Quyết định 2945/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Hải Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
Số hiệu | 2945/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 29/09/2017 |
Ngày có hiệu lực | 29/09/2017 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Hải Dương |
Người ký | Nguyễn Dương Thái |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2945/QĐ-UBND |
Hải Dương, ngày 29 tháng 9 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Nghị định số 24a/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 1469/QĐ-TTg ngày 22 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 2036/QĐ-UBND ngày 15 tháng 8 năm 2014 của UBND tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí dự án điều chỉnh quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Hải Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư Hải Dương tại Tờ trình số 1233/TTr-KHĐT-QHTH ngày 31 tháng 8 năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng (VLXD) tỉnh Hải Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau đây:
I. Tên quy hoạch: Điều chỉnh quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Hải Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (quy hoạch đã được phê duyệt lập cho đến năm 2015, định hướng đến năm 2020).
1. Quan điểm phát triển
- Phát triển sản xuất VLXD tỉnh Hải Dương đến năm 2020 phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, Quy hoạch thăm dò khai thác khoáng sản và các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực của tỉnh đã được phê duyệt, phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển VLXD Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
- Đầu tư phát triển công nghiệp VLXD bền vững, sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan các khu du lịch, di tích lịch sử văn hóa và an ninh quốc phòng.
- Phát triển đa dạng các chủng loại sản phẩm VLXD, tập trung vào các sản phẩm có thị trường tiêu thụ tốt, các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh như: Xi măng, các loại gạch gốm ốp lát cao cấp, vật liệu xây không nung, vật liệu lợp các loại, khai thác chế biến nguyên liệu,...
- Đầu tư các cơ sở sản xuất VLXD với quy mô vừa và lớn, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại có mức độ cơ giới hóa, tự động hóa cao, công nghệ xanh, sạch, tiết kiệm tối đa nguyên liệu, năng lượng, đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng cao, ổn định, giá thành hợp lý để có sức cạnh tranh trên thị trường.
- Phân bố các cơ sở khai thác, sản xuất phải gắn với nguồn nguyên liệu, điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông, hạn chế đầu tư sản xuất VLXD gần các khu du lịch, các danh lam thắng cảnh.
2. Mục tiêu phát triển
2.1. Mục tiêu tổng quát
- Phát triển sản xuất VLXD nhằm đáp ứng được nhu cầu đa dạng các chủng loại sản phẩm VLXD cả về khối lượng và chất lượng ngày càng cao cho thị trường trong tỉnh, ngoài tỉnh và thị trường quốc tế.
- Phát triển ngành sản xuất VLXD trở thành ngành sản xuất tiên tiến, hiện đại có trình độ công nghệ ngang bằng các nước trong khu vực và thế giới góp phần đưa Hải Dương cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại. Đến năm 2020 sản xuất VLXD đạt được trình độ công nghệ tiên tiến, tiến tới loại bỏ hoàn toàn các công nghệ thủ công, lạc hậu gây ô nhiễm môi trường.
- Phát triển sản xuất VLXD nhằm gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh, tạo thêm nguồn thu cho ngân sách địa phương, giải quyết thêm việc làm cho người lao động và nâng cao thu nhập cho nhân dân.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Từ nay đến năm 2020 ngành sản xuất VLXD đạt được:
- Giá trị sản xuất VLXD đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 6%/năm.
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2945/QĐ-UBND |
Hải Dương, ngày 29 tháng 9 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Nghị định số 24a/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 1469/QĐ-TTg ngày 22 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 2036/QĐ-UBND ngày 15 tháng 8 năm 2014 của UBND tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí dự án điều chỉnh quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Hải Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư Hải Dương tại Tờ trình số 1233/TTr-KHĐT-QHTH ngày 31 tháng 8 năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng (VLXD) tỉnh Hải Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau đây:
I. Tên quy hoạch: Điều chỉnh quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Hải Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (quy hoạch đã được phê duyệt lập cho đến năm 2015, định hướng đến năm 2020).
1. Quan điểm phát triển
- Phát triển sản xuất VLXD tỉnh Hải Dương đến năm 2020 phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, Quy hoạch thăm dò khai thác khoáng sản và các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực của tỉnh đã được phê duyệt, phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển VLXD Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
- Đầu tư phát triển công nghiệp VLXD bền vững, sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan các khu du lịch, di tích lịch sử văn hóa và an ninh quốc phòng.
- Phát triển đa dạng các chủng loại sản phẩm VLXD, tập trung vào các sản phẩm có thị trường tiêu thụ tốt, các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh như: Xi măng, các loại gạch gốm ốp lát cao cấp, vật liệu xây không nung, vật liệu lợp các loại, khai thác chế biến nguyên liệu,...
- Đầu tư các cơ sở sản xuất VLXD với quy mô vừa và lớn, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại có mức độ cơ giới hóa, tự động hóa cao, công nghệ xanh, sạch, tiết kiệm tối đa nguyên liệu, năng lượng, đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng cao, ổn định, giá thành hợp lý để có sức cạnh tranh trên thị trường.
- Phân bố các cơ sở khai thác, sản xuất phải gắn với nguồn nguyên liệu, điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông, hạn chế đầu tư sản xuất VLXD gần các khu du lịch, các danh lam thắng cảnh.
2. Mục tiêu phát triển
2.1. Mục tiêu tổng quát
- Phát triển sản xuất VLXD nhằm đáp ứng được nhu cầu đa dạng các chủng loại sản phẩm VLXD cả về khối lượng và chất lượng ngày càng cao cho thị trường trong tỉnh, ngoài tỉnh và thị trường quốc tế.
- Phát triển ngành sản xuất VLXD trở thành ngành sản xuất tiên tiến, hiện đại có trình độ công nghệ ngang bằng các nước trong khu vực và thế giới góp phần đưa Hải Dương cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại. Đến năm 2020 sản xuất VLXD đạt được trình độ công nghệ tiên tiến, tiến tới loại bỏ hoàn toàn các công nghệ thủ công, lạc hậu gây ô nhiễm môi trường.
- Phát triển sản xuất VLXD nhằm gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh, tạo thêm nguồn thu cho ngân sách địa phương, giải quyết thêm việc làm cho người lao động và nâng cao thu nhập cho nhân dân.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Từ nay đến năm 2020 ngành sản xuất VLXD đạt được:
- Giá trị sản xuất VLXD đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 6%/năm.
- Giải quyết thêm được việc làm cho khoảng 1.800 lao động.
1. Xi măng
Dự báo nhu cầu xi măng tỉnh Hải Dương đến năm 2020 tại các năm mốc: Năm 2020: 1,65 - 1,7 triệu tấn.
Tổng công suất thiết kế:
Năm 2020 đạt khoảng 9,298 triệu tấn, trong đó:
+ Xi măng lò quay là 7,8 triệu tấn.
+ Trạm nghiền khoảng 1,498 triệu tấn.
Tiêu thụ xi măng trong tỉnh khoảng 1,680 triệu tấn, ngoài tỉnh khoảng 7,6 triệu tấn.
Định hướng phát triển:
- Tiếp tục đầu tư chiều sâu công nghệ trong sản xuất xi măng để gia tăng năng lực sản xuất và nâng cao chất lượng, đa dạng các chủng loại sản phẩm, khai thác hiệu quả tài nguyên, gắn liền với bảo vệ môi trường.
- Duy trì sản xuất đối với các cơ sở xi măng lò quay hiện có với tổng công suất thiết kế (TCSTK) là 7,8 triệu tấn/năm. Đối với 4 cơ sở xi măng lò đứng với TCSTK là 0,768 triệu tấn/năm phải chuyển đổi công nghệ sản xuất, chuyển sang nghiền clanhke hoặc chuyển đổi sản xuất mặt hàng khác. Duy trì sản xuất tại 5 trạm nghiền clanhke với TCSTK là 0,73 triệu tấn/năm.
(Chi tiết các cơ sở sản xuất theo phụ lục đính kèm)
2. Vật liệu xây
Nhu cầu vật liệu xây tỉnh Hải Dương đến năm 2020 như sau:
Năm 2020: 2.000 - 2.050 triệu viên.
Tổng công suất thiết kế: Hiện tại với các dự án cơ sở sản xuất vật liệu xây đã và đang triển khai trên địa bàn tỉnh, ước tính đến năm 2020 công suất sản xuất vật liệu xây đạt 1909,1 triệu viên, trong đó:
- Gạch nung tuynel: Các dự án đã được chấp thuận đầu tư : 1.180 triệu viên/năm;
- Vật liệu xây không nung : 729,1 triệu viên QTC/năm.
Định hướng phát triển
2.1. Gạch đất sét nung
- Chấm dứt hoạt động của các lò gạch thủ công, lò thủ công cải tiến, lò liên tục kiểu đứng, lò hoffman trên địa bàn tỉnh.
- Giữ nguyên các nhà máy sản xuất gạch Tuynel hiện tại đang hoạt động. Tiếp tục đầu tư chiều sâu, đầu tư công nghệ, thiết bị tại các cơ sở sản xuất gạch tuynel, tăng tỷ lệ sản phẩm mỏng vừa có giá trị kinh tế cao vừa tiết kiệm nguyên liệu. Đưa ra ngoài quy hoạch những dự án đã chứng nhận đầu tư nhưng đã quá thời gian đầu tư hoàn thành theo quy định mà chưa triển khai thực hiện hoặc không đủ điều kiện thực hiện dự án theo quy định.
- Không xem xét cấp mới các dự án gạch tuynel, chỉ xem xét cho phép một số lò, cụm lò gạch thủ công phải chấm dứt hoạt động theo lộ trình, đủ điều kiện chuyển đổi được phép chuyển sang công nghệ Tuynel với công suất 20 triệu viên QTC/năm/01 cơ sở.
- Tổng công suất tối đa đối với gạch đất sét nung đến năm 2020 là 2.000 triệu viên.
- Về nguồn nguyên liệu sản xuất: Tiếp tục đầu tư thăm dò mỏ sét nguyên liệu nhằm đáp ứng nhu cầu của các cơ sở gạch, ngói nung trên địa bàn; tập trung khai thác vùng nguyên liệu khu vực đất bãi bồi ngoài đê ven sông, khu vực xa khu dân cư và không đưa vào quy hoạch diện tích đất nông nghiệp; nghiên cứu phát triển sản xuất gạch nung từ nguyên liệu đất đồi và phế thải công nghiệp.
2.2. Gạch không nung
- Khuyến khích phát triển sản xuất và tiêu thụ gạch không nung để tận dụng nguyên liệu đá mạt, xỉ thải, tro bụi từ các Nhà máy nhiệt điện.
- Duy trì sản xuất 3 cơ sở gạch xi măng - cốt liệu, với TCSTK là 79,2 triệu viên/năm; 01 cơ sở gạch không nung bê tông khí chưng áp với công suất là 142,2 triệu viên QTC/năm.
- Tiếp tục triển khai đầu tư 12 dự án gạch không nung như sau:
+ 09 dự án gạch không nung xi măng cốt liệu với TCSTK là 226 triệu viên/năm.
+ 03 dự án gạch không nung bê tông khí chưng áp với TCSTK là 247,2 triệu viên QTC/năm.
- Phát triển thêm các dự án sản xuất gạch không nung với tổng công suất là 470,9 triệu viên QTC, như sau:
+ Mỗi huyện, thị xã, thành phố được đầu tư thêm từ 1-2 cơ sở (gạch xi măng - cốt liệu) với công suất cho một dây chuyền từ 10 triệu viên QTC/năm trở lên hoặc cơ sở sản xuất vật liệu không nung loại nhẹ (khối lượng thể tích không lớn hơn 1.000kg/m3) có công suất cho một dây chuyền từ 50.000 m3/năm trở lên.
+ Vị trí, quy mô cụ thể của từng dự án: Căn cứ yêu cầu quy hoạch của địa phương, Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng và các yêu cầu trong sản xuất vật liệu xây dựng theo quy định của pháp luật, UBND tỉnh xem xét chấp thuận vị trí, quy mô dự án.
- Tổng công suất tối đa đối với gạch không nung 2020 là 1.200 triệu viên.
(Chi tiết các cơ sở sản xuất theo phụ lục đính kèm)
3. Vật liệu lợp
Nhu cầu vật liệu lợp đến năm 2020 tỉnh Hải Dương như sau:
Năm 2020: 1,5 - 1,55 triệu m2
Tổng công suất thiết kế:
Đến năm 2020 đạt : 19,7 triệu m2/năm, trong đó:
- Ngói nung : 2,0 triệu m2/năm;
- Tấm lợp kim loại : 7,6 triệu m2/năm;
- Ngói xi măng : 2,8 triệu m2/năm;
- Tấm lợp XM cốt sợi : 7,3 triệu m2/năm;
Sản phẩm vật liệu lợp tiêu thụ trong tỉnh gần 1,6 triệu m2 , còn lại tiêu thụ khoảng 18 triệu m2 tại các tỉnh ở miền Bắc.
Định hướng phát triển:
- Đầu tư công nghệ, thiết bị để tăng tỷ lệ sản lượng ngói nung trong tổng sản lượng sản phẩm tại các cơ sở gạch nung tuynel.
- Đầu tư tăng tỷ lệ sản lượng ngói nung trong tổng sản lượng sản phẩm, đạt khoảng 2 triệu m2/năm tại các cơ sở gạch tuynel. Đầu tư sản xuất tấm lợp kim loại 3 lớp tại các cơ sở hiện có với TCSTK là 7,6 triệu m2/năm. Duy trì sản xuất ngói xi măng cát tại 02 cơ sở hiện có với TCSTK là 2,8 triệu m2/năm. Duy trì sản xuất tại 04 cơ sở tấm lợp xi măng cốt sợi với TCSTK là 7,3 triệu m2/năm.
(Chi tiết các cơ sở sản xuất theo phụ lục đính kèm)
4. Vật liệu ốp lát
Nhu cầu vật liệu ốp lát tại Hải Dương như sau:
Năm 2020: 3,65 - 3,7 triệu m2.
Tổng công suất thiết kế:
- Đến năm 2020 là 49,1 triệu m2, gồm gạch ceramic và granit.
- Tiêu thụ trong tỉnh khoảng 4 triệu m2 còn lại xuất khẩu.
Định hướng phát triển:
- Đầu tư chiều sâu để phát huy được công suất thiết kế các cơ sở hiện có, đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn châu Âu.
Nâng tỷ lệ gạch gốm xuất khẩu lên khoảng 30% công suất thiết kế để cân đối cung cầu và tăng nguồn thu ngoại tệ cho ngành.
- Di dời nhà máy gạch ốp lát Hải Dương, nhà máy gạch ốp lát của Công ty cổ phần giày cẩm Bình ra khỏi khu vực đô thị tới các khu, cụm công nghiệp tập trung để đảm bảo môi trường và không ảnh hưởng đến dân cư xung quanh.
- Đầu tư để duy trì sản xuất phát huy hết công suất thiết kế 05 cơ sở gạch ceramic với TCSTK là 18,5 triệu triệu m2/năm. Thực hiện đầu tư dự án Gạch ốp lát tại KCN Cộng Hòa, thị xã Chí Linh, công suất 30 triệu m2/năm, dự án gạch ốp lát nhân tạo tại CCN Phú Thứ, huyện Kinh Môn với công suất 600.000 m2/năm.
(Chi tiết các cơ sở sản xuất theo phụ lục đính kèm)
5. Đá xây dựng
Nhu cầu đá xây dựng đến năm 2020 tỉnh Hải Dương như sau:
Năm 2020: 1,6 - 1,65 triệu m3.
Tổng công suất khai thác: năm 2020 đạt 2 triệu m3/năm.
Sản phẩm đá xây dựng được tiêu thụ trong tỉnh khoảng 1,6 triệu m3 , còn lại khoảng 0,4 triệu m3 tiêu thụ tại các tỉnh lân cận.
Định hướng phát triển:
- Công nghệ: Dây chuyền công nghệ sản xuất đá xây dựng phải hiện đại, tiên tiến, đồng bộ, bao gồm các thiết bị gia công, sàng, vận chuyển và các thiết bị xử lý môi trường. Phối hợp công nghệ chế biến cốt liệu lớn và cát nghiền.
- Môi trường: Đảm bảo các yêu cầu về môi trường khu sản xuất và giảm thiểu gây ô nhiễm ra các vùng xung quanh theo quy định của các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường, y tế. Đảm bảo sử dụng hiệu quả tài nguyên, thực hiện hoàn nguyên mỏ theo yêu cầu.
- Các cơ sở khai thác chế biến đá xây dựng đã hết hạn giấy phép cân tiến hành làm thủ tục xin cấp phép tiếp tục duy trì khai thác, thăm dò bổ sung, TCSTK là 2,28 triệu m3. Đầu tư mở rộng khai thác và cấp phép mới các cơ sở nhỏ tại tại huyện Kinh Môn, tổng công suất thiết kế tăng thêm 0,6 triệu m3
(Chi tiết các cơ sở sản xuất theo phụ lục đính kèm)
6. Cát xây dựng
Nhu cầu cát xây dựng đến năm 2020 tỉnh Hải Dương như sau:
Năm 2020: 1,26 triệu m3
Tổng công suất khai thác: năm 2020 đạt 2,5 triệu m3/năm
Sản phẩm cát xây dựng được tiêu thụ trong tỉnh, phần còn thiếu chủ yếu là cát để đổ bê tông được cung ứng từ các tỉnh khác.
Định hướng quy hoạch:
- Công nghệ: cần có hệ thống xử lý để giảm hàm lượng bùn, bụi, sét trong những loại cát có lẫn nhiều sét; phế thải sinh ra trong quá trình xử lý phải được thu gom, tồn chứa đúng kỹ thuật hoặc tái sử dụng; phải có bãi chứa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Chất lượng sản phẩm: Cát phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn.
- Phải đảm bảo khai thác đúng những vị trí được các cơ quan quản lý cho phép không gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, dòng chảy và không gây sạt lở bờ các dòng sông. Phải xử lý nước thải rửa cát trước khi thải vào môi trường đảm bảo nồng độ phát tán bụi theo yêu cầu của các tiêu chuẩn, quy chuẩn tại bãi chứa khi bảo quản và vận chuyển.
- Đầu tư để duy trì năng lực các cơ sở có giấy phép khai thác cát còn thời hạn tổng công suất khoảng 1 triệu m3/năm. Cấp phép khai thác cát xây dựng tại các địa điểm trên sông Thái Bình (với tổng công suất thiết kế khoảng 3,3 triệu m3/năm) phải phù hợp với Quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng tỉnh Hải Dương và quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
(Chi tiết các cơ sở sản xuất theo phụ lục đính kèm)
7. Bê tông cấu kiện
Đến năm 2020 tổng công suất sản xuất bê tông cấu kiện trên địa bàn tỉnh Hải Dương là 112.000 m3/năm. Với công suất sản xuất như trên, có thể đáp ứng được nhu cầu xây dựng trong tỉnh. Trong xây dựng, sản phẩm bê tông cấu kiện không thể thiếu đặc biệt đối với các công trình xây dựng, mạng lưới điện, hệ thống cấp thoát nước, các công trình ngầm... Giai đoạn 2016 - 2020: Duy trì sản xuất tại 6 cơ sở sản xuất bê tông cấu kiện hiện có. Đầu tư nghiên cứu công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm. Nguồn cốt liệu cho bê tông có thể được cung ứng từ nguồn nguyên liệu có sẵn trong tỉnh.
(Chi tiết các cơ sở sản xuất theo phụ lục đính kèm)
8. Vôi
Tổng công suất thiết kế: Năm 2020 đạt 1.000.000 tấn/năm
Định hướng quy hoạch:
- Phát triển sản xuất vôi phải phù hợp với quy hoạch phát triển sản xuất vôi trên cả nước đã được Chính phủ phê duyệt. Đầu tư các cơ sở sản xuất vôi có quy mô công nghiệp, lựa chọn công nghệ tiên tiến, công nghệ xanh, có trình độ cơ giới hóa, tự động hóa cao, đạt các tiêu chí về công nghệ và môi trường. Tiến hành khảo sát thăm dò các mỏ đá vôi thông thường trên địa bàn tỉnh để đánh giá chất, trữ lượng. Trên cơ sở kết quả thăm dò khảo sát đá vôi có đủ chất lượng, cấp phép cho các doanh nghiệp sản xuất vôi.
- Quy mô công suất: Các dây chuyền công nghệ sản xuất vôi cần có quy mô công suất không nhỏ hơn 200 tấn vôi/ngày.
- Đến năm 2020 xóa bỏ toàn bộ các lò nung vôi thủ công gián đoạn và liên hoàn trên địa bàn tỉnh. Đối với các cơ sở sản xuất vôi thủ công có Dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận và có thời gian dự án, thời gian thuê đất đến sau năm 2020: Nếu đủ điều kiện và có nhu cầu chuyển đổi sang mô hình sản xuất vôi bằng lò cơ giới hóa thì cho phép lập hồ sơ đề xuất bổ sung vào Quy hoạch sản xuất vôi Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 để trình Bộ Xây dựng xem xét, phê duyệt hoặc có thể đề nghị chuyển đổi sang mô hình sản xuất kinh doanh khác phù hợp với quy hoạch của địa phương.
(Chi tiết các cơ sở sản xuất theo phụ lục đính kèm)
9. Khai thác chế biến nguyên liệu sét gốm sứ, cao lanh và vật liệu chịu lửa
- Nâng cao năng lực nhà máy sản xuất vật liệu chịu lửa hiện có tại huyện Kinh Môn với công suất đạt 15.000 m3/năm. Thực hiện các dự án mới được chấp thuận đầu tư theo quy định.
- Đối với khai thác chế biến nguyên liệu sét gốm sứ, cao lanh: Định hướng khai thác chế biến nguyên liệu gốm sứ với công nghệ thiết bị chế biến hiện đại, sản phẩm đạt chất lượng cao, đáp ứng một phần lớn nhu cầu về sản lượng cho các ngành công nghiệp gốm sứ, thủy tinh và các ngành công nghiệp khác trong tỉnh và cung cấp cho thị trường.
(Chi tiết các cơ sở sản xuất theo phụ lục đính kèm)
10. Tổng hợp phương án quy hoạch
Theo phương án quy hoạch nêu trên, đến năm 2020 năng lực sản xuất các chủng loại VLXD ở Hải Dương đạt được như sau:
Bảng tổng hợp năng lực sản xuất các chủng loại VLXD đến năm 2020.
TT |
Chủng loại VLXD |
Đơn vị |
Năm 2020 |
1 |
Xi măng |
Triệu tấn |
9,298 |
2 |
Gạch tuynel |
Triệu viên QTC |
2.000 |
3 |
Gạch không nung |
Triệu viên QTC |
1.200 |
4 |
Tấm lợp kim loại |
Triệu m2 |
7,6 |
5 |
Ngói xi măng |
Triệu m2 |
2,8 |
6 |
Tấm lợp xi măng cốt sợi |
Triệu m2 |
7,3 |
7 |
Gạch ceramic |
Triệu m2 |
48,5 |
8 |
Đá xây dựng |
Triệu m3 |
2,88 |
9 |
Cát xây dựng |
Triệu m3 |
4,299 |
10 |
Bê tông cấu kiện |
Nghìn m3 |
112 |
11 |
Vôi |
Nghìn tấn |
1.150 |
12 |
Khai thác, chế biến sét gốm sứ, vật liệu chịu lửa |
Nghìn tấn |
240 |
13 |
Phụ gia bê tông |
Nghìn tấn |
465 |
14 |
Vữa trộn sẵn |
Nghìn tấn |
140 |
IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VLXD ĐẾN NĂM 2030
1. Về chủng loại sản phẩm
- Xi măng: Đầu tư sản xuất ổn định ở các nhà máy xi măng hiện có để cung cấp cho thị trường cả nước và xuất khẩu. Nghiên cứu sản xuất các chủng loại xi măng đặc biệt để phục vụ thị trường (xi măng bền sunfat, xi măng giếng khoan, xi măng ít tỏa nhiệt...).
- Vật liệu xây: Hạn chế phát triển sản xuất gạch nung, chỉ sản xuất khi còn bảo đảm nguồn nguyên liệu. Phát triển mạnh hơn các sản phẩm vật liệu xây không nung như: gạch xi măng - cốt liệu, bê tông khí chưng áp, bê tông rỗng, tấm tường.. Đầu tư sản xuất vật liệu xây không nung theo công nghệ tiên tiến, hiện đại của thế giới, đa dạng chủng loại sản phẩm về kích thước, màu sắc để giúp cho những nhà thi công có thể lựa chọn theo yêu cầu.
- Vật liệu lợp: Phát triển sản xuất các loại ngói nung không tráng men hoặc tráng men và có màu dùng để trang trí, các loại ngói giả cổ. Phát triển sản xuất các loại tấm lợp thông minh, tấm lợp sinh thái, tấm lợp nhựa cao cấp lấy ánh sáng tự nhiên.
- Vật liệu ốp lát: Tiếp tục đầu tư sản xuất các loại gạch gốm ốp lát với kích thước lớn, đa dạng mẫu mã, mầu sắc, sản phẩm có khả năng chống mài mòn cao, hoàn toàn sử dụng nguyên vật liệu trong nước. Sản phẩm có tính thẩm mỹ cao, màu sắc hoa văn trang trí mang tính hiện đại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và ngoài nước. Phát triển sản xuất các loại gạch ốp lát nội thất có khả năng ngăn ngừa sự ngưng tụ hơi nước, ngăn ngừa sự bám bẩn, có thể hút mùi hôi tạo không khí trong lành.
Phát triển sản xuất các loại vật liệu ốp lát ngoại thất tự nhiên và nhân tạo có vẻ đẹp tự nhiên và bền trong mọi môi trường thời tiết.
- Bê tông xây dựng: Tiếp tục phát triển sản xuất các loại bê tông cấu kiện đúc sẵn dự ứng lực, bê tông tấm lớn, ống cống, cột điện ly tâm, cọc móng đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa xây dựng.
Phát triển đa dạng các loại bê tông đặc biệt như bê tông cường độ cao, bê tông nhẹ, bê tông chịu nhiệt, bê tông cách âm cách nhiệt, bê tông bền nước biển. Phát triển sản xuất các loại phụ gia cho bê tông để nâng cao tính năng sử dụng và cường độ bê tông như phụ gia dẻo hóa, siêu dẻo, tăng cường độ...
Phát triển sản xuất các loại vữa trộn sẵn để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa xây dựng.
- Vôi: Tiếp tục phát triển sản xuất vôi với công nghệ hiện đại, tiết kiệm nguyên nhiên liệu, không gây ô nhiễm môi trường. Sản phẩm vôi đạt chất lượng cao, để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế và tăng giá trị xuất khẩu. Sử dụng nhiên liệu thay thế theo hướng công nghệ xanh, bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên.
- Một số chủng loại VLXD khác:
+ Phát triển sản xuất các loại vật liệu hợp kim nhôm phẳng hoặc cong, có trọng lượng nhẹ, độ cứng cao, có vẻ đẹp hiện đại, bền với môi trường, dùng để ốp trong và ngoài công trình. Đầu tư sản xuất tấm trần bằng nhôm có màu sắc phong phú, đa dạng hình thức, kiểu dáng, nhẹ và có độ bền cao, thuận tiện cho thi công.
+ Phát triển sản xuất vật liệu nhựa, các loại khung cửa nhôm, khung cửa nhựa lõi thép chất lượng cao, đa dạng về kiểu dáng, màu sắc, có khả năng cách âm, cách nhiệt, không bị biến đổi hình dạng, không cong vênh, co ngót trong điều kiện thời tiết khí hậu khắc nghiệt.
+ Phát triển sản xuất tấm thạch cao: Tấm trần và tấm tường thạch cao là loại sản phẩm xây dựng cao cấp được sử dụng nhiều trong các nước phát triển do rất đa dạng về chủng loại, có thể tạo nhiều kiểu hoa văn đẹp có tính mỹ thuật cao, có khả năng cách âm, cách nhiệt, chống ẩm và chống cháy. Trong các giai đoạn sau năm 2020, loại sản phẩm này sẽ được sử dụng nhiều hơn ở Việt Nam.
+ Đầu tư sản xuất sàn epoxi giả đá, sàn bằng tấm hợp kim nhôm polyvinil clora lát trực tiếp trên mặt xi măng. Sàn có khả năng chịu tải, chống mài mòn cao, chống tĩnh điện, chống trượt và chống ồn tốt, trọng lượng nhẹ.
+ Đầu tư sản xuất các loại sàn nâng (sàn lắp ghép) phục vụ cho công trình văn phòng và nhà công nghiệp. Đây là loại sàn rất thuận lại cho việc lắp đặt, sửa chữa thay thế hệ thống đường điện, đường nước, đường khí nóng...
2. Về công nghệ sản xuất
Chỉ đầu tư những công nghệ tiên tiến, hiện đại có trình độ cơ giới hóa, tự động hóa cao, tiệm cận với trình độ công nghệ của thế giới. Sản xuất VLXD đảm bảo được các quy định về môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế. Sản phẩm VLXD luôn luôn được nâng cao chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, có thể cạnh tranh trên thị trường ngoài nước. Lĩnh vực khai thác chế biến nguyên liệu tập trung vào chế biến sâu nguyên liệu thành sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, có giá trị kinh tế cao. Không xuất khẩu nguyên liệu thô hoặc bán thành phẩm để giữ gìn nguồn tài nguyên khoáng sản quý không thể tái tạo được.
3. Về tổ chức sản xuất
Trong giai đoạn sau năm 2020, phát triển theo hướng hình thành các tập đoàn sản xuất chuyên sâu vào một sản phẩm có thế mạnh, hoặc tập đoàn sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm để nâng cao và khẳng định thương hiệu trên trường quốc tế, rút gọn các đầu mối sản xuất và tiêu thụ; đơn giản hóa cho công tác quản lý và mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh.
4. Về phân bố sản xuất
- Phân bố các cơ sở sản xuất theo hướng hình thành các khu, cụm công nghiệp VLXD tập trung, sản xuất nhiều chủng loại VLXD để tiết kiệm vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và hỗ trợ lẫn nhau trong việc đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật.
- Bố trí khu cụm công nghiệp VLXD ở khu vực ngoại vi đô thị, xa khu dân cư để không làm ảnh hưởng đến đời sống dân cư.
- Hình thành các siêu thị VLXD tại các khu đô thị để giới thiệu, quảng bá sản phẩm VLXD, tạo điều kiện cho người sử dụng dễ dàng lựa chọn các sản phẩm VLXD theo yêu cầu của từng loại công trình.
- Xây dựng các cơ sở sản xuất bê tông đúc sẵn, bê tông thương phẩm, vữa trộn sẵn tại các khu vực ngoại thành. Nghiêm cấm vận chuyển trong nội thành các loại sản phẩm vật liệu rời gây ô nhiễm môi trường đô thị như cát, đá, sỏi...
5. Về nguồn nguyên liệu
Do khai thác khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất liên tục nhiều năm ở các giai đoạn trước, nên nhiều khu vực mỏ cạn nguyên liệu. Để duy trì sản xuất ổn định cho các doanh nghiệp trong giai đoạn 2021 - 2030, cần tiếp tục thăm dò bổ sung (chủ yếu thăm dò xuống sâu) các mỏ đã cạn trữ lượng và đầu tư mở một số mỏ mới đã được thăm dò.
Điều 2. Tổ chức thực hiện Quy hoạch
1. Sở Xây dựng
Chủ trì công bố, công khai quy hoạch VLXD cho các ngành, các cấp, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư cùng các cá nhân có liên quan biết để thực hiện. Quản lý hoạt động sản xuất, khai thác VLXD theo quy hoạch đã phê duyệt;
Thẩm định các quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng; quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản làm VLXD thông thường của Tỉnh phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng quốc gia, quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng chủ yếu; thẩm định thiết kế cơ sở các dự án sản xuất VLXD;
Hướng dẫn các hoạt động thẩm định, đánh giá về: công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng; công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng; chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng;
Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn, vệ sinh lao động trong các hoạt động: Khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng; sản xuất vật liệu xây dựng;
Hướng dẫn các quy định của pháp luật về kinh doanh vật liệu xây dựng đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh theo sự phân công của UBND tỉnh;
Kiểm tra chất lượng các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng được sản xuất, lưu thông và đưa vào sử dụng trong các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo UBND tỉnh, Bộ Xây dựng về tình hình hoạt động khai thác chế biến khoáng sản làm VLXD và sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Hướng dẫn các chủ đầu tư lập đề án thăm dò khoáng sản làm VLXD, đặc biệt cần quan tâm đến các khu vực có khả năng mang lại hiệu quả cao như đá vôi xi măng, đất sét gạch ngói, cao lanh...
- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện việc thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản làm VLXD theo giấy phép.
3. Sở Công Thương
Theo chức năng, nhiệm vụ của ngành, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, giúp các doanh nghiệp khai thác thị trường trong và ngoài tỉnh, mở các phòng trưng bày sản phẩm mới, hình thành siêu thị VLXD trên địa bàn tỉnh, tổ chức các hội chợ triển lãm hàng hóa VLXD và là cầu nối giúp các doanh nghiệp trong tỉnh được tham gia các hội chợ triển lãm VLXD trong nước và quốc tế để quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác cũng như nắm bắt thông tin về công nghệ mới, sản phẩm mới.
4. Sở Khoa học và Công nghệ
Hướng dẫn về công nghệ các dự án đầu tư phát triển VLXD. Tổ chức các hoạt động khoa học kỹ thuật nói chung và lĩnh vực sản xuất VLXD nói riêng để giới thiệu và phổ biến những công nghệ hiện đại trong nước và thế giới.
Phối hợp với Sở Xây dựng mở rộng việc quảng cáo, tuyên truyền về hiệu quả kinh tế kỹ thuật và sử dụng các sản phẩm mới, đặc biệt sử dụng vật liệu xây không nung cho các công trình xây dựng;
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Phối hợp với các sở, ngành, liên quan nghiên cứu chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các dự án đầu tư về VLXD trên địa bàn tỉnh phát triển, đảm bảo đúng tiến độ thực hiện dự án.
- Chỉ xem xét tham mưu chấp thuận đầu tư cho các dự án sản xuất VLXD sử dụng công nghệ hiện đại, tiết kiệm nguyên nhiên liệu và có phương án bảo vệ môi trường phù hợp.
6. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Phối hợp cùng Sở Xây dựng trong việc quản lý các cơ sở sản xuất VLXD, các mỏ khoáng sản làm VLXD và thực hiện quy hoạch phát triển VLXD trên địa bàn.
- Có trách nhiệm quản lý theo dõi thống kê về hoạt động của các doanh nghiệp khai thác và sản xuất VLXD trên địa bàn, hàng quý báo cáo về Sở Xây dựng.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài Chính, Xây dựng, Công Thương, Tài nguyên và Môi Trường Khoa học và Công nghệ, Cục thuế tỉnh, Kho bạc nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Các doanh nghiệp sản xuất Vật liệu xây trên địa bàn tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH |
(Kèm theo Quyết định số 2945/QĐ-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2017 của UBND tỉnh Hải Dương)
TT |
Tên cơ sở |
Địa điểm |
Công suất năm 2020 |
Ghi chú |
I |
Xi măng |
(Triệu tấn/năm) |
9,298 |
|
1.1 |
Xi măng lò quay |
|
7,8 |
|
1 |
Công ty XM Hoàng Thạch |
TT. Minh Tân - Kinh Môn |
3,5 |
|
2 |
Công ty XM Phúc Sơn |
TT. Phú Thứ - Kinh Môn |
3,6 |
|
3 |
Công ty TNHH SXVLXD Thành Công III |
Xã Kim Sơn - Kim Thành |
0,35 |
|
4 |
Công ty TNHH Phú Tân |
Xã Duy Tân - Kinh Môn |
0,38 |
|
1.2 |
Xi măng lò đứng phải chuyển đổi công nghệ |
(Triệu tấn/năm) |
0,768 |
|
5 |
Công ty CP XM Trung Hải |
Xã Duy Tân - Kinh-Môn |
0,088 |
|
6 |
Công ty CP XM Duyên Linh |
Xã Duy Tân -Kinh Môn |
0,060 |
|
7 |
Công ty SXVLXD Thành Công II |
Xã Duy Tân - Kinh Môn |
0.5 |
|
8 |
Công ty TNHH Cường Thịnh |
TT. Phú Thứ - Kinh Môn |
0,120 |
|
1.3 |
Trạm nghiền đã có |
(Triệu tấn/năm) |
0,73 |
|
9 |
Công ty SXVLXD Thành Công I |
Xã Kim Xuyên - Kim Thành |
0.5 |
|
10 |
Công ty KD VT XM Minh Tuấn |
Xã Long Xuyên - Kinh Môn |
0,03 |
|
11 |
Công ty Phúc Đạt |
Xã Kỳ Sơn - Tứ Kỳ |
0,05 |
|
12 |
Công ty TNHH SX VLXD Phú Yên |
Xã Kỳ Sơn - Tứ Kỳ |
0,03 |
|
13 |
Công ty TNHH Phú Tân |
Xã Duy Tân - Kinh Môn |
0,12 |
|
II |
Gạch tuynel |
(triệu viên/năm) |
2.000 |
|
2.1 |
Các nhà máy hiện đang sản xuất |
(triệu viên/năm) |
915 |
|
1 |
Công ty CP VLXD Côn Sơn |
Xã Đồng Lạc - Chí Linh |
20 |
|
2 |
Công ty CP Hoàng Tiến |
Xã Hoàng Tiến - Chí Linh |
40 |
|
3 |
Công ty TNHH Đức Phúc |
Xã Đồng Lạc - Chí Linh |
20 |
|
4 |
Công ty CP Mạnh Dũng |
Xã Văn Đức - Chí Linh |
25 |
|
5 |
Công ty TNHH may xuất khẩu Minh Tuấn |
Xã An Lạc - Chí Linh |
35 |
|
6 |
Công ty CP Trung Việt |
Xã Hoàng Tân - Chí Linh |
20 |
|
7 |
Công ty CP vận tải và xây dựng Đại Phong |
Xã Hoàng Tân - Tx Chí Linh |
20 |
|
8 |
Công ty CP Phú Thịnh Phát |
Xã Hoàng Tiến - Chí Linh |
20 |
|
9 |
Công ty VLXD Phả Lại |
Xã Hoàng Tân - Chí Linh |
40 |
|
10 |
Công ty TNHH Đồng Tâm |
Xã Kỳ Sơn - Tứ Kỳ |
20 |
|
11 |
Công ty CP Hoàng Long |
Xã Quang Phục - Tứ Kỳ |
60 |
|
12 |
Công ty CP Quy Cao |
Xã Nguyên Giáp - Huyện Tứ Kỳ |
15 |
|
13 |
Công ty CP TMXD và Vận tải QH (Nhà máy gạch tuynel Lạc Long) |
Xã Lạc Long - Kinh Môn |
30 |
|
14 |
Công ty CP Bến Triều |
Xã Thất Hùng - Kinh Môn |
20 |
|
15 |
Công ty TNHH Đức Phúc |
Xã Thăng Long - Kinh Môn |
20 |
|
16 |
Công ty TNHH Ngọc Vũ |
TT. Nam Sách- Nam Sách |
15 |
|
17 |
Công ty TNHH Yến Thanh tại Hải Dương |
Xã Thanh Quang Nam Sách |
100 |
|
18 |
Công ty CPTM&ĐT Đông Dương |
Xã Hiệp Cát - Nam Sách |
40 |
|
19 |
Công ty CP Kim Thanh |
Xã Thượng Vũ - Kim Thành |
20 |
|
20 |
Công ty CP Phú Thành Đại Sơn (Nhà máy gạch tuynel - Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng) |
TT. Phú Thái - Kim Thành |
15 |
|
21 |
Công ty CP sản xuất vận tải và thương mại Chiến Thắng |
Xã Thượng Vũ - Kim Thành |
10 |
|
22 |
Công ty TNHH MTV Mạnh Ngân |
Xã Bình Dân - Kim Thành |
50 |
|
23 |
Công ty CP VLXD Bình Dân |
Xã Bình Dân- Kim Thành |
30 |
|
24 |
Công ty TNHH Hà Hải |
Xã Cao An - Cẩm Giàng |
30 |
|
25 |
Công ty TNHH Vinh Cường |
Xã Cẩm Hưng - Cẩm Giàng |
50 |
|
26 |
Công ty TNHH Hùng Hằng |
Xã Ngọc Liên - Cẩm Giàng |
30 |
|
27 |
Chi nhánh Công ty CP Viglacera Từ Sơn, nhà máy Hải Dương |
P. Cẩm Thượng - Hải Dương |
40 |
|
28 |
Công ty thương mại vận tải Thành Đạt |
Xã Ái Quốc - TP. Hải Dương |
20 |
|
29 |
Công ty CPTM & Sản xuất Hưng Long |
Xã Hồng Phúc Ninh Giang |
20 |
|
30 |
Công ty CP đầu tư và xây dựng Hồng Phong |
Xã Hồng Phong - Ninh Giang |
40 |
|
2.2 |
Hiện đã chấp thuận đầu tư nhưng chưa đi vào hoạt động |
(triệu viên/năm) |
265 |
|
1 |
Công ty CP VLXD & TM Thái Dương |
Xã Tam Kỳ - Kim Thành |
30 |
|
2 |
Công ty TNHH TM & ĐT Phượng Hoàng |
Xã Tứ Xuyên - Tứ Kỳ |
30 |
|
3 |
Công ty XNK & XD nông lâm nghiệp |
Xã Việt Hưng - Kim Thành |
40 |
|
4 |
Công ty CP đầu tư AZ |
Xã Tiền Tiến - Thanh Hà |
20 |
|
5 |
Công ty gạch Hà Tiên |
Xã Thái Dương - Bình Giang |
30 |
|
6 |
Công ty CPTM & ĐT Đông Dương III |
Xã Cẩm Hưng - Cẩm Giàng |
40 |
|
7 |
Công ty TNHH dây và cáp điện Yên Viên |
Xã Ngọc Liên - Cẩm Giàng |
60 |
|
8 |
Công ty Cp ĐTTM & XD Đồng Tâm |
Xã Lê Lợi - Gia Lộc |
15 |
|
2.3 |
Các dự án chuyển đổi từ gạch thủ công sang sản xuất gạch tuynel |
|||
1 |
Bổ sung quy hoạch 19 dự án đề xuất chuyển đổi công nghệ từ sản xuất gạch thủ công sang gạch tuynel (đã được UBND cho phép lập dự án đầu tư): huyện Thanh Hà 4 dự án; huyện Tứ Kỳ 1 dự án; huyện Ninh Giang 1 dự án, huyện Cẩm Giàng 3 dự án, huyện Kinh Môn 2 dự án, huyện Kim Thành 1 dự án, huyện Nam Sách 3 dự án, thị xã Chí Linh 4 dự án; công suất mỗi dự án 20 triệu viên/năm, thời gian thực hiện dự án 20 năm |
|||
III |
Gạch không nung |
(triệu viên/năm) |
1.200 |
|
3.1 |
Các nhà máy hiện đang sản xuất |
(triệu viên/năm) |
255,9 |
|
1 |
Công ty CP Đoàn Minh Công |
Xã Kỳ Sơn - Tứ Kỳ |
35 |
Gạch xi măng cốt liệu |
2 |
Công ty CP Sông Đà Cao Cường |
P. Phả Lại - Chí Linh |
142,2 |
Gạch nhẹ AAC, hoạt động cầm chừng |
3 |
Công ty TNHH kỹ thuật và thương mại Trường Hải |
Xã Ngọc Sơn - Tứ Kỳ |
40 |
Gạch xi măng cốt liệu |
4 |
Công ty Cổ phần xây dựng và thương mại Long Khánh |
Xã Tân Phong - Ninh Giang |
4,2 |
Gạch xi măng cốt liệu |
5 |
Khoảng 50 hộ gia đình |
Toàn tỉnh |
34,5 |
Gạch xi măng cốt liệu |
3.2 |
Các dự án chuẩn bị đầu tư |
(triệu viên/năm) |
473,2 |
|
1 |
Công ty TNHH kỹ thuật và thương mại Trường Hải |
Xã Ngọc Sơn - Tứ Kỳ |
71.1 (100.000m3) |
Gạch nhẹ AAC |
2 |
Công ty CP Phát triển VLXD mới Thành Đông |
Xã Ngọc Sơn - Tứ Kỳ |
52,5 (75.000m3) |
Gạch nhẹ AAC |
3 |
Công ty CP phụ gia, bê tông Phả Lại |
P. Phả Lại - Chí Linh |
71,1 (100.000m3) |
Gạch nhẹ AAC |
4 |
Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Âu Châu |
Xã Thanh Quang - Nam Sách |
52,5 (75.000m3) |
Gạch nhẹ AAC |
5 |
Công ty TNHH Cảnh Quang |
Xã Đồng Quang - Gia Lộc |
11 |
Gạch xi măng cốt liệu |
6 |
Công ty CP Tùng Lộc |
Xã Thanh Quang - Nam Sách |
10 |
Gạch xi măng cốt liệu |
7 |
Công ty CP xây dựng và thương mại Thịnh Đạt |
Xã Vạn Phúc- Ninh Giang |
30 |
Gạch xi măng cốt liệu |
8 |
Công ty CP SXVLXD Thành Công III |
CCN Hiệp Sơn - Kinh Môn |
90 |
Gạch xi măng cốt liệu |
9 |
Công ty CP An Phú Sơn |
TT. Phú Thứ - Kinh Môn |
10 |
Gạch xi măng cốt liệu |
10 |
Công ty CP SX&TM Hợp Nhất |
CCN Phú Thứ - Kinh Môn |
20 |
Gạch xi măng cốt liệu |
11 |
Công ty tư vấn XD&ĐTTM Trung Đông |
Xã Cao An - Cẩm Giàng |
30 |
Gạch xi măng cốt liệu |
12 |
Công ty sản xuất vật liệu xây dựng Phú Yên |
Xã Kỳ Sơn - Tứ Kỳ |
25 |
Gạch xi măng cốt liệu |
13 |
Xem xét quy hoạch cho mỗi huyện, thị xã, thành phố được đầu tư thêm từ 1-2 cơ sở (gạch xi măng - cốt liệu) với công suất cho một dây chuyền từ 10 triệu viên QTC/năm trở lên hoặc cơ sở sản xuất vật liệu không nung loại nhẹ (khối lượng thể tích không lớn hơn 1.000kg/m3) có công suất cho một dây chuyền từ 50.000 m3/năm trở lên |
|||
IV |
Vật liệu lợp |
(triệu m2/năm) |
13,6 |
|
1 |
Công ty TNHH Hưng Long |
TT Phú Thái - Kim Thành |
1,5 |
Tấm lợp amiăng xi măng |
2 |
Công ty TNHH Thuận Cường |
Xã Kỳ Sơn - Tứ Kỳ |
2,9
|
Tấm lợp amiăng xi măng |
3 |
Công ty TNHH Phúc Đạt |
Xã Kỳ Sơn - Tứ Kỳ |
1,6 |
Tấm lợp amiăng xi măng |
4 |
Công ty TNHH Fuji Việt Nam |
Xã Kỳ Sơn - Tứ Kỳ |
2,5 |
Ngói không nung |
5 |
Công ty CP SX&TM Tân Thuận Cường |
Xã Kỳ Sơn - Tứ Kỳ |
1,3 |
Tấm lợp xi măng cốt sợi PVA |
6 |
Công ty CP Phát triển VLXD mới Thành Đông |
Xã Ngọc Sơn - Tứ Kỳ |
0,3 |
Ngói không nung |
7 |
Nhà máy gốm xây dựng cao cấp Hoa Sơn 4 |
Xã Hoàng Tiến - Chí Linh |
3,5 |
Ngói đất sét nung |
V |
Gạch gốm ốp lát |
(triệu m2/năm) |
48,9 |
|
1 |
Nhà máy gạch ốp lát Hải Dương |
P. Thanh Bình - TP. Hải Dương |
3 |
|
2 |
Nhà máy Gạch ốp lát Sao Đỏ - Công ty CP Trúc Thôn |
TT. Sao Đỏ - Chí Linh |
4 |
|
3 |
Công ty TNHH Ngọc Sơn |
Xã Ngọc Sơn - Tứ Kỳ |
2 |
|
4 |
Công ty CP giầy Cẩm Bình |
TT. Lai Cách - Cẩm Giàng |
6,5 |
Di dời ra khỏi khu vực TT. Cẩm Giàng |
5 |
Công ty CP Thế Giới |
CCN Tân Dân - Chí Linh |
3 |
|
6 |
Công ty TNHH Nice ceramic |
KCN Cộng Hòa - TX. Chí Linh |
30 |
Ban QL CKCN cấp Giấy chứng nhận đầu tư |
7 |
Công ty Cổ phần Phú Sơn |
CCN Phú Thứ - Kinh Môn |
0.4 |
|
VI |
Đá xây dựng |
(triệu m3/năm) |
2,7 |
|
1 |
Công ty CP KTCB khoáng sản Hải Dương |
TT. Phú Thứ - Kinh Môn |
1,6 |
|
2 |
Công ty TNHH MTV xi măng Vicem Hoàng Thạch |
TT. Phú Thứ - Kinh Môn |
0,3 |
|
3 |
Công ty CP VLXD Quyết Tiến |
TT. Minh Tân- Kinh Môn |
0,2 |
|
4 |
Một số công ty khác như: |
Huyện Kinh Môn |
0,6 |
|
VII |
Cát xây dựng |
(triệu m3/năm) |
4,299 |
|
1 |
Công ty CP phát triển An Việt |
Xã Đại Đồng, H. Tứ Kỳ và xã Thanh Hải, H. Thanh Hà |
0,15 |
Hiện tại, đã dừng khai thác theo chỉ đạo của UBND tỉnh |
2 |
Công ty CP Phong Thăng |
Xã Đại Đồng - Tứ Kỳ |
0,75 |
Hiện tại, đã dừng khai thác theo chỉ đạo của UBND tỉnh |
3 |
Công ty TNHH Đồng Anh |
Xã Trường Thành, H. Thanh Hà và xã Tứ Xuyên H. Tứ Kỳ |
- |
|
4 |
Công ty cổ phần Tập đoàn Sao Đỏ |
Xã Thái Tân, H. Nam Sách |
0,1 |
|
5 |
Công ty TNHH Trung Hải |
Xã An Lạc, thị xã Chí Linh. |
0,071 |
|
6 |
Cấp phép khai thác cát xây dựng tại các địa điểm trên sông Thái Bình |
Sông Thái Bình |
3,3 |
|
VIII |
Bê tông đúc sẵn |
(nghìn m3/năm) |
138 |
|
1 |
Công ty CP Thăng Long |
Xã Đồng Lạc - Nam Sách |
15 |
|
2 |
Công ty CP Vinacon |
Xã Đồng Lạc - Nam Sách |
20 |
|
3 |
Công ty TNHH Tiến Đạt |
TT. Nam Sách - Nam Sách |
10 |
|
4 |
Hộ tư nhân |
Xã Nam Hồng - Nam Sách |
17 |
|
5 |
Xí nghiệp vận tải tư doanh Hồng Lạc |
Xã Nam Đồng - TP. Hải Dương |
40 |
|
6 |
Công ty cổ phần xây dựng Toàn Thắng |
P. Phả Lại - Chí Linh |
10 |
|
7 |
Công ty CP ĐTTM Phú Hưng |
Xã Long Xuyên - Kinh Môn |
20 |
|
8 |
Hộ kinh doanh ông Bùi Văn Thu |
Xã Kỳ Sơn - Tứ Kỳ |
36 |
|
IX |
Vôi |
(nghìn tấn/năm) |
1.000 |
|
1 |
Công ty CP thép Hòa Phát |
Xã Hiệp Sơn - Kinh Môn |
300 |
Đang hoạt động |
2 |
Công ty CP vôi công nghiệp DLH |
TT.Phú Thứ - Kinh Môn |
200 |
01 dây chuyền lò đứng hoạt động |
3 |
Công ty TNHH Minh Thắng |
Xã Thái Thịnh - Kinh Môn |
60 |
Chưa đầu tư |
4 |
Đối với các cơ sở sản xuất vôi thủ công có Dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận và có thời gian dự án, thời gian thuê đất đến sau năm 2020: Nếu đủ điều kiện và có nhu cầu chuyển đổi sang mô hình sản xuất vôi bằng lò cơ giới hóa thì cho phép lập hồ sơ đề xuất bổ sung vào Quy hoạch sản xuất vôi Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 để trình Bộ Xây dựng xem xét, phê duyệt hoặc có thể đề nghị chuyển đổi sang mô hình sản xuất kinh doanh khác phù hợp với quy hoạch của địa phương |
|||
X |
Vật liệu chịu lửa |
(nghìn tấn/năm) |
62 |
|
1 |
Công ty TNHH MTV vật liệu chịu lửa Sao Đỏ - Công ty cổ phần Trúc Thôn |
P. Cộng Hòa - Chí Linh |
5 |
|
2 |
Công ty CP Vật liệu Minh Phúc |
P. Cộng Hòa - Chí Linh |
25 |
|
3 |
Công ty CP Mạnh Dũng |
Xã Văn Đức - Chí Linh |
22 |
Đang đầu tư xây dựng |
4 |
Liên doanh giữa Tập đoàn chịu lửa Burwitz-CHLB Đức và Cty Lilama 69-3 |
TT. Kinh Môn - Kinh Môn |
10 |
|
XI |
Khai thác chế biến nguyên liệu |
(nghìn tấn/năm) |
288 |
|
1 |
Công ty Cổ phần nguyên liệu Viglacera |
P. Cộng Hòa - Chí Linh |
80 |
|
2 |
Công ty sản xuất VLXD Chí Linh |
P. Sao Đỏ - Chí Linh |
20 |
|
3 |
Công ty TNHH Minh Phúc |
TT. Minh Tân - Kinh Môn |
10 |
|
4 |
Công ty Vật liệu chịu lửa khai thác đất sét Trúc Thôn |
P. Cộng Hoà - Chí Linh |
15 |
|
5 |
Công ty cổ phần cao lanh Hải Dương |
TT. Minh Tân - Kinh Môn |
15 |
|
6 |
Công ty TNHH MTV xây dựng vận tải và thương mại Bảo Anh |
P. Cộng Hòa - Chí Linh |
70 |
|
7 |
Công ty cổ phần thương mại Đại Dương |
P. Cộng Hòa - Chí Linh |
240 |
Đang tranh chấp, chưa triển khai dự án |
8 |
Công ty cổ phần đầu tư phát triển thương mại tân Tân Thành Long |
P. Cộng Hòa - Chí Linh |
48 |
|
9 |
Công ty Cổ phần sứ Viglacera Thanh Trì |
Xã Hoàng Tiến - Chí Linh |
30 |
|
XII |
Phụ gia bê tông |
(nghìn tấn/năm) |
1.500 |
|
1 |
Công ty CP Sông Đà 12 - Cao Cường |
P. Phả Lại - Chí Linh |
400 |
|
2 |
Công ty cổ phần Bắc Sơn |
P. Phả Lại- Chí Linh |
20 |
|
3 |
Công ty CP phụ gia bê tông Phả Lại |
P. Phả Lại - Chí Linh |
45 |
|
4 |
Công ty TNHH Vina Fly Ash and Concrete |
P. Phả Lại - Chí Linh |
600 |
|
5 |
Công ty TNHH GCP Việt Nam tại tỉnh Hải Dương |
KCN Đại An- P. Tứ Minh - TP.Hải Dương |
15 |
|
6 |
Công ty CP Silkroad Hà Nội |
KCN Đại An - P. Tứ Minh - TP. Hải Dương |
20 |
|
XIII |
Vữa trộn sẵn |
(nghìn tấn/năm) |
140 |
|
1 |
Công ty CP Sông Đà Cao Cường |
|
60 |
|
2 |
Công ty sản xuất vật liệu xây dựng Phú Yên |
Xã Kỳ Sơn, Tứ Kỳ |
80 |
|