Quyết định 630/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2020 huyện Lạng Giang do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ban hành

Số hiệu 630/QĐ-UBND
Ngày ban hành 18/05/2012
Ngày có hiệu lực 28/05/2012
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Giang
Người ký Lại Thanh Sơn
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 630/QĐ-UBND

Bắc Giang, ngày 18 tháng 5 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2020 HUYỆN LẠNG GIANG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03/12/2004;

Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;

Căn cứ Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14/01/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;

Căn cứ Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/08/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng; Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2010-2020;

Căn cứ Quyết định số 49/QĐ-UBND ngày 29/6/2009 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2009-2020;

Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân huyện Lạng Giang tại Tờ trình số 09/TTr- UBND ngày 28/02/2012; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 346/SNN-LN ngày 25/4/2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2020 huyện Lạng Giang, với một số nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu, nhiệm vụ

1.1. Mục tiêu

Đến năm 2015, toàn huyện không còn diện tích đất trống, đồi núi trọc, nên tập trung nâng cao chất lượng rừng để nâng cao độ che phủ hữu hiệu của rừng. Đến năm 2020, khoảng 30% diện tích đất có rừng đạt chứng chỉ rừng phát triển theo cơ chế sạch (CDM).

- Về kinh tế: Xây dựng được vùng sản xuất hàng hoá tập trung ở xã Hương Sơn, phục vụ một phần công nghiệp chế biến lâm sản, sản xuất đồ mộc, phát triển dịch vụ lâm nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm và sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao giá trị chế biến và dịch vụ thay cho giá trị lâm sinh đơn thuần.

- Về xã hội: Tăng việc làm, ổn định đời sống nhân dân, giúp người làm nghề rừng có thể sống gắn bó với rừng.

Đẩy mạnh xã hội hóa nghề rừng, gắn sản xuất lâm nghiệp kết hợp với các ngành nghề khác. Góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, từ đó ổn định, đảm bảo an ninh quốc phòng, an ninh môi trường.

- Về môi trường, an ninh quốc phòng: Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, trồng hết diện tích đất trống còn lại, nâng cao chất lượng rừng, từ đó nâng cao độ che phủ hữu hiệu của rừng. Đồng thời tiếp tục trồng cây phân tán tại các khu dân cư, nghĩa trang, các khu du lịch sinh thái... tạo môi trường xanh - sạch - đẹp.

1.2. Nhiệm vụ

a) Bảo vệ rừng: Rừng hiện có, rừng tạo mới 8.471,6 lượt ha. Trong đó, diện tích rừng trồng cần đầu tư bảo vệ đến năm 2020 là 790,2 ha.

b) Phát triển rừng:

- Trồng rừng: 997,6 ha

+ Trồng trên đất trống: 3,6 ha

+ Trồng lại rừng sau khai thác: 914,0 ha

+ Trồng rừng thay thế vải chất lượng kém: 80,0 ha

- Trồng cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng: 65,0 ha

c) Khai thác rừng trồng sản xuất: 73.120 m3, bình quân 7.312 m3/năm.

d) Trồng cây phân tán: 4.000,0 ha.

[...]