 01/01/2014.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Cục trưởng Cục thuế tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TIỀN PHÍ BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
(Kèm theo Quyết định số 68/2013/QĐ-UBND ngày 07/11/2013 của UBND tỉnh Đồng
Nai)
Quy định này quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt được áp dụng thống nhất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt là nước thải ra môi trường từ:
1. Hộ gia đình;
2. Cơ quan nhà nước;
3. Đơn vị vũ trang nhân dân (trừ các cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến thuộc các đơn vị vũ trang nhân dân);
4. Trụ sở điều hành, chi nhánh, văn phòng hoạt động của các tổ chức (tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức nước ngoài và các tổ chức khác), cá nhân không gắn liền với địa điểm sản xuất, chế biến;
5. Cơ sở: Rửa ô tô, rửa xe máy, sửa chữa ô tô, sửa chữa xe máy;
6. Bệnh viện; phòng khám chữa bệnh; nhà hàng, khách sạn; cơ sở đào tạo, nghiên cứu; cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác;
7. Các tổ chức, cá nhân và đối tượng khác có nước thải (trừ các đối tượng nộp phí nước thải công nghiệp quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư liên tịch số 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT ngày 15/5/2013 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường).
Điều 3. Đối tượng không chịu phí
Đối tượng không chịu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt khi đáp ứng một trong các điều kiện sau:
1. Nước thải sinh hoạt của hộ gia đình ở địa bàn đang được Nhà nước thực hiện chế độ bù giá để có giá nước phù hợp với đời sống kinh tế - xã hội;
2. Nước thải sinh hoạt của hộ gia đình ở những nơi chưa có hệ thống cấp nước sạch (nơi chưa có hệ thống đường ống cấp nước sạch đến hộ gia đình theo quy định cung cấp nước sạch);
3. Nước thải sinh hoạt của hộ gia đình ở các xã thuộc vùng nông thôn, bao gồm:
a) Các xã thuộc, miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa (đính kèm danh sách các xã thuộc miền núi, vùng sâu, vùng xa - Phụ lục I);
b) Các xã không thuộc đô thị đặc biệt, đô thị loại I, II, III, IV và V theo quy định tại Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về phân loại đô thị (đính kèm danh sách các xã không thuộc đô thị đặc biệt, đô thị loại I, II, III, IV và V - Phụ lục II)
4. Các cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến sử dụng nguồn nước từ đơn vị cung cấp nước sạch hoặc nước dưới đất, nước mặt phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp, thì không nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt.
5. Nước mưa tự nhiên chảy tràn.
6. Nước thải sinh hoạt của hộ gia đình thuộc hộ nghèo theo chuẩn nghèo của tỉnh.
1. Đối tượng nộp phí là tổ chức, cá nhân, đơn vị, hộ gia đình có nước thải ra môi trường được quy định tại Điều 2 của Quy định này.
2. Trường hợp các tổ chức, cá nhân xả nước thải vào hệ thống thoát nước, đã nộp phí thoát nước thì đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thoát nước là người nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tiếp nhận được và thải ra môi trường.
1. Các đơn vị cung cấp nước sạch: Thu phí đối với người nộp phí là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cơ sở kinh doanh, dịch vụ sử dụng nước của tổ chức cung cấp nước sạch (gọi chung là khách hàng của tổ chức cung cấp nước sạch).
2. UBND xã, phường, thị trấn: Thu phí đối với người nộp phí là các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cơ sở kinh doanh, dịch vụ tự khai thác nước dưới đất hoặc nước mặt để sử dụng.
Mục 1. MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG
Điều 6. Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt
1. Mức thu phí đối với người nộp phí sử dụng nước của đơn vị cung cấp nước sạch hoặc tự khai thác nước sử dụng trên địa bàn thành phố Biên Hòa (trừ 06 xã: Tam Phước, Phước Tân, Tân Hạnh, An Hòa, Hiệp Hòa, Long Hưng) là 10% giá bán của 1m3 nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
2. Mức thu phí đối với người nộp phí sử dụng nước của đơn vị cung cấp nước sạch hoặc tự khai thác nước sử dụng trên địa bàn thị trấn thuộc các huyện, các phường thuộc thị xã Long Khánh và 06 xã: Tam Phước, Phước Tân, Tân Hạnh, An Hòa, Hiệp Hòa, Long Hưng thuộc thành phố Biên Hòa là 5% giá bán của 1m3 nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
3. Mức thu phí đối với người nộp phí sử dụng nước của đơn vị cung cấp nước sạch hoặc tự khai thác nước sử dụng trên địa bàn các xã còn lại là 3% giá bán của 1m3 nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
Điều 7. Xác định số phí phải nộp
1. Công thức tính:
Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt phải nộp (đồng) |
= |
Số lượng nước sạch sử dụng của người nộp phí (m3) |
x |
Giá tính phí nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng(đồng/m3) |
x |
Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt (%) |
2. Quy định các yếu tố trong công thức tính phí như sau:
a) Xác định số lượng nước sạch sử dụng:
- Đối với người nộp phí đã gắn đồng hồ đo lượng nước sạch tiêu thụ thì số lượng nước sạch sử dụng xác định theo đồng hồ đo lượng nước sạch tiêu thụ của người nộp phí.
- Đối với người nộp phí chưa gắn đồng hồ đo lượng nước sạch tiêu thụ thì số lượng nước sạch áp dụng “Định mức khoán” là 120 lít/người/ngày đối với nội ô (các phường, xã thuộc thành phố Biên Hòa, các phường thuộc thị xã Long Khánh, thị trấn thuộc các huyện) và 80 lít/người/ngày đối với ngoại ô (bao gồm các xã còn lại).
- Số người được tính như sau:
+ Đối với hộ gia định: Số người được tính theo số nhân khẩu thực tế do xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn.
+ Đối với cơ quan HCSN, cơ sở kinh doanh (không phải là cơ sở sản xuất, chế biến): Số người theo bảng chấm công, bảng lương, hợp đồng lao động. Riêng đối với các cơ sở: Rửa ô tô, rửa xe máy, sửa chữa ô tô, sửa chữa xe máy, trường học, bệnh viện, phòng khám chữa bệnh, nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn thì bắt buộc phải gắn đồng hồ đo lưu lượng nước sử dụng để tính phí đúng và đầy đủ (theo quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 51 Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/05/2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp). Trong thời gian chưa gắn đồng hồ đo lượng nước thì căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, UBND phường, xã, thị trấn hoặc đơn vị cung cấp nước sạch xác định “Định mức khoán” cho từng cơ sở để tổ chức thu phí.
- Trường hợp tự khai thác nước (nước dưới đất và nước mặt) để sử dụng: Áp dụng như đối với người nộp phí chưa gắn đồng hồ đo lượng nước sạch tiêu thụ nêu trên.
b) Xác định giá tính phí
Giá tính phí là giá bán nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
- Trường hợp người nộp phí sử dụng nước từ đơn vị cung cấp nước sạch:
Giá tính phí là giá bán nước sạch do đơn vị cung cấp nước sạch xây dựng phương án giá trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định quản lý giá trên địa bàn (Quyết định số 06/2011/QĐ- UBND ngày 25/01/2011 của UBND tỉnh). Giá được áp dụng theo phương án giá được duyệt từng thời điểm.
- Trường hợp người nộp phí tự khai thác nước sạch (nước dưới đất và nước mặt) để sử dụng:
+ Đối với các địa phương (xã, phường, thị trấn) có một hay nhiều đơn vị cung cấp nước sạch thì giá tính phí tính theo mức giá của đơn vị cung cấp nước sạch có giá bán thấp nhất.
+ Đối với các địa phương (xã, phường, thị trấn) chưa có đơn vị cung cấp nước sạch thì giá tính phí tính theo mức giá của đơn vị cung cấp nước sạch ở địa phương lân cận và có mức giá bán thấp nhất.
1. Hàng tháng, đơn vị cung cấp nước sạch tổ chức thu phí đồng thời với việc thu tiền sử dụng nước sạch của người nộp phí. Người nộp phí có nghĩa vụ nộp đủ số tiền phí cho đơn vị cung cấp nước sạch đồng thời với việc thanh toán tiền sử dụng nước sạch theo hoá đơn bán hàng hàng tháng.
2. UBND xã, phường, thị trấn xác định và thu phí đối với người nộp phí tự khai thác nước để sử dụng. Khi thu phí, UBND xã, phường, thị trấn phải xuất biên lai thu phí theo mẫu do cơ quan thuế phát hành.
3. Đơn vị cung cấp nước sạch, UBND xã, phường, thị trấn mở tài khoản “Tạm thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt” tại Kho bạc Nhà nước trên địa bàn. Tùy theo số thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt nhiều hay ít mà định kỳ hàng ngày, tuần nộp số thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải vào tài khoản tạm thu phí. Hàng tháng, chậm nhất đến ngày 20 của tháng tiếp theo, đơn vị cung cấp nước sạch, UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm nộp số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt ở tài khoản tạm thu vào ngân sách nhà nước, sau khi trừ đi số phí được trích để lại cho đơn vị theo quy định.
a) Hàng tháng, đơn vị cung cấp nước sạch, UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tính toán số thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt thu được, lập Tờ khai phí theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT của liên Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường, gửi cơ quan quản lý thuế theo phân cấp quản lý.
b) Đơn vị cung cấp nước sạch, UBND xã, phường, thị trấn phải mở sổ sách kế toán theo dõi riêng số tiền thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt. Tiền thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt không được hạch toán vào doanh thu của đơn vị cung cấp nước sạch.
4. Kho bạc Nhà nước thực hiện hạch toán số tiền phí bảo vệ môi trường do đơn vị cung cấp nước sạch, UBND xã, phường, thị trấn nộp vào chương, loại, khoản tương ứng theo quy định hiện hành của Mục lục Ngân sách nhà nước.
5. Hàng năm, trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày 01 tháng 01 năm tiếp theo, đơn vị cung cấp nước sạch, UBND xã, phường, thị trấn phải thực hiện quyết toán với cơ quan quản lý thuế việc thu, nộp tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt thu được trên địa bàn theo đúng chế độ quy định.
Điều 9. Quản lý và sử dụng phí
1. Mức trích cho cơ quan thu phí:
a) Đối với Công ty TNHH Một thành viên Xây dựng cấp nước Đồng Nai là 7% trên tổng số tiền phí thu được.
b) Đối với các đơn vị cung cấp nước sạch khác là 10% trên tổng số tiền phí thu được.
c) Đối với UBND xã, phường, thị trấn là 15% trên tổng số tiền phí thu được.
Đơn vị thu được trích lại theo tỷ lệ trên để trang trải chi phí cho việc tổ chức thu phí theo quy định.
2. Số tiền thu phí còn lại được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định.
Mục 2. CHỨNG TỪ THU, NỘP, LẬP DỰ TOÁN, QUYẾT TOÁN, CÔNG KHAI, KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 10. Chứng từ thu nộp, lập dự toán, quyết toán
Thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí, lệ phí, Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002, Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế, hướng dẫn Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 và Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 18/10/2010 của Chính phủ, Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc in, phát hành và sử dụng hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Điều 11. Công khai chế độ thu phí
1. Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt được niêm yết hoặc thông báo công khai tại địa điểm thu phí ở nơi thuận tiện để các đối tượng nộp phí dễ nhận biết theo quy định tại Phần D, Mục IV của Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính.
2. Nội dung thông báo gồm: Tên phí, mức thu phí, chứng từ thu phí, văn bản quy định về việc thu phí.
3. Các đơn vị cung cấp nước sạch thông báo quy định thu phí đến các đối tượng nộp phí biết thực hiện.
Điều 12. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1) Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thi hành quy định thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
2) Tổ chức, cá nhân không đăng ký kê khai, nộp phí hoặc nộp không đủ số tiền phí thì bị xử lý theo quy định tại Nghị định số 106/2003/NĐ-CP ngày 18/10/2010 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý phí, lệ phí và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Điều 13. Trách nhiệm thực hiện
1. Kho bạc nhà nước thực hiện hạch toán số tiền phí do UBND xã, phường, thị trấn và các đơn vị cung cấp nước sạch theo đúng quy định.
2. Sở Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Quy định này, trong quá trình thực hiện có phát sinh vướng mắc kịp thời tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh cho phù hợp.
3. Sở Tài Nguyên và Môi trường tổng hợp báo cáo UBND tỉnh tình hình thu phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn, đồng thời phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ban, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh thực hiện việc thu phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt theo Quy định tại quy định này và các quy định liên quan.
4. Cơ quan thuế: Có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, quyết toán việc thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền phí của đơn vị cung cấp nước sạch, UBND xã, phường, thị trấn.
5. UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa: Có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra UBND các phường, xã, thị trấn, các đơn vị cung cấp nước sạch (theo phân cấp quản lý) trong việc tổ chức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt của người nộp phí trong khu vực do địa phương quản lý.
6. UBND các xã, phường, thị trấn các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa: Có trách nhiệm tổ chức thu, nộp, quản lý sử dụng tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt của người nộp phí tự khai thác nguồn nước dưới đất và nước mặt trong khu vực để sử dụng do địa phương quản lý theo đúng quy định.
7. Đơn vị cung cấp nước sạch: Có trách nhiệm thực hiện thu nộp, quản lý sử dụng tiền phí theo đúng quy định; phối hợp với cơ quan Tài nguyên và Môi trường (theo phân cấp quản lý) và các đơn vị liên quan trong quá trình tổ chức thu phí.
Điều 14. Chế độ thông tin báo cáo
1. UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa: Tổng hợp và báo cáo số liệu phí nước thải sinh hoạt thu được trên địa bàn và gửi về Sở Tài chính tổng hợp chung (đồng thời gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi), định kỳ như sau:
a) Báo cáo 6 tháng trước ngày 15 tháng 7 của năm đó.
b) Báo cáo năm gửi trước ngày 31 tháng 3 của năm tiếp theo.
2. UBND các xã, phường, thị trấn các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hoà: Tổng hợp, báo cáo số liệu về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn cho UBND cấp huyện trực tiếp quản lý, định kỳ như sau:
a) Báo cáo 6 tháng trước ngày 10 tháng 7 của năm đó.
b) Báo cáo năm gửi trước ngày 20 tháng 3 của năm tiếp theo.
3. Đơn vị cung cấp nước sạch ở các huyện (trừ Công ty TNHH Một thành viên Xây dựng cấp nước Đồng Nai): Tổng hợp số liệu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt và báo cáo UBND cấp huyện, định kỳ như sau:
a) Báo cáo 6 tháng trước ngày 10 tháng 7 của năm đó.
b) Báo cáo năm gửi trước ngày 20 tháng 3 của năm tiếp theo.
4. Công ty TNHH Một thành viên Xây dựng cấp nước Đồng Nai: Thực hiện tổng hợp số liệu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt của các đơn vị trực thuộc và báo cáo Sở Tài chính (đồng thời gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi), định kỳ như sau:
a) Báo cáo 06 tháng trước ngày 10 tháng 7 của năm đó.
b) Báo cáo năm gửi trước ngày 20 tháng 3 của năm tiếp theo.
Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc hoặc cơ quan Trung ương ban hành văn bản pháp luật khác có liên quan nội dung Quy định này, Sở Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp các cơ quan, tổ chức có liên quan đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
DANH SÁCH CÁC XÃ THUỘC MIỀN NÚI, VÙNG
SÂU, VÙNG XA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
(Thuộc đối tượng không chịu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
sinh hoạt theo quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 3 của Quy định kèm theo Quyết
định số 68/2013/QĐ-UBND ngày 07 /11/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)
STT |
Tên xã |
I |
Thị xã Long Khánh |
1 |
Xã Xuân Tân |
2 |
Xã Hàng Gòn |
3 |
Xã Xuân Lập |
4 |
Xã Bàu Sen |
5 |
Xã Suối Tre |
6 |
Xã Bảo Vinh |
7 |
Xã Bảo Quang |
8 |
Xã Bàu Trâm |
II |
Huyện Vĩnh Cửu |
1 |
Thị trấn Vĩnh An |
2 |
Xã Trị An |
3 |
Xã Phú Lý |
4 |
Xã Mã Đà |
5 |
Xã Hiếu Liêm |
6 |
Xã Vĩnh Tân |
7 |
Xã Tân An |
III |
Huyện Trảng Bom |
1 |
Xã Đồi 61 |
2 |
Xã An Viễn |
3 |
Xã Sông Thao |
4 |
Xã Sông Trầu |
5 |
Xã Bàu Hàm |
6 |
Xã Tây Hòa |
7 |
Xã Thanh Bình |
8 |
Xã Cây Gáo |
9 |
Xã Hưng Thịnh |
10 |
Xã Hố Nai 3 |
11 |
Xã Trung Hòa |
IV |
Huyện Thống Nhất |
1 |
Xã Lộ 25 |
2 |
Xã Xuân Thạnh |
3 |
Xã Xuân Thiện |
4 |
Xã Hưng Lộc |
5 |
Xã Bàu Hàm 2 |
V |
Huyện Cẩm Mỹ |
1 |
Xã Long Giao |
2 |
Xã Nhân Nghĩa |
3 |
Xã Xuân Mỹ |
4 |
Xã Lâm San |
5 |
Xã Sông Ray |
6 |
Xã Xuân Đông |
7 |
Xã Xuân Tây |
8 |
Xã Bảo Bình |
9 |
Xã Xuân Bảo |
10 |
Xã Sông Nhạn |
11 |
Xã Xuân Quế |
12 |
Xã Xuân Đường |
13 |
Xã Thừa Đức |
VI |
Huyện Xuân Lộc |
1 |
Thị trấn Gia Ray |
2 |
Xã Xuân Bắc |
3 |
Xã Xuân Thọ |
4 |
Xã Xuân Thành |
5 |
Xã Xuân Trường |
6 |
Xã Xuân Tâm |
7 |
Xã Xuân Hòa |
8 |
Xã Xuân Hưng |
9 |
Xã Suối Cao |
10 |
Xã Lang Minh |
11 |
Xã Suối Cát |
12 |
Xã Xuân Phú |
13 |
Xã Bảo Hòa |
14 |
Xã Xuân Hiệp |
VII |
Huyện Định Quán |
1 |
Thị trấn Định Quán |
2 |
Xã Túc Trưng |
3 |
Xã Suối Nho |
4 |
Xã Phú Túc |
5 |
Xã La Ngà |
6 |
Xã Phú Ngọc |
7 |
Xã Thanh Sơn |
8 |
Xã Ngọc Định |
9 |
Xã Gia Canh |
10 |
Xã Phú Lợi |
11 |
Xã Phú Vinh |
12 |
Xã Phú Tân |
13 |
Xã Phú Hòa |
14 |
Xã Phú Cường |
VIII |
Huyện Tân Phú |
1 |
Thị trấn Tân Phú |
2 |
Xã Phú Điền |
3 |
Xã Trà Cổ |
4 |
Xã Thanh Sơn |
5 |
Xã Phú Bình |
6 |
Xã Phú Trung |
7 |
Xã Phú Sơn |
8 |
Xã Đaklua |
9 |
Xã Nam Cát Tiên |
10 |
Xã Núi Tượng |
11 |
Xã Tà Lài |
12 |
Xã Phú Lập |
13 |
Xã Phú Thịnh |
14 |
Xã Phú Lộc |
15 |
Xã Phú An |
16 |
Xã Phú Lâm |
17 |
Xã Phú Thanh |
18 |
Xã Phú Xuân |
IX |
Huyện Long Thành |
1 |
Xã Bình Sơn |
2 |
Xã Cẩm Đường |
3 |
Xã Bình An |
4 |
Xã Bàu Cạn |
5 |
Xã Phước Bình |
6 |
Xã Phước Tân |
7 |
Xã Tân Hiệp |
Tổng cộng: Có 97 đơn vị hành chính cấp xã thuộc miền núi, vùng sâu, vùng xa của tỉnh Đồng Nai./.
DANH SÁCH CÁC XÃ KHÔNG THUỘC ĐÔ THỊ LOẠI I, II, III,
IV, V TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
(Thuộc đối tượng không chịu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
sinh hoạt theo quy định tại Điểm b, Khoản 3, Điều 3 của Quy định kèm theo Quyết
định số 68 /2013/QĐ-UBND ngày 07/11/2013 của UBND tỉnh Đồng Nai)
STT |
Tên xã |
1 |
Thị xã Long Khánh |
|
Tất cả các xã thuộc thị xã Long Khánh (trừ tất cả các phường của thị xã và xã Bàu Trâm) |
2 |
Huyện Tân Phú |
|
Tất cả các xã thuộc huyện Tân Phú (trừ thị trấn Tân Phú) |
3 |
Huyện Vĩnh Cửu |
|
Tất cả các xã thuộc huyện Vĩnh Cửu (trừ thị trấn Vĩnh An) |
4 |
Huyện Định Quán |
|
Tất cả các xã thuộc huyện Định Quán (trừ thị trấn Định Quán) |
5 |
Huyện Trảng Bom |
|
Tất cả các xã thuộc huyện Trảng Bom (trừ thị trấn Trảng Bom) |
6 |
Huyện Thống Nhất |
|
Tất cả các xã thuộc huyện Thống Nhất |
7 |
Huyện Cẩm Mỹ |
|
Tất cả các xã thuộc huyện Cẩm Mỹ (trừ xã Long Giao) |
8 |
Huyện Long Thành |
|
Tất cả các xã thuộc huyện Long Thành (trừ thị trấn Long Thành) |
9 |
Huyện Xuân Lộc |
|
Tất cả các xã thuộc huyện Xuân Lộc (trừ thị trấn Gia Ray) |
10 |
Huyện Nhơn Trạch |
|
Tất cả các xã thuộc huyện Nhơn Trạch (trừ xã Hiệp Phước) |