Quyết định 631/QĐ-UBND năm 2012 về phê duyệt Quy hoạch Phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
Số hiệu | 631/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 21/08/2012 |
Ngày có hiệu lực | 21/08/2012 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Ninh Bình |
Người ký | Đinh Văn Điến |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 631/QĐ-UBND |
Ninh Bình, ngày 21 tháng 8 năm 2012 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31/7/2007 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch Phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, gồm những nội dung sau:
1 Quan điểm:
- Phát triển sản xuất vật liệu xây dựng phải phù hợp với quy hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch các ngành của tỉnh, quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020, quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam. Phát triển bền vững, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái và cảnh quan thiên nhiên, giữ gìn các di tích lịch sử, văn hóa, đảm bảo trật tự an toàn xã hội và bảo vệ an ninh quốc phòng.
- Phát triển đa dạng các chủng loại vật liệu xây dựng nhằm đáp ứng cơ bản nhu cầu xây dựng trong tỉnh, tập trung phát triển sản xuất một số chủng loại vật liệu xây dựng có lợi thế như: Xi măng, đá xây dựng. Chú trọng phát triển các loại vật liệu xây dựng mới có chất lượng và giá trị kinh tế cao.
- Khuyến khích các nhà đầu tư ở mọi thành phần kinh tế đầu tư các cơ sở sản xuất với công nghệ tiên tiến, hiện đại, tiêu tốn năng lượng thấp để phát huy tối đa hiệu quả vốn đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường, từng bước loại bỏ các cơ sở sản xuất có công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường và hiệu quả kinh tế thấp.
- Phân bố các cơ sở sản xuất gần vùng nguyên liệu, xa dân cư, tiện lợi về giao thông.
2. Mục tiêu và định hướng phát triển:
- Khai thác mọi tiềm năng thế mạnh của tỉnh, đặc biệt là nguồn tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng và nguồn lao động tại chỗ. Đổi mới công nghệ, đưa công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất vật liệu xây dựng để nâng cao chất lượng và sản lượng các loại vật liệu xây dựng làm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng trên thị trường trong và ngoài tỉnh.
- Phát triển sản xuất vật liệu xây dựng nhằm gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp, góp phần tăng nguồn thu ngân sách và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa ngành sản xuất vật liệu xây dựng trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của tỉnh; đồng thời thu hút nhiều lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân, xây dựng Ninh Bình trở thành một tỉnh phát triển kinh tế bền vững là tỉnh phát triển khá của khu vực đồng bằng sông Hồng.
II. Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2020
1. Xi măng:
1.1. Phương hướng phát triển sản xuất xi măng:
Thực hiện theo Quyết định số 1488/QĐ-TTg ngày 29/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến 2030.
Về công nghệ: Đối với các nhà máy công suất dưới 2.500 tấn clinker/ ngày, khuyến khích nghiên cứu đầu tư hệ thống thiết bị tận dụng nhiệt khí thải để phát điện. Đến cuối năm 2015 hoàn thành chuyển đổi công nghệ sản xuất xi măng lò đứng.
Một số chỉ tiêu kỹ thuật cụ thể như sau: Tiêu hao nhiệt năng ≤ 730 kcal/kg clinker; tiêu hao điện năng ≤ 90 KWh/ tấn xi măng; nồng độ bụi phát thải ≤ 30 mg/Nm3.
1.2. Phương án cụ thể:
Đến 2015: Năng lực sản xuất xi măng của tỉnh là 11,86 triệu tấn/năm (trong đó: Giai đoạn 2011-2012 là 8,26 triệu tấn/năm; giai đoạn 2013-2015 là 11,86 triệu tấn/năm), cung cấp cho nhu cầu xi măng trong nước và xuất khẩu.
Đến 2020: Năng lực sản xuất xi măng của tỉnh tăng thêm 1,2 triệu tấn/năm, đưa tổng số xi măng sản xuất trong tỉnh lên 13,06 triệu tấn/năm.
Về nguyên liệu đá vôi cho các nhà máy xi măng:
- Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét cho thăm dò và cấp phép khai thác trong phạm vi đã được Chính phủ phê duyệt quy hoạch và khi cấp phép yêu cầu các doanh nghiệp trong quá trình khai thác phải sử dụng công nghệ hiện đại, khai thác theo chiều sâu để bảo vệ cảnh quan, môi trường tự nhiên, đảm bảo các chỉ tiêu về môi trường và tận thu tài nguyên khoáng sản.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 631/QĐ-UBND |
Ninh Bình, ngày 21 tháng 8 năm 2012 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31/7/2007 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch Phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, gồm những nội dung sau:
1 Quan điểm:
- Phát triển sản xuất vật liệu xây dựng phải phù hợp với quy hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch các ngành của tỉnh, quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020, quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam. Phát triển bền vững, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái và cảnh quan thiên nhiên, giữ gìn các di tích lịch sử, văn hóa, đảm bảo trật tự an toàn xã hội và bảo vệ an ninh quốc phòng.
- Phát triển đa dạng các chủng loại vật liệu xây dựng nhằm đáp ứng cơ bản nhu cầu xây dựng trong tỉnh, tập trung phát triển sản xuất một số chủng loại vật liệu xây dựng có lợi thế như: Xi măng, đá xây dựng. Chú trọng phát triển các loại vật liệu xây dựng mới có chất lượng và giá trị kinh tế cao.
- Khuyến khích các nhà đầu tư ở mọi thành phần kinh tế đầu tư các cơ sở sản xuất với công nghệ tiên tiến, hiện đại, tiêu tốn năng lượng thấp để phát huy tối đa hiệu quả vốn đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường, từng bước loại bỏ các cơ sở sản xuất có công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường và hiệu quả kinh tế thấp.
- Phân bố các cơ sở sản xuất gần vùng nguyên liệu, xa dân cư, tiện lợi về giao thông.
2. Mục tiêu và định hướng phát triển:
- Khai thác mọi tiềm năng thế mạnh của tỉnh, đặc biệt là nguồn tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng và nguồn lao động tại chỗ. Đổi mới công nghệ, đưa công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất vật liệu xây dựng để nâng cao chất lượng và sản lượng các loại vật liệu xây dựng làm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng trên thị trường trong và ngoài tỉnh.
- Phát triển sản xuất vật liệu xây dựng nhằm gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp, góp phần tăng nguồn thu ngân sách và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa ngành sản xuất vật liệu xây dựng trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của tỉnh; đồng thời thu hút nhiều lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân, xây dựng Ninh Bình trở thành một tỉnh phát triển kinh tế bền vững là tỉnh phát triển khá của khu vực đồng bằng sông Hồng.
II. Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2020
1. Xi măng:
1.1. Phương hướng phát triển sản xuất xi măng:
Thực hiện theo Quyết định số 1488/QĐ-TTg ngày 29/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến 2030.
Về công nghệ: Đối với các nhà máy công suất dưới 2.500 tấn clinker/ ngày, khuyến khích nghiên cứu đầu tư hệ thống thiết bị tận dụng nhiệt khí thải để phát điện. Đến cuối năm 2015 hoàn thành chuyển đổi công nghệ sản xuất xi măng lò đứng.
Một số chỉ tiêu kỹ thuật cụ thể như sau: Tiêu hao nhiệt năng ≤ 730 kcal/kg clinker; tiêu hao điện năng ≤ 90 KWh/ tấn xi măng; nồng độ bụi phát thải ≤ 30 mg/Nm3.
1.2. Phương án cụ thể:
Đến 2015: Năng lực sản xuất xi măng của tỉnh là 11,86 triệu tấn/năm (trong đó: Giai đoạn 2011-2012 là 8,26 triệu tấn/năm; giai đoạn 2013-2015 là 11,86 triệu tấn/năm), cung cấp cho nhu cầu xi măng trong nước và xuất khẩu.
Đến 2020: Năng lực sản xuất xi măng của tỉnh tăng thêm 1,2 triệu tấn/năm, đưa tổng số xi măng sản xuất trong tỉnh lên 13,06 triệu tấn/năm.
Về nguyên liệu đá vôi cho các nhà máy xi măng:
- Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét cho thăm dò và cấp phép khai thác trong phạm vi đã được Chính phủ phê duyệt quy hoạch và khi cấp phép yêu cầu các doanh nghiệp trong quá trình khai thác phải sử dụng công nghệ hiện đại, khai thác theo chiều sâu để bảo vệ cảnh quan, môi trường tự nhiên, đảm bảo các chỉ tiêu về môi trường và tận thu tài nguyên khoáng sản.
- Đối với Nhà máy Xi măng Duyên Hà: Thực hiện theo Giấy phép số 578/GP-BTNMT ngày 26/4/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép khai thác đá vôi làm nguyên liệu xi măng, với diện tích 19,5ha.
- Đối với Nhà máy Xi măng Hệ Dưỡng đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu bố trí mỏ đá vôi với diện tích khoảng 10ha cho giai đoạn đầu.
- Nghiên cứu bố trí vùng nguyên liệu đá vôi tại khu vực xã Quang Sơn của Thị xã Tam Điệp và xã Phú Long của huyện Nho Quan, đảm bảo cho hai nhà máy trên hoạt động ổn định theo dự án đã được phê duyệt, để bảo vệ cảnh quan, sinh thái khu Quần thể danh thắng Tràng An.
1.3. Cơ sở hạ tầng đảm bảo cho sản xuất kinh doanh xi măng và vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình:
Nghiên cứu, huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng tuyến giao thông chuyên dùng để đảm bảo cho các phương tiện vận tải vận chuyển nguyên liệu đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho các nhà máy xi măng, đồng thời phục vụ cho vận chuyển các loại vật liệu xây dựng khác đến chân công trình nhằm giảm mật độ xe trên tuyến Quốc lộ 1A và giảm thiểu tác động môi trường đến các khu dân cư, đô thị theo tuyến Quốc lộ.
2. Vật liệu xây:
Sản lượng: Đến năm 2015 đạt 873 triệu viên QTC/năm; đến năm 2020 đạt 1091 triệu viên QTC/năm.
2.1. Vật liệu xây (Gạch đất sét nung):
Tiếp tục quy hoạch và duy trì hoạt động của 26 dự án sản xuất gạch nung giai đoạn 2015-2020, công suất 655 triệu viên QTC/năm. Không quy hoạch, không đầu tư thêm các dự án gạch nung mới sử dụng đất nông nghiệp và không bố trí bổ sung vùng nguyên liệu cho các dự án đang hoạt động. Các dự án đã được cấp vùng nguyên liệu phải hoàn chỉnh thủ tục về cấp phép khai thác mỏ theo luật định và tự chuyển đổi sản xuất sang vật liệu xây không nung khi hết nguyên liệu được cấp.
2.2. Vật liệu xây không nung:
Thực hiện theo Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến 2020: Đến 2015 thay thế 25% gạch nung và đến 2020 thay thế 40% gạch nung.
- Quy hoạch đến năm 2015: Tổng sản lượng gạch không nung là 218 triệu viên QTC/năm, trong đó:
+ Đầu tư mới dây chuyền sản xuất gạch không nung xi măng - cốt liệu đá mạt tại các mỏ đá trong tỉnh để sử dụng triệt để nguồn đá mạt d ≤ 5mm (sản phẩm phụ trong sản xuất); mỗi mỏ 01 cơ sở sản xuất với công suất 1 triệu viên gạch Block/năm, tổng sản lượng lá: 36 x 1 x 3 = 108 triệu viên QTC/năm.
+ Đầu tư các cơ sở sản xuất vật liệu xây không nung tại các huyện Yên Mô, Gia Viễn, Yên Khánh, Kim Sơn, Hoa Lư, Nho Quan và Tam Điệp trên cơ sở nâng cấp các cơ sở đang sản xuất vật liệu không nung sử dụng đá mạt hoặc chất thải rắn từ các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, mỗi huyện 04 cơ sở với công suất 03 triệu viên QTC/năm; tổng sản lượng là 84 triệu viên QTC/năm.
+ Đầu tư nâng cấp các đơn vị đang sản xuất gạch Block bê tông bọt tại huyện Yên Mô và thị xã Tam Điệp để nâng công suất thêm 12.000 m3/năm (tương đương 13,0 triệu viên QTC/năm), đưa tổng công suất gạch Block nhẹ lên 24.000 m3/năm (tương đương 26 triệu viên QTC/năm)
- Quy hoạch đến năm 2020: Tổng sản lượng đạt 436 triệu viên QTC/năm, trong đó:
+ Giữ nguyên các cơ sở đã phát triển đến 2015, tổng công suất 218 triệu viên QTC/năm.
+ Đầu tư mới 02 cơ sở sản xuất gạch từ bê tông khí chưng áp (AAC) tại huyện Yên Mô và huyện Nho Quan, công suất mỗi cơ sở 100.000 m3/năm, tổng sản lượng là 200.000 m3/năm tương đương 218 triệu viên QTC/năm.
3. Đá xây dựng:
Nghiêm cấm khai thác và tổ chức khoanh nuôi bảo vệ các núi đá độc lập nhằm giữ gìn cảnh quan môi trường trên địa bàn tỉnh.
Duy trì quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đối với các mỏ đá đã được phê duyệt, không thuộc các vùng cấm, tạm cấm trên địa bàn tỉnh, đến năm 2020 không phát sinh các mỏ mới. Yêu cầu chủ đầu tư các mỏ đầu tư công nghệ khai thác theo hướng hiện đại, hiệu quả, đảm bảo các chỉ tiêu về môi trường. Thăm dò khai thác sâu xuống dưới cốt tự nhiên để tiết kiệm và tận thu khoáng sản. Các mỏ đã hết phép nằm trong quy hoạch nếu không đầu tư sản xuất thì thu hồi lại để cấp cho đơn vị khác có đủ năng lực để tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất.
Trên địa bàn tỉnh hiện có 67. Giai đoạn đến năm 2020 chỉ quy hoạch khai thác 53 mỏ đã được cấp phép khai thác và đã hoàn thành thủ tục đang trình cấp phép, tổng diện tích là 363,17 ha; tổng trữ lượng khoảng 151.317.000 m3; công suất khai thác 4.087.000 m3, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường; cụ thể từng giai đoạn như sau:
- Quy hoạch đến năm 2015: Nhu cầu: (2,9÷3,0) triệu m3/năm. Quy hoạch khai thác 47 mỏ (06 mỏ đưa vào giai đoạn sau), tổng diện tích 287,8 ha, công suất khai thác 3,251 triệu m3, trong đó: Sản phẩm chính (80%) là 2,6 triệu m3; sản phẩm phụ (đá mạt d ≤ 5mm, 20%) là 30,65 triệu m3.
- Quy hoạch đến năm 2020: Nhu cầu (3,3÷3,5) triệu m3/năm. Quy hoạch khai thác 49 (04 mỏ hết trữ lượng hoặc hết hạn khai thác), với tổng diện tích 358,15 ha, công suất khai thác 3,96 triệu m3, trong đó: Sản phẩm chính (80%) là 3,17 triệu m3; sản phẩm phụ (đá mạt d ≤ 5mm, 20%) là 30,79 triệu m3.
4. Đất đá hỗn hợp (vật liệu san lấp):
Dự báo nhu cầu đất đá hỗn hợp san nền đến năm 2015 và 2020 từ 2,8 đến 3,0 triệu m3/năm. Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh có 48 mỏ đất đá hỗn hợp san nền, trong đó 30 mỏ đã được cấp phép thăm dò, khai thác đang hoạt động với tổng diện tích 249,07ha; trữ lượng khoảng 65.779.171 m3; công suất khai thác 3,5 triệu m3/năm.
- Quy hoạch đến 2015: Khai thác 30 mỏ với tổng diện tích 249,07ha; tổng trữ lượng khoảng 65.779.171m3; công suất khai thác 3,0 triệu m3/năm.
- Quy hoạch đến 2020: Khai thác 25 mỏ với tổng diện tích 237,09ha; tổng trữ lượng 64.142.243m3; công suất khai thác 2,76 triệu m3/năm.
5. Vật liệu lợp:
Nhu cầu vật liệu lợp tỉnh Ninh Bình đến 2015 là 3,5 triệu m2, đến năm 2020 là 4,5 triệu m2 vừa đáp ứng nhu cầu trong tỉnh và cung cấp cho các tỉnh.
- Quy hoạch đến năm 2015: Đầu tư xây dựng 01 cơ sở sản xuất tấm lợp cao cấp công suất 1,5 triệu m2/năm dây chuyền công nghệ tiên tiến tại thị xã Tam Điệp và 04 cơ sở sản xuất tấm lợp kim loại ở thành phố Ninh Bình, Nho Quan, Tam Điệp và Yên Mô công suất 0,5 triệu m2/năm cho 01 cơ sở.
- Quy hoạch đến năm 2020: Duy trì các cơ sở sản xuất tấm lợp đã có từ năm 2015. Đầu tư thêm 02 cơ sở sản xuất tấm lợp kim loại 3 lớp, công suất mỗi cơ sở là 0,5 triệu m2/năm với công nghệ phun trực tiếp vật liệu cách nhiệt PU vào giữa lớp tôn và lớp màng PP/PVC thành một khối kín nên tấm lợp có độ bền, có khả năng cách âm, cách nhiệt cao, có tính chống cháy tốt; địa điểm đặt tại Kim Sơn và Gia Viễn.
6. Thép xây dựng:
Quy hoạch đến năm 2015 và đến năm 2020: Năng lực sản xuất đạt 01 triệu tấn phôi thép vuông/năm và 870 tấn thép cán/năm; phục vụ cho nhu cầu trong và ngoài tỉnh, xuất khẩu; trong đó:
- Xí nghiệp cán thép - Công ty Cổ phần Bê tông thép Ninh Bình: 10.000 tấn thép cán/năm.
- Nhà máy luyện cán thép chất lượng cao tại Khu công nghiệp Khánh Phú: 1.000.000 tấn phôi thép/năm; thép cán hợp kim dự ứng lực 500.000 tấn/năm.
- Nhà máy cán thép chất lượng cao tại Khu công nghiệp Tam Điệp: 360.000 tấn thép cán/năm.
7. Bê tông cấu kiện và bê tông thương phẩm:
Quy hoạch đến năm 2015 và đến năm 2020: Gồm 14 cơ sở sản xuất với tổng công suất đạt 140.000 m3/năm; trong đó: Thành phố Ninh Bình có 05 cơ sở, thị xã Tam Điệp có 02 cơ sở, huyện Kim Sơn có 02 cơ sở, các huyện còn lại (Gia Viễn, Nho Quan, Yên Mô, Yên Khánh và Hoa Lư), mỗi huyện có 01 cơ sở.
8. Sản xuất vôi công nghiệp:
Quy hoạch đến năm 2015 và đến năm 2020: Gồm 26 cơ sở với 52 lò nung vôi liên hoàn, tổng sản lượng 208.000 tấn/năm; sử dụng lò nung vôi liên hoàn 20 tấn/ngày đêm (cơ khí hóa trung bình) sản xuất 200 ngày/năm. Trong đó:
- Thị xã Tam Điệp: 06 cơ sở với 12 lò nung vôi liên hoàn, công suất 48.000 tấn/năm; tại các khu vực: Lòng Lan xã Đông Sơn, thung Đong Quân phường Nam Sơn và xã Quang Sơn.
- Huyện Yên Mô: 06 cơ sở với 12 lò nung liên hoàn, tổng công suất 48.000 tấn/năm; tại các xã Mai Sơn, Khánh Thượng và Yên Thành.
- Huyện Kim Sơn: 01 cơ sở với 02 lò nung liên hoàn, công suất 8.000 tấn/năm; tại xã Lai Thành.
- Huyện Hoa Lư: 02 cơ sở với 04 lò nung liên hoàn, tổng công suất 16.000 tấn/năm; tại xã Ninh Vân.
- Huyện Yên Khánh: 02 cơ sở với 04 lò nung liên hoàn, công suất 16.000 tấn/năm; tại xã Khánh Hòa và xã Khánh An.
- Huyện Nho Quan: 06 cơ sở với 12 lò nung liên hoàn, công suất 48.000 tấn/năm; tại các xã: Gia Tường, Đức Long và Xích Thổ.
- Huyện Gia Viễn: 03 cơ sở với 06 lò nung liên hoàn, công suất 24.000 tấn/năm; tại khu vực xã Gia Thanh.
9. Cơ sở chế biến khoáng sản (sản xuất bột đá Canxit, Đôlômít, bột bả tường, vữa xây dựng)
Quy hoạch đến năm 2015 và đến năm 2020: 05 cơ sở với tổng sản lượng 150.000 tấn/năm, trong đó:
- Thị xã Tam điệp: 04 cơ sở, tổng sản lượng 120.000 tấn/năm
- Huyện Gia Viễn: 01 cơ sở sản xuất, sản lượng 30.000 tấn/năm
10. Sản xuất Gỗ ván ép:
Quy hoạch đến năm 2015 và đến năm 2020: Gồm 02 nhà máy, công suất mỗi nhà máy 50.000 m2/năm, tổng công suất là 100.000 m2/năm, trong đó:
- 01 nhà máy tại Khu công nghiệp Tam Điệp, nguyên liệu thu mua tại khu vực thị xã Tam Điệp và tỉnh Thanh Hóa.
- 01 nhà máy tại khu vực xã Sơn Lai, huyện Nho Quan, nguyên liệu thu mua tại khu vực huyện Nho Quan và các tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa.
11. Kính xây dựng:
Quy hoạch 01 nhà máy sản xuất tại Khu công nghiệp Khánh Phú, công suất 4,0 triệu m2/năm.
12. Gạch ốp lát:
- Quy hoạch đến 2015: Đầu tư xây dựng 02 cơ sở sản xuất với tổng công suất 200.000m2/năm tại Khu công nghiệp Tam Điệp, trong đó:
+ 01 cơ sở sản xuất các sản phẩm gạch lát ngoài trời chất lượng cao, công suất 150.000m2/năm; sử dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến.
+ 01 dây chuyền sản xuất gạch lát bê tông màu (các loại gạch lát vỉa hè) chất lượng cao, công suất 50.000m2/năm; sử dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến.
- Quy hoạch đến 2020: Đầu tư xây dựng thêm 02 cơ sở sản xuất gạch lát bê tông màu, sản xuất các loại gạch lát vỉa hè chất lượng cao tại huyện Nho Quan và huyện Kim Sơn, công suất mỗi cơ sở là 50.000m2/năm. Tổng năng lực sản xuất đạt 300.000 m2/năm.
13. Đá ốp lát:
- Quy hoạch đến 2015: Gồm 02 cơ sở tại khu vực Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân, huyện Hoa Lư và khu vực thị xã Tam Điệp, tổng công suất là 100.000 m2/năm, dây chuyền công nghệ, thiết bị tiên tiến; nguyên liệu: Khai thác tại chỗ (sử dụng công nghệ khai thác theo chiều sâu) và mua từ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An.
- Quy hoạch đến 2020: Đầu tư thêm 01 dây chuyền đá xẻ ốp lát tại khu vực xã Gia Tường, huyện Nho Quan, công suất 50.000 m2/năm, sử dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến; nguyên liệu: Khai thác tại chỗ (sử dụng công nghệ khai thác theo chiều sâu) và mua từ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An. Tổng năng lực sản xuất đạt 150.000 m2/năm.
14. Tấm nhựa ốp trần và tường:
Giai đoạn 2015-2020 đầu tư 02 cơ sở, công suất mỗi cơ sở là 360.000 m2/năm, tại thị xã Tam Điệp và huyện Nho Quan; công nghệ, thiết bị tiên tiến, nguyên liệu nhập ngoại.
15. Tấm ốp hợp kim nhôm Composite:
Dự kiến giai đoạn 2016-2020 đầu tư tại Khu công nghiệp Tam Điệp, công suất 2.000.000 m2/năm; công nghệ, thiết bị tiên tiến, nguyên liệu nhập ngoại.
16. Tổ chức kinh doanh vật liệu xây dựng tập trung:
Định hướng: Đặt ở gần các nút giao thông thủy, bộ đặc biệt theo các tuyến sông trong tỉnh để thuận tiện cho việc vận chuyển; mỗi điểm từ (3÷5)ha, không sử dụng đất lúa, đất canh tác mà sử dụng là đất hoang hóa, bãi sông, đất chưa sử dụng. Các loại vật liệu kinh doanh gồm: luồng, tre, lứa, cát, gạch ngói, xi măng, than, củi,...
Căn cứ vào thực tế, số điểm kinh doanh do chính quyền các địa phương xác định và bố trí một cách phù hợp, đảm bảo cảnh quan, môi trường, thuận tiện trong hoạt động và quản lý. Dự kiến một số khu vực bố trí điểm kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh:
- Thành phố Ninh Bình: Khu vực cầu Yên, xã Ninh Phong; khu vực giáp đê sông Vạc, sông Đáy, sông Vân.
- Thị xã Tam Điệp: Khu vực cầu Ghềnh, cầu Do, bãi sông bến Đang; các khu vực xa dân cư, các bãi ven núi đá tại phương Nam Sơn, các xã: xã Quang Sơn, Đông Sơn, Yên Sơn, Yên Bình.
- Huyện Yên Mô: Khu vực cầu Tu, sông Tu, cầu Liên trì, cầu Yên Thổ, cầu Tràng, cầu Rào, cầu Lồng, cầu Yên Phú, cầu Bút, cầu Nuốn, cầu Phương Nại, cầu Lộc, cầu Hội, đò Vạc...
- Huyện Yên Khánh: Khu vực sông Đáy, sông Vạc, sông Mới, cầu Khương thượng, cầu Rào, cầu Tràng,...
- Huyện Kim Sơn: Khu vực dọc sông Ân ngoài thị trấn, tuyến sông Cà Mâu, sông Càn, khu vực thị trấn Bình Minh,...
- Huyện Hoa Lư: Khu vực sông Đáy, sông Chanh, sông Vạc, sông Hoàng Long, cầu Gián, cầu Ninh Hòa, cầu Yên,...
- Huyện Gia Viễn: Khu vực tuyến sông Đáy, sông Hoàng Long, cầu Đế, cầu Gián, cầu Khuất,...
- Huyện Nho Quan: Khu vực sông Hoàng Long, sông Lạng, sông Bôi, sông Bến Đang, cầu Đế, cầu Na, cầu Xui, cầu Bến nhảy, cầu Rịa, cầu Vĩnh Khương,... Các bãi thuộc các khu vực xã miền núi.
17. Gốm, sứ: Phục hồi sản xuất gốm, sứ dân dụng truyền thống tại khu vực xã Gia Thủy, Gia Sơn huyện Nho Quan; sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ.
18. Đá mỹ nghệ: Duy trì và phát triển sản xuất đá mỹ nghệ tại xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư và các địa phương khác (như: thị xã Tam Điệp, huyện Nho Quan v.v...). Sử dụng nguồn nguyên liệu từ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và một phần tận thu từ các mỏ đá (≤ 5%) đá khối tại các mỏ đá khu vực Núi Mả Vối xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư và núi Thung Chuông xã Đức Long huyện Nho Quan.
III. Định hướng phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2030
1. Về xi măng:
Thống nhất thực hiện theo Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1488/QĐ-TTg ngày 29/8/2011, trong đó duy trì sản lượng 13,06 triệu tấn/năm như năm 2020.
2. Về vật liệu xây, đá xây dựng, các loại VLXD khác:
2.1. Gạch đất sét nung:
Đến năm 2030, hầu hết các dự án sản xuất sản phẩm gạch đất sét nung không còn nguyên liệu để sản xuất. Các nhà máy sản xuất gạch nung chuyển đổi sang sản xuất vật liệu xây không nung và các sản phẩm vật liệu xây dựng khác.
2.2. Vật liệu xây không nung:
Đến năm 2030, vật liệu xây sử dụng chủ yếu là vật liệu xây không nung. Sản lượng đạt như năm 2020. Sản phẩm chủ yếu là gạch xi măng cốt liệu, gạch từ bê tông bọt, bê tông khí chưng áp AAC với dây chuyền công nghệ, thiết bị sản xuất tiên tiến.
2.3. Đá xây dựng:
Đến năm 2030 có 13 mỏ hết trữ lượng, còn lại 40 mỏ, trong đó có nhiều mỏ trữ lượng lớn nâng cao công suất để thay thế 13 mỏ đã hết trữ lượng, đảm bảo duy trì sản lượng như 2020, đồng thời tính toán, huy động bổ sung thêm 14 mỏ mới đã có trong quy hoạch, đang hoàn thiện thủ tục (không bổ sung thêm quy hoạch). Nghiêm cấm việc khai thác các núi đá độc lập như những non bộ trên địa bàn toàn tỉnh để giữ gìn cảnh quan tự nhiên, môi trường sinh thái.
Yêu cầu: Sử dụng trang thiết bị khai thác hiện đại, hiệu quả, ít gây ô nhiễm môi trường; các mỏ đã đưa vào quy hoạch đến 2020 và định hướng đến năm 2030 nếu không còn trữ lượng theo kết quả thăm dò lộ thiên cần tính toán thăm dò, khai thác theo chiều sâu để tận thu khoáng sản hạn chế tối đa mở rộng khai thác lộ thiên để tham gia bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái, phát triển bền vững, hạn chế ảnh hưởng đến phát triển du lịch.
2.4. Đất đá hỗn hợp san nền:
Duy trì các mỏ đã đưa vào quy hoạch đến năm 2020 đồng thời đưa vào khai thác các mỏ đã được cấp phép thăm dò, cấp phép khai thác hiện nay chưa thực hiện.
2.5. Các sản phẩm vật liệu xây dựng khác:
Duy trì và phát triển như năm 2020. Đồng thời căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh các thời kỳ để xem xét điều chỉnh phù hợp với sự tăng trưởng theo định hướng tập trung vào mở rộng sản xuất, đầu tư chiều sâu áp dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng hiệu quả.
Đối với vật liệu lợp: Nâng cấp 02 cơ sở tấm lợp kim loại sang sản xuất tấm lợp kim loại 03 lớp.
IV. Bảo vệ môi trường trong sản xuất vật liệu xây dựng
Yêu cầu các doanh nghiệp đầu tư khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng phải từng bước xóa bỏ toàn bộ công nghệ, thiết bị sản xuất lạc hậu, tiêu tốn nhiên liệu và gây ô nhiễm môi trường. Các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng mới đầu tư phải lựa chọn công nghệ tiên tiến và hướng bố trí vào các khu, cụm công nghiệp để có phương án xử lý môi trường tập trung, đồng bộ.
- Sản xuất xi măng: Xóa bỏ công nghệ xi măng lò đứng vào năm 2015, các cơ sở đầu tư mới trên địa bàn tỉnh công nghệ xi măng lò quay phải chấp hành nghiêm túc báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Sản xuất gạch nung: Hiện trên địa bàn tỉnh chỉ còn 02 loại công nghệ là lò Tuynel và lò đứng nung gạch liên tục hiệu suất cao VSBK. Việc sản xuất phải đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng không khí xung quanh (TCVN 5937:2005); tiêu chuẩn về nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh (TCVN 5939:2005); Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và chất vô cơ (TCVN 5939:2005) và các tiêu chuẩn khác có liên quan.
- Khai thác chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường: Các đơn vị khai thác phải thực hiện nghiêm túc các quy định trong luật khoáng sản, luật bảo vệ môi trường, các nghị định của Chính phủ, các văn bản pháp quy về đầu tư phát triển sản xuất, các quy trình quy phạm tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành trong sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng. Ngoài ra, các đơn vị khai thác còn phải thực hiện các biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái, đảm bảo an toàn các công trình xây dựng cơ bản, giao thông, thủy lợi, đê điều, công trình xây dựng dân dụng công nghiệp, tham gia bảo vệ cảnh quan, phát triển kinh tế xã hội bền vững.
- Sản xuất các loại vật liệu mới: Đầu tư các cơ sở có quy mô vừa và lớn, công nghệ tiên tiến, thân thiện và không gây ô nhiễm môi trường, như: Sản xuất gạch lát Terazzo, gạch lát cao cấp, đá xẻ ốp lát, tấm nhựa ốp trần và tường tấm ốp hợp kim nhôm Composite, gỗ ván ép,...
V. Các giải pháp chủ yếu để thực hiện quy hoạch
1. Huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư:
Phát huy tối đa các nguồn nội lực và huy động các nguồn lực từ bên ngoài, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn; tranh thủ tối đa nguồn vốn từ ngân sách Trung ương hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, xây dựng công trình cấp thoát nước, mở rộng mạng lưới giao thông, mạng lưới điện... phục vụ cho khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng.
2. Chuẩn bị các điều kiện để kêu gọi đầu tư và điều tra cơ bản:
Chủ động thông báo danh mục các dự án cần kêu gọi đầu tư, tổ chức thăm dò đánh giá tài nguyên, khoáng sản; lựa chọn địa điểm phù hợp cho các dự án sản xuất vật liệu xây dựng theo quy hoạch; có cơ chế hỗ trợ các nhà đầu tư như: Đơn giản hóa thủ tục; xem xét, hỗ trợ phù hợp về giải phóng mặt bằng, đầu tư ngoài hàng rào như giao thông, điện, ưu đãi đầu tư theo quy định của Nhà nước. Tích cực công tác xúc tiến đầu tư để tìm các nhà đầu tư có năng lực. Chỉ đạo các đơn vị đang sản xuất vật liệu xây dựng chủ động tìm kiếm, khảo sát thăm dò bổ sung các nguồn nguyên liệu đang được khai thác sử dụng để đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất.
Chú trọng việc xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là việc nâng cấp các tuyến đường giao thông, điện lưới vào các khu mỏ khoáng sản, đường cho các khu công nghiệp, các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng và các bến bãi tập kết vật liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư khai thác tài nguyên và phát triển sản xuất.
3. Phát triển nguồn nhân lực kết hợp với phát triển khoa học công nghệ:
Khuyến khích phát triển tài năng trẻ, sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật hiện có, bao gồm cả việc tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển. Xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi để thu hút các cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao và lực lượng lao động có tay nghề giỏi từ các địa phương khác tới làm việc; đồng thời có chính sách khuyến khích, thu hút nhân lực là người địa phương.
Các hoạt động khoa học công nghệ trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng cần tập trung cải tiến các khâu cơ bản trong dây chuyền sản xuất, từng bước loại bỏ các thiết bị công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều nguyên nhiên vật liệu và gây ô nhiễm môi trường, để chuyển đổi sang công nghệ tiên tiến, hiện đại. Có chính sách phù hợp cho việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhất là sản xuất vật liệu xây dựng không nung.
4. Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước:
- Tổ chức phổ biến rộng rãi quy hoạch theo đúng quy định. Tổ chức triển khai thực hiện đúng theo quy hoạch được duyệt, nhất là việc cấp phép khai thác tài nguyên khoáng sản và đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, tình hình thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn và công tác bảo vệ cảnh quan môi trường để kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm theo quy định.
- Nghiên cứu, ban hành các cơ chế chính sách để khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng, đồng thời tăng cường công tác quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, nghĩa vụ của các cơ sở sản xuất kinh doanh đối với xã hội và người tiêu dùng theo đúng quy định.
- Tăng cường đội ngũ cán bộ chuyên ngành quản lý về khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng có năng lực tại các cấp.
- Kiên quyết xóa bỏ các cơ sở sản xuất kém hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường; đồng thời xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về đất đai, tài nguyên khoáng sản, môi trường theo quy định.
- Quản lý sản xuất vật liệu một cách tập trung và có sự phân cấp rõ ràng cho các cấp, các ngành quản lý chặt chẽ mọi hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng; trong đó, đơn vị đầu mối là Sở Xây dựng.
5. Hỗ trợ mở rộng phát triển thị trường:
Có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng tăng cường hoạt động quảng bá sản phẩm thông qua việc tham gia các hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế để tìm kiếm đối tác liên doanh, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
1. Sở Xây dựng:
Thực hiện nhiệm vụ là cơ quan đầu mối, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước các hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan thực hiện các nội dung sau:
- Công bố công khai, phổ biến rộng rãi, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Quy hoạch này; hàng năm tổ chức đánh giá việc thực hiện quy hoạch, đề xuất các nội dung cần điều chỉnh, bổ sung, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát các đơn vị hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh trong việc thực hiện các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định; đồng thời hướng dẫn, đôn đốc các tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh thực hiện việc đăng ký, công bố hợp chuẩn, hợp quy, niêm yết giá các sản phẩm vật liệu xây dựng theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước;
- Lập chương trình khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở chuyển đổi công nghệ sản xuất theo chủ trương của Chính phủ và hướng dẫn, đôn đốc các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện việc chuyển đổi theo yêu cầu;
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các tổ chức, cá nhân sản xuất và sử dụng các sản phẩm mới, các sản phẩm được khuyến khích sản xuất và sử dụng;
- Thẩm định về công nghệ các dự án đầu tư phát triển vật liệu xây dựng mới, tiên tiến, không gây ô nhiễm môi trường;
- Thường xuyên kiểm tra để nắm vững tình hình sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh, báo cáo Bộ Xây dựng và Ủy ban nhân dân tỉnh theo yêu cầu.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan có liên quan lập kế hoạch điều tra, thăm dò, khảo sát và đánh giá trữ lượng khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, kịp thời công bố kết quả điều tra, thăm dò để đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành vật liệu xây dựng;
- Tiếp nhận hồ sơ xin cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng, tổ chức thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh cấp phép theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền cấp phép theo quy định;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các sở, ngành, địa phương có liên quan ban hành, công bố các tiêu chuẩn về môi trường trong sản xuất vật liệu xây dựng; kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở khai thác, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh; xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Là cơ quan đầu mối, tiếp nhận các dự án đầu tư về sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh; chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương có liên quan, thẩm tra, trình Ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư theo quy định (trừ các dự án trong các khu công nghiệp và các dự án đã phân cấp cho Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã cấp giấy chứng nhận đầu tư);
- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh và các đơn vị có liên quan nghiên cứu, đề xuất cơ chế hỗ trợ vốn có hiệu quả cho các dự án đầu tư về vật liệu xây dựng; xây dựng chính sách ưu đãi, hỗ trợ tạo điều kiện phát triển vật liệu không nung, chuyển đổi công nghệ sản xuất các vật liệu xây dựng phù hợp với thực tế của tỉnh;
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan theo dõi, kiểm tra, đánh giá tổng thể đầu tư các dự án về sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng do Ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc xác nhận đầu tư.
5. Sở Tài chính:
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan nghiên cứu, đề xuất chính sách về thuế, phí khai thác tài nguyên trong đó có thuế, phí tài nguyên khai thác đất sét sản xuất gạch ngói nung.
6. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh:
Chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương có liên quan, thẩm tra, cấp giấy chứng nhận đầu tư và theo dõi, kiểm tra, đánh giá các dự án về sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
7. Sở Công thương:
- Theo chức năng nhiệm vụ, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp phục vụ cho khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh;
- Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại phù hợp giúp các doanh nghiệp khai thác thị trường trong và ngoài tỉnh; là cầu nối giúp các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh trong việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm đối tác và nắm bắt thông tin về công nghệ mới, sản phẩm mới.
8. Sở Khoa học và Công nghệ:
- Đẩy mạnh các hoạt động khoa học công nghệ trong sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng: Tiếp thu, ứng dụng công nghệ hiện đại, có nhiều tính ưu việt ở trong và ngoài nước, tổ chức thẩm định công nghệ, lựa chọn công nghệ sạch, công nghệ ít tiêu tốn nguyên liệu, nhiên liệu để thay thế các công nghệ lạc hậu trong sản xuất vật liệu xây dựng; từng bước loại trừ công nghệ cũ, công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường trong sản xuất vật liệu xây dựng;
- Kêu gọi các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp trong và ngoài nước chuyển giao và sử dụng công nghệ cao, hiện đại, thân thiện với môi trường trong sản xuất vật liệu xây dựng, vật liệu xây dựng không nung, đặc biệt là vật liệu xây;
- Phối hợp với Sở Xây dựng trong quá trình thẩm định về công nghệ các dự án đầu tư phát triển vật liệu xây dựng mới, tiên tiến, không gây ô nhiễm môi trường.
9. Sở Giao thông Vận tải:
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã nghiên cứu, lập kế hoạch và thực hiện nâng cấp các tuyến giao thông tới các cơ sở khai thác, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng phù hợp với quy hoạch từng thời kỳ; kế hoạch đầu tư nâng cấp các cảng, hệ thống vận tải đường thủy và đường sắt phục vụ cho việc vận chuyển vật tư nguyên liệu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
10. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
- Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh lập và quản lý quy hoạch phát triển du lịch, bảo tồn di sản văn hóa, cảnh quan thiên nhiên, đảm bảo hài hòa giữa phát triển du lịch lâu dài và phát triển vật liệu xây dựng;
- Phoi hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành chức năng liên quan kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện và xử lý các hiện tượng vi phạm các vùng cấm, tạm cấm khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
11. Công an tỉnh:
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình chủ trì hoặc phối hợp với các ngành, các cấp có liên quan đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, quản lý vật liệu nổ công nghiệp, phòng chống cháy nổ, công tác môi trường,... trong lĩnh vực hoạt động khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh;
- Thường xuyên kiểm tra, nắm thông tin, điều tra phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh.
12. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh:
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương có liên quan bảo vệ quy hoạch khoanh vùng các khu vực quốc phòng, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các hiện tượng vi phạm trong quá trình hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh.
13. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã:
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan, thẩm tra, cấp giấy chứng nhận đầu tư và theo dõi, kiểm tra, đánh giá các dự án về sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng theo phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Quản lý, chỉ đạo các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển vật liệu xây dựng trên địa bàn theo đúng quy hoạch, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương;
- Kiểm tra, giám sát các đơn vị hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn trong việc thực hiện các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định; xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định;
- Thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, môi trường, an toàn lao động, an ninh trật tự tại các khu vực có khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng, chú trọng việc rà soát, kiểm tra việc sử dụng đất sét làm gạch ngói nung trên địa bàn;
- Thường xuyên theo dõi, thống kê, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện quy hoạch tại địa phương và định kỳ hàng quý báo cáo về Sở Xây dựng để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
14. Các doanh nghiệp, các nhà đầu tư:
- Thực hiện việc đầu tư khai thác, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng theo đúng quy hoạch, phải thường xuyên quan tâm tới việc bảo vệ môi trường và giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác, sản xuất kinh doanh. Đối với các cơ sở khai thác tài nguyên, khoáng sản phải thực hiện hoàn nguyên môi trường hàng năm hoặc trong từng thời gian khai thác.
- Có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị về Sở Xây dựng để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo yêu cầu.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở; Thủ trưởng các Ban, Ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; Thủ trưởng các đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
TỔNG HỢP QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ NHU CẦU NGUYÊN LIỆU CỦA
CÁC NHÀ MÁY XI MĂNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 631/QĐ-UBND ngày 21/8/2012 của UBND tỉnh
Ninh Bình)
TT |
Tên nhà máy xi măng |
Công suất thiết kế (triệu tấn/ năm) |
Nguyên liệu |
Ghi chú |
|||||||
Nhu cầu (30 năm) |
Đã quy hoạch |
Đã cấp phép |
Dự kiến quy hoạch |
||||||||
Đá vôi (triệu tấn) |
Đất sét (triệu tấn) |
Đá vôi (triệu tấn) |
Đất sét (triệu tấn) |
Đá vôi (triệu tấn) |
Đất sét (triệu tấn) |
Đến 2015 |
Đến 2020 |
||||
1 |
Tam Điệp |
1,4 |
56 |
14 |
200 (60ha) |
25 (25ha) |
200 |
22 |
1,4 |
1,4 |
- Đá vôi: Quyền Cây, Quang Sơn, Tam Điệp - Đất sét: Thanh Hóa |
2 |
Hướng Dương |
1,8 |
72 |
18 |
72 (57,24ha) |
18 (25 ha) |
37,6 |
7,6 |
1,8 |
1,8 |
- Đá vôi: Hang Nước, Tam Điệp: 28,95ha - Đất sét: Trà Tu - T.Điệp: Thăm dò 20,7ha |
3 |
Duyên Hà |
2,36 |
94 |
23,4 |
200 (200ha) |
40 (80ha) |
17,38 |
0 |
2,36 |
2,36 |
- Đá vôi: Ninh Vân - Hoa Lư, đã cấp phép 19,5ha (số 578/GP-BTNMT, ngày 26/4/2012) - Đất sét: Yên Sơn, Quảng Lạc (có Giấy phép thăm dò 30,7ha) |
4 |
The Vissai |
2,7 |
108 |
27 |
195 (174ha) |
115,2 (120ha) |
26,8 |
3,8 |
2,7 |
2,7 |
- Đá vôi: Gia Hòa, Gia Viễn (cấp phép 21,52ha) - Đất sét: Đồi Tế Mỹ - Gia Vượng, Gia Hòa - Gia Viễn (cấp phép 21,17ha), đồi Giàng |
5 |
LucKy |
3,6 |
144 |
36 |
204 (100ha) |
78 (60ha) |
0 |
0 |
3,6 |
3,6 |
- Đá vôi: Núi Mả Vối - Ninh Vân - Hoa Lư, đã thăm dò 71,8ha (số 1005/GP-BTNMT ngày 07/6/2010) - Đất sét: Quảng Lạc - Nho Quan, đã thăm dò 70,8ha (số 1004/GP-BTNMT ngày 07/6/2010) |
6 |
Phú Sơn |
1,2 |
48 |
12 |
180 (117ha) |
42 (70ha) |
0 |
0 |
0 |
1,2 |
- Đá vôi: Lạc Vân, Gia Tường - Đất sét: Đầm Đùn - Thạch Bình, Đồi Dẻ - Xích Thổ, Nho Quan |
7 |
Quảng Lợi |
0,06 |
2,4 |
0,6 |
0 |
0 |
0 |
0 |
|
|
- Xi măng lò đứng |
8 |
Trạm nghiền XM Tam điệp |
0,04 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
|
|
Sử dụng Clinker các nhà máy |
TỔNG CỘNG: |
13,16 |
524,4 |
131 |
1.051 |
318,2 |
281,78 |
33,4 |
11,86 |
13,06 |
|
TỔNG HỢP DỰ KIẾN QUY HOẠCH VẬT LIỆU XÂY GẠCH ĐẤT SÉT NUNG
TT |
Tên đơn vị, nhà máy |
Công suất thiết kế (triệu viên/năm) |
Nguyên liệu |
Quy hoạch (triệu viên/năm) |
Dự kiến đến năm 2030 |
Ghi chú |
||
Diện tích (ha) |
Trữ lượng (m3) |
Đến 2015 |
Đến 2020 |
|||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
I |
Thị xã Tam Điệp |
135 |
38,17 |
1.724.500 |
135 |
135 |
Các nhà máy chuyển 100% sang sản xuất vật liệu xây không nung |
|
1 |
NM gạch Vườn Chanh - Công ty CP VL&XL Tam Điệp |
20 |
2,07 |
100.000 |
20 |
20 |
Đến 2015 hết mỏ nguyên liệu, đến 2020 mua nguyên liệu để sản xuất |
|
2 |
NM gạch Tam Điệp - Công ty Cổ phần VLXD& XL số 5 |
40 |
0 |
0 |
40 |
40 |
Mua nguyên liệu ở tỉnh Thanh Hóa để sản xuất đến 2020 |
|
3 |
NM gạch Đại Sơn - Công ty TNHH ĐTXD&PT Đại Sơn |
60 |
36,1 |
1.624.500 |
60 |
60 |
Đảm bảo nguyên liệu tại chỗ đến năm 2020 |
|
4 |
NM Gạch Nam Sơn - DNTN Việt Thắng |
15 |
0 |
0 |
15 |
15 |
Mua nguyên liệu ở tỉnh Thanh Hóa để sản xuất đến 2020 |
|
II |
Huyện Yên Mô |
115 |
43,35 |
2.311.000 |
95 |
95 |
|
|
5 |
NM gạch Cầu Rào - Công ty Cổ phần VLXD& XL số 5 |
20 |
7,35 |
441.000 |
20 |
20 |
Mỏ nguyên liệu đảm bảo sản xuất đến năm 2020 |
|
6 |
NM gạch Yên Hóa - DNTN Hà Thanh |
15 |
6,0 |
360.000 |
15 |
15 |
Mỏ nguyên liệu đảm bảo sản xuất đến năm 2020 |
|
7 |
NM gạch Khánh Thượng - Cty CP XD&SXVLXD Yên Từ |
20 |
13,0 |
650.000 |
20 |
20 |
Mỏ nguyên liệu đảm bảo sản xuất đến năm 2020 |
|
8 |
NM gạch Yên Từ - Công ty CP SX&VLXD Yên Từ |
20 |
0 |
0 |
|
|
Sử dụng nguyên liệu của nhà máy gạch Khánh Thượng đến 2020 |
|
9 |
NM gạch Khánh Dương - Công ty TNHH Trường Thành |
40 |
8,0 |
320.000 |
20 |
20 |
Mỏ nguyên liệu đảm bảo sản xuất đến năm 2020 |
|
10 |
Nhà máy gạch Mai Sơn - DNTN Toàn Thành (đang đầu tư) |
20 |
9,0 |
540.000 |
20 |
20 |
Mỏ nguyên liệu đảm bảo sản xuất đến năm 2020 |
|
III |
Huyện Kim Sơn |
55 |
35,8 |
1.301.500 |
40 |
40 |
|
|
11 |
Nhà máy gạch Kim Chính - Công ty CP gạch ngói Sông Chanh |
20 |
21,5 |
725.500 |
20 |
20 |
Mỏ nguyên liệu đảm bảo sản xuất đến năm 2020 |
|
12 |
Nhà máy gạch Yên Lộc - DNTN Kim Phát |
15 (lò đứng liên tục VSBK) |
8,0 |
320.000 |
15 |
15 |
Mỏ nguyên liệu đảm bảo sản xuất đến năm 2020 |
|
13 |
Nhà máy Gạch Ân Hòa - DNTN xây dựng Ân Hòa |
20 |
6,3 |
256.000 |
20 |
20 |
Mỏ nguyên liệu đảm bảo sản xuất đến năm 2020 |
|
IV |
Huyện Hoa Lư |
40,0 |
15,0 |
500.000 |
40,0 |
40,0 |
|
|
14 |
Nhà máy gạch Sông Chanh - Công ty CP gạch ngói Sông Chanh |
40 |
15,0 |
500.000 |
40 |
40 |
Mỏ nguyên liệu đảm bảo sản xuất đến năm 2020 |
|
V |
Huyện Yên Khánh |
75 |
11,0 |
1.020.000 |
75 |
75 |
|
|
15 |
Nhà máy gạch Khánh An - Công ty CP gạch ngói Sông Chanh |
20 |
6,0 |
420.000 |
20 |
20 |
Mỏ nguyên liệu đảm bảo sản xuất đến năm 2020 |
|
16 |
Nhà máy gạch Khánh Thành - DNTN Thắng Lợi |
15 lò đứng |
5,0 |
600.000 |
35 |
35 |
Mỏ nguyên liệu đảm bảo sản xuất đến năm 2020 |
|
17 |
Nhà máy Gạch Khánh Công Công ty TNHH XD Bình Minh |
20 |
0 |
0 |
20 |
20 |
Mỏ nguyên liệu đảm bảo sản xuất đến năm 2020 |
|
VI |
Huyện Gia Viễn |
65 |
22,77 |
1.410.000 |
|
|
|
|
18 |
Nhà máy gạch Gia Thanh - Công ty CP gạch Gia Thanh |
25 |
0 |
0 |
25 |
25 |
Mỏ nguyên liệu đảm bảo sản xuất đến năm 2020 |
|
19 |
Nhà máy gạch Gia Lạc - DNTN Xuân Quyền |
15 (lò đứng VSBK) |
9,27 |
465.000 |
15 |
15 |
Mỏ nguyên liệu đảm bảo sản xuất đến năm 2020 |
|
20 |
Nhà máy gạch Hoa Tiên - Công ty CP ĐTXD&PT Hoa Tiên |
20 |
0 |
0 |
20 |
20 |
Mỏ nguyên liệu đảm bảo sản xuất đến năm 2020 |
|
VII |
Huyện Nho Quan |
175 |
70,67 |
5.434.183 |
175 |
175 |
|
|
21 |
Nhà máy gạch Phú Sơn |
20 |
7,8 |
390.000 |
20 |
20 |
Mỏ nguyên liệu đảm bảo sản xuất đến năm 2020 |
|
22 |
Nhà máy gạch Quỳnh Lưu |
20 |
19 |
2.213.303 |
20 |
20 |
Mỏ nguyên liệu đảm bảo sản xuất đến năm 2020 |
|
23 |
Nhà máy gạch Gia Tường Công ty CP gạch ngói Sông Chanh |
50 |
13,0 |
561.723 |
50 |
50 |
Mỏ nguyên liệu đảm bảo sản xuất đến năm 2020 |
|
24 |
Nhà máy gạch Gia Lâm |
50 |
11,24 |
967.590 |
50 |
50 |
Mỏ nguyên liệu đảm bảo sản xuất đến năm 2020 |
|
25 |
Nhà máy gạch Văn Phú |
15,0 lò đứng VSBK |
7,63 |
301.567 |
15 |
15 |
Mỏ nguyên liệu đảm bảo sản xuất đến năm 2020 |
|
26 |
NM sx gốm sứ cao cấp Hoàng Long |
20 |
12,0 |
1.000.000 |
20 |
20 |
Mỏ nguyên liệu đảm bảo sản xuất đến năm 2020 |
|
Tổng cộng: |
655,0 |
236,76 |
13.701.183 |
655,0 |
655,0 |
|
(Dự kiến đến năm 2030 các nhà máy sản xuất gạch nung sẽ chuyển 100% sang sản xuất vật liệu xây không nung, duy trì sản lượng 655 triệu viên QTC/năm như năm 2020).
TỔNG HỢP DỰ KIẾN QUY HOẠCH VẬT LIỆU XÂY KHÔNG NUNG
TT |
Tên cơ sở sản xuất |
Số cơ sở |
Công suất thiết kế (triệu viên QTC/năm) |
Nguyên liệu |
Quy hoạch (triệu viên QTC/năm |
Định hướng đến 2030 |
|
Đến 2015 |
Đến 2020 |
||||||
I |
Thị xã Tam điệp: |
13 |
49,0 |
|
49 |
49 |
|
|
- Sản xuất gạch bê tông bọt |
01 |
13 |
- Cát mịn + XM + phụ gia + chất tạo bọt - Đá mạt d ≤ 5mm |
13 |
13 |
Duy trì sản xuất như năm 2020 |
- Sản xuất gạch xi măng cốt liệu |
12 |
36 |
36 |
36 |
|||
II |
Huyện Yên Mô: |
13 |
155 |
|
46 |
155 |
|
|
- Sản xuất gạch bê tông bọt. |
01 |
13 |
- Cát mịn + XM + phụ gia + chất tạo bọt - Đá mạt d ≤ 5mm |
13,0 |
13,0 |
|
- Sản xuất gạch xi măng cốt liệu |
11 |
33,0 |
33,0 |
33,0 |
|||
- Sản xuất gạch BT khí chưng áp (AAC) 100.000 m3/năm |
01 |
109,0 |
- Cát mịn + XM + phụ gia tạo khí |
0 |
109,0 |
||
III |
Huyện Kim Sơn: |
05 |
15,0 |
|
15,0 |
15,0 |
|
|
Sản xuất gạch xi măng cốt liệu |
05 |
15,0 |
- Chất thải rắn - Đá mạt d ≤ 5mm |
15 0 |
15 0 |
|
IV |
Huyện Hoa Lư: |
09 |
27,0 |
|
27,0 |
27,0 |
|
|
Đầu tư tại các mỏ đá và các cơ sở mới: |
09 |
27,0 |
Đá mạt d ≤ 5mm |
27,0 |
27,0 |
|
V |
Huyện Yên Khánh: |
04 |
12,0 |
|
12,0 |
12,0 |
|
|
Sản xuất gạch xi măng cốt liệu |
04 |
12,0 |
Chất thải rắn |
12,0 |
12,0 |
|
VI |
Huyện Nho Quan: |
13 |
145 |
|
36 |
145 |
|
|
- Sản xuất gạch BT khí chưng áp (AAC) 100.000 m3/năm |
01 |
109,0 |
- Cát mịn + XM + phụ gia tạo khí |
0 |
109,0 |
|
- Sản xuất gạch xi măng cốt liệu |
12 |
36,0 |
- Đá mạt d ≤ 5mm |
36,0 |
36,0 |
||
VII |
Huyện Gia Viễn: |
11 |
33,0 |
|
33,0 |
33,0 |
|
|
Sản xuất gạch xi măng cốt liệu |
11 |
33,0 |
Đá mạt d ≤ 5mm |
33,0 |
33,0 |
|
Tổng cộng: |
68 |
436,0 |
|
218,0 |
436,0 |
436,0 |
- Đến 2015 có 66 cơ sở sản xuất vật liệu xây không nung, tổng công suất 218 triệu viên QTC/năm. Trong đó: 64 cơ sở sản xuất gạch xi măng cốt liệu, tổng công suất 192 triệu viên QTC/năm; 02 cơ sở sản xuất gạch từ bê tông bọt, tổng công suất 26 triệu viên QTC/năm.
- Đến 2020 có 70 cơ sở sản xuất vật liệu xây không nung, tổng công suất 436 triệu viên QTC/năm. Trong đó: 66 cơ sở sản xuất gạch xi măng cốt liệu, tổng công suất 192 triệu viên QTC/năm; 02 cơ sở sản xuất gạch từ bê tông bọt, tổng công suất 26 triệu viên QTC/năm; 02 cơ sở sản xuất gạch từ bê tông khí chưng áp (ACC), tổng công suất 218 triệu viên QTC/năm.
TỔNG HỢP QUY HOẠCH VẬT LIỆU XÂY KHÔNG NUNG VÀ GẠCH ĐẤT SÉT NUNG
TT |
Tên đơn vị |
Vật liệu xây không nung |
Gạch đất sét nung |
Định hướng đến 2030 |
||||||||||
Xi măng cốt liệu |
Gạch từ bê tông khí, bê tông bọt |
|||||||||||||
Đến 2015 |
Đến 2020 |
Đến 2015 |
Đến 2020 |
Đến 2015 |
Đến 2020 |
|||||||||
Số cơ sở |
Sản lượng (triệu viên QTC/năm) |
Số cơ sở |
Sản lượng (triệu viên QTC/năm) |
Số cơ sở |
Sản lượng (triệu viên QTC/năm) |
Số cơ sở |
Sản lượng (triệu viên QTC/năm) |
Số cơ sở |
Sản lượng (triệu viên QTC/năm) |
Số cơ sở |
Sản lượng (triệu viên QTC/năm) |
|||
1 |
Thị xã Tam Điệp |
12 |
36 |
12 |
36 |
01 |
13 |
01 |
13 |
04 |
135,0 |
04 |
135,0 |
- Các nhà máy sản xuất gạch nung sẽ chuyển 100% sang sản xuất gạch không nung - Sản lượng giữ nguyên như năm 2020 |
2 |
Huyện Yên Mô |
11 |
33 |
11 |
33 |
01 |
13 |
02 |
122,0 |
06 |
115,0 |
06 |
115,0 |
|
3 |
Huyện Kim Sơn |
05 |
15 |
05 |
15 |
0 |
0 |
0 |
0 |
03 |
55,0 |
03 |
55,0 |
|
4 |
Huyện Hoa Lư |
09 |
27 |
09 |
27 |
0 |
0 |
0 |
0 |
01 |
40,0 |
01 |
40,0 |
|
5 |
Huyện Yên Khánh |
04 |
12 |
04 |
12 |
0 |
0 |
0 |
0 |
03 |
75,0 |
03 |
75,0 |
|
6 |
Huyện Gia Viễn |
11 |
33 |
11 |
33 |
0 |
0 |
0 |
0 |
03 |
65,0 |
03 |
65,0 |
|
7 |
Huyện Nho Quan |
12 |
36 |
12 |
36 |
0 |
0 |
01 |
109,0 |
06 |
175,0 |
06 |
175,0 |
|
8 |
TP. Ninh Bình |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
|
Cộng |
64 |
192 |
64 |
192 |
02 |
26 |
04 |
244,0 |
26 |
655 |
26 |
655 |
1091,0 |
TỔNG HỢP QUY HOẠCH CÁC CƠ SỞ KHAI THÁC, CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN ĐÁ XÂY DỰNG
TT |
Tên mỏ - Chủ đầu tư |
Diện tích (ha) |
Trữ lượng (m3) |
Công suất (m3/năm) |
Quy hoạch |
Dự kiến đến 2030 |
Ghi chú |
|
Đến 2015 |
Đến 2020 |
|||||||
I |
Huyện Nho Quan |
196,29 |
104.912.601 |
1.998.000 |
1.358.000 |
1.998.000 |
1.828.000 |
|
1 |
Mỏ núi Đầm Ngang của Công ty TNHH MTV Mạnh Quỳnh |
2,36 |
804.200 |
100.000 |
100.000 |
100.000 |
0 |
43/GP-UBND ngày 27/6/2011, thời hạn đến 6/2016 |
2 |
Mỏ núi Cay của Công ty Cổ phần Nam Anh Tú |
3,06 |
906.952 |
49.000 |
49.000 |
49.000 |
49.000 |
2151/QĐ-UBND ngày 12/9/2007, thời hạn đến 9/2027 |
3 |
Mỏ núi Hang Luồn của Hợp tác xã KT&SX VLXD Tây Sơn |
1,0 |
334.264 |
30.000 |
30.000 |
30.000 |
0 |
21/GP-UBND ngày 01/9/2010, thời hạn đến 9/2012 |
4 |
Mỏ núi Bài Ngô của Hợp tác xã sản xuất VLXD Sông Cầu |
3,5 |
1.313.257 |
45.000 |
45.000 |
45.000 |
45.000 |
1160/QĐ-UBND ngày 16/6/2008, thời hạn đến 6/2011 |
5 |
Mỏ Thung Giang của Hợp tác xã sản xuất VLXD Kỳ Phú |
1,0 |
147.467 |
20.000 |
20.000 |
20.000 |
0 |
Đang làm thủ tục gia hạn |
6 |
Mỏ núi Đồ Đen của Công ty TNHH Trung Nghĩa |
6,6 |
940.450 |
45.000 |
45.000 |
45.000 |
45.000 |
1375/QĐ-UBND ngày 17/7/2008, thời hạn đến 7/2028 |
7 |
Mỏ núi Nước Mọc của DNTN Hoàng Linh |
2,99 |
316.243 |
20.000 |
20.000 |
20.000 |
0 |
904/QĐ-UBND ngày 23/4/2007, hạn đến 4/2012 |
8 |
Mỏ Thung Chuông của Công ty TNHH An Thành Long |
12,3 |
3.227.261 |
130.000 |
130.000 |
130.000 |
130.000 |
180/QĐ-UBND ngày 21/10/2008, thời hạn đến 10/2016 |
9 |
Mỏ núi Bài Thung của Công ty TNHH Thiên Tân |
7,0 |
1.616.544 |
100.000 |
100.000 |
100.000 |
100.000 |
05/GP-UBND ngày 01/3/2011, thời hạn đến 02/2021 |
10 |
Mỏ hang Thuyền máng lợn của Công ty TNHH XD&TM Hùng Vương |
8,1 |
3.771.974 |
150.000 |
150.000 |
150.000 |
150.000 |
22/GP-UBND ngày 01/9/2010, thời hạn đến 9/2025 |
11 |
Mỏ núi Cay của Công ty TNHH Xuân Thiện |
64,8 |
62.180.490 |
375.000 |
375.000 |
375.000 |
375.000 |
Đã được cấp phép |
12 |
Mỏ núi Thung lở mỏ vịt của Công ty Cổ phần TM&SXVLXD Đức Long |
4,0 |
1.738.946 |
95.000 |
95.000 |
95.000 |
95.000 |
12/GP-UBND ngày 15/3/2011, thời hạn đến 02/2031 |
13 |
Mỏ Đôlômít của Công ty Cổ phần Vạn Xuân Ninh Bình |
36,11 |
15.019.910 |
440.000 |
0 |
440.000 |
440.000 |
61/GP-UBND ngày 03/3/2011, thời hạn đến 3/2041 |
14 |
Mỏ Thung Chuông của Công ty Cổ phần ĐT&PT Quang Minh |
14,0 |
3.840.548 |
150.000 |
150.000 |
150.000 |
150.000 |
30/GP-UBND ngày 30/5/2011, thời hạn đến 5/2031 |
15 |
Mỏ núi Thung Bưởi của Công ty Cổ phần đá đôlômit Việt Nam |
4,27 |
1.867.487 |
49.000 |
49.000 |
49.000 |
49.000 |
Đang chờ Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép |
16 |
Mỏ Núi Giáng của Công ty TNHH Xuân Thiện |
25.2 |
6.886.608 |
200.000 |
0 |
200.000 |
200.000 |
Đang trình cấp phép khai thác |
II |
Thị xã Tam Điệp |
61,89 |
19.560.812 |
798.000 |
602.000 |
798.000 |
768.000 |
|
1 |
Mỏ Đồng Giao của Công ty TNHH Âu Lạc |
1,66 |
525.492 |
25.000 |
25.000 |
25.000 |
25.000 |
54/GP-UBND ngày 10/8/2011, thời hạn đến 8/2031 |
2 |
Mỏ Đồng Giao của Công ty cổ phần đá Đồng Giao |
3,19 |
858.047 |
45.000 |
45.000 |
45.000 |
45.000 |
15/GP-UBND ngày 29/9/2009, thời hạn đến 10/2011 |
3 |
Mỏ núi Dóng Than của DNTN Sơn Linh |
4,5 |
973.871 |
47.000 |
47.000 |
47.000 |
47.000 |
01/GP-UBND ngày 11/1/2011 thời hạn đến 01/2026 |
4 |
Mỏ núi Địa lý của DNTN Long Vân |
5,0 |
1.192.897 |
49.000 |
49.000 |
49.000 |
49.000 |
22/GP-UBND ngày 18/4/2011, thời hạn đến 4/2031 |
5 |
Mỏ đá (Bazan) núi Mai của Công ty Cổ phần đá Đồng Giao |
6,8 |
1.441.337 |
50.000 |
50.000 |
50.000 |
50.000 |
89/QĐ-UBND ngày 26/01/2000, thời hạn đến 01/2015 |
6 |
Mỏ núi Cháy của Công ty TNHH Việt Thắng |
4,0 |
1.429.008 |
49.000 |
49.000 |
49.000 |
49.000 |
33/GP-UBND ngày 27/12/2010, thời hạn đến 12/2030 |
7 |
Mỏ núi Ngà của Công ty TNHH Việt Thắng |
1,9 |
256.391 |
30.000 |
30.000 |
30.000 |
0 |
23/GP-UBND ngày 08/10/2010, thời hạn đến 10/2012 |
8 |
Mỏ núi Cửa Khâu của DNTN Tô Tiến Phát |
6,0 |
2.548.695 |
100.000 |
100.000 |
100.000 |
100.000 |
29/GP-UBND ngày 17/12/2010, thời hạn đến 12/2030 |
9 |
Mỏ núi Cửa Khâu của DNTN Gia Huệ |
3,2 |
1.005.221 |
49.000 |
49.000 |
49.000 |
49.000 |
30/GP-UBND ngày 17/12/2010, thời hạn đến 12/2030 |
10 |
Mỏ núi Hang Nước của Công ty TNHH Thiên Vương |
1,84 |
793.800 |
49.000 |
0 |
49.000 |
49.000 |
Đang làm thủ tục gia hạn |
11 |
Mỏ núi Hang Nước của Công ty Hòa Nam |
2,72 |
1.332.469 |
49.000 |
0 |
49.000 |
49.000 |
Đang làm thủ tục gia hạn |
12 |
Mỏ núi Cửa Khâu (Phúc Lộc) của DNTN Trường Phú Mỹ |
6,1 |
1.699.714 |
49.000 |
0 |
49.000 |
49.000 |
Đang làm thủ tục gia hạn |
13 |
Mỏ hang nước của Công ty TNHH Quang Tùng |
3,4 |
1.532.231 |
49.000 |
0 |
49.000 |
49.000 |
1374/QĐ-UBND tháng 7/2008, thời hạn đến 7/2011 |
14 |
Mỏ núi Mai của Công ty cổ phần thương mại Hà Nội |
4,61 |
1.806.577 |
49.000 |
49.000 |
49.000 |
49.000 |
56/GP-UBND ngày 18/8/2011, thời hạn đến 8/2031 |
15 |
Mỏ Đôlômít núi Lòng Lan của Công ty TNHH MTV Sản xuất vật liệu xây dựng Minh Trang |
4,0 |
1.300.000 |
49.000 |
49.000 |
49.000 |
49.000 |
30/GP-UBND tháng 01/2010, thời hạn đến 01/2025 |
16 |
Mỏ Đôlômít núi Lòng Lan của DNTN Xuân Học |
1,27 |
573.344 |
30.000 |
30.000 |
30.000 |
30.000 |
58/GP-UBND ngày 06/9/2011, thời hạn đến 9/2031 |
17 |
Mỏ Đôlômít chân núi Quèn Khó của DNTN Hoài Huyền |
1,7 |
564.718 |
30.000 |
30.000 |
30.000 |
30.000 |
55/GP-UBND ngày 08/8/2011, thời hạn đến 8/2031 |
III |
Huyện Gia Viễn |
47,52 |
8.685.892 |
530.000 |
530.000 |
530.000 |
450.000 |
|
1 |
Mỏ núi Mư, Hang trắng; Vọng Quốc của Công ty TNHH Thảo Anh |
18,09 |
1.987.116 |
100.000 |
100.000 |
100.000 |
100.000 |
50/GP-UBND ngày 30/6/2011, thời hạn đến 7/2031 |
2 |
Mỏ phía Bắc núi Bồ Đình của Công ty Cổ phần SXVLXD Gia Viễn |
1,25 |
313.000 |
30.000 |
30.000 |
30.000 |
0 |
17/GP-UBND ngày 30/3/2011, thời hạn đến 3/2014 |
3 |
Mỏ núi Bũng Trống của Công ty TNHH Thành Thắng |
5,33 |
599.363 |
50.000 |
50.000 |
50.000 |
0 |
23/GP-UBND ngày 22/4/2010, thời hạn đến 4/2016 |
4 |
Mỏ núi Bồ Đình của DNTN Gia Lương |
4,9 |
783.073 |
40.000 |
40.000 |
40.000 |
40.000 |
728/GP-UBND ngày 29/3/2007, thời hạn đến 3/2017 |
5 |
Mỏ Gia Thanh của Công ty Cổ phần đá Gia Thanh |
7,7 |
2.120.506 |
200.000 |
200.000 |
200.000 |
200.000 |
16/GP-UBND ngày 25/3/2011, thời hạn đến 3/2022 |
6 |
Mỏ núi Hống của Công ty TNHH Phúc Lộc |
10,25 |
2.882.834 |
110.000 |
110.000 |
110.000 |
110.000 |
27/GP-UBND ngày 06/5/2011, thời hạn đến 5/2031 |
IV |
Huyện Hoa Lư |
31,88 |
10.857.729 |
412.000 |
412.000 |
405.000 |
405.000 |
|
1 |
Mỏ núi Mả Vối của DNTN Hệ Dưỡng |
4,8 |
1.707.042 |
70.000 |
70.000 |
70.000 |
70.000 |
48/GP-UBND ngày 30/6/2011, thời hạn đến 7/2031 |
2 |
Mỏ Thung Trẽ Dưới của DNTN Tuấn Thành |
10,2 |
3.908.069 |
160.000 |
160.000 |
160.000 |
160.000 |
42/GP-UBND ngày 27/6/2011, thời hạn đến 5/2031 |
3 |
Mỏ núi Hang Hốc của Trại giam Ninh Khánh |
6,46 |
1.458.144 |
30.000 |
30.000 |
30.000 |
30.000 |
25/GP-UBND ngày 26/4/2011, thời hạn đến 4/2031 |
4 |
Mỏ Chí Chí của Trại giam Ninh Khánh |
1,77 |
248.814 |
7.000 |
7.000 |
0 |
0 |
13/GP-UBND ngày 16/4/2010, thời hạn đến 4/2012 |
5 |
Mỏ núi thung Trẽ Trên của DNTN Thụy Thành |
3,65 |
784.433 |
45.000 |
45.000 |
45.000 |
45.000 |
1921/QĐ-UBND ngày 21/10/2008, thời hạn đến 02/2012 |
6 |
Mỏ núi Mả Vối của Công ty TNHH Việt Hồng Quang |
5,0 |
2.751.227 |
100.000 |
100.000 |
100.000 |
100.000 |
49/GP-UBND ngày 30/6/2011, thời hạn đến 7/2031 |
V |
Huyện Yên Mô |
24,88 |
7.183.903 |
329.000 |
329.000 |
235.000 |
185.000 |
|
1 |
Mỏ núi Giếng Hang của DNTN Nguyễn Công Đính |
1,29 |
259.321 |
49.000 |
49.000 |
0 |
0 |
15/GP-UBND ngày 18/6/2010, thời hạn đến 6/2012 |
2 |
Mò núi Trẽ Trên của Công ty TNHH Đổi Mới |
1,25 |
141.121 |
45.000 |
45.000 |
0 |
0 |
50/QĐ-UBND ngày 11/01/2011, thời hạn đến 19/6/2012 |
3 |
Mỏ núi Kè của Tổ hợp SXVL Hồng Hải |
1,17 |
210.900 |
30.000 |
30.000 |
30.000 |
0 |
1774/QĐ-UBND ngày 01/10/2008, thời hạn đến 10/2011 |
4 |
Mỏ phía Bắc núi Giếng Hang của Tổ hợp khai thác đá Thanh Bình |
1,5 |
157.644 |
20.000 |
20.000 |
20.000 |
0 |
08/QĐ-UBND ngày 04/3/2011, thời hạn đến 3/2013 |
5 |
Mỏ núi Sậu của Tổ hợp khai thác đá Thanh Bình |
1,47 |
794.572 |
30.000 |
30.000 |
30.000 |
30.000 |
2086/QĐ-UBND ngày 14/11/2008, thời hạn đến 11/2011 |
6 |
Mỏ núi Bảng DNTN Nhật Dung |
8,2 |
2.620.345 |
55.000 |
55.000 |
55.000 |
55.000 |
07/GP-UBND ngày 04/3/2011, thời hạn đến 3/2031 |
7 |
Mỏ núi Hùng của DNTN Xây dựng Kim Phát |
10 |
3.000.000 |
100.000 |
100.000 |
100.000 |
100.000 |
34/GP-UBND ngày 29/12/2010, thời hạn đến 12/2030 |
VI |
Huyện Kim Sơn |
0,71 |
115.742 |
20.000 |
20.000 |
0 |
0 |
|
1 |
Mỏ núi Kè của Hợp tác xã Sản xuất VLXD Hợp Thành |
0,71 |
115.742 |
20.000 |
20.000 |
0 |
0 |
21/GP-UBND ngày 18/4/2011, thời hạn đến 4/2013 |
TỔNG HỢP QUY HOẠCH VẬT LIỆU ĐÁ XÂY DỰNG
TT |
Tên cơ sở |
Số mỏ quy hoạch |
Quy hoạch đến 2015 |
Quy hoạch đến 2020 |
Dự kiến đến 2030 |
Ghi chú |
||||||
Số mỏ |
Diện tích (ha) |
Trữ lượng (triệu m3) |
Công suất (triệu m3/ năm) |
Số mỏ |
Công suất (triệu m3/ năm) |
Số mỏ |
Công suất (triệu m3/ năm) |
Số mỏ |
Công suất (triệu m3/ năm) |
|||
1 |
Huyện Nho Quan |
16 |
196,29 |
104,912 |
1,998 |
14 |
1,358 |
16 |
1,998 |
|
|
- Nhu cầu năm 2015: (2,0÷2,5) triệu m3/năm. - Dự báo năm 2020: (2,6÷3,0) triệu m3/năm |
2 |
Thị xã Tam điệp |
17 |
61,89 |
19,56 |
0,798 |
13 |
0,602 |
17 |
0,798 |
|
|
|
3 |
Huyện Gia Viễn |
06 |
47,52 |
8,686 |
0,53 |
06 |
0,53 |
06 |
0,53 |
|
|
|
4 |
Huyện Hoa Lư |
06 |
31,88 |
10,857 |
0,412 |
06 |
0,412 |
05 |
0,4 |
|
|
|
5 |
Huyện Yên Mô |
07 |
24,88 |
7,18 |
0,329 |
07 |
0,329 |
05 |
0,235 |
|
|
|
6 |
Huyện Kim Sơn |
01 |
0,7 |
0,115 |
0,02 |
01 |
0,02 |
0 |
0 |
|
|
|
Tổng cộng: |
53 |
363,17 |
151.317 |
4.087 |
47 |
3,251 |
49 |
3,96 |
40 |
3,96 |
TỔNG HỢP QUY HOẠCH CÁC CƠ SỞ KHAI THÁC KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU SAN NỀN
TT |
Tên mỏ - Chủ đầu tư |
Diện tích (ha) |
Trữ lượng (m3) |
Công suất (m3/năm) |
Quy hoạch |
Dự kiến đến 2030 |
Ghi chú |
|
Đến 2015 |
Đến 2020 |
|||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
I |
Huyện Nho Quan |
55,45 |
10.148.806 |
732.000 |
732.000 |
585.000 |
585.000 |
|
1 |
Mỏ đồi Dốc Bệu của Công ty TNHH Hoà Nam |
2,9 |
365.289 |
60.000 |
60.000 |
60.000 |
60.000 |
14/GP-UBND ngày 24/9/2009, thời hạn đến 9/2010 |
2 |
Mỏ đồi Rộc Cho của DNTN Thành Vinh |
2,8 |
362.199 |
30.000 |
30.000 |
30.000 |
30.000 |
13/GP-UBND ngày 22/9/2009, thời hạn đến 9/2010 |
3 |
Mỏ đồi Đương, đồi Lang của DNXD Xuân Trường |
7,1 |
968.658 |
50.000 |
50.000 |
50.000 |
50.000 |
357/GP-UBND ngày 02/02/2007, thời hạn đến 02/2010 |
4 |
Mỏ đồi Thềm của DNTN Xuân Điều |
1,87 |
333.345 |
49.000 |
49.000 |
49.000 |
49.000 |
31/GP-UBND ngày 21/12/2010, thời hạn đến 12/2013 |
5 |
Mỏ đồi Thềm của Công ty TNHH MTV XD&TM Đức Nghĩa |
1,98 |
607.213 |
49.000 |
49.000 |
49.000 |
49.000 |
19/GP-UBND ngày 28/7/2010, thời hạn đến 7/2013 |
6 |
Mỏ đồi Trăn của Công ty TNHH XD và TM Thảo Văn |
1,98 |
254.381 |
49.000 |
49.000 |
49.000 |
49.000 |
16/GP-UBND ngày 02/7/2010, thời hạn đến 7/2013 |
7 |
Mỏ đồi Nang của Công ty TNHH Mạnh Quỳnh |
3,72 |
908.400 |
49.000 |
49.000 |
49.000 |
49.000 |
43/GP-UBND ngày 27/6/2011, thời hạn đến 6/2016 |
8 |
Mỏ đồi Thông Tin DNXD Xuân Trường |
22,0 |
4.057.684 |
200.000 |
200.000 |
200.000 |
200.000 |
665/QĐ-UBND ngày 03/4/2008, thời hạn đến 4/2011 |
9 |
Mỏ đồi Bồ Đề của Công ty TNHH MTV Minh Phương Hoa |
1,97 |
250.000 |
49.000 |
49.000 |
0 |
0 |
Đang thăm dò |
10 |
Mỏ đồi Bồ Đề của Công ty TNHH Việt Phát |
2,97 |
667.275 |
49.000 |
49.000 |
0 |
0 |
2047/QĐ-UBND ngày 07/11/2008, thời hạn đến 11/2011 |
11 |
Mỏ núi Hạm của Công ty TNHH Việt Phát |
2,18 |
259.999 |
49.000 |
49.000 |
0 |
0 |
Đang làm thủ tục gia hạn |
12 |
Mỏ đồi Dốc Bệu của Công ty cổ phần Bò thịt sữa Yên Phú |
4,08 |
1.114.363 |
49.000 |
49.000 |
49.000 |
49.000 |
Đang làm thủ tục gia hạn |
II |
Thị xã Tam Điệp |
178,16 |
51.630.365 |
2.625.000 |
2.125.000 |
2.030.000 |
1.750.000 |
|
1 |
Mỏ đồi Thống Nhất, đồi Giàng của Công ty CP ĐT&PT nhà Hà Nội số 27 |
6,2 |
908.000 |
49.000 |
49.000 |
49.000 |
49.000 |
1014/QĐ-UBND ngày 20/5/2008, thời hạn đến 5/2026 |
2 |
Mỏ núi 81 Lòng Lan của DNTN Việt Thắng |
2,08 |
258.582 |
45.000 |
45.000 |
0 |
0 |
33/GP-UBND ngày 14/01/2009, thời hạn đến 01/2012 |
3 |
Mỏ đồi Ba Mào của Công ty TNHH VT&TM Đại Đoàn |
3,32 |
1.046.610 |
49.000 |
49.000 |
49.000 |
49.000 |
33/GP-UBND ngày 02/6/2011, thời hạn đến 6/2031 |
4 |
Mỏ đồi Sòng Cầu của Công ty TNHH ĐT&XD Thành Đạt |
5,1 |
1.767.053 |
49.000 |
49.000 |
49.000 |
49.000 |
39/GP-UBND ngày 22/6/2011, thời hạn đến 6/2031 |
5 |
Mỏ đồi Cầu Thủng của Tập đoàn Xuân Thành |
9,73 |
2.105.000 |
700.000 |
200.000 |
200.000 |
200.000 |
28/GP-UBND, ngày 04/12/2009, thời hạn đến 12/2012 |
6 |
Mỏ đá đôlômít phong hoá, núi Voi Trong; đồi Ngang, núi Béo - DNXD Xuân Trường |
40 |
10.000.000 |
400.000 |
400.000 |
400.000 |
400.000 |
608/QĐ-UBND ngày 24/3/2008, thời hạn đến 3/2011 |
7 |
Mỏ đôlômit phong hoá, Thung Tro, Yên Ngựa của DNXD Thống Nhất |
8,5 |
5.150.471 |
150.000 |
150.000 |
150.000 |
150.000 |
11/GP-UBND ngày 11/3/2011, thời hạn đến 3/2014 |
8 |
Mỏ đồi Sòng Vặn, đồi 11,37 của Công ty Cổ phần Nhật Quân Anh |
30,0 |
7.168.800 |
280.000 |
280.000 |
280.000 |
280.000 |
32/GP-UBND ngày 21/12/2010, thời hạn đến 12/2040 |
9 |
Mỏ đồi đền Đông, đồi ông Chới của Công ty TNHH Phúc Lộc |
2,78 |
201.072 |
50.000 |
50.000 |
0 |
0 |
Đang làm thủ tục gia hạn |
10 |
Mỏ đồi Ba Mào của DNXD Xuân Trường |
11,37 |
2.872.237 |
200.000 |
200.000 |
200.000 |
200.000 |
2511/QĐ-UBND ngày 30/10/2007, thời hạn đến 10/2010 |
11 |
Mỏ đôlômit phong hóa đồi Ngang của Tập đoàn Xuân Thành |
15,5 |
6.788.600 |
300.000 |
300.000 |
300.000 |
300.000 |
46/GP-UBND ngày 28/6/2011, thời hạn đến 7/2031 |
12 |
Mỏ đất Đông Hồ Trại Vòng của DNTN ĐTXD Minh Tuấn |
6,9 |
1.860.100 |
49.000 |
49.000 |
49.000 |
49.000 |
47/GP-UBND ngày 30/6/2011, thời hạn đến 7/2041 |
13 |
Mỏ đồi Ba Mào của Công ty TNHH Phúc Lộc |
12,8 |
3.312.185 |
100.000 |
100.000 |
100.000 |
100.000 |
Đang làm thủ tục gia hạn |
14 |
Mỏ đất núi Sòng Cầu của Công ty TNHH Cường Thịnh Thi |
5,44 |
4.126.360 |
49.000 |
49.000 |
49.000 |
49.000 |
Đang làm thủ tục gia hạn |
15 |
Mỏ đồi Thống Nhất, đồi Giàng của Công ty CP ĐT&PT nhà HN số 27 |
8,8 |
2.065.295 |
55.000 |
55.000 |
55.000 |
55.000 |
Đang làm thủ tục gia hạn |
16 |
Mỏ đất đồi Trại Vòng của DNXD Thống Nhất |
10,0 |
ước tính 2.000.000 |
100.000 |
100.000 |
100.000 |
100.000 |
Đang làm thủ tục gia hạn |
III |
Huyện Gia Viễn |
5,0 |
1.000.000 |
100.000 |
100.000 |
100.000 |
0 |
|
1 |
Mỏ đất đá hỗn hợp đồi Dàn Di của DNXD Xuân Trường |
5,0 |
1.000.000 |
100.000 |
100.000 |
100.000 |
0 |
Đang làm thủ tục gia hạn |
V |
Huyện Yên Mô |
10,0 |
3.000.000 |
49.000 |
49.000 |
49.000 |
49.000 |
|
1 |
Mỏ đôlômit phong hóa núi Con Lợn của DNTN Hà Thanh |
10,0 |
3.000.000 |
49.000 |
49.000 |
49.000 |
49.000 |
16/GP-UBND ngày 18/6/2010, thời hạn đến 19/6/2012 |
TỔNG HỢP QUY HOẠCH VẬT LIỆU SAN NỀN
TT |
Tên cơ sở |
Số mỏ quy hoạch |
Quy hoạch đến 2015 |
Quy hoạch đến 2020 |
Ghi chú |
|||||
Số mỏ |
Diện tích (ha) |
Trữ lượng (triệu m3) |
Công suất (triệu m3/năm) |
Số mỏ |
Công suất (triệu m3/năm) |
Số mỏ |
Công suất (triệu m3/năm) |
|||
1 |
Huyện Nho Quan |
12 |
55,55 |
10,5 |
0,73 |
12 |
0,73 |
09 |
0,585 |
- Dư báo nhu cầu giai đoạn 2015- 2030 là 3,0 triệu m3/năm. |
2 |
Thị xã Tam điệp |
16 |
178,52 |
51,6 |
2,62 |
16 |
2,125 |
14 |
2,030 |
|
3 |
Huyện Gia Viễn |
01 |
5,0 |
1,0 |
0,1 |
01 |
0,1 |
01 |
0,1 |
|
5 |
Huyện Yên Mô |
01 |
10,0 |
3,0 |
0,049 |
01 |
0,049 |
01 |
0,049 |
|
Tổng |
30 |
249,07 |
66,0 |
3,5 |
30 |
3,0 |
25 |
2,764 |
TỔNG HỢP QUY HOẠCH GỖ VÁN ÉP, VẬT LIỆU CAO CẤP, THÉP XÂY DỰNG, BÊ TÔNG CẤU KIỆN, ĐÁ XẺ ỐP LÁT
TT |
Tên đơn vị |
Gỗ ván ép |
Vật liệu cao cấp Gạch ốp lát, bê tông màu và Terazo |
Thép xây dựng
|
Bê tông cấu kiện
và thương phẩm |
Đá xẻ ốp lát |
||||||||
Số cơ sở |
Sản lượng (m2/năm) |
Số cơ sở |
Sản lượng (triệu m2/năm) |
Số cơ sở |
Sản lượng Tấn/năm |
Số cơ sở |
Sản lượng (m3/năm) |
Số cơ sở |
Sản lượng (m2/năm) |
|||||
2015 |
2020 |
2015 |
2020 |
2015 |
2020 |
|||||||||
1 |
Thị xã Tam Điệp |
01 |
|
50.000 |
02 |
0,2 |
0,2 |
01 |
360.000 |
02 |
20.000 |
01 |
50.000 |
50.000 |
2 |
Huyện Yên Mô |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
01 |
10.000 |
0 |
0 |
0 |
3 |
Huyện Kim Sơn |
0 |
0 |
0 |
01 |
0 |
0,05 |
0 |
0 |
02 |
20.000 |
0 |
0 |
0 |
4 |
Huyện Hoa Lư |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
01 |
10.000 |
01 |
50.000 |
50.000 |
5 |
Huyện Yên Khánh |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
01 |
10.000 |
0 |
0 |
0 |
6 |
Huyện Gia Viễn |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
01 |
10.000 |
0 |
0 |
0 |
7 |
Huyện Nho Quan |
01 |
50.000 |
0 |
01 |
0 |
0,05 |
0 |
0 |
01 |
10.000 |
01 |
0 |
50.000 |
8 |
TP. Ninh Bình |
0 |
0 |
0 |
01 |
0 |
0 |
Phôi thép: Thép cán: |
1.000.000 510.000 |
05 |
50.000 |
0 |
0 |
0 |
Tổng cộng: |
02 |
50.000 |
50.000 |
03 |
0,2 |
0,3 |
04 |
1.870.000 |
13 |
140.000 |
03 |
100.000 |
150.000 |
(Dự kiến đến năm 2030 duy trì sản lượng như năm 2020).
TT |
Tên đơn vị |
Vôi công nghiệp |
Vật liệu lợp (triệu m2/năm) |
Tấm nhựa ốp trần,
tường |
Bột đá, vữa xây dựng |
Kính xây dựng |
Tấm hợp kim nhôm Composite 2016-2020 |
|||||||||
Tấm lợp kim loại |
Tấm lợp cao cấp |
|||||||||||||||
Số cơ sở |
Sản lượng (tấn/năm) |
Số cơ sở |
2015 |
2020 |
Số cơ sở |
2015 |
2020 |
Số cơ sở |
Sản lượng (m2/năm) |
Số cơ sở |
Sản lượng (tấn/năm) |
Số cơ sở |
Sản lượng (triệu m2/ năm) |
|||
1 |
Thị xã Tam Điệp |
06 |
48.000 |
01 |
0,5 |
0,5 |
01 |
1,5 |
1,5 |
01 |
360.000 |
04 |
120.000 |
0 |
01 |
2,0 |
2 |
Huyện Yên Mô |
06 |
48.000 |
01 |
0,5 |
0,5 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
3 |
Huyện Kim Sơn |
01 |
8.000 |
0 |
0 |
0,5 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
4 |
Huyện Hoa Lư |
02 |
16.000 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
5 |
Huyện Yên Khánh |
02 |
16.000 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
6 |
Huyện Gia Viễn |
03 |
24.000 |
0 |
0 |
0,5 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
01 |
30.000 |
0 |
0 |
0 |
7 |
Huyện Nho Quan |
06 |
48.000 |
01 |
0,5 |
0,5 |
0 |
0 |
0 |
01 |
360.000 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
8 |
Thành phố Ninh Bình |
0 |
0 |
01 |
0,5 |
0,5 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
4,0 |
0 |
0 |
Tổng cộng: |
26 |
208.000 |
04 |
2,0 |
3,0 |
01 |
1,5 |
1,5 |
02 |
720.000 |
05 |
150.000 |
4,0 |
01 |
2,0 |
(Dự kiến đến năm 2030 duy trì sản lượng như năm 2020)