Quyết định 634/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch xử lý cấp bách chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2016
Số hiệu | 634/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 28/04/2014 |
Ngày có hiệu lực | 28/04/2014 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh An Giang |
Người ký | Vương Bình Thạnh |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 634/QĐ-UBND |
An Giang, ngày 28 tháng 4 năm 2014 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) và Kế hoạch số 62-KH/TU ngày 26 tháng 8 năm 2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
Căn cứ Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 1566/QĐ-UBND ngày 25 tháng 8 năm 2010 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh An Giang đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định 1456/QĐ-UBND ngày 25 tháng 8 năm 2011 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2020 định hướng 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 20a/TTr-STNMT ngày 28 tháng 02 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch xử lý cấp bách chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2016.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình Bảo vệ Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố, chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
CHỦ TỊCH |
XỬ LÝ CẤP BÁCH CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG ĐẾN
NĂM 2016
(Ban hành kèm theo Quyết định số 634/QĐ-UBND ngày 28 tháng 4 năm 2014 của Ủy
ban nhân dân tỉnh An Giang)
An Giang là một trong các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long, với lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội, An Giang là đầu mối quan trọng trong quan hệ liên vùng giữa Đồng bằng sông Cửu Long - thành phố Cần Thơ và Campuchia. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển kinh tế - xã hội, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa thì lượng nước thải, chất thải rắn phát sinh ngày càng gia tăng và chất lượng môi trường trở nên suy giảm nếu như không có biện pháp quản lý và xử lý hiệu quả.
Nhận thức được tầm quan trọng và các thách thức trên, đồng thời thực hiện thắng lợi Nghị Quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) và Kế hoạch số 62-KH/TU ngày 26 tháng 8 năm 2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Trong đó, mục tiêu đề ra đến năm 2015, tập trung khắc phục ô nhiễm, cải thiện vệ sinh môi trường nông thôn, làng nghề, cơ bản hoàn thành bộ chỉ tiêu về môi trường trong tiêu chí xây dựng nông thôn mới; khắc phục, xử lý các khu, điểm ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là các bãi rác, đoạn sông, kênh, rạch, làng nghề ô nhiễm.
Hiện nay, các bãi rác tại 11 huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh đang trong tình trạng quá tải, không được xử lý theo quy định, đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Trong số đó có 09 bãi rác thuộc Danh mục các khu điểm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải xử lý triệt để theo quyết định của Chính phủ.
Từ thực trạng trên, nhằm đẩy nhanh việc xử lý triệt để các bãi rác ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và xử lý chất thải rắn sinh hoạt của tỉnh theo kế hoạch đề ra của Đảng bộ tỉnh An Giang, UBND tỉnh An Giang xây dựng Kế hoạch xử lý cấp bách chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh đến năm 2016, cụ thể như sau:
- Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) và Kế hoạch số 62-KH/TU ngày 26 tháng 8 năm 2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
- Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 634/QĐ-UBND |
An Giang, ngày 28 tháng 4 năm 2014 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) và Kế hoạch số 62-KH/TU ngày 26 tháng 8 năm 2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
Căn cứ Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 1566/QĐ-UBND ngày 25 tháng 8 năm 2010 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh An Giang đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định 1456/QĐ-UBND ngày 25 tháng 8 năm 2011 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2020 định hướng 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 20a/TTr-STNMT ngày 28 tháng 02 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch xử lý cấp bách chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2016.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình Bảo vệ Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố, chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
CHỦ TỊCH |
XỬ LÝ CẤP BÁCH CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG ĐẾN
NĂM 2016
(Ban hành kèm theo Quyết định số 634/QĐ-UBND ngày 28 tháng 4 năm 2014 của Ủy
ban nhân dân tỉnh An Giang)
An Giang là một trong các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long, với lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội, An Giang là đầu mối quan trọng trong quan hệ liên vùng giữa Đồng bằng sông Cửu Long - thành phố Cần Thơ và Campuchia. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển kinh tế - xã hội, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa thì lượng nước thải, chất thải rắn phát sinh ngày càng gia tăng và chất lượng môi trường trở nên suy giảm nếu như không có biện pháp quản lý và xử lý hiệu quả.
Nhận thức được tầm quan trọng và các thách thức trên, đồng thời thực hiện thắng lợi Nghị Quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) và Kế hoạch số 62-KH/TU ngày 26 tháng 8 năm 2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Trong đó, mục tiêu đề ra đến năm 2015, tập trung khắc phục ô nhiễm, cải thiện vệ sinh môi trường nông thôn, làng nghề, cơ bản hoàn thành bộ chỉ tiêu về môi trường trong tiêu chí xây dựng nông thôn mới; khắc phục, xử lý các khu, điểm ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là các bãi rác, đoạn sông, kênh, rạch, làng nghề ô nhiễm.
Hiện nay, các bãi rác tại 11 huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh đang trong tình trạng quá tải, không được xử lý theo quy định, đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Trong số đó có 09 bãi rác thuộc Danh mục các khu điểm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải xử lý triệt để theo quyết định của Chính phủ.
Từ thực trạng trên, nhằm đẩy nhanh việc xử lý triệt để các bãi rác ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và xử lý chất thải rắn sinh hoạt của tỉnh theo kế hoạch đề ra của Đảng bộ tỉnh An Giang, UBND tỉnh An Giang xây dựng Kế hoạch xử lý cấp bách chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh đến năm 2016, cụ thể như sau:
- Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) và Kế hoạch số 62-KH/TU ngày 26 tháng 8 năm 2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
- Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.
- Quyết định số 1566/QĐ-UBND ngày 25 tháng 8 năm 2010 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh An Giang đến năm 2020.
- Quyết định 1456/QĐ-UBND ngày 25 tháng 8 năm 2011 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2020 định hướng 2030.
II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ QUY HOẠCH CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
1. Thực trạng quản lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh:
Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh An Giang trung bình khoảng 1.305 tấn/ngày trong đó lượng chất thải rắn sinh hoạt ở khu vực đô thị hiện nay phát sinh khoảng 478 tấn/ngày chiếm 37% và ở khu vực nông thôn 827 tấn/ngày chiếm 63%. Khối lượng được thu gom là 780 tấn/ngày (chiếm 60% tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh), lượng chất thải rắn tự xử lý 325 tấn/ngày (chiếm 25% tổng khối lượng rắn sinh hoạt sinh), còn lại chưa được thu gom 195 tấn/ngày (chiếm 15% tổng khối lượng rắn sinh hoạt sinh). Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên toàn địa bàn tỉnh An Giang trung bình hằng năm tăng 1,077 %. Chất thải rắn sinh hoạt thải ra môi trường từ các nguồn chủ yếu sau: nhà ở của dân, cơ quan, trường học, các khu dịch vụ, chợ, du lịch, đường phố, công viên, bến xe, …
Chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh do các đơn vị dịch vụ công và ban công trình công cộng hoặc trung tâm hạ tầng kỹ thuật trực thuộc UBND các huyện, thị, thành phố quản lý. Tuy nhiên, hiện nay các phương tiện thu gom xuống cấp hoặc trang bị chưa đầy đủ, nhân lực chưa đảm bảo về số lượng và chất lượng. Do đó hiệu suất thu gom không đáp ứng đủ cho công tác thu gom chất thải sinh hoạt hiện nay.
Công tác thu phí vệ sinh hiện nay trên địa bàn tỉnh áp dụng theo Quyết định số 32/2013/QĐ-UBND ngày 30 tháng 8 năm 2013 của UBND tỉnh An Giang về mức thu, chế độ thu, nộp phí vệ sinh trên địa bàn tỉnh An Giang. Tuy nhiên, hiện nay do hạ tầng thu gom yếu và thiếu, công tác tuyên truyền chưa sâu rộng, nên công tác thu phí vệ sinh chưa được thực hiện nghiêm, một số hộ chưa có ý thức chấp hành việc đóng phí theo quy định. Dẫn đến thu không đủ bù chi và hàng năm ngân sách phải chi hỗ trợ.
Toàn tỉnh có 11 bãi rác chính và một số bãi rác nhỏ nằm rãi rác ở 11 huyện, thị, thành phố. Cách xử lý trong nhiều năm qua: Lượng chất thải rắn sinh hoạt thu gom được vận chuyển đến các bãi chôn lấp và đổ đống hoặc chứa trong các hố rác, rãi vôi, phun thuốc diệt côn trùng hoặc chế phẩm EM và đốt (vào mùa nắng), nước thải từ chất thải rắn sinh hoạt chưa được thu gom và xử lý, mùi hôi phát sinh từ các bãi chứa chất thải rắn sinh hoạt chưa có biện pháp khống chế, gây ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước, nhất là vào mùa mưa lũ. Các bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hiện nay của các địa phương chưa đạt yêu cầu kỹ thuật và quy trình vận hành, không đảm bảo yêu cầu về vệ sinh môi trường. Toàn bộ các bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh là bãi lộ thiên, xây dựng không đúng quy trình kỹ thuật.
Chính vì vậy, vấn đề quá tải và gây ô nhiễm nghiêm trọng (mùi hôi, nước rỉ rác,…) phát sinh là không tránh khỏi. Hiện nay hầu hết các bãi rác này đều gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, cụ thể:
- 02 bãi rác Bình Đức (TP. Long Xuyên) và bãi rác Kênh T4 (thành phố Châu Đốc) thuộc danh mục gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải xử lý triệt để theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ.
- 07 bãi rác: Bãi rác huyện Châu Phú (thị trấn Cái Dầu), Thoại Sơn (ấp Tây Sơn, thị trấn Núi Sập), Phú Tân (ấp Phú Thượng II, thị trấn Phú Mỹ), An Phú (ấp 4, thị trấn An Phú), Long Bình (thị trấn Long Bình, huyện An Phú), Chợ Mới (thị trấn Chợ Mới), và thị xã Tân Châu thuộc danh mục gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần xử lý triệt để theo Quyết định số 1788/2013/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1942/QĐ-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2011 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt danh mục các cơ sở điểm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần phải xử lý trên địa bàn tỉnh An Giang. Trong đó, hiện bãi rác Long Bình đã được xử lý dứt điểm ô nhiễm và do hiện trạng thực tế bãi rác thị trấn Mỹ Luông đang quá tải, gây ô nhiễm nghiêm trọng nên UBND tỉnh đã có chủ trương giao Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn UBND huyện Chợ Mới bổ sung bãi rác thị trấn Mỹ Luông vào danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
2. Công tác triển khai quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh An Giang
Theo lộ trình thực hiện Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2020, tầm nhìn 2030 được phê duyệt tại Quyết định 1456/QĐ-UBND ngày 25 tháng 8 năm 2011 của UBND tỉnh An Giang. Đến năm 2015 phải đạt các mục tiêu như sau:
- Tập trung đầu tư xây dựng giai đoạn 1 cho các khu liên hợp xử lý chất thải rắn tỉnh An Giang tại xã Bình Hòa, huyện Châu Thành; khu xử lý chất thải rắn Phú Thạnh tại xã Phú Thạnh, huyện Phú Tân; khu xử lý rác tại Kênh 10, thành phố Châu Đốc; khu xử lý chất thải rắn xã Mỹ Phú, huyện Châu Phú; khu xử lý chất thải rắn xã Thoại Giang, huyện Thoại Sơn; khu xử lý chất thải rắn xã Lê Trì, huyện Tri Tôn; khu xử lý chất thải rắn thị trấn Mỹ Luông, huyện Chợ Mới.
- Xây dựng các khu xử lý rác quy mô nhỏ cấp xã/cụm xã.
- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác quản lý chất thải rắn; Nâng cao năng lực thu gom, vận chuyển chất thải rắn; Đầu tư xây dựng hệ thống quản lý chất thải rắn y tế.
Đến nay, công tác triển khai thực hiện quy hoạch theo lộ trình đề ra rất chậm, đặc biệt đối với công tác đầu tư xây dựng các khu xử lý rác. Hiện chỉ mới thực hiện đầu tư hoàn chỉnh 01 khu xử lý rác tại Kênh 10, thành phố Châu Đốc; khu xử lý rác Phú Thạnh - huyện Phú Tân và khu xử lý rác Bình Hòa - huyện Châu Thành đã giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất; các khu xử lý còn lại chưa triển khai thực hiện. Việc triển khai chậm tiến độ của các dự án trên đã gây khó khăn trong công tác kêu gọi nhà đầu tư lĩnh vực xử lý chất thải rắn, đồng thời làm gia tăng ô nhiễm nghiêm trọng đối với các bãi rác hiện hữu.
Riêng đối với các khu xử lý rác quy mô nhỏ cấp xã/cụm xã, đến nay đã triển khai xây dựng 08 mô hình ủ phân compost cho khu vực nông thôn các huyện: Chợ Mới, Châu Thành, Phú Tân, An Phú, Tân Châu, Thoại Sơn, Tịnh Biên, bước đầu đã có hiệu quả đáng ghi nhận, phù hợp với việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và nâng cao tỷ lệ thu gom chất thải của người dân nông thôn phù hợp với mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
* Đánh giá công tác thu gom, xử lý chất thải rắn của tỉnh trong thời gian qua
Tuy đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt nhưng vẫn chưa đáp ứng được với nhu cầu phát triển nhanh như vừa qua dẫn đến các tồn tại: các bãi rác đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, hệ thống thu gom lạc hậu, hiệu suất thu gom kém, bãi chôn lấp quá tải…
Nguyên nhân của sự tồn tại này có thể nhận thấy từ 2 mặt.
- Người dân và đơn vị sản xuất kinh doanh chưa nhận thức hết trách nhiệm của việc thải bỏ và trả phí xử lý chất thải rắn của mình, còn tùy tiện, thiếu tự giác. Mức thu nhập chưa cao cũng là nguyên nhân chính cho sự bất cập này.
- Mặt khác, Nhà nước cũng chưa làm hết trách nhiệm của mình rõ hơn hết là vai trò trong đầu tư các công trình xử lý chất thải rắn đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường. Hầu hết các bãi rác trên địa bàn đều là những khu điểm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
1. Quan điểm
- Quản lý tổng hợp chất thải rắn là trách nhiệm chung của toàn xã hội, trong đó Nhà nước có vai trò chủ đạo, đẩy mạnh xã hội hóa, huy động tối đa mọi nguồn lực, tăng cường đầu tư cho công tác quản lý tổng hợp chất thải rắn.
- Quản lý tổng hợp chất thải rắn là một trong những ưu tiên của công tác bảo vệ môi trường, góp phần kiểm soát ô nhiễm, hướng tới phát triển bền vững.
- Quản lý chất thải rắn phải được thực hiện theo phương thức tổng hợp, nhằm phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh chất thải tại nguồn là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, tăng cường tái sử dụng, tái chế để giảm khối lượng chất thải phải chôn lấp.
2. Mục tiêu
+ 100% các bãi rác gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính và theo Quyết định số 1942/QĐ-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2011 của UBND tỉnh An Giang được xử lý.
+ 85% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường, trong đó 60% được tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ.
+ 40% lượng chất thải rắn phát sinh tại các điểm dân cư nông thôn được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.
+ Nâng cao năng lực, tiến tới hợp nhất kiện toàn bộ máy tổ chức của Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị An Giang và các đơn vị thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn toàn tỉnh, nhằm đảm bảo công tác thu gom và xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh đạt kết quả theo lộ trình kế hoạch đề ra.
IV. KẾ HOẠCH XỬ LÝ CẤP BÁCH CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2016
1. Đóng lấp, xử lý dứt điểm các bãi rác nằm trong danh sách gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh (xem Phụ lục 1).
1.1. Xử lý triệt để 02 bãi rác theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ
a) Bãi rác thành phố Long Xuyên, tại phường Bình Đức, Long Xuyên
Bãi rác thành phố Long Xuyên, tại phường Bình Đức, thành phố Long Xuyên do Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị An Giang làm chủ đầu tư, đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1894/QĐ-UBND ngày 30 tháng 10 năm 2012, hiện đang triển khai thực hiện và đã hoàn thành hạ tầng, thủ tục môi trường… dự kiến hoàn thành xử lý giai đoạn 1 vào năm 2015 và xử lý toàn bộ lượng rác mới phát sinh đến năm 2018.
Rác thải phát sinh trên địa bàn thành phố Long Xuyên trong giai đoạn đóng lấp và sau khi bãi rác Bình Đức đóng cửa xử lý ô nhiễm triệt để, sẽ được xử lý bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn tỉnh An Giang tại xã Bình Hòa, huyện Châu Thành.
Tổng kinh phí thực hiện đóng cửa xử lý triệt bãi rác Bình Đức, Long Xuyên: 28,851 tỷ đồng; đã được phân bổ từ 50% nguồn vốn Trung ương hỗ trợ và 50% từ ngân sách tỉnh đối ứng.
b) Bãi rác Kênh T4, thành phố Châu Đốc
- Bãi rác Kênh T4, thành phố Châu Đốc do UBND thành phố Châu Đốc làm chủ đầu tư. Hiện tiến độ thực hiện đã hoàn thành xử lý triệt để, đang tiến hành nghiệm thu, bàn giao mặt bằng và thực hiện các thủ tục xác nhận hoàn thành xử lý ô nhiễm triệt để theo đúng quy định tại Quyết định số 10/2006/QĐ-BTNMT ngày 21 tháng 08 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Rác thải phát sinh sau khi hoàn thành đóng cửa xử lý triệt để của thành phố Châu Đốc sẽ được xử lý tại bãi rác Kênh T10, thành phố Châu Đốc, bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh.
- Tổng kinh phí thực hiện đóng cửa xử lý triệt để bãi rác Kênh T4, Châu Đốc là: 10,946 tỷ đồng. Đã được phân bổ từ 50% nguồn vốn Trung ương hỗ trợ và 50% từ ngân sách tỉnh đối ứng.
1.2. Xử lý triệt để 07 bãi rác theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 01/10/2013 của Chính phủ
Theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch xử lý ô nhiễm triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020 và Quyết định số 1942/QĐ-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2011 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt danh mục các cơ sở điểm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần phải xử lý trên địa bàn tỉnh An Giang, gồm 07 bãi rác sau: (1) Bãi rác thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú; (2) Bãi rác ấp Tây Sơn, thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn; (3) Bãi rác ấp Phú Thượng II, thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân; (4) Bãi rác ấp An Thạnh, thị trấn An Phú, (5) Bãi rác Long Bình, huyện An Phú; (6) Bãi rác thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới; (7) Bãi rác Long Phú, thị xã Tân Châu. Tuy nhiên do tình hình ô nhiễm cấp bách nên bãi rác Long Bình đã được xử lý dứt điểm ô nhiễm và do thực tế bãi bác thị trấn Mỹ Luông đang quá tải và gây ô nhiễm nặng nên UBND tỉnh đã có chủ trương giao Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn UBND huyện Chợ Mới lập thủ tục bổ sung bãi rác thị trấn Mỹ Luông vào danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Công tác xử lý triệt để ô nhiễm môi trường các bãi rác trên được UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì thực hiện tại công văn số 2798/VPUBND-ĐTXD ngày 27 tháng 8 năm 2013 của Văn phòng UBND tỉnh, thực hiện đóng lấp và xử lý ô nhiễm triệt để bằng phương pháp ép nén bánh đóng gói cố định bằng bao nhựa HDPE và san lấp mặt bằng trở lại tại vị trí hiện tại hoặc chuyển đi nơi khác, đồng thời tận dụng một số khu vực còn diện tích trống còn lại bàn giao cho địa phương sử dụng.
Thời gian hoàn thành đóng lấp xử lý ô nhiễm triệt để 07 bãi rác trên dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2015.
Kinh phí thực hiện đóng lấp xử lý ô nhiễm triệt để 07 bãi rác trên thực hiện theo Quyết định số 574/QĐ-TTg ngày 10 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phân bổ dự toán chi sự nghiệp bảo vệ môi trường của ngân sách Trung ương 2013 (đợt 2), tổng kinh phí thực hiện là 66.689.099.581 đồng, bao gồm Trung ương hỗ trợ 50% và tỉnh đối ứng 50%.
2. Đầu tư các công trình xử lý cấp bách chất thải rắn trên địa bàn tỉnh đến năm 2016.
Để đảm bảo công tác xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh được triển khai thực hiện theo đúng lộ trình phê duyệt và xử lý lượng rác phát sinh, sau khi các bãi rác đóng cửa xử lý ô nhiễm triệt để, việc đầu tư các công trình là hết sức cần thiết và cấp bách. Riêng đối với các khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung của huyện hoặc liên huyện nơi nào chưa có nhà đầu tư thì tạm chọn phương án chôn lấp hợp vệ sinh và hướng tới kêu gọi đầu tư theo công nghệ đốt rác phát điện.
Các công trình cần được đầu tư từ năm 2014 đến năm 2016, để đảm bảo xử lý lượng rác sinh hoạt phát sinh sau khi 09 bãi rác ô nhiễm nghiêm trọng được đóng lấp, xử lý ô nhiễm triệt để như sau:
2.1. Đầu tư hạ tầng các khu xử lý chất thải rắn theo Quyết định 1456/QĐ-UBND ngày 25 tháng 8 năm 2011 (xem Phụ lục 2)
Để đảm bảo xử lý lượng rác phát sinh và tạo thuận lợi cho việc kêu gọi nhà đầu tư xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh, các Sở, Ngành, UBND huyện, thị, thành phố và đơn vị liên quan triển khai thực hiện đúng theo Quy hoạch xử lý chất thải rắn đã dược UBND tỉnh phê duyệt.
a) Khu liên hợp xử lý chất thải rắn tỉnh An Giang (xã Bình Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang)
Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng Khu liên hợp xử lý chất thải rắn tỉnh An Giang, tại xã Bình Hòa, huyện Châu Thành đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1894/QĐ-UBND ngày 30 tháng 10 năm 2012, với tổng mức đầu tư cho 02 giai đoạn là 200.000 triệu đồng.
Dự án đang triển khai giai đoạn 1 gồm các hạng mục: đền bù, giải phóng mặt bằng. Tổng kinh phí thực hiện cho giai đoạn 1 là 84.096 triệu đồng, trong đó:
- Chi phí xây dựng: 49,542 triệu đồng.
- Chi phí bồi hoàn: 22.837 triệu đồng.
- Chi phí quản lý dự án: 740 triệu đồng.
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: 2.590 triệu đồng.
- Chi phí khác: 742 triệu đồng.
- Chi phí dự phòng: 7.645 triệu đồng.
Kế hoạch năm 2014, triển khai đầu tư xây dựng các hạng mục sau: (1) San lấp mặt bằng; (2) Hố chôn lấp hợp vệ sinh theo thiết kế kỹ thuật được duyệt; (3) Đường giao thông đi vào khu xử lý rác.
Kế hoạch năm 2015, triển khai thực hiện xây dựng các công trình còn lại: điện, nước, hàng rào và một số hạng mục liên quan theo quy định.
Đầu tư xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn, thực hiện theo một trong hai phương án sau:
- Phương án 1: kêu gọi đầu tư nhà máy xử lý rác theo Quy hoạch đã được phê duyệt, ưu tiên đầu tư theo hình thức đầu tư Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao (B.O.T) quy mô: 300 tấn/ ngày cho thành phố Long xuyên.
- Phương án 2: giao Công ty TNHH một thành viên môi trường đô thị An Giang, triển khai đầu tư nhà máy xử lý chất thải rắn tại khu liên hợp xử lý chất thải rắn tỉnh An Giang với công suất giai đoạn 1 là 300 tấn/ngày, theo hình thức B.O.T hoặc các hình thức khác và được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư theo quy định.
Ưu tiên lựa chọn Phương án 2 để triển khai thực hiện. Trong năm 2014, giao Công ty tiếp tục thực hiện các nội dung theo kế hoạch nêu trên.
b) Khu xử lý chất thải rắn xã Phú Thạnh (xã Phú Thạnh, huyện Phú Tân)
- Hạng mục đầu tư hạ tầng:
Hiện nay, Khu xử lý chất thải rắn xã Phú Thạnh, huyện Phú Tân đã được UBND tỉnh phê duyệt theo Quyết định số 73/QĐ-UBND ngày 17 tháng 01 năm 2011. Hiện đã hoàn chỉnh công tác đền bù, giải phóng và san lấp mặt bằng.
Kế hoạch 2014, triển khai đầu tư các hạng mục:
Hố chôn lấp hợp vệ sinh theo thiết kế kỹ thuật được duyệt; Đường giao thông đi vào và hàng rào khu xử lý rác.
Kế hoạch 2015, triển khai thực hiện các công trình còn lại: điện, nước, hàng rào và một số hạng mục liên quan theo quy định.
Tổng kinh phí đầu tư hạ tầng khu liên hợp xử lý chất thải rắn tỉnh An Giang là 85.036 triệu đồng, từ nguồn kinh phí của tỉnh.
- Hạng mục đầu tư nhà máy xử lí rác:
Kế hoạch 2015, kêu gọi Doanh nghiệp đầu tư nhà máy xử lý rác theo Quy hoạch đã được phê duyệt, ưu tiên đầu tư theo hình thức đầu tư Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao (B.O.T) và được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư theo đúng quy định hiện hành.
c) Khu xử lý chất thải rắn Kênh 10, thành phố Châu Đốc
- Đầu tư hạ tầng:
Hiện nay đã hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng, đường giao thông và các công trình phụ trợ. Hiện đang xử lý rác theo công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh.
- Đầu tư xây dựng nhà máy xử lí rác
Hiện nay đang xúc tiến đầu tư nhà máy xử lí rác phát điện với nhà đầu tư Công ty HGE - Hàn Quốc theo hình thức đầu tư Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao (B.O.T).
d. Đầu tư lò đốt chất thải rắn sinh hoạt cho 4 thị trấn: Cái Dầu, huyện Châu Phú; An Phú, huyện An Phú; Mỹ Luông, Huyện Chợ Mới, Núi Sập, Huyện Thoại Sơn (xem Phụ lục 3)
- Trong giai đoạn tỉnh chưa triển khai đầu tư các khu xử lý chất thải rắn theo Quy hoạch và để đảm bảo xử lý chất thải rắn cho các huyện, thị, thành phố sau khi đóng cửa xử lý các bãi rác ô nhiễm nghiêm trọng, cần đầu tư lò đốt chất thải rắn sinh hoạt, công suất 30 tấn/ngày.
Tổng kinh phí thực hiện đầu tư khoảng 40.000.000.000 đồng (bốn mươi tỉ đồng), tỉnh hỗ trợ 50% tổng vốn đầu tư (không quá 05 tỉ đồng/dự án) và 50% vốn đối ứng của huyện.
Riêng đầu tư đất, hạ tầng, xây dựng nhà xưởng, điện, nước, đường giao thông... UBND huyện sẽ thực hiện từ nguồn ngân sách huyện.
Kế hoạch năm 2015: Triển khai hai thị trấn: Cái Dầu và An Phú Kế hoạch 2016: Triển khai thị trấn: Mỹ Luông và Núi Sập.
3. Đầu tư các công trình xử lý chất thải rắn nông thôn đến năm 2016 (xem Phụ lục 4)
Nhằm nâng cao tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt khu vực nông thôn và chú ý hỗ trợ công trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho các xã điểm thuộc chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã được duyệt (17 xã). Cụ thể như sau:
a) Duy trì hoạt động các mô hình ủ phân hữu cơ của các cụm xã nông thôn đã được triển khai, hỗ trợ thêm trang thiết bị thu gom, xử lý, bảo trì và nâng cấp nếu cần thiết.
b) Đầu tư 09 mô hình lò đốt chất thải rắn sinh hoạt tại các xã điểm nông thôn mới và các xã cù lao, quy mô 10 - 15 tấn/ngày. Tổng kinh phí đầu tư lò đốt là 27.000.000.000 đồng (hai mươi bảy tỉ đồng), tỉnh hỗ trợ 50% tổng vốn đầu tư (không quá 05 tỷ đồng/dự án), nguồn vốn: vốn sự nghiệp môi trường, vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và nguồn vốn hợp pháp khác theo quyết định của UBND tỉnh và 50% vốn đối ứng của huyện. Riêng kinh phí đầu tư nhà xưởng, hạ tầng giao thông và quỹ đất, được sử dụng từ nguồn kinh phí huyện, cụ thể như sau:
Năm 2015, đầu tư lò đốt 05 xã nông thôn gồm:
Lò đốt rác sinh hoạt xã Long Điền A, huyện Chợ Mới; Lò đốt rác sinh hoạt xã Lạc Quới, huyện Tri Tôn;
Lò đốt rác sinh hoạt xã Bình Thủy, huyện Châu Phú;
Lò đốt rác sinh hoạt xã Vĩnh Thành, huyện Châu Thành; Lò đốt rác sinh hoạt xã Núi Voi, huyện Tịnh Biên.
- Năm 2016, đầu tư lò đốt 04 xã nông thôn gồm:
Lò đốt rác sinh hoạt xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú;
Lò đốt rác sinh hoạt xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên; Lò đốt rác sinh hoạt xã An Bình, huyện Thoại Sơn;
Lò đốt rác sinh hoạt xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thời gian thực hiện:
Từ năm 2014 đến năm 2016.
2. Phân công trách nhiệm thực hiện
a) Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về môi trường tại các khu xử lý chất thải rắn toàn tỉnh.
- Chủ trì rà soát và đóng lấp các khu xử lý gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
- Truyền thông và tập huấn kỹ thuật phân loại chất thải sinh hoạt tại nguồn.
- Hàng năm lập báo cáo tổng hợp tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên toàn tỉnh, báo cáo UBND tỉnh.
- Phối hợp Sở Xây dựng hướng dẫn UBND huyện, thị xã, thành phố về các tiêu chuẩn, điều kiện kỹ thuật lựa chọn địa điểm xây dựng các khu xử lý chất thải rắn cho các điểm dân cư nông thôn.
- Phối hợp đánh giá tiềm năng và năng lực của các nhà đầu tư xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành, UBND huyện, thị, thành phố và các đơn vị liên quan lập dự án đầu tư 04 lò đốt chất thải rắn sinh hoạt cho 04 thị trấn (Cái Dầu, huyện Châu Phú; An Phú, huyện An Phú; Mỹ Luông, huyện Chợ Mới, và Núi Sập, huyện Tịnh Biên) và 09 xã điểm nông thôn mới, trình UBND tỉnh phê duyệt trước ngày 31/10/2014 và triển khai thực hiện trong năm 2015 và 2016 (theo Thông báo kết luận số 572/TB-VPUBND ngày 25/02/2014).
- Phối hợp với Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị An Giang và các đơn vị liên quan, xây dựng Đề án hợp nhất kiện toàn bộ máy tổ chức của Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị An Giang và các đơn vị thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn toàn tỉnh.
- Phối hợp với các Sở, Ngành, đơn vị liên quan triển khai thực hiện xây dựng hạ tầng và xúc tiến, kêu gọi đầu tư nhà máy xử lý rác tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn tỉnh An Giang tại xã Bình Hòa, huyện Châu Thành.
b) Sở Xây dựng
- Chịu trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện quy hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh.
- Hướng dẫn Quy hoạch xây dựng các công trình xử lý chất thải rắn, tái sử dụng mặt bằng cơ sở xử lý chất thải rắn và các công trình phụ trợ sau khi đóng lấp bãi chôn lấp.
- Phối hợp với các Sở, Ngành, địa phương xây dựng kế hoạch và danh mục dự án đầu tư thực hiện quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh An Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn UBND huyện, thị xã, thành phố về các tiêu chuẩn, điều kiện kỹ thuật lựa chọn địa điểm và xây dựng các trạm trung chuyển chất thải rắn.
- Phối hợp các Sở, Ngành đề xuất cơ chế tài chính để huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia xử lý chất thải rắn.
c) Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì phối hợp với các Sở, Ngành liên quan, bố trí nguồn vốn thực hiện các dự án trong nội dung của kế hoạch này trong năm 2014. Xây dựng chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư cho các tổ chức tham gia thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn trên địa bàn toàn tỉnh, trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Chủ trì cùng các Sở, Ngành đề xuất cơ chế tài chính để huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia xử lý chất thải rắn.
- Chủ trì phối hợp các Sở, Ngành, địa phương xây dựng kế hoạch và danh mục dự án đầu tư thực hiện kế hoạch này đến năm 2016.
- Trao đổi và thống nhất với Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị An Giang theo phương án giao Công ty triển khai đầu tư nhà máy xử lý chất thải rắn tại khu liên hợp xử lý chất thải rắn tỉnh An Giang, theo hình thức B.O.T và trước mắt sử dụng phần tạm ứng của Công ty để tiếp tục thực hiện san lấp và làm đê bao cho khu liên hợp xử lý chất thải rắn tỉnh An Giang. Đồng thời hướng dẫn các thủ tục để Công ty được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư theo đúng quy định.
- Phối hợp với Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị An Giang và các đơn vị liên quan, xây dựng Đề án hợp nhất kiện toàn bộ máy tổ chức của Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị An Giang và các đơn vị thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn toàn tỉnh.
- Hướng dẫn và hỗ trợ UBND huyện Phú Tân trong việc triển khai thực hiện đường dẫn và đê bao khu xử lý chất thải rắn Phú Thạnh, huyện Phú Tân.
d) Sở Khoa học và Công nghệ
Thẩm định các công nghệ, thiết bị xử lý, tái chế chất thải rắn và chất thải rắn nguy hại trên địa bàn tỉnh
đ) Sở Tài chính
Cân đối nguồn vốn thực hiện các dự án trong nội dung của kế hoạch này.
Chủ trì phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư và các ngành chức năng làm việc với Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị An Giang để nắm rõ các hạng mục đã phân bổ vốn điều lệ cho Công ty triển khai, lộ trình triển khai và những vướng mắc (nếu có) để kịp thời hỗ trợ Công ty trong quá trình thực hiện; đồng thời làm việc thống nhất với Công ty về quan điểm và lộ trình Đề án hợp nhất kiện toàn bộ máy tổ chức của Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị An Giang và các đơn vị thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn toàn tỉnh.
e) UBND huyện, thị xã, thành phố
- Chủ động tạo quỹ đất phù hợp quy mô các khu xử lý chất thải rắn trong huyện, các khu xử lý rác nông thôn theo kế hoạch này.
- Chịu trách nhiệm tổ chức, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành liên quan lập kế hoạch, dự án đầu tư các công trình xử lý chất thải rắn trên địa bàn theo nội dung kế hoạch này.
- Chịu trách nhiệm lập quy hoạch các điểm trung chuyển chất thải rắn cho các điểm dân cư nông thôn trên địa bàn.
- Bố trí kinh phí duy trì hoạt động quản lý chất thải rắn từ các dự án đã được chuyển giao.
- Chỉ đạo truyền thông quản lý chất thải rắn nông thôn.
g) Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị An Giang
- Phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện kế hoạch thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định.
- Chủ trì, phối hợp các Sở, Ngành liên quan xây đề xuất phương án đầu tư nhà máy xử lý chất thải rắn tại khu liên hợp xử lý chất thải rắn tỉnh An Giang tại xã Bình Hòa, huyện Châu Thành. Ưu tiên trong năm 2014 thực hiện các nội dung theo kế hoạch đề ra.
- Khẩn trương triển khai thực hiện xử lý ô nhiễm triệt để bãi rác thành phố Long Xuyên, tại phường Bình Đức, thành phố Long Xuyên theo đúng lộ trình và thời gian đã được phê duyệt.
- Chủ trì phối hợp các Sở, Ngành, UBND cấp huyện và các đơn vị liên quan xây dựng Đề án hợp nhất kiện toàn bộ máy tổ chức của Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị An Giang và các đơn vị thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn toàn tỉnh.
3. Nguồn kinh phí thực hiện
a) Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn lực khác (nếu có) theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
b) Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của kế hoạch trong dự toán ngân sách hàng năm được giao.
Trên đây là Kế hoạch xử lý cấp bách chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2016; Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện nghiêm túc Kế hoạch này.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị phản ánh trực tiếp đến Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, xem xét giải quyết hoặc đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung Kế hoạch này cho phù hợp với tình hình thực tế./.
ĐÓNG LẤP, XỬ LÝ DỨT ĐIỂM CÁC BÃI RÁC NẰM
TRONG DANH SÁCH GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NGHIÊM TRỌNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Đính kèm Kế hoạch xử lý cấp bách chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh
An Giang đến năm 2016 ban hành kèm Quyết định số 634/QĐ-UBND ngày 28 tháng 4
năm 2014 của UBND tỉnh)
TT |
Tên bãi rác |
Thời gian hoàn thành |
Phương án xử lý sau khi hoàn thành xử lý triệt để ô nhiễm nghiêm trọng |
Tiến độ thực hiện |
Nguồn, kinh phí (tỷ đồng) |
Đơn vị chủ trì |
Đơn vị phối hợp |
Theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 |
|||||||
1 |
Bãi rác Bình Đức, Tp. Long Xuyên |
- GĐ 1: 2015 - GĐ 2: 2018 (xử lý lượng rác phát sinh từ sau năm 2010) |
Chôn lấp hợp vệ sinh tại khu liên hợp xử lý chất thải rắn tỉnh An Giang, xã Bình Hòa, Châu Thành |
- Đã được phê duyệt báo cáo ĐTM (03/QĐ- STNMT ngày 06/01/2014) - Xây dựng hàng rào, bãi xe và một số công trình phụ trợ. |
28,851 (50% TW và 50%tỉnh) |
Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị An Giang |
- UBND thành phố Long Xuyên. - Sở TNMT |
2 |
Bãi rác Kênh T4, Tp. Châu Đốc |
2015 |
Chôn lấp hợp vệ sinh tại bãi rác Kênh 10, thành phố Châu Đốc |
Đã hoàn thành xử lý khối lượng chất thải rắn. |
10,946 (50% TW và 50% tỉnh) |
UBND thành phố Châu Đốc |
- Đơn vị tư vấn - Sở TNMT |
Theo Quyết định số 1788/2013/QĐ-TTg ngày 01/10/2013 |
|||||||
3 |
Bãi rác thị trấn Cái Dầu |
2015 |
Đầu tư lò đốt chất thải rắn rắn sinh hoạt công suất 30 tấn/ngày tại thị trấn Cái Dầu |
Đang hoàn chỉnh dự án và triển khai thực hiện |
66,689 - 50% Trung ương - 50% ngân sách tỉnh |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
- UBND huyện, thị, thành phố - Đơn vị tư vấn |
4 |
Bãi rác thị trấn An Phú và Long Bình, huyện An Phú |
2015 |
Đầu tư lò đốt chất thải rắn rắn sinh hoạt công suất 30 tấn/ngày, tại xã Phước Hưng |
||||
5 |
Bãi rác thị trấn Chợ Mới |
2015 |
Đầu tư lò đốt chất thải rắn rắn sinh hoạt công suất 30 tấn/ngày, tại TT. Mỹ Luông |
||||
6 |
Bãi rác huyện Thoại Sơn |
2015 |
Đầu tư lò chất thải rắn rắn sinh hoạt công suất 30 tấn/ngày, tại xã Thoại Giang |
||||
7 |
Bãi rác thị xã Tân Châu |
2015 |
Chôn lấp hợp vệ sinh tại khu xử lý chất thải rắn Phú Tân – Tân Châu, xã Phú Thạnh, huyện Phú Tân |
||||
8 |
Bãi rác huyện Phú Tân |
2015 |
|||||
9 |
Bãi rác thị trấn Long Bình đã hoàn thành xử lý triệt để ô nhiễm nên UBND tỉnh đã có chủ trương cho lập hồ sơ bổ sung bãi rác thị trấn Mỹ Luông, huyện Chợ Mới hiện đang quá tải và ô nhiễm nặng vào danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần sớm xử lý. |
2015 |
Đầu tư lò đốt chất thải rắn rắn sinh hoạt công suất 30 tấn/ngày, tại thị trấn Mỹ Luông (xử lý rác cho thị trấn Chợ Mới và thị trấn Mỹ Luông) |
Đang lập hồ sơ bổ sung vào danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng |
ĐẦU TƯ HẠ TẦNG CÁC KHU XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN
THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 1456/QĐ-UBND NGÀY 25/8/2011
(Đính kèm Kế hoạch xử lý cấp bách chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh
An Giang đến năm 2016 ban hành kèm Quyết định số 634/QĐ-UBND ngày 28 tháng 4
năm 2014 của UBND tỉnh)
TT |
Tên cơ sở xử lý chất thải rắn |
Địa điểm, phạm vi phục vụ |
DT (ha) |
Kinh phí, nguồn |
Đơn vị chủ trì |
Đơn vị phối hợp |
1 |
KXL liên hợp chất thải rắn tỉnh An Giang |
- Xã Bình Hòa, huyện Châu Thành. - Xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho các huyện: Châu Thành,Long Xuyên và 1 phần Thoại Sơn |
25 |
Theo dự án được duyệt. Nguồn ngân sách tỉnh và Trung ương hỗ trợ |
Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị An Giang |
- UBND huyện Châu Thành, Tp. Long Xuyên - Sở TNMT - Sở Xây dựng - Các nhà đầu tư |
2 |
KXL chất thải rắn Phú Thạnh |
- Xã Phú Thạnh huyện Phú Tân. - Xử lý chất thải rắn cho huyện Phú Tân và thị xã Tân Châu |
13,4 |
UBND huyện Phú Tân |
- Sở TNMT - Sở Xây dựng - Các nhà đầu tư |
ĐẦU TƯ LÒ ĐỐT CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT KHU
VỰC ĐÔ THỊ, THỊ TRẤN, THỊ TỨ
(Đính kèm Kế hoạch xử lý cấp bách chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh
An Giang đến năm 2016 ban hành kèm Quyết định số 634/QĐ-UBND ngày 28 tháng 4
năm 2014 của UBND tỉnh)
TT |
Huyện, thị, thành phố |
Địa điểm, phạm vi phục vụ |
DT (m2) |
Công suất (tấn/ngày) |
Dự trù kinh phí (tỷ đồng) |
Nguồn |
Đơn vị chủ trì |
Đơn vị phối hợp |
Năm 2015 |
||||||||
1 |
Huyện Châu Phú |
- Ấp Vĩnh Thành, thị trấn Cái Dầu, Huyện Châu Phú. - Xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho khu vực thị trấn Cái Dầu và một số xã nông thôn |
5.000 |
30 |
10 |
Ngân sách tỉnh và huyện |
Sở TNMT |
- UBND huyện Châu Phú - Sở XD |
2 |
Huyện An Phú |
- Xã Phước Hưng, huyện An Phú - Xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho khu vực thị trấn của huyện và một số xã nông thôn |
5.000 |
30 |
10 |
Ngân sách tỉnh và huyện |
Sở TNMT |
- UBND huyện An Phú - Sở XD |
Năm 2016 |
||||||||
3 |
Huyện Chợ Mới |
- Thị trấn Mỹ Luông, huyện Chợ Mới - Xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho khu vực thị trấn của huyện và một số xã nông thôn |
5.000 |
30 |
10 |
Ngân sách tỉnh và huyện |
Sở TNMT |
- UBND huyện Chợ Mới - Sở XD |
4 |
Huyện Thoại Sơn |
- Xã Thoại Giang, huyện Thoại Sơn - Xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho khu vực thị trấn của huyện và một số xã nông thôn |
5.000 |
30 |
10 |
Ngân sách tỉnh và huyện |
Sở TNMT |
- UBND huyện Thoại Sơn - Sở XD |
Tổng kinh phí |
40 |
|
|
|
ĐẦU TƯ CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN NÔNG THÔN ĐẾN
NĂM 2016
(Đính kèm Kế hoạch xử lý cấp bách chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh
An Giang đến năm 2016 ban hành kèm Quyết định số 634/QĐ-UBND ngày 28 tháng 4
năm 2014 của UBND tỉnh)
TT |
Tên cơ sở xử lý chất thải rắn |
Địa điểm, phạm vi phục vụ |
Diện tích (m2) |
Công suất (tấn/ngày) |
Dự trù kinh phí (tỷ đồng) |
Nguồn kinh phí |
Đơn vị chủ trì |
Đơn vị thực hiện |
Năm 2015 |
||||||||
1 |
Lò đốt rác sinh hoạt xã Long Điền A |
- Xã Long Điền A, huyện Chợ Mới. - Xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho các xã Long Điền A và Long Điền B |
1.000 |
10 – 15 |
03 |
Ngân sách tỉnh và huyện |
Sở TNMT |
- UBND huyện Chợ Mới. - Sở XD |
2 |
Lò đốt rác sinh hoạt xã Lạc Quới |
- Xã Lạc Quới, huyện Tri Tôn. - Xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho các xã Lạc Quới Vĩnh Gia và 1 phần các xã lân cận |
1.000 |
10 – 15 |
03 |
Ngân sách tỉnh và huyện |
Sở TNMT |
- UBND huyện Tri Tôn. - Sở XD |
3 |
Lò đốt rác sinh hoạt xã Bình Thủy |
- Xã Bình Thủy, huyện Châu Phú. - Xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho xã Bình Thủy |
1.000 |
10 – 15 |
03 |
Ngân sách tỉnh và huyện |
Sở TNMT |
- UBND huyện Châu Phú. - Sở XD |
4 |
Lò đốt rác sinh hoạt xã Vĩnh Thành |
- Xã Vĩnh Thành, huyện Châu Thành. - Xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho xã Vĩnh Thành, Vĩnh Lợi, Vĩnh Nhuận |
1.000 |
10 – 15 |
03 |
Ngân sách tỉnh và huyện |
Sở TNMT |
- UBND huyện Châu Thành. - Sở XD |
5 |
Lò đốt rác sinh hoạt xã Núi Voi |
- Xã Núi Voi, huyện Tịnh Biên. - Xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho xã Núi Voi , Tân Lập và Vĩnh Trung |
1.000 |
10 – 15 |
03 |
Ngân sách tỉnh và huyện |
Sở TNMT |
- UBND huyện Tịnh Biên - Sở XD |
Năm 2016 |
||||||||
6 |
Lò đốt rác sinh hoạt xã Khánh Hòa |
- Xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú. - Xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho xã Khánh Hòa |
1.000 |
10 – 15 |
03 |
Ngân sách tỉnh và huyện |
Sở TNMT |
- UBND huyện Châu Phú. - Sở XD |
7 |
Lò đốt rác sinh hoạt xã Mỹ Hòa Hưng |
- Xã Mỹ Hòa Hưng, Tp. Long Xuyên. - Xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho xã Mỹ Hòa Hưng |
1.000 |
10 – 15 |
03 |
Ngân sách tỉnh và huyện |
Sở TNMT |
- UBND Tp. Long Xuyên - Sở XD |
8 |
Lò đốt rác sinh hoạt xã An Bình |
- Xã An Bình, huyện Thoại Sơn - Xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho cụm các xã : An Bình, Tây Phú, Mỹ Phú Đông |
1.000 |
10 – 15 |
03 |
Ngân sách tỉnh và huyện |
Sở TNMT |
- UBND huyện Thoại Sơn - Sở XD |
9 |
Lò đốt rác sinh hoạt xã Bình Phước Xuân |
- Xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới - Xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho các xã: Bình Phước Xuân, một phần xã Tấn Mỹ Mỹ Hiệp |
1.000 |
10 – 15 |
03 |
Ngân sách tỉnh và huyện |
Sở TNMT |
- UBND huyện Chợ Mới - Sở XD |
Tổng kinh phí |
27 |
|
|
|