Quyết định 637/QĐ-UBND Kế hoạch làm đường giao thông nông thôn và Kế hoạch kiên cố hóa kênh mương nội đồng do xã quản lý năm 2015 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Số hiệu | 637/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 12/02/2015 |
Ngày có hiệu lực | 12/02/2015 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Hà Tĩnh |
Người ký | Lê Đình Sơn |
Lĩnh vực | Giao thông - Vận tải |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 637/QĐ-UBND |
Hà Tĩnh, ngày 12 tháng 02 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 08/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 19/5/2009 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Hà Tĩnh giai đoạn 2009 - 2015 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 45/2012/NQ-HĐND ngày 20/12/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua Quy định mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước cho từng nội dung, công việc cụ thể để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013 - 2015 trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 08/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 10/2013/QĐ-UBND ngày 22/02/2013 của UBND tỉnh về việc Ban hành Quy định mức hỗ trợ từ Ngân sách nhà nước theo từng nội dung, công việc cụ thể để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013 - 2015 trên địa bàn tỉnh;
Căn cứ Quyết định số 632/QĐ-UBND ngày 11/02/2015 của UBND tỉnh về việc quy định cơ chế hỗ trợ xi măng làm đường giao thông nông thôn và kênh mương nội đồng năm 2015 trên địa bàn tỉnh;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 266/SNN-TL ngày 09/02/2015; Sở Giao thông Vận tải tại Văn bản số 355/SGTVT-KH ngày 05/02/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch làm đường giao thông nông thôn và Kế hoạch kiên cố hóa kênh mương nội đồng do xã quản lý năm 2015, tỉnh Hà Tĩnh.
Điều 2. Các Sở: Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông; UBND huyện, thành phố, thị xã; UBND các xã và các cơ quan có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo mục tiêu đề ra.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành;
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông Vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Chủ tịch UBND các xã; Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
LÀM ĐƯỜNG GTNT THEO CƠ CHẾ HỖ TRỢ XI MĂNG CỦA TỈNH NĂM 2015
(Kèm theo Quyết định số 637/QĐ-UBND ngày 12/02/2015 của UBND tỉnh Hà Tĩnh)
Thực hiện Nghị quyết số 45/2012/NQ-HĐND ngày 20/12/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua Quy định mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước cho từng nội dung, công việc cụ thể để thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013 - 2015 trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 08/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ; Căn cứ Nghị quyết số 114/2014/NQ-HĐND ngày 20/12/2014 của HĐND tỉnh về việc Quy định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo từng nội dung công việc cụ thể để thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 632/QĐ-UBND ngày 11/02/2015 của UBND tỉnh về việc quy định cơ chế hỗ trợ xi măng làm đường giao thông nông thôn và kênh mương nội đồng năm 2015 trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở khối lượng đăng ký làm đường bê tông xi măng của UBND các huyện, thành phố, thị xã năm 2015; UBND tỉnh ban hành kế hoạch làm đường GTNT năm 2015 theo cơ chế hỗ trợ xi măng với những nội dung sau:
1. Mục tiêu
1.1 Mục tiêu chung: Từng bước Xây dựng, phát triển và quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn (GTNT) đảm bảo thông suốt, đồng bộ, cứng hóa, bền vững, đạt chuẩn về cấp hạng và kết nối liên hoàn với hệ thống đường huyện, đường tỉnh, đường quốc lộ nhằm phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo của địa phương; phấn đấu đến năm 2020 tất cả các xã hoàn thành tiêu chí số 2 (giao thông) theo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh.
1.2. Mục tiêu cụ thể: Năm 2015 xây dựng 748,87km đường GTNT các loại (đường trục xã, trục thôn xóm, ngõ xóm, trục chính nội đồng và đường vào khu sản xuất, chăn nuôi tập trung), trong đó:
- Đường trục xã: 8,74km.
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 637/QĐ-UBND |
Hà Tĩnh, ngày 12 tháng 02 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 08/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 19/5/2009 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Hà Tĩnh giai đoạn 2009 - 2015 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 45/2012/NQ-HĐND ngày 20/12/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua Quy định mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước cho từng nội dung, công việc cụ thể để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013 - 2015 trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 08/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 10/2013/QĐ-UBND ngày 22/02/2013 của UBND tỉnh về việc Ban hành Quy định mức hỗ trợ từ Ngân sách nhà nước theo từng nội dung, công việc cụ thể để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013 - 2015 trên địa bàn tỉnh;
Căn cứ Quyết định số 632/QĐ-UBND ngày 11/02/2015 của UBND tỉnh về việc quy định cơ chế hỗ trợ xi măng làm đường giao thông nông thôn và kênh mương nội đồng năm 2015 trên địa bàn tỉnh;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 266/SNN-TL ngày 09/02/2015; Sở Giao thông Vận tải tại Văn bản số 355/SGTVT-KH ngày 05/02/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch làm đường giao thông nông thôn và Kế hoạch kiên cố hóa kênh mương nội đồng do xã quản lý năm 2015, tỉnh Hà Tĩnh.
Điều 2. Các Sở: Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông; UBND huyện, thành phố, thị xã; UBND các xã và các cơ quan có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo mục tiêu đề ra.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành;
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông Vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Chủ tịch UBND các xã; Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
LÀM ĐƯỜNG GTNT THEO CƠ CHẾ HỖ TRỢ XI MĂNG CỦA TỈNH NĂM 2015
(Kèm theo Quyết định số 637/QĐ-UBND ngày 12/02/2015 của UBND tỉnh Hà Tĩnh)
Thực hiện Nghị quyết số 45/2012/NQ-HĐND ngày 20/12/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua Quy định mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước cho từng nội dung, công việc cụ thể để thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013 - 2015 trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 08/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ; Căn cứ Nghị quyết số 114/2014/NQ-HĐND ngày 20/12/2014 của HĐND tỉnh về việc Quy định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo từng nội dung công việc cụ thể để thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 632/QĐ-UBND ngày 11/02/2015 của UBND tỉnh về việc quy định cơ chế hỗ trợ xi măng làm đường giao thông nông thôn và kênh mương nội đồng năm 2015 trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở khối lượng đăng ký làm đường bê tông xi măng của UBND các huyện, thành phố, thị xã năm 2015; UBND tỉnh ban hành kế hoạch làm đường GTNT năm 2015 theo cơ chế hỗ trợ xi măng với những nội dung sau:
1. Mục tiêu
1.1 Mục tiêu chung: Từng bước Xây dựng, phát triển và quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn (GTNT) đảm bảo thông suốt, đồng bộ, cứng hóa, bền vững, đạt chuẩn về cấp hạng và kết nối liên hoàn với hệ thống đường huyện, đường tỉnh, đường quốc lộ nhằm phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo của địa phương; phấn đấu đến năm 2020 tất cả các xã hoàn thành tiêu chí số 2 (giao thông) theo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh.
1.2. Mục tiêu cụ thể: Năm 2015 xây dựng 748,87km đường GTNT các loại (đường trục xã, trục thôn xóm, ngõ xóm, trục chính nội đồng và đường vào khu sản xuất, chăn nuôi tập trung), trong đó:
- Đường trục xã: 8,74km.
- Đường trục thôn, xóm: 148,21km;
- Đường ngõ, xóm: 385,78km;
- Đường trục chính nội đồng: 198,22km;
- Đường vào khu sản xuất, chăn nuôi tập trung: 7,92km.
(Có phụ lục chi tiết kèm theo)
2. Phạm vi áp dụng
Kế hoạch này chỉ áp dụng đối với các nội dung xây dựng đường GTNT nêu trong Quy hoạch xây dựng nông thôn mới các xã đã được phê duyệt (không áp dụng đối với các phường, thị trấn), bao gồm: (1) Đường trục xã, (2) Đường trục thôn xóm, 3) đường ngõ xóm, (4) đường trục chính nội đồng, (5) Đường vào khu sản xuất, chăn nuôi tập trung trên địa bàn tỉnh cho năm 2015 theo nội dung “nhân dân xây dựng công trình, nhà nước hỗ trợ” và xây dựng đường vào khu sản xuất tập trung (rau, củ, quả) tại xã Thạch Văn, xã Thạch Trị, huyện Thạch Hà của Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh - Công ty cổ phần.
II. QUY MÔ KỸ THUẬT VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Quy mô kỹ thuật: Phải phù hợp với quy mô, tiêu chuẩn của Quy hoạch xây dựng nông thôn mới của các xã, Quy hoạch phát triển GTVT của các huyện, thành phố, thị xã đã được phê duyệt và phải đảm bảo quy mô, tiêu chuẩn quy định tại Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT ngày 25/12/2014 của Bộ Giao thông vận tải, quy mô tối thiểu như sau:
a. Đường trục xã, liên xã: Quy mô Bnền=6,5m, Blề=1,5m, Bmặt=3,5m, mặt đường bằng BTXM dày 18cm đá 2x4 (1x2) mác 250# độ sụt 2÷4. Khối lượng vật liệu phần mặt đường BTXM sử dụng cho 1,0km đường gồm: Xi măng 194,67 tấn (xi măng PCB40), Đá dmax=40mm: 555,7 m3; Cát: 301,8 m3,
b. Đường trục thôn, xóm: Quy mô Bnền=5,0m, Blề=0,75m, Bmặt= 3,5m, mặt đường BTXM dày 16cm đá 2x4 (1x2) mác 250# độ sụt 2÷4. Khối lượng vật liệu phần mặt đường BTXM sử dụng cho 1,0km đường gồm: Xi măng 173,04 tấn (xi măng PCB40), Đá dmax=40mm: 493,9 m3; Cát: 268,2 m3.
c. Đường ngõ, xóm: Quy mô Bnền=4,0m, Bmặt=3,0m, mặt BTXM dày 14cm đá 2x4 (1x2) mác 200# độ sụt 2÷4. Khối lượng vật liệu phần mặt đường BTXM sử dụng cho 1,0km đường gồm: Xi măng 111,72 tấn (xi măng PCB40), Đá dmax=40mm: 374,2 m3; Cát:208,3 m3.
d. Đường trục chính nội đồng: Quy mô Bnền=4,0m, Bmặt=3,0m, mặt đường BTXM dày 14cm đá 2x4 (1x2) mác 200# độ sụt 2÷4. Khối lượng vật liệu phần mặt đường BTXM sử dụng cho 01km đường gồm: Xi măng 111,72 tấn (xi măng PCB40), Đá dmax=40mm: 374,2 m3; Cát;208,3 m3.
e. Đường vào khu sản xuất, chăn nuôi tập trung: Quy mô Bnền=5,0m, Blề=10m, Bmặt=3,0m, mặt đường BTXM dày 16cm đá 2x4 (1x2) mác 200# độ sụt 2÷4. Khối tượng vật liệu phần mặt đường BTXM sử dụng cho 1,0km đường gồm: Xi măng 127,68 tấn (xi măng PCB40), Đá dmax=40mm: 427,7 m3; Cát:238,1 m3.
f. Phần kết cấu móng ghi ở các mục trên là ở mức độ tối thiểu, khi triển khai thực tế cần đối chiếu với tình trạng nền đường để bổ sung thêm phần móng hoặc có thể thay thế các vật liệu địa phương sẵn có đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật như cuội suối, móng cát, móng gia cố vôi, gia cố xi măng… với chiều dày tính toán đạt yêu cầu.
2. Cơ chế chính sách
2.1. Về nguồn vốn và mức hỗ trợ
a. Ngân sách các cấp hỗ trợ xi măng cho các loại đường trục xã, đường trục thôn xóm, đường ngõ xóm, đường trục chính nội đồng và đường vào khu sản xuất, chăn nuôi tập trung với mức hỗ trợ theo Quyết định số 632/QĐ-UBND ngày 11/02/2015 của UBND tỉnh.
b. Ngân sách huyện, xã hỗ trợ để mua phần xi măng còn thiếu, các loại vật liệu chủ yếu khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tại quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 08/6/2012 từ chương trình nông thôn mới đảm bảo theo đúng Nghị quyết số 114/2014/NQ-HĐND ngày 20/12/2014 của HĐND tỉnh.
c. Phần kinh phí còn lại huy động từ nguồn đóng góp tự nguyện của nhân dân, và các nguồn hợp pháp khác (ngày công lao động, thiết bị máy móc thi công, vật liệu).
d. Đối với các loại đường đã được cứng hóa nhưng chưa đủ bề rộng mặt đường theo tiêu chuẩn quy định thì khi nâng cấp, mở rộng được hỗ trợ đầu tư với khối lượng được quy đổi theo diện tích phần bổ sung hoặc cải tạo lại.
e. Đối với các tuyến đường đi qua các địa bàn khó khăn theo quy định được tính châm chước về bề rộng nền, mặt thì lượng xi măng hỗ trợ theo tỷ lệ quy định trên phần diện tích mặt đường quy đổi.
f. Khuyến khích các địa phương có điều kiện đầu tư xây dựng theo đúng quy hoạch có quy mô lớn hơn nhưng phần quy mô lớn hơn không thuộc chính sách hỗ trợ của tỉnh.
2.2. Điều kiện để được hỗ trợ ngân sách cấp tỉnh
- UBND huyện, thành phố, thị xã phải có quyết định giao chỉ tiêu xây dựng đường BTXM năm 2015 cho từng xã (ghi rõ từng loại đường, đường làm mới, đường quy đổi), trong đó cam kết bố trí đủ phần hỗ trợ từ ngân sách cấp huyện, ngân sách xã và huy động đủ các nguồn lực hợp pháp khác (bằng tiền, vật tư, vật liệu, ngày công lao động ...) để thực hiện kế hoạch đã đăng ký.
- Tuyệt đối không được cung ứng xi măng xuống xã khi chưa đủ điều kiện thi công để tránh tình trạng xi măng tồn dư, hư hỏng, thất thoát.
- Lập hồ sơ, xây dựng công trình đảm bảo quy mô và giải pháp kỹ thuật quy định, nhưng phải nằm trong quy hoạch nông thôn mới đã được phê duyệt.
- Phải có tổ chức giám sát cộng đồng.
2.3. Kinh phí hỗ trợ bằng xi măng của các cấp cho năm 2015
Tổng khối lượng xi măng cần thiết là 93.603 tấn, kinh phí tương ứng là 123,56 tỷ đồng (với giá xi măng tạm tính tại thời điểm tháng 1 năm 2015 là 1.320.000 đồng/tấn), chủng loại xi măng sử dụng là PCB40; trong đó: tỉnh hỗ trợ 45.949 tấn xi măng tương đương 60,65 tỷ đồng; huyện, xã và Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh - Công ty cổ phần hỗ trợ 47.653 tấn xi măng, tương đương 62,90 tỷ đồng.
(Có phụ lục chi tiết kèm theo).
3. Giải pháp huy động vốn
a. Nguồn hỗ trợ của các cấp:
- Ngân sách tỉnh: Được trích từ nguồn vốn vay của chính phủ năm 2015 cho chương trình đầu tư để hỗ trợ cho năm 2015;
- Nguồn ngân sách huyện, xã: Các cấp căn cứ vào nguồn lực hỗ trợ của địa phương và khả năng đóng góp của nhân dân để cân đối kế hoạch xây dựng đã đăng ký.
b. Nguồn vốn đóng góp của nhân dân: Tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương, có các hình thức huy động phù hợp như: đóng góp bằng ngày công lao động; đóng góp bằng tiền, vật tư; vận động nhân dân hiến đất và không bồi thường về cây cối, hoa màu. Việc đóng góp phải đảm bảo nguyên tắc công bằng, công khai, có miễn giảm cho các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách.
c. Huy động từ cộng đồng, đóng góp tự nguyện và tài trợ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cũng như các nguồn tài chính hợp pháp khác.
d. Khi huyện, xã huy động đủ nguồn lực (bao gồm cả phần đóng góp của người dân) để thực hiện, khi đó tỉnh mới cấp hỗ trợ xi măng.
4. Quy trình thực hiện đầu tư
a. Cấp quyết định đầu tư: UBND xã là cấp quyết định đầu tư, phê duyệt Báo cáo kỹ thuật - dự toán công trình.
b. Chủ đầu tư và Ban QLDA:
- Chủ đầu tư là UBND xã.
- Ban quản lý xây dựng nông thôn mới hoặc Ban quản lý công trình (sau đây gọi tắt là Ban quản lý xã) do UBND cấp xã quyết định thành lập. Ban quản lý xã phải có sự tham gia của đại diện một số ban, ngành, đoàn thể xã; trưởng thôn, xóm, đại diện tiêu biểu của nhân dân trong thôn, xóm. Phó Chủ tịch UBND xã làm Trưởng Ban.
- Nơi nào cộng đồng dân cư có đủ năng lực và điều kiện thì UBND cấp xã thành lập Ban phát triển thôn, xóm (sau đây gọi tắt là Ban phát triển thôn) để làm Ban QLDA. Ban phát triển thôn có sự tham gia của đại diện đoàn thể chính trị ở thôn; trưởng thôn và đại diện tiêu biểu của nhân dân trong thôn, xóm, Trưởng Ban là người có uy tín, trách nhiệm và năng lực tổ chức triển khai do cộng đồng thôn, xóm trực tiếp bầu và Chủ tịch UBND xã quyết định công nhận.
c. Chuẩn bị đầu tư:
- UBND cấp xã tổ chức tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách đầu tư GTNT của tỉnh; tổ chức họp dân; công bố mức hỗ trợ của Nhà nước và mức đóng góp của nhân dân trong khu vực. Nếu đạt được thỏa thuận (có biên bản cam kết), UBND xã tổng hợp, lập kế hoạch trình UBND cấp huyện để được xem xét, cân đối, bố trí vốn kế hoạch theo thứ tự ưu tiên.
- Căn cứ kế hoạch được giao, UBND xã tổ chức lập Báo cáo kỹ thuật - dự toán trên cơ sở mẫu thiết kế định hình đã được Sở Giao thông vận tải ban hành và mẫu hồ sơ dự toán được Sở Xây dựng ban hành, phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được phê duyệt, trình phòng chuyên môn của cấp huyện thẩm định, sau đó UBND xã phê duyệt.
d. Thực hiện đầu tư xây dựng:
- Thi công công trình: Giao cho cộng đồng dân cư hưởng lợi trực tiếp từ công trình tự tổ chức thực hiện. Trường hợp cộng đồng dân cư không có khả năng hoặc điều kiện thực hiện thì xem xét lựa chọn nhóm thợ hoặc cá nhân trong xã, thôn, xóm có đủ năng lực để thực hiện nhưng phải được sự thống nhất của cộng đồng dân cư.
- Thực hiện giám sát cộng đồng trong quá trình đầu tư xây dựng: UBND xã thành lập Ban Giám sát cộng đồng do Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã làm Trưởng ban với sự tham gia của đại diện HĐND, các tổ chức đoàn thể, đại diện cộng đồng dân cư hưởng lợi, Ban giám sát cộng đồng thực hiện công việc theo quy định tại Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng và Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-KH&ĐT-UBTƯMTTQVN-TC ngày 04/12/2006 của liên bộ hướng dẫn thực hiện Quyết định này. Trường hợp Ban Phát triển thôn làm chủ đầu tư, Ban giám sát cộng đồng gồm: Trưởng thôn, xóm, đại diện Mặt trận, các đoàn thể, đại diện cộng đồng dân cư.
- Nghiệm thu, bàn giao công trình: Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu công trình hoàn thành, thành phần nghiệm thu gồm: Ban quản lý xã (hoặc Ban phát triển thôn) và Ban Giám sát cộng đồng.
- Thanh toán, quyết toán công trình hoàn thành: Chủ đầu tư lập hồ sơ thanh toán, quyết toán căn cứ vào Báo cáo kỹ thuật - dự toán được duyệt, biên bản nghiệm thu theo mẫu hướng dẫn của Sở Xây dựng, hóa đơn mua vật liệu, hợp đồng xây dựng (đối với trường hợp thuê các nhóm thợ, cá nhân, thuê máy móc thiết bị). Để đảm đảm bảo tính minh bạch và dân chủ khi quyết toán cần phải có biên bản họp báo cáo công khai kinh phí thực hiện công trình cho nhân dân nghe và xác nhận (trước khi họp nhân dân thì chủ đầu tư phải báo cáo chi phí thu, chi gửi trước cho nhân dân, tổ chức xã hội xem trước tối thiểu 3 ngày để kiểm tra, giám sát và có ý kiến).
đ. Thanh toán:
- UBND tỉnh ủy quyền cho Sở Tài chính thực hiện việc ký hợp đồng nguyên tắc, thanh toán, quyết toán chi phí với đơn vị cung ứng xi măng.
- UBND các huyện, thành phố, thị xã liên hệ với nhà cung ứng để cung cấp xi măng cho các xã theo kế hoạch xây dựng (để thuận tiện cần đề nghị cung cấp qua đại lý hoặc có đại diện của nhà cung ứng xi măng trên địa bàn tỉnh);
- Thanh toán theo tỷ lệ hỗ trợ với đúng các loại đường đã có trong quy hoạch nông thôn mới;
- UBND xã (Chủ đầu tư) là đơn vị chịu trách nhiệm quyết toán công trình.
5. Sử dụng vật liệu địa phương và đầu tư thiết bị:
- Yêu cầu sử dụng tối đa các loại vật liệu địa phương như cuội suối, cát, đá thải, gạch vỡ...đưa vào xây dựng các loại móng đường với kết cấu phù hợp nhằm đảm bảo tính bền vững và giảm giá thành công trình. Để chủ động trong việc thi công mặt đường bê tông xi măng nhằm giảm giá thành xây dựng, mỗi xã nên đầu tư thiết bị với yêu cầu 02 máy trộn bê tông loại 250L÷350L (chạy bằng dầu), 02 máy đầm bàn.
6. Đối với việc xây dựng đường vào khu sản xuất tập trung (rau, củ, quả) tại xã Thạch Văn và xã Thạch Trị, huyện Thạch Hà của Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh - Công ty cổ phần:
- Quy mô kỹ thuật công trình theo quy định tại Mục 1, Phần II quyết định này, khuyến khích đơn vị đầu tư xây dựng theo đúng quy hoạch có quy mô lớn hơn, riêng phần quy mô lớn hơn không thuộc chính sách hỗ trợ của tỉnh.
- Quy trình đầu tư:
+ Cấp quyết định đầu tư đồng thời là Chủ đầu tư: Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh - Công ty cổ phần;
+ Ban Quản lý dự án: Do Chủ đầu tư thành lập trên nguyên tắc đảm bảo đủ điều kiện năng lực hoạt động theo quy định.
+ Chuẩn bị đầu tư: Căn cứ kế hoạch được giao, Chủ đầu tư tổ chức lập và phê duyệt Báo cáo kỹ thuật - dự toán trên cơ sở tham khảo mẫu thiết kế định hình đã được Sở Giao thông vận tải ban hành (có thể thực hiện với quy mô lớn hơn so với hướng dẫn nhưng phần quy mô lớn hơn không thuộc chính sách hỗ trợ của tỉnh) và mẫu hồ sơ dự toán được Sở Xây dựng ban hành, phù hợp với quy hoạch khu sản xuất tập trung đã được phê duyệt. Trường hợp đơn vị muốn thực hiện vượt kế hoạch giao phải được sự đồng ý của UBND tỉnh.
+ Thực hiện đầu tư xây dựng: Chủ đầu tư tự tổ chức thi công xây dựng công trình và tự chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng công trình.
+ Nghiệm thu hoàn thành, quyết toán công trình: Chủ đầu tư tự tổ chức nghiệm thu công trình hoàn thành, thành phần nghiệm thu gồm: Đại diện Chủ đầu tư, Ban QLDA,
+ Quyết toán công trình: Thực hiện theo hướng dẫn của Sở Tài chính, trong đó yêu cầu bắt buộc phải có biên bản kiểm tra, xác nhận khối lượng đường được hỗ trợ xi măng của Sở Giao thông vận tải, Sở Tài chính.
1. Sở Giao thông vận tải:
Là cơ quan thường trực, thành lập Ban chỉ đạo (Tổ công tác) có trách nhiệm chủ động phối hợp với UBND huyện và các ngành liên quan tổ chức thực hiện kịp thời, hiệu quả.
- Kiểm tra, rà soát lại các văn bản hướng dẫn về quy mô kỹ thuật, các tiêu chuẩn thiết kế, quy trình quản lý chất lượng, quản lý bảo trì đối với hệ thống đường giao thông nông thôn đảm bảo phù hợp với Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT ngày 25/12/2014 của Bộ Giao thông vận tải.
- Thành lập các tổ công tác, xây dựng kế hoạch định kỳ hàng tháng, hàng quý kiểm tra, đánh giá kết quả triển khai của các địa phương; trong đó chú trọng kiểm tra khối lượng thực hiện, chất lượng vật tư, biện pháp tổ chức thi công, chất lượng công trình, đánh giá có phù hợp với các tiêu chí nông thôn mới, kịp thời cảnh báo, nhắc nhở, hướng dẫn các địa phương thực hiện đảm bảo đúng quy định; nếu phát hiện sử dụng xi măng sai mục đích, sai đối tượng, thi công công trình không đảm bảo chất lượng phải đình chỉ và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm; dự kiến kế hoạch như sau:
+ Quý I: Tổ chức tập huấn về kỹ thuật thi công, bảo trì đường GTNT cho các địa phương;
+ Quý II: Tổ chức kiểm tra kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm; đôn đốc các địa phương thực hiện 6 tháng cuối năm;
+ Quý III: Tổ chức kiểm tra chất lượng công trình, trong đó Chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng thực hiện khoan kiểm tra, lấy mẫu thí nghiệm để đánh giá.
+ Quý IV: Tổ chức kiểm tra kết quả hoàn thành của các địa phương.
- Kịp thời kiểm tra, xử lý, giải thích, hướng dẫn, trả lời các đề xuất, kiến nghị của các địa phương.
- Lập dự toán kinh phí tổ chức tập huấn, kiểm tra khối lượng, chất lượng thực hiện của các xã trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt đúng quy định.
- Hàng tuần, hàng tháng, đột xuất, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện của các địa phương về UBND tỉnh (vào trước 10h ngày thứ 6 của tuần).
2. Sở Tài chính:
- Ký hợp đồng nguyên tắc với đơn vị cung ứng xi măng (theo Quyết định của UBND tỉnh) với các nội dung: Giá cả (phải xem xét, phân tích, tính toán kỹ các yếu tố đầu vào, nhất là giá nhiên liệu khi tính giá bán, phải đảm bảo nguyên tắc giảm giá phù hợp xu hướng giảm giá nhiên liệu và phải với thấp hơn giá năm 2014), phương thức thanh toán, cách thức vận chuyển, giao nhận (khi ký hợp đồng cung ứng xi măng phải quy định rõ trách nhiệm của đơn vị cung ứng là bố trí xe có tải trọng phù hợp với tuyến đường để vận chuyển xi măng đến trung tâm các thôn, xóm của địa phương), kế hoạch cung ứng và các nội dung khác liên quan; trực tiếp thanh toán, quyết toán với nhà cung ứng; ban hành mẫu hợp đồng để các địa phương ký hợp đồng mua xi măng với đơn vị cung ứng.
- Chủ trì phối hợp với Kho bạc Nhà nước hướng dẫn địa phương (các đơn vị sử dụng xi măng) về phương thức và thủ tục thanh toán theo hướng cung cấp có kiểm soát khối lượng xi măng đảm bảo thuận tiện, kịp thời và đầy đủ;
- Hướng dẫn thủ tục thanh toán, quyết toán đối với công trình thực hiện theo phương thức “Nhân dân làm công trình - Nhà nước hỗ trợ vật tư”.
- Kiểm ha, tham mưu UBND tỉnh bố trí hỗ trợ kinh phí cho các Sở, ngành liên quan hoạt động, kiểm tra, giám sát.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Sắp xếp, cân đối, lồng ghép các nguồn vốn dự án đầu tư phải ưu tiên cho hệ thống đường huyện, đường liên xã, đường trục xã, hạn chế tối đa đầu tư dự án trên các trục thôn, ngõ xóm, nội đồng.
4. Sở Xây dựng:
- Chủ động kiểm tra chất lượng xi măng do đơn vị cung ứng cung cấp cho các địa phương; hướng dẫn các địa phương lập biên bản giao nhận xi măng có số lô, ngày sản xuất và định kỳ lấy mẫu xi măng để thí nghiệm, đánh giá chất lượng.
- Hướng dẫn các địa phương về sử dụng vật liệu đưa vào xây dựng (kể cả vật liệu địa phương: cát, đá, sỏi, gạch ...) để giảm kinh phí đầu tư nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình, công tác nghiệm thu chất lượng vật liệu xây dựng; mẫu hợp đồng trong hoạt động xây dựng với phương thức “nhân dân làm công trình - nhà nước hỗ trợ” (kể cả mẫu hợp đồng thuê các nhóm thợ, cá nhân, thuê máy móc, thiết bị), mẫu biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình.
- Hàng tháng, phối hợp với Sở Giao thông Vận tải tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện, chất lượng vật tư, chất lượng công trình (khoan kiểm tra, lấy mẫu thí nghiệm ,...) của các địa phương; kịp thời cảnh báo, nhắc nhở, hướng dẫn, yêu cầu các địa phương cam kết thực hiện đảm bảo đúng quy định; nếu phát hiện sai phạm phải đình chỉ và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.
- Kiểm tra, soát xét, điều chỉnh văn bản hướng dẫn về trình tự, thủ tục hồ sơ đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng theo cơ chế hỗ trợ của UBND tỉnh nhằm giải quyết các tồn tại, vướng mắc để các địa phương tổ chức thực hiện.
5. UBND cấp huyện:
- Thành lập Ban chỉ đạo do Chủ tịch huyện làm Trưởng Ban, là đầu mối lập kế hoạch về nhu cầu, số lượng, thời gian cung ứng xi măng cho các xã theo kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt; chủ động bố trí đủ nguồn vốn hỗ trợ các địa phương. Thành lập tổ công tác, phân công cán bộ phụ trách theo dõi từng xã để nắm thông tin, chỉ đạo kịp thời đặc biệt là công tác quản lý chất lượng và sự minh bạch, dân chủ trong việc đóng góp của nhân dân; giúp UBND xã khâu nối, điều phối đưa xi măng về cơ sở theo yêu cầu, kịp tiến độ xây dựng, giảm thiểu kinh phí giao dịch của cơ sở.
- Huy động, thu hút, kêu gọi đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn theo đúng quy hoạch nông thôn mới.
- Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn hướng dẫn các xã lập Báo cáo kỹ thuật - dự toán trên cơ sở mẫu thiết kế định hình đã được Sở Giao thông vận tải ban hành và mẫu hồ sơ dự toán được Sở Xây dựng ban hành; chịu trách nhiệm thẩm định hồ sơ Báo cáo kỹ thuật - dự toán, hướng dẫn tổ chức thực hiện, hướng dẫn việc sử dụng vật liệu địa phương cho phù hợp, giám sát chất lượng thi công.
- Cân đối nguồn vốn hỗ trợ của các cấp huyện xã và nguồn huy động đóng góp thực hiện đúng, đủ kế hoạch đã đăng ký với UBND tỉnh.
- Kiểm tra, đôn đốc các xã tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo chất lượng công trình; định kỳ, đột xuất tổng hợp báo cáo theo yêu cầu của Sở chuyên ngành, tổ chức sơ kết, tổng kết để rút kinh nghiệm.
6. Ủy ban nhân dân xã:
- Thành lập Ban chỉ đạo xã để tổ chức thực hiện; trực tiếp ký hợp đồng cung ứng xi măng cho dân theo Quyết định của UBND tỉnh, hướng dẫn của Sở Tài chính và trực tiếp nhận xi măng tại địa bàn xã đảm bảo chất lượng và thời gian quy định; phân phối xi măng cho các xóm để thực hiện kế hoạch làm đường giao thông nông thôn.
- Chỉ đạo Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới tổ chức họp dân thông báo kế hoạch làm đường giao thông nông thôn đã được UBND tỉnh phê duyệt, công bố mức hỗ trợ của nhà nước, mức đóng góp của nhân dân để nhân dân biết, bàn bạc thống nhất tổ chức thực hiện một cách dân chủ; đồng thời chịu trách nhiệm giải phóng mặt bằng sạch (không bồi thường, hỗ trợ), tạo thuận lợi cho việc triển khai thực hiện một cách tốt nhất.
- Lập, phê duyệt Báo cáo kỹ thuật - dự toán các công trình thực hiện trên cơ sở mẫu thiết kế định hình đã được Sở Giao thông vận tải ban hành và mẫu hồ sơ dự toán được Sở Xây dựng ban hành, phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được phê duyệt.
- Thành lập Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng cấp xã theo quy định tại Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng, Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-KH&ĐT-UBTƯMTTQVN-TC ngày 04/12/2006 của liên bộ Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Ban thường trực Ủy ban hướng dẫn thực hiện Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ.
- Sử dụng nguồn vốn, vật tư được hỗ trợ; nguồn vốn, vật tư huy động của dân và các nguồn vốn hợp pháp khác đảm bảo hiệu quả, đúng mục đích; công khai kế hoạch, dự toán kinh phí, vật tư được hỗ trợ để nhân dân và Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng biết thực hiện và giám sát.
7. Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh - Công ty cổ phần: Trực tiếp ký hợp đồng cung ứng xi măng để thực hiện theo Quyết định của UBND tỉnh, hướng dẫn của Sở Tài chính và trực tiếp nhận xi măng tại địa bàn thi công đảm bảo chất lượng và thời gian quy định; tổ chức thực hiện theo quy định tại Mục 6, Phần II quyết định này.
8. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hà Tĩnh: Tổ chức tuyên truyền thường xuyên, sâu rộng về kế hoạch này, phản ánh kịp thời kết quả thực hiện của các địa phương, kịp thời nêu gương các điển hình của các địa phương, đơn vị trong triển khai thực hiện kế hoạch; đồng thời nêu các tồn tại, hạn chế để có sự chỉ đạo kịp thời.
9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, các tổ chức đoàn thể: Hội Phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên,... tích cực phối hợp với các địa phương để tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện; xây dựng kế hoạch để giúp đỡ các địa phương triển khai thực hiện (như: Phát động phong trào ngày thứ 7, Chủ nhật giúp dân làm đường GTNT,...).
KHỐI LƯỢNG ĐĂNG KÝ VÀ KHỐI LƯỢNG HỖ TRỢ XI MĂNG LÀM ĐƯỜNG GTNT NĂM 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 637/QĐ-UBND ngày 12 tháng 02 năm 2015 của UBND tỉnh)
TT |
Huyện, thị xã, thành phố |
Khối lượng đăng ký |
Khối lượng Xi măng tỉnh hỗ trợ (Xi măng PCB 40) |
|||||||||||||
Tổng cộng (km) |
Trong đó |
Tổng khối lượng xi măng (tấn) |
Tổng kinh phí mua xi măng (tỷ đồng) |
Tổng số (tấn) |
Trong đó |
Đường vào khu chăn nuôi tập trung (tấn) |
Tổng kinh phí xi măng tỉnh hỗ trợ (tỷ đồng) |
|||||||||
Đường trục xã (km) |
Đường trục thôn, xóm (km) |
Đường ngõ, xóm (km) |
Đường trục chính nội đồng (km) |
Đường vào khu chăn nuôi tập trung (km) |
Đường trục xã (tấn) |
Đường trục thôn xóm (tấn) |
Đường ngõ xóm (tấn) |
Đường trục chính nội đồng (tấn) |
||||||||
I |
Các xã không thuộc 30b |
602,75 |
8,04 |
123,30 |
299,35 |
167,47 |
4,60 |
75.640 |
99,84 |
33.346 |
1.096 |
8.534 |
10.033 |
13.096 |
587 |
44,02 |
1 |
Huyện Kỳ Anh |
100,97 |
3,84 |
19,09 |
72,09 |
4,95 |
1,00 |
12.785 |
16,88 |
4.776 |
523 |
1.321 |
2.416 |
387 |
128 |
6,30 |
2 |
Huyện Cẩm Xuyên |
118,37 |
0,40 |
16,54 |
52,70 |
48,54 |
0,20 |
14.274 |
18,84 |
6.786 |
55 |
1.144 |
1.766 |
3.796 |
26 |
8,96 |
3 |
Thành phố Hà Tĩnh |
17,08 |
|
10,44 |
0,26 |
6,38 |
- |
2.548 |
3,36 |
1.230 |
- |
723 |
9 |
499 |
- |
1,62 |
4 |
Huyện Thạch Hà |
100,50 |
1,00 |
20,77 |
59,87 |
16,06 |
2,80 |
12.629 |
16,67 |
5.194 |
136 |
1.438 |
2.007 |
1.256 |
358 |
6,86 |
5 |
Huyện Can Lộc |
46,00 |
- |
2,00 |
16,00 |
28,00 |
- |
5.262 |
6,95 |
2.864 |
- |
138 |
536 |
2.190 |
- |
3,78 |
6 |
Thị xã Hồng Lĩnh |
2,00 |
- |
- |
- |
2,00 |
- |
223 |
0,29 |
156 |
- |
- |
- |
156 |
- |
0,21 |
7 |
Huyện Nghi Xuân |
45,79 |
0,50 |
7,56 |
25,13 |
12,60 |
- |
5.621 |
7,42 |
2.419 |
68 |
523 |
842 |
985 |
- |
3,19 |
8 |
Huyện Đức Thọ |
30,00 |
- |
8,00 |
5,00 |
17,00 |
- |
3.842 |
5,07 |
2.051 |
- |
554 |
168 |
1.329 |
- |
2,71 |
9 |
Huyện Hương Sơn |
82,04 |
2,30 |
23,10 |
44,00 |
12,64 |
- |
10.773 |
14,22 |
4.376 |
313 |
1.599 |
1.475 |
988 |
- |
5,78 |
10 |
Huyện Lộc Hà |
60,00 |
|
15,80 |
24,30 |
19,30 |
0,60 |
7.682 |
10,14 |
3.494 |
- |
1.094 |
814 |
1.509 |
77 |
4,61 |
II |
Các xã 30b |
140,18 |
0,70 |
24,91 |
86,44 |
24,82 |
3,32 |
17.299 |
22,84 |
12.138 |
116 |
3.448 |
5.794 |
2.356 |
424 |
16,02 |
11 |
Huyện Hương Khê |
111,18 |
0,70 |
18,95 |
74,07 |
14,14 |
3,32 |
13.694 |
18,08 |
9.471 |
116 |
2.623 |
4.965 |
1.343 |
424 |
12,50 |
12 |
Huyện Vũ Quang |
29,00 |
- |
5,96 |
12,37 |
10,68 |
- |
3.605 |
4,76 |
2.668 |
- |
825 |
829 |
1.014 |
- |
3,52 |
III |
TCT KS&TM Hà Tĩnh - CTCP |
5,94 |
|
|
|
5,94 |
- |
664 |
0,88 |
465 |
|
|
|
465 |
|
0,61 |
|
Tổng cộng |
748,87 |
8,74 |
148,21 |
385,78 |
198,22 |
7,92 |
93.603 |
123,56 |
45.949 |
1.211 |
11.982 |
15.827 |
15.917 |
1.011 |
60,65 |
Ghi chú:
- Chủng loại xi măng sử dụng là PCB40;
- Bê tông sử dụng hỗn hợp đá (2x4)cm và (1x2)cm, độ sụt 2÷4 cm;
- Đơn giá xi măng tạm tính là 1.320.000 đồng/tấn; đơn giá cụ thể đề nghị Sở Tài chính tính toán, tham mưu UBND tỉnh quyết định
KIÊN CỐ HÓA KÊNH MƯƠNG NỘI ĐỒNG DO XÃ QUẢN LÝ NĂM 2014
(Kèm theo Quyết định số 637/QĐ-UBND ngày 12/02/2015
của UBND tỉnh Hà Tĩnh)
Thực hiện Nghị quyết số 45/2012/NQ-HĐND ngày 20/12/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua Quy định mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước cho từng nội dung, công việc cụ thể để thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013 - 2015 trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 08/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ; Căn cứ Quyết định số 10/2013/QĐ-UBND ngày 22/02/2013 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước theo từng nội dung công việc cụ thể để thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013 - 2015 trên địa bàn tỉnh; ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh tại Văn bản số 19/HĐND ngày 24/01/2014 về việc điều chỉnh, bổ sung nội dung quy định cơ chế hỗ trợ xi măng làm đường giao thông nông thôn (GTNT) và kênh mương nội đồng (KMNĐ) năm 2014; Quyết định số 632/QĐ-UBND ngày 11/02/2015 của UBND tỉnh về việc quy định cơ chế hỗ trợ xi măng làm đường GTNT và KMNĐ năm 2015 trên địa bàn tỉnh.
Trên cơ sở khối lượng đăng ký kiên cố hóa kênh mương nội đồng do xã quản lý của các huyện, thành phố, thị xã năm 2015; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch kiên cố hóa KMNĐ do xã quản lý năm 2015 theo cơ chế hỗ trợ xi măng, với những nội dung sau:
I. Mục tiêu, phạm vi kế hoạch:
1. Mục tiêu
1.1. Mục tiêu chung:
- Nâng diện tích tưới chủ động, góp phần tăng năng suất cây trồng, giảm thời gian tưới; tiết kiệm nước, điện, tăng diện tích đất canh tác, giảm ngày công nạo vét, tu sửa và tạo cảnh quan môi trường sạch đẹp;
- Từng bước hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, góp phần hoàn thành tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
Năm 2015, tổng chiều dài kênh kiên cố 193km, trong đó:
- Kênh bê tông: 147 km;
- Kênh xây gạch: 46 km.
(Có phụ lục chi tiết các huyện, thành phố kèm theo)
2. Phạm vi áp dụng:
- Thực hiện đối với các xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh (không áp dụng đối với các phường, thị trấn).
- Hệ thống kênh mương do xã quản lý cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp chưa được kiên cố hoặc đã kiên cố nhưng bị hư hỏng cần nâng cấp, sửa chữa, nằm trong Quy hoạch xây dựng nông thôn mới của xã đã được phê duyệt và nằm ngoài các dự án đầu tư xây dựng cơ bản đang được triển khai trên địa bàn (dự án đang chuẩn bị đầu tư, đang thi công).
1. Giải pháp kỹ thuật:
- Trên cơ sở hồ sơ mẫu "thiết kế định hình", căn cứ thực tế địa hình và yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể của tuyến kênh, UBND cấp huyện hướng dẫn UBND xã lựa chọn quy mô, kết cấu và độ dốc thủy lực tuyến kênh phù hợp, không lãng phí, đảm bảo nhiệm vụ tưới tiêu. Ưu tiên tập trung đầu tư các tuyến kênh tưới cho lúa, màu, cấp nước cho các khu sản xuất tập trung chuyên canh cao, vùng đã thực hiện xong chuyển đổi ruộng đất, vùng đã quy hoạch cánh đồng mẫu lớn, các tuyến kênh có địa chất yếu, thấm nước lớn; tuyến kênh đi qua khu dân cư, kênh có bờ kết hợp giao thông nội đồng, kênh cắt qua công trình hạ tầng khác, kênh tưới có kết hợp cung cấp nước sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản.
- Tùy theo quy mô mặt cắt kênh đã chọn để lựa chọn kết cấu kênh phù hợp nhằm đảm bảo an toàn, bền vững công trình và tận dụng được tối đa vật liệu địa phương. Việc lựa chọn kết cấu kênh cần lưu ý:
+ Đối với những tuyến kênh đi qua nền địa chất xấu, độ dốc kênh lớn, tuyến kênh có mặt cắt ngang (bxh) từ (60x60)cm trở lên, hoặc những tuyến kênh chạy sát với đường giao thông cơ giới nên lựa chọn hình thức kênh bê tông cốt thép, có bố trí giằng ngang nhằm đảm bảo ổn định lâu dài;
+ Trong quá trình thực hiện kiên cố hóa kênh mương sử dụng hồ sơ “thiết kế định hình” để áp dụng với loại kích thước và kết cấu khác hoặc sử dụng các hạng mục không có trong thiết kế định hình, cần có tính toán cụ thể khối lượng xi măng trước khi tổ chức thực hiện.
- Đảm bảo nâng diện tích tưới chủ động, góp phần tăng năng suất cây trồng, giảm thời gian tưới; tiết kiệm nước, điện, tăng diện tích đất canh tác, giảm ngày công nạo vét, tu sửa và tạo cảnh quan môi trường sạch đẹp;
2. Cơ chế chính sách:
2.1. Về nguồn vốn và mức hỗ trợ
a. Ngân sách các cấp hỗ trợ xi măng cho kiên cố hóa kênh mương với mức hỗ trợ theo Quyết định số 632/QĐ-UBND ngày 11/02/2015 của UBND tỉnh.
b. Ngân sách huyện, xã hỗ trợ để mua phần xi măng còn thiếu, các loại vật liệu chủ yếu khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tại quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 08/6/2012 từ Chương trình nông thôn mới đảm bảo theo đúng Nghị quyết số 114/2014/NQ-HĐND ngày 20/12/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
c. Phần kinh phí còn lại huy động từ nguồn đóng góp tự nguyện của nhân dân và các nguồn hợp pháp khác (ngày công lao động, thiết bị máy móc thi công, vật liệu.,.).
2.2. Điều kiện để được hỗ trợ ngân sách cấp tỉnh
- UBND huyện, thành phố, thị xã phải có Quyết định giao chỉ tiêu xây dựng kiên cố hóa kênh mương năm 2015 cho từng xã (ghi rõ khẩu diện, kết cấu kênh: bê tông, gạch xây), trong đó cam kết bố trí đủ phần hỗ trợ từ ngân sách cấp huyện, ngân sách xã và huy động đủ các nguồn lực hợp pháp khác (bằng tiền, vật tư, vật liệu, ngày công lao động...) để thực hiện kế hoạch đã đăng ký.
- Tuyệt đối không được cung ứng xi măng xuống xã khi chưa đủ điều kiện thi công để tránh tình trạng xi măng tồn dư, hư hỏng, thất thoát.
- Lập hồ sơ, xây dựng công trình đảm bảo quy mô và giải pháp kỹ thuật quy định, nhưng phải nằm trong quy hoạch nông thôn mới đã được phê duyệt.
- Phải có tổ chức giám sát cộng đồng.
2.3. Kinh phí hỗ trợ bằng xi măng của các cấp cho năm 2015
Tổng khối lượng xi măng cần thiết để xây dựng là 13.970 tấn, tương đương 18,4 tỷ đồng (với giá xi măng tạm tính là 1.320.000 đồng/tấn), chủng loại xi măng sử dụng là PCB40; trong đó tỉnh hỗ trợ 9.998 tấn tương đương 13,2 tỷ đồng, huyện hỗ trợ 3.273 tấn tương đương 4,3 tỷ đồng, xã hỗ trợ 699 tấn, tương đương 0,92 tỷ đồng.
(Có phụ lục chi tiết kèm theo)
2.4. Hỗ trợ kinh phí chỉ đạo, quản lý: Thực hiện theo quy định tại Quyết định số 632/QĐ-UBND ngày 11/02/2015 của UBND tỉnh.
3. Giải pháp huy động vốn
3.1. Nguồn hỗ trợ của các cấp:
- Ngân sách tỉnh: Được trích từ nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi, nguồn ngân sách TW hỗ trợ đất trồng lúa năm 2015.
- Nguồn ngân sách huyện, xã: Các cấp căn cứ vào nguồn lực hỗ trợ của địa phương và khả năng đóng góp của nhân dân để cân đối kế hoạch xây dựng đã đăng ký.
3.2. Nguồn vốn đóng góp của nhân dân:
Tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương, có các hình thức huy động phù hợp như: Đóng góp bằng ngày công lao động; đóng góp bằng tiền, vật tư; vận động nhân dân hiến đất và không bồi thường về cây cối, hoa màu. Việc đóng góp phải đảm bảo nguyên tắc công bằng, công khai, có miễn giảm cho các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách khó khăn.
3.3. Huy động từ cộng đồng, đóng góp tự nguyện và tài trợ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cũng như các nguồn tài chính hợp pháp khác.
3.4. Khi huyện, xã huy động đủ nguồn lực (bao gồm cả phần đóng góp của người dân) để thực hiện, khi đó UBND tỉnh mới cấp hỗ trợ xi măng.
4. Quy trình thực hiện đầu tư
4.1. Cấp quyết định đầu tư:
UBND xã là cấp quyết định đầu tư, phê duyệt Dự toán công trình. Dự toán được lập theo hướng đơn giản hóa, trên cơ sở mẫu hồ sơ dự toán kèm theo Quyết định số 20/2014/QĐ-UBND ngày 28/4/2014 của UBND tỉnh, hướng dẫn của Sở Xây dựng và mẫu thiết kế định hình đã được Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành.
4.2. Chủ đầu tư và Ban QLDA:
- Chủ đầu tư là UBND xã.
- Ban quản lý xây dựng nông thôn mới hoặc Ban quản lý công trình (sau đây gọi tắt là Ban quản lý xã) do UBND cấp xã quyết định thành lập. Ban quản lý phải có sự tham gia của đại diện một số ban, ngành, đoàn thể cấp xã; trưởng thôn, xóm, đại diện tiêu biểu của nhân dân trong thôn, xóm; Phó Chủ tịch UBND cấp xã làm Trưởng Ban.
- Nơi nào cộng đồng dân cư có đủ năng lực và điều kiện thì UBND cấp xã thành lập Ban phát triển thôn, xóm (sau đây gọi tắt là Ban phát triển thôn) để làm Ban QLDA. Ban phát triển thôn có sự tham gia của đại diện đoàn thể chính trị ở thôn; trưởng thôn và đại diện tiêu biểu của nhân dân trong thôn, xóm, Trưởng Ban là người có uy tín, trách nhiệm và năng lực tổ chức triển khai do cộng đồng thôn, xóm trực tiếp bầu và Chủ tịch UBND cấp xã quyết định công nhận.
4.3. Chuẩn bị đầu tư:
- UBND xã tổ chức tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách đầu tư của tỉnh, tổ chức họp dân; công bố mức hỗ trợ của Nhà nước và mức đóng góp của nhân dân trong khu vực. Nếu đạt được thỏa thuận (có biên bản cam kết), UBND cấp xã tổng hợp, lập kế hoạch trình UBND cấp huyện để được xem xét, cân đối, bố trí vốn kế hoạch theo thứ tự ưu tiên.
- Căn cứ kế hoạch vốn được giao, Ban quản lý xã cử cán bộ chuyên môn phối hợp với thôn, Ban phát triển thôn tiến hành lập Dự toán trên cơ sở mẫu hồ sơ dự toán kèm theo Quyết định số 20/2014/QĐ-UBND ngày 28/4/2014 của UBND tỉnh, hướng dẫn của Sở Xây dựng và thiết kế mẫu định hình đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được phê duyệt.
- Ban phát triển thôn hoàn thiện dự toán trình UBND xã thẩm định và phê duyệt.
4.4. Thực hiện đầu tư xây dựng:
- Thi công công trình: Giao cho cộng đồng dân cư hưởng lợi trực tiếp từ công trình tự tổ chức thực hiện. Trường hợp cộng đồng dân cư không có khả năng hoặc điều kiện thực hiện thì xem xét lựa chọn nhóm thợ hoặc cá nhân trong xã, thôn, xóm có đủ năng lực để thực hiện nhưng phải được sự thống nhất của cộng đồng dân cư, không được thuê, hợp đồng với các nhà thầu để thi công.
- Thực hiện giám sát cộng đồng trong quá trình đầu tư xây dựng: UBND xã thành lập Ban Giám sát cộng đồng do Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã làm Trưởng ban với sự tham gia của đại diện HĐND, các tổ chức đoàn thể, đại diện cộng đồng dân cư hưởng lợi. Ban giám sát cộng đồng thực hiện công việc theo quy định tại Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng và Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-KH&ĐT-UBTƯMTTQVN-TC ngày 04/12/2006 của liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài Chính, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thực hiện Quyết định này. Trường hợp Ban Phát triển thôn làm chủ đầu tư, Ban giám sát cộng đồng gồm: Trưởng thôn, xóm, đại diện mặt trận, các đoàn thể, đại diện cộng đồng dân cư.
- Nghiệm thu, bàn giao công trình: Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu công trình hoàn thành, thành phần nghiệm thu gồm: Ban quản lý xã, Ban phát triển thôn và Ban Giám sát cộng đồng.
- Thanh toán, quyết toán công trình hoàn thành: Chủ đầu tư lập hồ sơ thanh toán, quyết toán căn cứ vào Dự toán được duyệt, biên bản nghiệm thu theo mẫu hướng dẫn của Sở Xây dựng, hóa đơn mua vật liệu, hợp đồng xây dựng (đối với trường hợp thuê các nhóm thợ, cá nhân, thuê máy móc thiết bị). Để đảm đảm bảo tính minh bạch và dân chủ khi quyết toán cần phải có biên bản họp báo cáo công khai kinh phí thực hiện công trình cho nhân dân nghe và xác nhận (trước khi họp nhân dân thì chủ đầu tư phải báo cáo chi phí thu, chi gửi trước cho nhân dân, tổ chức xã hội xem trước tối thiểu 3 ngày để kiểm tra, giám sát và có ý kiến).
4.5. Thanh toán:
- UBND tỉnh ủy quyền cho Sở Tài chính thực hiện việc ký hợp đồng nguyên tắc, thanh toán, quyết toán chi phí với đơn vị cung ứng xi măng.
- UBND các huyện, thành phố, thị xã liên hệ với nhà cung ứng để cung cấp xi măng cho các xã theo kế hoạch xây dựng (để thuận tiện cần đề nghị cung cấp qua đại lý hoặc có đại diện của nhà cung ứng xi măng trên địa bàn tỉnh);
- UBND xã (Chủ đầu tư) là đơn vị chịu trách nhiệm quyết toán công trình.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Là cơ quan thường trực; kiện toàn, thành lập Ban chỉ đạo (Tổ công tác) có trách nhiệm chủ động phối hợp với UBND huyện và các ngành liên quan tổ chức thực hiện kịp thời, hiệu quả;
- Hướng dẫn địa phương trong việc sử dụng hồ sơ mẫu thiết kế định hình đã được ban hành, công tác quản lý chất lượng, bảo trì công trình. Kiểm tra, đôn đốc và tổng hợp kết quả thực hiện theo định kỳ và cuối năm báo cáo UBND tỉnh.
- Thành lập các tổ công tác, xây dựng kế hoạch định kỳ hàng tháng, hàng quý kiểm tra, đánh giá kết quả triển khai của các địa phương; trong đó chú trọng kiểm tra khối lượng thực hiện, chất lượng vật tư, biện pháp tổ chức thi công, chất lượng công trình, đánh giá có phù hợp với các tiêu chí nông thôn mới, kịp thời cảnh báo, nhắc nhở, hướng dẫn các địa phương thực hiện đảm bảo đúng quy định; nếu phát hiện sử dụng xi măng sai mục đích, sai đối tượng, thi công công trình không đảm bảo chất lượng phải đình chỉ và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm; dự kiến kế hoạch như sau:
+ Quý I: Tổ chức tập huấn về kỹ thuật thi công, bảo trì đường KMNĐ cho các địa phương;
+ Quý II: Tổ chức kiểm tra kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm; đôn đốc các địa phương thực hiện 6 tháng cuối năm;
+ Quý III: Tổ chức kiểm tra chất lượng công trình, trong đó Chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng thực hiện khoan kiểm tra, lấy mẫu thí nghiệm để đánh giá.
+ Quý IV: Tổ chức kiểm tra kết quả hoàn thành của các địa phương.
- Kịp thời kiểm tra, xử lý, giải thích, hướng dẫn, trả lời các đề xuất, kiến nghị của các địa phương.
- Lập dự toán kinh phí tổ chức tập huấn, kiểm tra khối lượng, chất lượng thực hiện của các xã trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt đúng quy định.
- Hàng tuần, hàng tháng, đột xuất, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện của các địa phương về UBND tỉnh (vào trước 10h ngày thứ 6 của tuần).
2. Sở Tài chính
- Ký hợp đồng nguyên tắc với đơn vị cung ứng xi măng (theo Quyết định của UBND tỉnh) với các nội dung: Giá cả (phải xem xét, phân tích, tính toán kỹ các yếu tố đầu vào, nhất là giá nhiên liệu khi tính giá bán, phải đảm bảo nguyên tắc giảm giá phù hợp xu hướng giảm giá nhiên liệu và phải với thấp hơn giá năm 2014), phương thức thanh toán, cách thức vận chuyển, giao nhận (khi ký hợp đồng cung ứng xi măng phải quy định rõ trách nhiệm của đơn vị cung ứng là bố trí xe có tải trọng phù hợp với tuyến đường để vận chuyển xi măng đến trung tâm các thôn, xóm của địa phương, kế hoạch cung ứng và các nội dung khác liên quan; trực tiếp thanh toán, quyết toán với nhà cung ứng; ban hành mẫu hợp đồng để các địa phương ký hợp đồng mua xi măng với đơn vị cung ứng.
- Chủ trì phối hợp với Kho bạc Nhà nước hướng dẫn địa phương (các đơn vị sử dụng xi măng) về phương thức và thủ tục thanh toán theo hướng cung cấp có kiểm soát khối lượng xi măng đảm bảo thuận tiện, kịp thời và đầy đủ.
- Hướng dẫn thủ tục thanh toán, quyết toán đối với công trình thực hiện theo phương thức “Nhân dân làm công trình - Nhà nước hỗ trợ vật tư”.
- Kiểm tra, tham mưu UBND tỉnh bố trí hỗ trợ kinh phí cho các Sở, ngành liên quan hoạt động, kiểm tra, giám sát.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, các Sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí kế hoạch vốn bảo đảm hoàn thành mục tiêu kế hoạch đề ra.
4. Sở Xây dựng
- Chủ động kiểm tra chất lượng xi măng do đơn vị cung ứng cung cấp cho các địa phương; hướng dẫn các địa phương lập biên bản giao nhận xi măng có số lô, ngày sản xuất và định kỳ lấy mẫu xi măng để thí nghiệm, đánh giá chất lượng.
- Hướng dẫn các địa phương về sử dụng vật liệu đưa vào xây dựng (kể cả vật liệu địa phương: cát, đá, sỏi, gạch ...) để giảm kinh phí đầu tư nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình, công tác nghiệm thu chất lượng vật liệu xây dựng; mẫu hợp đồng trong hoạt động xây dựng với phương thức “nhân dân làm công trình - nhà nước hỗ trợ” (kể cả mẫu hợp đồng thuê các nhóm thợ, cá nhân, thuê máy móc, thiết bị), mẫu biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình.
- Hàng tháng, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện, chất lượng vật tư, chất lượng công trình (khoan kiểm tra, lấy mẫu thí nghiệm,...) của các địa phương; kịp thời cảnh báo, nhắc nhở, hướng dẫn, yêu cầu các địa phương cam kết thực hiện đảm bảo đúng quy định; nếu phát hiện sai phạm phải đình chỉ và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.
- Kiểm tra, soát xét, điều chỉnh văn bản hướng dẫn về trình tự, thủ tục hồ sơ đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng theo cơ chế hỗ trợ của UBND tỉnh nhằm giải quyết các tồn tại, vướng mắc để các địa phương tổ chức thực hiện.
5. UBND cấp huyện
- Thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo do Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng Ban, là đầu mối lập kế hoạch về nhu cầu, số lượng, thời gian cung ứng xi măng cho các xã theo kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt; chủ động bố trí đủ nguồn vốn hỗ trợ các địa phương. Thành lập tổ công tác, phân công cán bộ phụ trách theo dõi từng xã để nắm thông tin, chỉ đạo kịp thời đặc biệt là công tác quản lý chất lượng và sự minh bạch, dân chủ trong việc đóng góp của nhân dân; giúp UBND xã khâu nối, điều phối đưa xi măng về cơ sở theo yêu cầu, kịp tiến độ xây dựng, giảm thiểu kinh phí giao dịch của cơ sở.
- Huy động, thu hút, kêu gọi đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn theo đúng quy hoạch nông thôn mới.
- Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn hướng dẫn các xã lập Dự toán trên cơ sở mẫu hồ sơ dự toán kèm theo Quyết định số 20/2014/QĐ-UBND ngày 28/4/2014 của UBND tỉnh, hướng dẫn của Sở Xây dựng và mẫu thiết kế định hình đã được Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành; hướng dẫn tổ chức thực hiện, hướng dẫn việc sử dụng vật liệu địa phương cho phù hợp, giám sát chất lượng thi công.
- Cân đối nguồn vốn hỗ trợ của các cấp huyện xã và nguồn huy động đóng góp thực hiện đúng, đủ kế hoạch đã đăng ký với UBND tỉnh.
- Kiểm tra, đôn đốc các xã tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình; định kỳ, đột xuất tổng hợp báo cáo theo yêu cầu của Sở chuyên ngành, tổ chức sơ kết, tổng kết để rút kinh nghiệm.
6. Ủy ban nhân dân xã
- Thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo xã để tổ chức thực hiện; trực tiếp ký hợp đồng cung ứng xi măng cho dân theo Quyết định của UBND tỉnh, hướng dẫn của Sở Tài chính và trực tiếp nhận xi măng tại địa bàn xã đảm bảo chất lượng và thời gian quy định; phân phối xi măng cho các xóm để thực hiện kế hoạch kiên cố hóa kênh mương.
- Chỉ đạo Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới tổ chức họp dân thông báo kế hoạch kiên cố hóa kênh mương đã được UBND tỉnh phê duyệt, công bố mức hỗ trợ của nhà nước, mức đóng góp của nhân dân để nhân dân biết, bàn bạc thống nhất tổ chức thực hiện một cách dân chủ; đồng thời chịu trách nhiệm giải phóng mặt bằng sạch (không bồi thường, hỗ trợ), tạo thuận lợi cho việc triển khai thực hiện một cách tốt nhất.
- Thẩm định và phê duyệt Dự toán các công trình thực hiện trên cơ sở mẫu báo cáo thẩm định và mẫu quyết định phê duyệt kèm theo Quyết định số 20/2014/QĐ-UBND ngày 28/4/2014 của UBND tỉnh, hướng dẫn của Sở Xây dựng và mẫu thiết kế định hình đã được Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành, phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được phê duyệt.
- Thành lập Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng cấp xã theo quy định tại Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ vệ việc ban hành quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng, Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-KH&ĐT-UBTƯMTTQVN-TC ngày 04/12/2006 của liên bộ Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Ban thường trực Ủy ban hướng dẫn thực hiện Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ.
- Sử dụng nguồn vốn, vật tư được hỗ trợ; nguồn vốn, vật tư huy động của dân và các nguồn vốn hợp pháp khác đảm bảo hiệu quả, đúng mục đích; công khai kế hoạch, dự toán kinh phí, vật tư được hỗ trợ để nhân dân và Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng biết thực hiện và giám sát.
7. Các Công ty TNHH một thành viên thủy lợi
Phối hợp với các địa phương điều tiết nước hợp lý để vừa đảm bảo thi công công trình nhưng không ảnh hưởng đến thời vụ sản xuất; hướng dẫn, giúp đỡ các địa phương công tác kỹ thuật kiên cố hóa kênh trong hệ thống thủy lợi do Công ty quản lý để phát huy hiệu quả công trình.
8. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hà Tĩnh
Tổ chức tuyên truyền thường xuyên, sâu rộng về Kế hoạch này, phản ánh kịp thời kết quả thực hiện của các địa phương, kịp thời nêu gương các điển hình của các địa phương, đơn vị trong triển khai thực hiện kế hoạch; đồng thời nêu các tồn tại, hạn chế để có sự chỉ đạo kịp thời.
9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, các tổ chức đoàn thể trong hệ thống chính trị tích cực phối hợp với các địa phương để tổ chức tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện Kế hoạch này./.
KIÊN CỐ HÓA KÊNH MƯƠNG NỘI ĐỒNG DO XÃ QUẢN LÝ NĂM 2015
(Kèm theo Quyết định số: 637/QĐ-UBND ngày
12/02/2015 của UBND tỉnh Hà Tĩnh)
TT |
Địa phương |
Tổng chiều dài (km) |
Trong đó |
KL xi măng (tấn) |
Kinh phí xi măng (triệu đồng) |
Ghi chú |
|
Kênh bê tông (km) |
Kênh gạch xây (km) |
||||||
|
TỔNG |
193 |
147 |
46 |
13.970 |
18.441 |
|
1 |
Kỳ Anh |
32,6 |
25,8 |
6,9 |
2.064 |
2.724 |
|
2 |
Cẩm Xuyên |
38,8 |
33,8 |
5,0 |
2.605 |
3.439 |
|
3 |
TP Hà Tĩnh |
3,7 |
3,7 |
|
357 |
471 |
|
4 |
Thạch Hà |
26,6 |
26,6 |
|
1.878 |
2.479 |
|
5 |
Can Lộc |
26,0 |
10,0 |
16,0 |
2.210 |
2.917 |
|
6 |
Nghi Xuân |
9,3 |
7,7 |
1,7 |
798 |
1.054 |
|
7 |
Đức Thọ |
11,1 |
2,1 |
9,0 |
765 |
1.010 |
|
8 |
Hương Sơn |
10,6 |
10,6 |
|
636 |
840 |
|
9 |
Lộc Hà |
10,0 |
2,7 |
7,3 |
1.196 |
1.579 |
|
10 |
Hương Khê |
14,4 |
14,4 |
|
827 |
1.092 |
|
11 |
Vũ Quang |
10,0 |
10,0 |
|
634 |
837 |
|
CƠ CẤU PHÂN BỐ VỐN HỖ TRỢ XI MĂNG KIÊN CỐ HÓA KÊNH MƯƠNG NỘI ĐỒNG DO XÃ
QUẢN LÝ NĂM 2015
(Kèm theo Quyết định số: 637/QĐ-UBND ngày
12/02/2015 của UBND tỉnh Hà Tĩnh)
TT |
Địa phương |
Chiều dài kênh (km) |
Khối lượng xi măng (tấn) |
Kinh phí thực hiện (triệu đồng) |
Ghi chú |
||||||
Tổng |
Trong đó |
Tổng |
Trong đó |
||||||||
NS tỉnh |
NS huyện |
NS xã |
NS tỉnh |
NS huyện |
NS xã |
||||||
|
TỔNG |
193 |
13.970 |
9.998 |
3.273 |
699 |
18.441 |
13.198 |
4.321 |
922 |
|
I |
Các địa phương thuộc CT 30b |
24,4 |
1.461 |
1.242 |
146 |
73 |
1.929 |
1.639 |
193 |
96 |
|
1 |
Hương Khê |
14,35 |
827 |
703 |
83 |
41 |
1.092 |
928 |
109 |
55 |
|
2 |
Vũ Quang |
10 |
634 |
539 |
63 |
32 |
837 |
711 |
84 |
42 |
|
II |
Các địa phương khác |
168,7 |
12.509 |
8.756 |
3.127 |
625 |
16.512 |
11.559 |
4.128 |
826 |
|
1 |
Kỳ Anh |
32,62 |
2.064 |
1.445 |
516 |
103 |
2.724 |
1.907 |
681 |
136 |
|
2 |
Cẩm Xuyên |
38,80 |
2.605 |
1.824 |
651 |
130 |
3.439 |
2.407 |
860 |
172 |
|
3 |
TP Hà Tĩnh |
3,70 |
357 |
250 |
89 |
18 |
471 |
330 |
118 |
24 |
|
4 |
Thạch Hà |
26,60 |
1.878 |
1.315 |
470 |
94 |
2.479 |
1.735 |
620 |
124 |
|
5 |
Can Lộc |
26,00 |
2.210 |
1.547 |
553 |
111 |
2.917 |
2.042 |
729 |
146 |
|
6 |
Nghi Xuân |
9,33 |
798 |
559 |
200 |
40 |
1.054 |
738 |
263 |
53 |
|
7 |
Đức Thọ |
11,14 |
765 |
536 |
191 |
38 |
1.010 |
707 |
252 |
50 |
|
8 |
Hương Sơn |
10,55 |
636 |
445 |
159 |
32 |
840 |
588 |
210 |
42 |
|
9 |
Lộc Hà |
10,00 |
1.196 |
837 |
299 |
60 |
1.579 |
1.105 |
395 |
79 |
|