Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Nghị quyết 33/2012/NQ-HĐND thông qua đề án quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững giai đoạn 2012-2015, định hướng đến năm 2020 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành

Số hiệu 33/2012/NQ-HĐND
Ngày ban hành 19/07/2012
Ngày có hiệu lực 29/07/2012
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký Nguyễn Thanh Bình
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Tài nguyên - Môi trường

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 33/2012/NQ-HĐND

Hà Tĩnh, ngày 19 tháng 7 năm 2012

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC THÔNG QUA ĐỀ ÁN QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2012 - 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

HỘI ÐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
KHOÁ XVI, KỲ HỌP THỨ 3

Căn cứ Luật Tổ chức HÐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Đất đai năm 2003, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về việc thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;

Căn cứ Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020;

Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 19/5/2009 của Ban chấp hành Ðảng bộ tỉnh về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2009 - 2015 và định hướng đến năm 2020;

Sau khi xem xét Tờ trình số 281/TTr-UBND ngày 13/7/2012 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về đề nghị thông qua Đề án quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững giai đoạn 2012 - 2015, định hướng đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra của các ban HĐND tỉnh và ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Ðiều 1. Thông qua Đề án quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững giai đoạn 2012 - 2015 và định hướng đến năm 2020 như Uỷ ban nhân dân tỉnh đã trình với các nội dung chủ yếu:

1. Mục tiêu

- Mục tiêu chung: Quản lý, bảo vệ và sử dụng hiệu quả, bền vững 362.740,9 ha rừng và đất rừng hiện có, nâng cao chất lượng và giá trị của rừng nhằm đảm bảo vai trò phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo an ninh, quốc phòng và xây dựng nông thôn mới của tỉnh.

- Mục tiêu đến năm 2015: Độ che phủ rừng đạt 54%; kiểm soát chặt chẽ khai thác, vận chuyển, buôn bán, chế biến lâm sản; giảm số vụ và diện tích thiệt hại do cháy rừng gây ra; 100% diện tích rừng, đất rừng đều có chủ rừng quản lý; tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất theo giá so sánh bình quân hàng năm đạt 3,5%, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 50 triệu USD; giải quyết việc làm cho khoảng 55.000 lao động.

- Định hướng đến năm 2020: Độ che phủ rừng đạt 56%, rừng và đất rừng cơ bản được quản lý ổn định, bền vững; tăng trưởng giá trị sản xuất theo giá so sánh ước đạt 4%/năm; giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt khoảng 70 triệu USD; giải quyết việc làm cho 70 ngàn lao động.

2. Nhiệm vụ và giải pháp

2.1. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh quy mô diện tích quản lý của các chủ rừng nhà nước để xem xét cắt chuyển theo hướng: Diện tích rừng phòng hộ tập trung có quy mô trên 2.000 ha của các doanh nghiệp thì cắt chuyển để giao cho các Ban quản lý rừng phòng hộ quản lý; diện tích quy hoạch rừng sản xuất tập trung có quy mô từ 1.000ha trở lên (trường hợp đặc biệt thì từ 500 ha trở lên) đang do các Ban quản lý rừng quản lý thì xem xét thu hồi chuyển về cho địa phương để giao cho hộ gia đình hoặc cho các tổ chức kinh tế thuê; diện tích rừng phòng hộ và rừng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, phân tán, gần dân có quy mô liền vùng dưới 500 ha thì xem xét giao cho hộ, các tổ chức, hoặc cộng đồng dân cư quản lý. Xem xét cắt chuyển diện tích rừng phòng hộ ven biển của Ban Quản lý rừng phòng hộ Thạch Hà, Cẩm Xuyên và Nam Hà Tỉnh giao cho các địa phương quản lý, kết hợp với diện tích ven biển của các huyện khác để lập dự án riêng nhằm đầu tư phát triển đai rừng phòng hộ ven biển, ứng phó kịp thời với tình hình biến đổi khí hậu.

2.2. Đẩy mạnh giao, cho thuê, khoán rừng, gắn với giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho các thành phần kinh tế, trong đó ưu tiên cho các hộ sống chủ yếu bằng nghề rừng. Xây dựng đề án về giao đất, giao rừng, cho thuê rừng và tập trung chỉ đạo thực hiện, phấn đấu toàn bộ số diện tích rừng và đất lâm nghiệp hiện do UBND các xã quản lý và số diện tích thu hồi sau rà soát từ các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng được giao, cho thuê và cấp giấy chứng nhận QSDĐ xong trong năm 2013.

Kinh phí cho điều tra, đo vẽ, xây dựng hồ sơ giao, cho thuê rừng, đất rừng chủ yếu do các tổ chức, cá nhân được giao, cho thuê đất rừng chi trả. Ngân sách nhà nước hỗ trợ bình quân 200.000 đồng/ha cho đối tượng là hộ gia đình, còn lại UBND xã huy động đóng góp theo diện tích được giao của các hộ, các hộ khó khăn thì xem xét hỗ trợ mức cao hơn các hộ khác; tổng kinh phí ngân sách hỗ trợ khoảng 9,6 tỷ đồng.

Rà soát toàn bộ hồ sơ khoán rừng, khoán đất lâm nghiệp trong các ban quản lý rừng và doanh nghiệp lâm nghiệp, chấn chỉnh đảm bảo thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 01/NĐ-CP ngày 15/01/1995 và Nghị định số 135/2005/NĐ-CP ngày 08/11/2005 của Chính phủ. Kiên quyết thanh lý các hợp đồng khoán không đúng đối tượng hoặc tổ chức, cá nhân đã nhận khoán nhưng thiếu trách nhiệm, vi phạm quy định của Nhà nước.

2.3. Quan tâm đầu tư ngân sách cho khoanh nuôi, bảo vệ, trồng mới và trồng nâng cấp rừng phòng hộ, đặc dụng theo hướng bền vững; khuyến khích, tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển rừng sản xuất theo hướng thâm canh, kinh doanh tổng hợp tạo thành vùng nguyên liệu tập trung gắn với chế biến sâu các sản phẩm tiêu dùng, xuất khẩu và phát triển thị trường tiêu thụ. Hàng năm, đầu tư từ ngân sách khoảng 35,0 tỷ đồng cho thực hiện chương trình bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh, trong đó quan tâm đầu tư công tác quản lý bảo vệ, đầu tư cho hạ tầng lâm nghiệp.

2.4. Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức, vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân trong công tác quản lý, bảo vệ rừng; xác định đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; bố trí đủ kinh phí thường xuyên cho công tác này.

2.5. Kiện toàn hệ thống tổ chức các cơ quan, tổ chức của Nhà nước về lâm nghiệp trên toàn tỉnh theo hướng thống nhất, tinh gọn, đồng bộ, hoạt động có hiệu quả; đội ngũ cán bộ phải được phân loại, sắp xếp lại, lựa chọn những người tinh thông, tận tụy với công việc được giao để đảm trách các vị trí chủ chốt; kiên quyết đưa ra khỏi ngành những cán bộ thoái hóa, biến chất.

2.5.1. Về cơ quan quản lý nhà nước:

- Ở cấp tỉnh, huyện: Sau khi có nghị định của Chính phủ thay thế Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thành phố, thị xã thuộc tỉnh thì tổ chức lại các cơ quan quản lý lâm nghiệp theo quy định, đảm bảo hiệu quả.

- Ở cấp xã: Bố trí cho 98 xã có từ 500 ha rừng và đất lâm nghiệp trở lên thêm mỗi xã 01 cán bộ bán chuyên trách theo dõi lâm nghiệp (ngoài 01 công chức theo dõi lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ). Thực hiện chính sách hỗ trợ kinh phí cho các xã tổ chức bảo vệ rừng tại cơ sở theo quy định tại Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng.

2.5.2. Về các đơn vị hoạt động sự nghiệp.

Kiện toàn, tổ chức lại các ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ theo hướng:

[...]