Quyết định 66/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Kế hoạch Chuyển đổi số ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Số hiệu | 66/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 16/01/2023 |
Ngày có hiệu lực | 16/01/2023 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Quảng Ngãi |
Người ký | Đặng Văn Minh |
Lĩnh vực | Công nghệ thông tin |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 66/QĐ-UBND |
Quảng Ngãi, ngày 16 tháng 01 năm 2023 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;
Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 924/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới hướng tới nông thôn mới thông minh của giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 26/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 2151/QĐ-BNN-VP ngày 15/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi số ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2022 - 2025;
Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025;
Căn cứ Chỉ thị số 19/CT-TU ngày 18/5/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với chuyển đổi số tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Kế hoạch số 169/KH-UBND ngày 09/12/2021 của UBND tỉnh phát triển chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 147/QĐ-UBND ngày 18/02/2022 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 613/QĐ-UBND ngày 12/5/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 862/QĐ-UBND ngày 04/7/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung tỉnh Quảng Ngãi;
Căn cứ Quyết định số 906/QĐ-UBND ngày 11/7/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;
Căn cứ Kế hoạch số 189/KH-UBND ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh về Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2023;
Trên cơ sở nội dung Công văn số 5406/BTTT-CĐSQG ngày 03/11/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch chuyển đổi số năm 2023;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 101/TTr-SNNPTNT ngày 09/01/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch Chuyển đổi số ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 66/QĐ-UBND |
Quảng Ngãi, ngày 16 tháng 01 năm 2023 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;
Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 924/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới hướng tới nông thôn mới thông minh của giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 26/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 2151/QĐ-BNN-VP ngày 15/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi số ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2022 - 2025;
Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025;
Căn cứ Chỉ thị số 19/CT-TU ngày 18/5/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với chuyển đổi số tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Kế hoạch số 169/KH-UBND ngày 09/12/2021 của UBND tỉnh phát triển chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 147/QĐ-UBND ngày 18/02/2022 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 613/QĐ-UBND ngày 12/5/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 862/QĐ-UBND ngày 04/7/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung tỉnh Quảng Ngãi;
Căn cứ Quyết định số 906/QĐ-UBND ngày 11/7/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;
Căn cứ Kế hoạch số 189/KH-UBND ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh về Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2023;
Trên cơ sở nội dung Công văn số 5406/BTTT-CĐSQG ngày 03/11/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch chuyển đổi số năm 2023;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 101/TTr-SNNPTNT ngày 09/01/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch Chuyển đổi số ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
CHỦ
TỊCH |
CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2023
- 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
(Kèm theo Quyết định số 66/QĐ-UBND ngày 16/01/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng
Ngãi)
1. Về tình hình phát triển Chính quyền điện tử, chuyển đổi số trong quản lý, điều hành
Hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin bước đầu được quan tâm đầu tư đáp ứng nhu cầu tin học hóa trong các cơ quan, đơn vị. Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang triển khai xây dựng phòng họp trực tuyến tại Sở và các đơn vị thuộc Sở. Đến nay, đã cung cấp 32 dịch vụ công trực tuyến thuộc các lĩnh vực thủy sản, trồng trọt và bảo vệ thực vật, chăn nuôi và thú y, quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, thủy lợi, lâm nghiệp... Phần lớn các dịch vụ công trực tuyến đều phát sinh hồ sơ và được giải quyết đúng thời hạn.
2. Tình hình thực hiện chuyển đổi số đối với các lĩnh vực
- Trong trồng trọt, thực hiện ứng dụng chuyển đổi số trong tưới tiết kiệm, vận hành tưới tự động đối với cây lúa, cây rau màu...với diện tích gần 3.000 ha; triển khai thực hiện cơ sở dữ liệu mã số vùng trồng của một số sản phẩm (dưa hấu, ớt...). Ngoài ra, đang triển khai thực hiện Hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin quản lý và theo dõi tình hình sản xuất trồng trọt trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
- Trong chăn nuôi, ứng dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo đối với bò và lợn đã giúp cải tạo nhanh chất lượng đàn gia súc trên địa bàn tỉnh. Kết quả là sau quá trình lai tạo, tỷ trọng đàn bò lai trên địa bàn tỉnh ước đạt 73,9%. Đơn cử như Công ty TNHH MTV Hà Tân ở Tư Nghĩa; Trại Chăn nuôi heo Huỳnh Cường ở Bình Sơn sử dụng công nghệ giám sát trại chăn nuôi bằng hệ thống camera từ xa. Trang trại chăn nuôi heo thịt theo hướng công nghiệp sạch Phú Hiệp ở Minh Long sử dụng công nghệ dây chuyền thức ăn công nghiệp tự động. Nhân công chỉ cần nhấn nút, thức ăn tự động đổ vào các máng ăn. Ngoài ra, để xử lý chất thải chuồng trại, doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng Nhà máy Xử lý chất thải nông nghiệp An Hội ở Tư Nghĩa.
- Trong lĩnh vực lâm nghiệp, công tác theo dõi diễn biến rừng được áp dụng bằng phần mềm FRMS, sử dụng công nghệ giải đoán ảnh (GIS) và viễn thám trong công tác cảnh báo cháy rừng...
- Trong lĩnh vực thủy lợi, công tác giám sát, quản lý công trình có hệ thống camera theo dõi, giám sát tại đập chính. Tín hiệu được truyền về đơn vị quản lý điều hành và trang website do Tổng cục Thủy lợi quản lý. Đến nay, đã hoàn thành lắp đặt và quản lý vận hành 79 trạm đo mưa tự động, 10 trạm đo mực nước tự động trên các sông và các hồ chứa nước. Thông tin về lượng mưa, mực nước được cập nhật và quản lý qua các phần mềm chuyên dùng VRAIN trên cả nước có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp, đời sống người dân và cảnh báo thiên tai. Việc giám sát, quản lý các hồ chứa nước có cửa van điều tiết bằng hệ thống camera được vận hành tại hồ chứa nước Núi Ngang (Ba Tơ) và đang triển khai lắp đặt tại một số hồ chứa nước khác. Hiện nay, đang triển khai thực hiện hệ thống cơ sở dữ liệu về đập, hồ chứa nước nhằm hiện đại hóa công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý vận hành công trình thủy lợi. Đang triển khai thực hiện nhiệm vụ Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên dùng phục vụ công tác chỉ huy, chỉ đạo phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh.
- Trong lĩnh vực thủy sản, triển khai thử nghiệm sáng kiến việc tiếp nhận, giải quyết một số thủ tục hành chính liên quan đến tàu cá từ ngày 05/10/2021. Việc triển khai sáng kiến này đã giúp chủ tàu cá được trực tiếp nộp hồ sơ từ xa, giúp cắt giảm được thời gian, chi phí đi lại, chuẩn bị hồ sơ, vừa giúp loại bỏ chi phí không chính thức từ việc nhờ đối tượng làm dịch vụ nộp hồ sơ, nhận kết quả thay. Ngoài ra, còn ứng dụng công nghệ mới trong đóng tàu; ứng dụng máy dò ngang trong khai thác thủy sản; ứng dụng hệ thống cơ giới hóa trong khai thác như máy tời thủy lực thu lưới vây, lưới rê...; ứng dụng các nghề khai thác mới (nghề mành chụp bốn tăng gông, nghề lưới rê bùng nhùng (lưới rê xù)); ứng dụng radar hàng hải; trang bị máy thông tin liên lạc VX-1700 có tích hợp định vị GPS...
Một số hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh cũng đã đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh thông qua các trang mạng xã hội, trang điện tử bán hàng. Tiêu biểu như HTX Chăn nuôi thỏ Quảng Ngãi, HTX Sản xuất và Kinh doanh nấm Đức Nhuận, HTX Rau sạch Mầm Việt... Các sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn OCOP được giới thiệu, quảng cáo qua Trang thông tin điện tử Chương trình Mỗi xã một sản phẩm...
1. Cơ sở hạ tầng cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ mới chưa đồng bộ; kết cấu hạ tầng nông nghiệp nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nông nghiệp.
2. Trình độ cơ giới hóa sản xuất còn thấp, các công nghệ phụ trợ phục vụ phát triển nông nghiệp (cơ khí, chế biến sâu, dây chuyền kiểm nghiệm sản phẩm nông nghiệp...) chưa tương xứng.
3. Nguồn nhân lực có chuyên môn cao về sản xuất, chế biến nông sản, biết sử dụng, vận hành các thiết bị (tự động, số, thiết bị phân tích...) rất hạn chế, bởi trình độ nhân lực lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu là nông dân, chưa được đào tạo chuyên môn bài bản...
1. Mục đích
a) Chuyển đổi số trong nông nghiệp nhằm tạo dựng môi trường, hệ sinh thái số nông nghiệp làm nền móng, kiến tạo thể chế, thúc đẩy chuyển đổi từ “Sản xuất nông nghiệp” sang “Kinh tế nông nghiệp”; phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao theo hướng chú trọng nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác, tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế.
b) Tạo sự thay đổi từ nhận thức đến hành động về chuyển đổi số của cơ quan, đơn vị thuộc ngành và tổ chức, cá nhân tham gia chuỗi giá trị nông nghiệp.
c) Đề ra định hướng, phương án, lộ trình triển khai chuyển đổi số ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 làm cơ sở xây dựng kế hoạch hàng năm và tổ chức triển khai thực hiện chuyển đổi số thống nhất, hiệu quả.
2. Yêu cầu
a) Cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu, chỉ số cơ bản, nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên cơ sở kế hoạch Chuyển đổi số của tỉnh Quảng Ngãi.
b) Hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ về phát triển Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số và chuyển đổi số ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030.
1. Mục tiêu tổng quát
a) Chuyển đổi số ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh; quản trị và quản lý nông nghiệp dựa trên công nghệ số, xây dựng hệ thống dữ liệu ngành về đất đai, cây trồng, vật nuôi; ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh, quản lý giám sát nguồn gốc nông sản, chuỗi cung ứng sản phẩm; phát triển thương mại điện tử trong nông nghiệp, tập trung vào các sản phẩm chủ lực của tỉnh: Lúa, trâu, bò, tôm, các sản phẩm OCOP....
b) Thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ trong công tác quản lý để có các chính sách, điều hành kịp thời phát triển nông nghiệp như dự báo, cảnh báo thị trường, quản lý quy hoạch; quản lý bảo vệ rừng.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025
a) Phát triển chính quyền số
- Tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến trên tổng số hồ sơ hàng năm đạt từ 50% trở lên; tối thiểu 95% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Phấn đấu 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định được cung cấp dưới hình thức trực tuyến.
- Phấn đấu 100% hồ sơ công việc thuộc lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).
- Phấn đấu 100% báo cáo định kỳ (trừ các thông tin bí mật nhà nước) được cập nhật, chia sẻ trên Hệ thống báo cáo số của tỉnh, Hệ thống báo cáo chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia, phục vụ hiệu quả hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành.
- Phấn đấu 100% hoạt động quản lý nhà nước sử dụng văn bản điện tử có chữ ký số và được trao đổi xử lý hoàn toàn trên môi trường mạng (ngoại trừ các văn bản mật theo quy định).
- 100% các thông tin chỉ đạo, điều hành của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được đăng tải, phổ biến qua Cổng Thông tin điện tử của Sở (trừ các thông tin bí mật nhà nước).
- Triển khai hiệu quả công tác số hóa hồ sơ, kết quả thủ tục hành chính trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo quy định tại Kế hoạch số 120/KH-UBND ngày 09/10/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi về Số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
- Triển khai hệ thống phòng họp số (gồm ứng dụng họp thông minh và giải pháp họp trực tuyến).
- Xây dựng dữ liệu số theo yêu cầu quản lý chỉ đạo, điều hành của ngành và đồng bộ thống nhất để tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số.
b) Phát triển kinh tế số
- Phấn đấu 100% các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp chủ lực, tiêu biểu của tỉnh được hỗ trợ, giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử của tỉnh và một số sàn thương mại điện tử như Voso.vn, Postmart.vn,...
- Từng bước số hóa vùng nguyên liệu, khâu sản xuất, chế biến các sản phẩm chủ lực của tỉnh; phấn đấu 50% sản phẩm OCOP được số hóa.
- Phấn đấu 100% cơ sở dữ liệu quản lý về các hộ di dân bố trí ổn định theo hình thức tập trung, xen ghép hoặc ổn định tại chỗ tại các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn...; các dự án bố trí ổn định dân cư tại các vùng thiên tai, đặc biệt, khó khăn trên địa bàn tỉnh
- Chuyển đổi số toàn diện một số HTX nông nghiệp điển hình.
c) Phát triển xã hội số
Tổ chức tập huấn, tuyên truyền và đào tạo cho doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp, trong quản trị sản xuất, quản lý doanh nghiệp.
3. Mục tiêu cơ bản đến năm 2030
a) Hoàn thiện, nâng cấp, mở rộng các chức năng của phần mềm dùng chung ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đảm bảo thuận tiện, dễ sử dụng, phù hợp với yêu cầu lãnh đạo, quản lý, điều hành hoạt động ngành, đáp ứng nhu cầu của các tổ chức, cá nhân trong sử dụng, tra cứu thông tin phục vụ sản xuất nông nghiệp.
b) Phấn đấu 100% thủ tục hành chính dịch vụ công trực tuyến ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được tổ chức, cá nhân thực hiện nộp, thanh toán và nhận kết quả.
c) Phấn đấu 100% cơ sở dữ liệu ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được số hóa, lưu trữ tập trung, chia sẻ trên Hệ thống dữ liệu dùng chung và nền tảng dữ liệu mở của tỉnh.
1. Chuyển đổi số hướng đến hoàn thiện chính quyền điện tử và xây dựng Chính quyền số, Công sở số
a) Chuyển đổi nhận thức và phát triển nguồn nhân lực
- Đăng ký tham dự các khóa tập huấn kiến thức về chuyển đổi số, nghiệp vụ quản lý nhà nước trên nền tảng số cho đội ngũ công chức, viên chức nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng phục vụ vận hành các hoạt động chuyển đổi số cho công thức, viên chức.
- Tổ chức các Hội nghị, Hội thảo, Tọa đàm về chuyển đổi số nhân các ngày Chuyển đổi số Quốc gia (ngày 10/10) và Ngày Chuyển đổi số trong Nông nghiệp (ngày 19/8) nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số.
- Hợp tác, học tập, giao lưu kinh nghiệm, công nghệ, mô hình triển khai chuyển đổi số ngành nông nghiệp tại các địa phương khác.
- Xây dựng chuyên mục Chuyển đổi số trên Cổng Thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhằm tuyên truyền về kế hoạch và kết quả thực hiện chuyển đổi số của ngành.
b) Xây dựng các văn bản quy định thực hiện
- Rà soát ban hành các quy định, quy trình xử lý văn bản, xử lý công việc, báo cáo định kỳ, xử lý dịch vụ công phục vụ vận hành Chính quyền điện tử, Chính quyền số, Công sở số.
- Ban hành các quy định về xây dựng, tạo lập, quản lý, khai thác, sử dụng và chia sẻ cơ sở dữ liệu ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên nền tảng kiến trúc số.
- Định kỳ rà soát, cập nhật bổ sung, xây dựng mới các quy trình ISO, quy trình điện tử giải quyết các thủ tục hành chính; phân công công chức tiếp nhận, xử lý các thủ tục khi có phát sinh nhằm đảm bảo tất cả các thủ tục được giải quyết đúng quy trình, đúng hạn, đúng quy định của pháp luật.
- Rà soát, tham mưu xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp trong tiến trình chuyển đổi số để khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo phát triển bền vững, đồng thời thu hút các chuyên gia công nghệ thông tin, nhà khoa học.
- Xây dựng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về nguồn vốn, cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng... tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp chuyển đổi phương thức từ truyền thống sang ứng dụng công nghệ số vào hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp nhằm giảm chi phí, tăng năng suất lao động.
c) Chuyển đổi số trong cải cách hành chính
- Rà soát các thủ tục hành chính, quy trình nghiệp vụ theo hướng đơn giản hóa hoặc thay đổi phù hợp để có thể ứng dụng hiệu quả công nghệ số.
- Tiếp tục triển khai thực hiện việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến theo quy định, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục hành chính.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tuyên truyền, hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến bằng nhiều hình thức như: Tài liệu điện tử, video hướng dẫn, đường dây nóng, trên thiết bị di động.
d) Bảo đảm an toàn, an ninh mạng
- Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, đảm bảo các quy định về an toàn, an ninh thông tin mạng theo Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ; Thông tư số 12/2022/TT-BTTTT ngày 12/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ; Kế hoạch số 166/KH-UBND ngày 14/10/2022 của UBND tỉnh về tăng cường đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động các cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông hoàn thành phân loại, xác định, phê duyệt đề xuất cấp độ an toàn hệ thống thông tin và phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ phù hợp với quy định của pháp luật và tiêu chuẩn quốc gia về an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá, rà soát các lỗ hổng bảo mật, thực hiện các biện pháp khắc phục để bảo đảm an ninh, an toàn thông tin.
- Hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin đủ năng lực thực hiện kế hoạch chuyển đổi số của ngành: (i) Nâng cấp hệ thống mạng nội bộ, hệ thống lưu trữ dữ liệu; (ii) Đầu tư, nâng cấp trang thiết bị phần cứng, phần mềm, giải pháp phòng chống virus.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cổng Dịch vụ công - Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh; Hệ thống đánh giá chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp của Cổng Dịch vụ công quốc gia; Hệ thống giám sát, đo lường mức độ sử dụng dịch vụ Chính phủ số....
- Xây dựng hệ thống phòng họp thông minh, phòng họp số kết hợp với thiết chế phòng điều hành số, đáp ứng nhu cầu hội nghị trực tuyến với các cơ quan Trung ương và các đơn vị trong tỉnh.
- Triển khai hạ tầng phục vụ kết nối mạng lưới thiết bị Internet vạn vật (IoT) (camera, điện thoại thông minh, cảm biến ...) để thu thập dữ liệu về quan trắc môi trường, theo dõi diễn biến rừng, theo dõi tàu thuyền khai thác thủy sản trên biển cảnh báo thời tiết, ngập lụt, an toàn hồ chứa... tích hợp vào Trung tâm điều hành thông minh IOC tỉnh Quảng Ngãi
- Tích hợp đồng bộ dữ liệu quản lý thông tin Doanh nghiệp với Sở Kế hoạch và Đầu tư để quản lý, cập nhật và khai thác.
a) Cơ sở dữ liệu trồng trọt, bảo vệ thực vật
Dữ liệu hiện trạng vùng trồng trọt (lúa, hoa màu, cây công nghiệp, cây ăn quả...); dữ liệu các công ty sản xuất, các tổ chức, cá nhân kinh doanh vật tư nông nghiệp trong canh tác; dữ liệu đối tượng sinh vật gây hại cây trồng và thuốc bảo vệ thực vật sử dụng phòng trừ; dữ liệu mã số vùng trồng...(các phần mềm trên cơ sở tích hợp, kế thừa cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo vệ thực vật, mã số vùng trồng và phân quyền về cho cấp huyện để đảm bảo sự đồng bộ xuyên suốt từ trung ương đến địa phương).
b) Cơ sở dữ liệu quản lý chăn nuôi, thú y
Dữ liệu về trang trại, cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm; dữ liệu cơ sở giết mổ gia súc, gia súc; dữ liệu kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; dữ liệu về quản lý dịch bệnh; dữ liệu quản lý thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi; dữ liệu quản lý kê khai tổng đàn vật nuôi; dữ liệu giống vật nuôi.
c) Cơ sở dữ liệu quản lý lâm nghiệp
Dữ liệu lâm nghiệp phân theo ba loại rừng; dữ liệu vị trí và trạng thái hồ chứa, điểm lấy nước phòng và chữa cháy rừng; dữ liệu vị trí các chòi canh, trạm, hạt kiểm lâm; dữ liệu đường ranh chữa cháy rừng; dữ liệu về các khu bảo tồn thiên nhiên (ranh giới khu bảo tồn thiên nhiên; loài thực vật, động vật thuộc khu bảo tồn thiên nhiên; vi phạm, xâm hại và xử lý; đánh mã, định vị loài thực vật, động vật quý hiếm, sách đỏ...).
d) Cơ sở dữ liệu quản lý thủy sản
Cơ sở dữ liệu quản lý thủy sản: Dữ liệu hiện trạng vùng nuôi trồng thủy sản: vị trí, diện tích, hình thức nuôi loài thủy sản nuôi trồng, sản lượng thu hoạch hàng năm; dữ liệu môi trường dịch bệnh; dữ liệu khu vực bảo tồn thủy sản, thông tin khu vực bảo tồn; dữ liệu phân vùng mặt nước và chủ cơ sở được cấp quyền hoặc cho thuê sử dụng mặt nước để nuôi trồng thủy sản; dữ liệu đăng ký tàu cá, đăng kiểm tàu cá, cấp Giấy phép khai thác thủy sản...
đ) Cơ sở dữ liệu quản lý thủy lợi: Dữ liệu hồ, đập thủy lợi.
e) Cơ sở dữ liệu quản lý Phát triển nông thôn, nông thôn mới
- Cơ sở dữ liệu quản lý Phát triển nông thôn: Dữ liệu về nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống; dữ liệu quản lý Hợp tác xã, Tổ hợp tác và Trang trại; dữ liệu về cơ giới hoá đồng bộ trong nông nghiệp; dữ liệu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; dữ liệu các hộ bố trí ổn định dân cư tại các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn...; dữ liệu về các dự án bố trí ổn định dân cư tại các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn...trên địa bàn tỉnh.
- Cơ sở dữ liệu quản lý nông thôn mới: Dữ liệu hiện trạng thôn/xóm, xã đạt nông thôn mới; dữ liệu hiện trạng mạng lưới đường liên thôn/xóm/bản; dữ liệu quy hoạch nông thôn mới; dữ liệu về các sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm).
g) Cơ sở dữ liệu quản lý phòng, chống thiên tai: Dữ liệu về mưa lũ, giông lốc, lũ quét, sạt lỡ đất, hạn hán, xâm nhập mặn,...
h) Cơ sở dữ liệu quản lý chất lượng an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thủy sản
Dữ liệu thông tin cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản; dữ liệu cơ sở có/ chưa có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, các loại giấy chứng nhận khác như: Thực hành sản xuất tốt (GMP), hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (các chương trình GAP), hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến ISO 22000, tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS)... hoặc tương đương; dữ liệu sản phẩm thuộc diện tự công bố chất lượng; dữ liệu cơ sở tham gia chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn; dữ liệu về chế biến, xúc tiến thương mại nông lâm thủy sản; các cơ sở vi phạm các quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm; dữ liệu phân loại cơ sở theo danh mục sản phẩm, theo mức xếp loại an toàn thực phẩm, chỉ dẫn địa lý, có/chưa có tem truy xuất nguồn gốc QR Code...
i) Lĩnh vực nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn
Xây dựng phần mềm cơ sở dữ liệu và bản đồ số về các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh với các thông tin chính như: Tên công trình, địa điểm GPS kèm theo hình ảnh, đơn vị quản lý, quy mô công trình, số lượng người dân sử dụng...
k) Phối hợp với các sở ngành cung cấp, chia sẻ dữ liệu liên quan đến ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: (i) Dữ liệu về quan trắc môi trường, tài nguyên đất đai, thổ nhưỡng, lượng mưa... của Sở Tài nguyên và Môi trường; (ii) dữ liệu về thương mại, hệ thống doanh nghiệp ngành của Sở Công Thương; (iii) dữ liệu về tỷ lệ đô thị hoá nông thôn, giao thông của Sở Xây dựng và Sở Giao thông - Vận tải; (iiii) dữ liệu nền địa lý của Sở Thông tin và Truyền thông; (iiiii) dữ liệu về các đề tài khoa học công nghệ liên quan đến nông nghiệp của Sở Khoa học và Công nghệ...
4. Chuyển đổi số ngành hướng đến xây dựng Xã hội số
- Tăng cường sự tham gia của người dân và doanh nghiệp về góp ý, giám sát và sử dụng các dịch vụ, tiện ích đã chuyển đổi số của ngành.
- Phân cấp xử lý các góp ý, phản ánh hiện trường của người dân liên quan đến ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đảm bảo kịp thời, đúng quy định pháp luật.
- Cung cấp, chia sẻ, phổ biến, triển khai dịch vụ dữ liệu, thông tin, tài nguyên số về nông nghiệp đến người lao động, tổ chức, cá nhân, cộng đồng (dữ liệu về đất đai, khí hậu, thủy văn,...) nhằm chủ động trong sản xuất, kinh doanh.
- Phát triển nền tảng tích hợp, kết nối dữ liệu của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các hệ thống, cơ sở dữ liệu trong tỉnh nhằm chia sẻ dữ liệu, phục vụ nhu cầu khai thác, sử dụng, góp phần phát triển đô thị thông minh.
- Nghiên cứu phát triển các giải pháp khai thác, chia sẻ dữ liệu ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên nền tảng di động, thiết bị thông minh nhằm mở rộng khả năng tương tác, tiếp cận của công dân, tổ chức và doanh nghiệp.
5. Chuyển đổi số hướng đến phát triển Kinh tế số
- Cung cấp công cụ kết nối giữa bên mua và bên bán, mở rộng thị trường, nâng cao giá trị nông sản; giúp các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp tiếp cận kịp thời các thông tin về thị trường để hoạch định chiến lược, kế hoạch kinh doanh.
- Tăng cường quan hệ hợp tác giữa các hiệp hội thuộc ngành Nông nghiệp và các ngành khác để tranh thủ sự hỗ trợ về năng lực quản lý, công nghệ và chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi số.
- Tuyên truyền, hướng dẫn, nâng cao nhận thức cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong việc ứng dụng công nghệ số trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tham gia cung cấp dịch vụ số cho người dân, xã hội, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp số, kinh tế số.
- Tổ chức đào tạo cho các cơ sở hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp nhỏ và vừa về phương pháp sản xuất kinh doanh, đánh giá lại chuỗi giá trị, mô hình kết nối với khách hàng để tự chuyển đổi phương thức sản xuất kinh doanh theo mô hình mới.
- Thúc đẩy chuyển đổi số tại các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp, thay đổi quy trình sản xuất, tăng cường áp dụng các giải pháp công nghệ hiện đại để đạt hiệu quả cao hơn.
- Khuyến khích cơ sở, doanh nghiệp tham gia các sàn thương mại điện tử, tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại điện tử; tạo sự kết nối giữa doanh nghiệp thương mại điện tử với các doanh nghiệp sản xuất theo từng ngành hàng để tạo thêm các chuỗi liên kết mới; xây dựng các chính sách hỗ trợ, bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử cho các hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp nhỏ và vừa (chú trọng đến hai sàn thương mại điện tử là “Voso.vn” và “Postmart.vn”); tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm và công khai kết quả trên mạng Internet đối với những trường hợp vi phạm.
- Xây dựng các mô hình chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp nhằm hỗ trợ các cá nhân, tổ chức trong việc tiếp cận ứng dụng công nghệ số vào sản xuất: (1) Mô hình nông nghiệp an toàn, thông minh trong lĩnh vực nuôi, trồng, có ứng dụng công nghệ tự động hóa, IOT, Dữ liệu lớn (Big Data) để phân tích, theo dõi, giám sát, truy xuất và xử lý dữ liệu theo thời gian thực, giúp giảm chi phí sản xuất, bảo đảm chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao; (2) Mô hình quản lý, giám sát rừng đầu nguồn/rừng phòng hộ/rừng đặc dụng có ứng dụng công nghệ; (3) Mô hình trồng rừng sản xuất/rừng ngập mặn.
6. Phát triển thương mại điện tử trong tiêu thụ nông sản
Phối hợp với Sở Công Thương, Sở Thông tin và Truyền thông, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Hội Nông dân tỉnh và các sở, ngành, đơn vị có liên quan đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong kết nối, quảng bá và tiêu thụ nông sản; đưa các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp chủ lực, tiêu biểu của tỉnh tham gia giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ trên Sàn thương mại điện tử, sàn thương mại điện tử Vỏ Sò (voso.vn), sàn thương mại điện tử của Tổng Công ty Bưu Điện Việt Nam (postmart.vn)...
1. Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kỹ năng số rộng rãi, qua nhiều kênh truyền thông, nhất là hệ thống cổng thông tin điện tử và các trang tin điện tử của các đơn vị.
- Khuyến khích việc tăng cường tương tác giữa cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh với người dân, doanh nghiệp sử dụng công nghệ số (thiết bị di động, các mạng xã hội, các kênh thông tin phi truyền thống khác).
- Đẩy mạnh truyền thông về các hệ thống, ứng dụng tại các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có đối tượng sử dụng là tổ chức, người dân, doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua thư điện tử, ứng dụng di động trực tiếp đến người dùng.
2. Phát triển các mô hình kết hợp giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp
Huy động sự tham gia của cộng đồng, cho phép các tổ chức, doanh nghiệp cùng khai thác hệ thống công nghệ thông tin, các nền tảng và cơ sở dữ liệu của Bộ phục vụ việc phát triển hệ sinh thái sản phẩm chính phủ điện tử, chính phủ số ứng dụng công nghệ mới.
3. Nghiên cứu, hợp tác để làm chủ, ứng dụng hiệu quả các công nghệ
Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học về công nghệ số có tiềm năng áp dụng trong triển khai chính phủ điện tử, chính phủ số (như điện toán đám mây, dữ liệu lớn, di động, mạng xã hội, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối,...) có sự tham gia của các nhà khoa học, các tổ chức, viện nghiên cứu đầu ngành.
4. Thu hút nguồn lực công nghệ thông tin
- Tăng cường gắn kết, phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có chuyên môn về công nghệ thông tin, an toàn thông tin. Có giải pháp về bảo đảm số lượng và nâng cao về chất lượng cho cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin, an toàn thông tin đáp ứng việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và bảo đảm an toàn thông tin tại các cơ quan, đơn vị.
- Tận dụng tối đa năng lực hạ tầng kỹ thuật sẵn có của các cơ quan, đơn vị cho các nhiệm vụ cần triển khai ngay mà chưa sắp xếp được kinh phí để đẩy nhanh thời gian triển khai và nâng cao hiệu quả đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin chung của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1. Kinh phí thực hiện
Tổng nhu cầu kinh phí: 25.070 triệu đồng. Trong đó:
- Năm 2023: 5.570 triệu đồng.
- Năm 2024: 10.580 triệu đồng.
- Năm 2025: 8.920 triệu đồng.
2. Nguồn kinh phí thực hiện: Nguồn vốn sự nghiệp thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số và các nguồn vốn hợp pháp khác.
VI. DANH MỤC NHIỆM VỤ, KẾ HOẠCH
(Theo Phụ lục 01, Phụ lục 02 đính kèm)
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì xây dựng dự toán kinh phí chuyển đổi số hàng năm của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh phân bổ nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông trong quá trình xây dựng ,các hệ thống thông tin và thực hiện tốt công tác tuyên truyền đảm bảo an toàn thông tin mạng.
- Các cơ quan, đơn vị thuộc Sở trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động tổ chức triển khai thực Kế hoạch.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp, hỗ trợ việc triển khai các nội dung trong Kế hoạch. Tăng cường tuyên truyền các nội dung và kết quả triển khai Chương trình chuyển đổi số của tỉnh, của ngành Ngành nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư
Cùng với thời điểm lập dự toán hàng năm, trên cơ sở dự toán do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập, tổng hợp tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí ngân sách tỉnh để triển khai thực hiện Kế hoạch này và quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ
Phối hợp, hỗ trợ việc triển khai các nội dung trong Kế hoạch; cung cấp, chia sẻ dữ liệu, đặc biệt là xây dựng được tổ hợp dữ liệu liên ngành nhằm phát huy hiệu quả tối đa của nền tảng cơ sở dữ liệu số.
5. UBND các huyện, thị xã, thành phố
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện Kế hoạch này.
Trong quá trình thực hiện Kế hoạch này, nếu có khó khăn, vướng mắc, các sở, ngành, địa phương phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
GIAI ĐOẠN 2023 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(CÁC NHIỆM VỤ CÓ NHU CẦU SỬ DỤNG KINH PHÍ)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 66/QĐ-UBND ngày 16/01/2023 của Chủ tịch
UBND tỉnh)
TT |
Nội dung/nhiệm vụ |
Đơn vị chủ trì |
Đơn vị phối hợp |
Thời gian hoàn thành |
Tổng kinh phí dự kiến (Tr.đồng) |
Ghi chú |
|||||
Tổng nhu cầu kinh phí |
|
Vốn khác |
|||||||||
Năm 2023 |
Năm 2024 |
Năm 2025 |
Giai đoạn 2026 - 2030 |
||||||||
I |
Nâng cao nhận thức |
|
|
|
30 |
10 |
10 |
10 |
|
|
|
1 |
Tổ chức hội nghị, hội thảo, tuyên truyền, truyền thông, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, thúc đẩy kinh tế số, xã hội số ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, đơn vị thuộc Sở |
2022- 2025 |
30 |
10 |
10 |
10 |
|
|
Kế hoạch số 169/KH-UBND ngày 09/12/2021 của UBND tỉnh |
II |
Phát triển hạ tầng số |
|
|
|
600 |
200 |
200 |
200 |
- |
- |
|
2 |
Đầu tư trang thiết bị hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, đơn vị thuộc Sở |
2023- 2025 |
600 |
200 |
200 |
200 |
|
|
Kế hoạch số 169/KH-UBND ngày 09/12/2021 của UBND tỉnh |
III |
Phát triển hạ tầng dữ liệu |
|
|
|
250 |
250 |
- |
- |
- |
|
|
3 |
Tập hợp, số hóa nội dung, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu văn bản hành chính, văn bản chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, đơn vị thuộc Sở |
2023- 2025 |
250 |
250 |
|
|
|
|
Kế hoạch số 169/KH-UBND ngày 09/12/2021 của UBND tỉnh |
IV |
Đảm bảo an toàn, an ninh mạng |
|
|
|
100 |
100 |
- |
- |
- |
|
|
4 |
Triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, đơn vị thuộc Sở |
2023 - 2025 |
100 |
100 |
|
|
|
|
Kế hoạch số 169/KH-UBND ngày 09/12/2021 của UBND tỉnh |
V |
Phát triển nguồn nhân lực |
|
|
|
30 |
10 |
10 |
10 |
- |
|
|
5 |
Triển khai các lớp đào tạo, bồi dưỡng công nghệ thông tin Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông minh hàng năm. Triển khai các chương trình truyền thông về chuyển đổi số, nông nghiệp và phát triển nông thôn thông minh |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, đơn vị thuộc Sở |
2023- 2025 |
30 |
10 |
10 |
10 |
|
|
Kế hoạch số 169/KH-UBND ngày 09/12/2021 của UBND tỉnh |
VI |
Phát triển chính phủ số |
|
|
|
24.060,0 |
5.000,0 |
10.360,0 |
8.700,0 |
- |
- |
|
6 |
Xây dựng cơ sở dữ liệu ngành Nông nghiệp (quản lý trồng trọt, bảo vệ thực vật; chăn nuôi và thú y; quản lý thủy sản; quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản) |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, đơn vị thuộc Sở |
2023 |
10.600 |
3.000,0 |
7.600 |
|
|
|
Kế hoạch số 169/KH-UBND ngày 09/12/2021 của UBND tỉnh |
7 |
Xây dựng cơ sở dữ liệu thủy lợi |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, đơn vị thuộc Sở |
2024- 2025 |
2.000 |
|
1.000 |
1.000 |
|
|
Kế hoạch số 169/KH-UBND ngày 09/12/2021 của UBND tỉnh |
8 |
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên dùng phục vụ công tác chỉ huy, chỉ đạo phòng chống thiên tai tỉnh |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư; UBND các huyện, thị xã thành phố; các cơ quan, đơn vị thuộc Sở |
2022- 2024 |
3.760 |
2.000,00 |
1.760 |
|
|
|
Quyết định số 1151/QĐ-UBND ngày 03/11/2022 của UBND tỉnh (Giao VP TT BCH PCTT và TKCN tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện) |
9 |
Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý Lâm nghiệp |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư; UBND các huyện, thị xã thành phố; các cơ quan, đơn vị thuộc Sở |
2024- 2025 |
2.000 |
|
|
2.000 |
|
|
Kế hoạch số 169/KH-UBND ngày 09/12/2021 của UBND tỉnh |
10 |
Cơ sở dữ liệu nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, đơn vị thuộc Sở |
2024- 2025 |
2.000 |
|
|
2.000 |
|
|
Kế hoạch số 169/KH-UBND ngày 09/12/2021 của UBND tỉnh |
11 |
Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý phát triển nông thôn |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, đơn vị thuộc Sở |
2024- 2025 |
2.200 |
|
|
2.200 |
|
|
Kế hoạch số 169/KH-UBND ngày 09/12/2021 của UBND tỉnh |
12 |
Xây dựng cơ sở dữ liệu xây dựng nông thôn mới |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, đơn vị thuộc Sở |
2025 |
1.500 |
|
|
1.500 |
|
|
Kế hoạch số 169/KH-UBND ngày 09/12/2021 của UBND tỉnh |
|
Tổng cộng |
|
|
|
25.070,0 |
5.570,0 |
10.580,0 |
8.920,0 |
- |
- |
|
NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
GIAI ĐOẠN 2023 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(CÁC NHIỆM VỤ KHÔNG CÓ NHU CẦU SỬ DỤNG KINH PHÍ)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 66/QĐ-UBND ngày 16/01/2023 của Chủ tịch
UBND tỉnh)
TT |
Nội dung/nhiệm vụ |
Đơn vị chủ trì |
Đơn vị phối hợp |
Ghi chú |
I |
Phát triển hạ tầng số |
|
|
|
1 |
Nâng cấp hệ thống mạng số liệu chuyên dùng phục vụ cơ quan nhà nước đáp ứng chương trình chuyển đổi số ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, đơn vị thuộc Sở |
Kế hoạch số 169/KH-UBND ngày 09/12/2021 của UBND tỉnh |
II |
Phát triển nguồn nhân lực |
|
|
|
2 |
Tham gia đào tạo, tập huấn cho cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin các nội dung chuyên sâu về quản trị mạng |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, đơn vị thuộc Sở |
Kế hoạch số 169/KH-UBND ngày 09/12/2021 của UBND tỉnh |
III |
Phát triển kinh tế số |
|
|
|
3 |
Phát triển thương mại điện tử, xúc tiến thương mại nông, lâm, thủy sản |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, đơn vị thuộc Sở |
Kế hoạch số 61/KH-UBND ngày 04/4/2022 và Kế hoạch số 62/KH-UBND ngày 08/4/2022 của UBND tỉnh |
IV |
Phát triển xã hội số |
|
|
|
4 |
Phát triển xã hội số thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư; UBND các huyện, thị xã thành phố; các cơ quan, đơn vị thuộc Sở |
Kế hoạch số 169/KH-UBND ngày 09/12/2021 của UBND tỉnh |
5 |
Xây dựng hạ tầng ICT vùng nông thôn nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiếp cận nhanh thông tin về khoa học công nghệ, chuyển đổi số lĩnh vực nông nghiệp |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, đơn vị thuộc Sở |
Kế hoạch số 169/KH-UBND ngày 09/12/2021 của UBND tỉnh |