Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Nghị quyết 47/2012/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lai Châu giai đoạn 2011-2020

Số hiệu 47/2012/NQ-HĐND
Ngày ban hành 13/07/2012
Ngày có hiệu lực 23/07/2012
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Lai Châu
Người ký Giàng Páo Mỷ
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 47/2012/NQ-HĐND

Lai Châu, ngày 13 tháng 07 năm 2012

 

NGHỊ QUYẾT

THÔNG QUA QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH LAI CHÂU, GIAI ĐOẠN 2011-2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
KHÓA XIII, KỲ HỌP THỨ 4

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;

Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03/12/2004;

Căn cứ Quyết định số 87/2006/QĐ-TTg ngày 20/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triền kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu thời kỳ 2006 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, giai đoạn 2011 - 2020;

Căn cứ Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14/01/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;

Sau khi xem xét Tờ trình số 750/TTr-UBND ngày 27/6/2012 của UBND tỉnh về việc “thông qua quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lai Châu giai đoạn 2011 - 2020”; Báo cáo thẩm tra số: 41/BC-HĐND ngày 03/7/2012 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lai Châu giai đoạn 2011-2020, với các nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU

1. Về môi trường: Nâng độ che phủ rừng lên 45,2% vào năm 2015 và trên 50,0% và năm 2020.

2. Về kinh tế: Đẩy mạnh xây dựng vốn rừng, cơ bản hoàn thành giao đất giao rừng, xây dựng cơ sở hạ tầng lâm sinh. Từ năm 2016, tiếp tục xây dựng vốn rừng và từng bước chuyển sang giai đoạn kinh doanh rừng. Tăng giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp bình quân 7% - 9%/năm. Kim ngạch xuất khẩu lâm sản đạt 0,5 - 1 triệu USD/năm.

3. Về xã hội: Giảm dần tình trạng phá rừng làm nương rẫy trái phép; Cải thiện đời sống của người làm nghề rừng, tạo công ăn việc làm cho khoảng 50.000 lao động; Nâng cao mức sống cho người dân; Từng bước tạo cho người làm nghề rừng có thể sống và gắn bó với rừng.

4. Về quốc phòng, an ninh: Cùng với các Chương trình, Dự án khác góp phần ổn định dân cư, nâng cao đời sống nhân dân, thông qua đó giữ vững trật tự, an toàn xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là khu vực biên giới.

II. NHIỆM VỤ

1. Bảo vệ rừng

Đến năm 2020, bảo vệ 479.145,8 ha (gồm rừng hiện còn, rừng trồng sau thời gian chăm sóc và rừng phục hồi sau khoanh nuôi).

- Giai đoạn 2011-2015: 409.902,8 ha, trong đó: Rừng đặc dụng: 29.038,3 ha; Rừng phòng hộ: 244.719,8 ha; Rừng sản xuất: 136.144,7 ha.

- Giai đoạn 2016-2020: 479.145,8 ha, trong đó: Rừng đặc dụng: 31.078,3 ha; Rừng phòng hộ: 269.887,8 ha; Rừng sản xuất: 178.179,7 ha.

2. Phát triển rừng

a) Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên: 170.580 ha, trong đó rừng phòng hộ, đặc dụng 1 13.080 ha, rừng sản xuất 57.500 ha.

- Giai đoạn 2011-2015: 119.080 ha, trong đó: Rừng đặc dụng: 5.400 ha; Rừng phòng hộ: 95.180 ha; Rừng sản xuất: 18.500 ha.

- Giai đoạn 2016-2020: 51.500 ha, trong đó: Rừng đặc dụng: 5.000 ha; Rừng phòng hộ: 7.500 ha; Rừng sản xuất: 39.000 ha.

b) Trồng rừng mới: 54.440 ha, trong đó trồng rừng phòng hộ, đặc dụng 16.750 ha, trồng rừng sản xuất 37.690 ha.

[...]