Quyết định 63/2024/QĐ-UBND về Quy định quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Số hiệu | 63/2024/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 20/09/2024 |
Ngày có hiệu lực | 01/10/2024 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký | Bùi Xuân Cường |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 63/2024/QĐ-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 9 năm 2024 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Luật Giá ngày 19 tháng 06 năm 2023;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ về quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên;
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 59/2024/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 85/2024/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Giá;
Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 6890/TTr-TNMT-CTR ngày 25 tháng 7 năm 2024, Công văn số 8745/STNMT- CTR ngày 30 tháng 8 năm 2024 và ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại Báo cáo số 868/BC-STP-VB ngày 16 tháng 02 năm 2024,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 2024.
1. Quyết định số 12/2019/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Quy định quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Quyết định số 09/2021/QĐ-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của quy định quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo tại Quyết định số 12/2019/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố và bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật quy định phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH
(Kèm theo Quyết định số 63/2024/QĐ-UBND ngày 20 tháng 9 năm 2024 của Ủy ban
nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh)
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 63/2024/QĐ-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 9 năm 2024 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Luật Giá ngày 19 tháng 06 năm 2023;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ về quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên;
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 59/2024/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 85/2024/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Giá;
Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 6890/TTr-TNMT-CTR ngày 25 tháng 7 năm 2024, Công văn số 8745/STNMT- CTR ngày 30 tháng 8 năm 2024 và ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại Báo cáo số 868/BC-STP-VB ngày 16 tháng 02 năm 2024,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 2024.
1. Quyết định số 12/2019/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Quy định quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Quyết định số 09/2021/QĐ-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của quy định quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo tại Quyết định số 12/2019/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố và bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật quy định phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH
(Kèm theo Quyết định số 63/2024/QĐ-UBND ngày 20 tháng 9 năm 2024 của Ủy ban
nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh)
1. Quy định này quy định về hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt, quyền và trách nhiệm của các chủ thể liên quan đến việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Quy định này không quy định về quản lý chất thải rắn cồng kềnh.
3. Các nội dung quản lý chất thải rắn sinh hoạt chưa được quy định tại Quy định này được thực hiện theo quy định hiện hành do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Quyết định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có hoạt động liên quan đến hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Sau đây chất thải rắn sinh hoạt được viết tắt là CTRSH.
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chất thải rắn đường phố là chất thải rắn tồn tại trên đường phố, vỉa hè, nơi công cộng.
2. Chất thải rắn trên sông, kênh, rạch, bờ biển là chất thải rắn, lục bình, rong cỏ trôi nổi trên sông, kênh, rạch, bờ biển.
3. Trạm trung chuyển là nơi tập kết và lưu giữ CTRSH tạm thời để trung chuyển lên xe và vận chuyển đến khu xử lý chất thải tập trung.
4. Chủ nguồn thải là tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc được giao quản lý, điều hành cơ sở phát sinh chất thải CTRSH bao gồm cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
5. Chủ nguồn thải nhỏ là tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc được giao quản lý, điều hành cơ sở phát sinh CTRSH quy định tại khoản 1 Điều 58 của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP hoặc quy định pháp luật thay thế (nếu có).
6. Chủ nguồn thải lớn là tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc được giao quản lý, điều hành cơ sở phát sinh CTRSH quy định tại khoản 2 Điều 58 của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP hoặc quy định pháp luật thay thế (nếu có).
7. Chủ thu gom CTRSH là cơ sở thực hiện dịch vụ thu gom CTRSH từ các cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải, nơi công cộng đến các điểm tập kết hoặc trạm trung chuyển theo quy định pháp luật.
8. Chủ vận chuyển CTRSH là cơ sở thực hiện dịch vụ trung chuyển, vận chuyển CTRSH từ các điểm tập kết hoặc từ trạm trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp cuối cùng theo quy định pháp luật.
Điều 4. Quy định chung về quản lý chất thải rắn sinh hoạt
1. Thực hiện quản lý CTRSH theo các yêu cầu chung của pháp luật hiện hành về quản lý CTRSH.
2. Khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý CTRSH.
3. Căn cứ đặc điểm tình hình của địa phương, Ủy ban nhân dân Thành phố phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện và sở ngành một số nội dung quản lý chất thải rắn sinh hoạt để đảm bảo chất lượng vệ sinh môi trường trên địa bàn Thành phố và triển khai hiệu quả Quy định này.
QUẢN LÝ CUNG ỨNG DỊCH VỤ THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
Điều 5. Phân loại, lưu giữ, chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt
1. Cá nhân, hộ gia đình thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn phù hợp với mục đích quản lý, xử lý thành các nhóm như sau:
a) Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế;
b) Chất thải thực phẩm;
c) Chất thải rắn sinh hoạt khác.
2. Việc triển khai phân loại CTRSH tại nguồn được thực hiện theo hướng dẫn cụ thể của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Khuyến khích việc phân loại riêng chất thải nguy hại trong CTRSH phát sinh từ cá nhân, hộ gia đình.
3. CTRSH tại nguồn phải được lưu chứa trong bao bì (túi) hoặc thiết bị lưu giữ (thùng) riêng biệt, có dấu hiệu nhận biết loại chất thải hoặc theo các quy định hiện hành của pháp luật.
4. Bao bì (túi), thiết bị lưu giữ (thùng) CTRSH phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Bảo đảm lưu chứa an toàn chất thải, có khả năng chống thấm, không làm rò rỉ nước rỉ rác và có kích thước phù hợp với lượng chất thải, thời gian lưu giữ.
b) Bao bì (túi) phải được buộc kín, thiết bị lưu giữ (thùng) phải có nắp đậy kín để đảm bảo không phát tán mùi và có dán biển cảnh báo thông tin trên thân thùng.
5. Hạn chế sử dụng túi ni lông khó phân hủy để chứa CTRSH, khuyến khích sử dụng túi ni lông dễ phân hủy, bao bì thân thiện môi trường để thay thế các túi ni lông khó phân hủy.
6. Cá nhân, hộ gia đình phải chuyển giao CTRSH cho các chủ thu gom CTRSH theo quy định tại điểm c khoản 9 Điều 6 của Quy định này và theo hướng dẫn cụ thể của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phân loại CTRSH tại nguồn.
7. Chủ nguồn thải lớn phải chuyển giao CTRSH theo đúng quy định tại điểm c khoản 9 Điều 6 của Quy định này và theo hướng dẫn cụ thể của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phân loại CTRSH tại nguồn cho các đối tượng như sau:
a) Chủ thu gom CTRSH có hợp đồng chuyển giao CTRSH cho chủ vận chuyển CTRSH do Ủy ban nhân dân cấp huyện lựa chọn theo quy định tại khoản 1 Điều 77 Luật Bảo vệ môi trường hoặc quy định pháp luật thay thế (nếu có);
b) Chủ vận chuyển CTRSH do Ủy ban nhân dân cấp huyện lựa chọn theo quy định tại khoản 1 Điều 77 Luật Bảo vệ môi trường hoặc quy định pháp luật thay thế (nếu có);
c) Chủ xử lý CTRSH do Ủy ban nhân dân Thành phố lựa chọn theo quy định tại khoản 2 Điều 78 Luật Bảo vệ môi trường hoặc quy định pháp luật thay thế (nếu có) theo sự điều phối khối lượng CTRSH từ các địa bàn cấp huyện về các cơ sở xử lý CTRSH của Sở Tài nguyên và Môi trường.
d) Đơn vị cung ứng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH khác theo quy định của pháp luật hiện hành (nếu có). Trong trường hợp vận chuyển CTRSH ra ngoại tỉnh phải được sự chấp thuận của chính quyền địa phương nơi tiếp nhận chất thải.
8. Chủ nguồn thải nhỏ được lựa chọn thực hiện theo hình thức quản lý CTRSH như cá nhân, hộ gia đình hoặc hình thức quản lý CTRSH như chủ nguồn thải lớn.
Điều 6. Quản lý cung ứng dịch vụ thu gom CTRSH tại nguồn
1. Quá trình thu gom CTRSH từ các cá nhân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, nơi công cộng đến các điểm tập kết hoặc trạm trung chuyển (gọi chung là thu gom CTRSH tại nguồn) phải tuân thủ quy định về Quy trình kỹ thuật thu gom CTRSH tại nguồn do Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành và hướng dẫn cụ thể của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phân loại CTRSH tại nguồn.
2. Điều kiện tham gia hoạt động thu gom CTRSH tại nguồn:
a) Đảm bảo tư cách pháp nhân theo quy định, theo lộ trình chuyển đổi mô hình hoạt động của lực lượng thu gom rác dân lập thành hợp tác xã/doanh nghiệp/tổ chức có tư cách pháp nhân của Ủy ban nhân dân Thành phố;
b) Bảo đảm đủ yêu cầu về nhân lực, phương tiện và thiết bị chuyên dụng để thu gom toàn bộ CTRSH của các cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải đã ký hợp đồng và vận chuyển đến các điểm tập kết, trạm trung chuyển theo đúng quy định;
c) Sử dụng phương tiện, thiết bị thu gom CTRSH tại nguồn đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo các quy định hiện hành.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ sự phân cấp của Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về cung ứng dịch vụ thu gom CTRSH tại nguồn bao gồm các nội dung công việc sau:
a) Quản lý việc tuân thủ hợp đồng cung ứng dịch vụ thu gom CTRSH tại nguồn và các quy định hiện hành liên quan công tác chuyển giao, thu gom CTRSH phát sinh từ các cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải, nơi công cộng đến các điểm tập kết hoặc trạm trung chuyển.
b) Tiếp nhận, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và các yêu cầu kiến nghị liên quan đến cung ứng dịch vụ thu gom CTRSH tại nguồn theo thẩm quyền.
c) Quản lý việc tổ chức thực hiện giá tối đa và giá cụ thể dịch vụ thu gom CTRSH tại nguồn theo quy định.
d) Đánh giá và quản lý chất lượng cung ứng dịch vụ thu gom tại nguồn của các chủ thu gom CTRSH trên địa bàn.
4. Ủy ban nhân dân cấp xã là cơ quan trực tiếp xem xét, giải quyết các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải, cộng đồng dân cư và chủ thu gom CTRSH trên địa bàn liên quan đến công tác quản lý nhà nước về cung ứng dịch vụ thu gom CTRSH tại nguồn hoặc kiến nghị xử lý theo thẩm quyền.
5. Khuyến khích thực hiện tổ chức, sắp xếp tuyến thu gom CTRSH tại nguồn dựa trên nguyên tắc tối ưu cự ly và khối lượng thu gom, khép kín trên địa bàn khu phố tuyến đường của phường, không để tình trạng một chủ thu gom CTRSH thu gom rời rạc, đứt quãng trên nhiều địa bàn khác nhau, nhưng vẫn đảm bảo nguồn thu nhập của chủ thu gom CTRSH.
6. Căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành trong lĩnh vực môi trường và các lĩnh vực khác có liên quan, tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp không lưu giữ CTRSH theo quy định; thải bỏ CTRSH không đúng nơi quy định; không ký hợp đồng cung ứng dịch vụ thu gom CTRSH tại nguồn hoặc không chuyển giao CTRSH theo đúng quy định.
7. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính, vi phạm hợp đồng cung ứng dịch vụ thu gom CTRSH tại nguồn để chấn chỉnh hoạt động của các chủ thu gom CTRSH.
8. Những khu vực có phát sinh CTRSH (bao gồm cả chất thải rắn cồng kềnh và CTRSH có trộn lẫn chất thải rắn xây dựng) không đúng nơi quy định, tồn lưu nhiều ngày gây ô nhiễm môi trường hoặc mất mỹ quan đô thị, Ủy ban nhân dân cấp huyện triển khai việc quản lý như sau:
a) Đối với khu vực đất thuộc quyền sử dụng, quản lý của cá nhân, tổ chức: cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm quản lý CTRSH theo các quy định hiện hành. Trong trường hợp để tồn đọng và phát sinh CTRSH trên các khu đất này, cá nhân, tổ chức phải chịu trách nhiệm thu gom và phun xịt khử mùi (nếu cần) trong vòng 48 giờ từ khi có phản ánh hoặc yêu cầu của chính quyền địa phương. Quá thời hạn nêu trên cá nhân, tổ chức sẽ bị xử phạt theo các quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn.
b) Đối với khu vực đất do nhà nước quản lý: Ủy ban nhân dân cấp xã chủ động phối hợp với chủ vận chuyển CTRSH được lựa chọn cung ứng dịch vụ trên địa bàn cấp huyện theo quy định của pháp luật tổ chức thu gom và phun xịt khử mùi (nếu cần). Nội dung công việc này là một phần trong nội dung đấu thầu, đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ cung ứng dịch vụ vận chuyển CTRSH trên địa bàn cấp huyện theo quy định của pháp luật.
9. Quy định kỹ thuật về thu gom tại nguồn
a) Phương tiện thu gom CTRSH tại nguồn (thủ công và cơ giới) phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Yêu cầu về an toàn kỹ thuật, vệ sinh môi trường (kín, không rò rỉ nước rỉ rác, có nắp đậy).
- Tuân thủ các quy định hiện hành của Luật giao thông đường bộ Việt Nam.
- Xung quanh phương tiện phải được sơn hoặc dán đề can phản quang (đối với phương tiện thực hiện vào ban đêm), ghi tên đơn vị chủ quản và trang bị đèn cảnh báo vào ban đêm.
- Tuân thủ thời gian áp dụng mẫu phương tiện thu gom CTRSH tại nguồn đáp ứng quy cách kỹ thuật thống nhất trên toàn địa bàn Thành phố và phục vụ chương trình phân loại CTRSH tại nguồn do Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành.
b) Thời gian chuyển giao và thu gom CTRSH tại nguồn phải đảm bảo kết nối hiệu quả giữa công tác thu gom tại nguồn với công tác vận chuyển CTRSH và đảm bảo vệ sinh, mỹ quan đô thị.
c) Phương thức chuyển giao CTRSH:
- Cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải chuyển giao trực tiếp hoặc để CTRSH trong các bao bì (túi) hoặc thiết bị lưu giữ (thùng) trước mặt tiền nhà/cơ sở chờ chủ thu gom CTRSH đến thu gom trong khoảng thời gian quy định (khuyến khích thực hiện phương thức chuyển giao trực tiếp).
- Khi thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn, cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải chuyển giao (bán, tặng) nhóm chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế cho chủ thu gom CTRSH hoặc cá nhân, cơ sở thu mua chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý và xử lý có chức năng theo quy định của pháp luật.
- Trưởng khu phố, ấp chủ trì lập danh sách, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã giải quyết các trường hợp cá nhân, hộ gia đình (và các chủ nguồn thải nhỏ chọn hình thức quản lý CTRSH như cá nhân, hộ gia đình) không có điều kiện chuyển giao CTRSH cho chủ thu gom CTRSH theo đúng thời gian quy định. Ủy ban nhân dân cấp xã xác định thời gian chuyển giao CTRSH và vị trí đặt thùng để lưu chứa, thu gom tập trung chất thải của các cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải nhỏ này. Dung tích thùng chứa tùy thuộc vào số lượng cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải nhỏ đăng ký sử dụng và khối lượng CTRSH phát sinh. Các cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải nhỏ trong trường hợp này phải trả mức giá cụ thể dịch vụ tương tự các đối tượng theo quy định giá cụ thể dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH do cơ quan có thẩm quyền ban hành để được cung ứng dịch vụ này. Ủy ban nhân dân cấp xã làm việc với các chủ thu gom CTRSH để thực hiện thu gom CTRSH phát sinh tại vị trí này. Trong trường hợp các chủ thu gom CTRSH không thực hiện công tác này, các vị trí đặt thùng được xem như điểm tập kết CTRSH và được đưa vào nội dung đấu thầu, đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ cung ứng dịch vụ vận chuyển CTRSH trên địa bàn cấp huyện theo quy định của pháp luật.
d) Phương thức thu gom CTRSH: Chủ thu gom CTRSH phải đảm bảo thu gom riêng biệt các nhóm chất thải sau phân loại. Trường hợp thu gom cùng lúc các nhóm chất thải sau phân loại, chủ thu gom CTRSH phải đảm bảo phương tiện thu gom có thiết bị lưu giữ riêng các nhóm chất thải sau phân loại bên trong phương tiện thu gom; không được treo, móc chất thải ở bên ngoài phương tiện.
đ) Tùy vào đặc điểm của mỗi khu vực dân cư, Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì, phối hợp với chủ thu gom CTRSH và đại diện của các cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải, cộng đồng dân cư xác định thời gian và phương thức chuyển giao CTRSH phù hợp với hiện trạng của khu vực và quy định của nhà nước.
e) Tần suất thu gom tại nguồn
Đối với khu vực đông dân cư và trong khu công nghiệp, khu chế xuất, tần suất thu gom tối thiểu là 01 ngày/lần. Đối với khu vực dân cư thưa thớt, tần suất thu gom tối thiểu 1-2 ngày/lần. Tùy vào đặc điểm dân cư từng khu vực, điều kiện cung ứng dịch vụ thực tế và ý kiến của cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải, cộng đồng dân cư, Ủy ban nhân dân cấp xã quy định tần suất thu gom phù hợp.
10. Quy định về kiểm tra, giám sát, xử phạt, nghiệm thu và thanh toán cung ứng dịch vụ thu gom tại nguồn
a) Cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải căn cứ hợp đồng cung ứng dịch vụ thu gom tại nguồn để đánh giá việc cung ứng dịch vụ của chủ thu gom CTRSH và thanh toán chi phí cung ứng dịch vụ thu gom tại nguồn theo giá dịch vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Trường hợp quá trình cung ứng dịch vụ thu gom tại nguồn của chủ thu gom CTRSH không đúng thời gian, tần suất, không đạt yêu cầu về chất lượng vệ sinh như thỏa thuận trong hợp đồng, cá nhân, hộ gia đình (và các chủ nguồn thải nhỏ chọn hình thức quản lý CTRSH như cá nhân, hộ gia đình) phản ánh cho trưởng khu phố, ấp tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã kịp thời nhắc nhở chủ thu gom CTRSH (bằng văn bản hoặc biên bản họp) chấn chỉnh công tác này và xử lý vi phạm hợp đồng.
Trường hợp có trên 20% cá nhân, hộ gia đình (và các chủ nguồn thải nhỏ chọn hình thức quản lý CTRSH như cá nhân, hộ gia đình) cùng trong tuyến thu gom phản ánh chủ thu gom CTRSH vi phạm hợp đồng cung ứng dịch vụ và Ủy ban nhân dân cấp xã đã nhắc nhở chủ thu gom CTRSH hơn 01 lần/tháng bằng văn bản hoặc biên bản họp, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lấy ý kiến về việc thay đổi chủ thu gom CTRSH của tập thể các cá nhân, hộ gia đình (và các chủ nguồn thải nhỏ chọn hình thức quản lý CTRSH như cá nhân, hộ gia đình) trong cùng tuyến thu gom mà chủ thu gom CTRSH này đang cung ứng dịch vụ. Phương án được chọn lựa theo ý kiến của đa số cá nhân, hộ gia đình (và các chủ nguồn thải nhỏ chọn hình thức quản lý CTRSH như cá nhân, hộ gia đình) cùng trong tuyến thu gom và được Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện để chỉ đạo thực hiện.
b) Cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải và chủ thu gom CTRSH vi phạm các vấn đề liên quan đến Quy định này và các quy định khác có liên quan bị xử phạt theo các quy định hiện hành.
Điều 7. Quản lý cung ứng dịch vụ trung chuyển, vận chuyển CTRSH
1. Quá trình thu gom, trung chuyển và vận chuyển CTRSH từ các điểm tập kết hoặc từ trạm trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp cuối cùng (gọi chung là trung chuyển, vận chuyển CTRSH) phải tuân thủ quy định Quy trình kỹ thuật thu gom, vận chuyển, vận hành trạm trung chuyển CTRSH do Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành.
2. Điều kiện tham gia hoạt động trung chuyển, vận chuyển CTRSH:
a) Có tư cách pháp nhân theo quy định;
b) Bảo đảm đủ yêu cầu về nhân lực, phương tiện và thiết bị chuyên dụng để thu gom, vận chuyển, trung chuyển toàn bộ CTRSH từ các điểm tập kết, trạm trung chuyển đến các cơ sở xử lý CTRSH theo hợp đồng ký kết.
c) Thu gom, vận chuyển CTRSH đến các cơ sở xử lý chất thải, vận hành trạm trung chuyển bằng các phương tiện, thiết bị đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, lộ trình và quy trình quản lý theo các quy định hiện hành.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ theo sự phân cấp của Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về cung ứng dịch vụ trung chuyển, vận chuyển CTRSH bao gồm các nội dung công việc sau:
a) Tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành lộ trình, cự ly bình quân thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn quản lý theo quy định;
b) Tổ chức việc lập phương án giá, thẩm định và định giá tối đa dịch vụ quản lý, vận hành trạm trung chuyển, vận chuyển CTRSH theo quy định;
c) Tổ chức lựa chọn đơn vị cung ứng dịch vụ quản lý, vận hành trạm trung chuyển, chủ vận chuyển CTRSH theo quy định tại khoản 1 Điều 77 Luật Bảo vệ môi trường hoặc quy định pháp luật thay thế (nếu có);
d) Ký hợp đồng, quản lý việc tuân thủ hợp đồng cung ứng dịch vụ trung chuyển, vận chuyển CTRSH và các quy định hiện hành liên quan công tác vận chuyển CTRSH từ các điểm tập kết về trạm trung chuyển, từ các điểm tập kết về cơ sở xử lý chất thải, từ trạm trung chuyển về cơ sở xử lý CTRSH và công tác vận hành trạm trung chuyển;
đ) Đánh giá và quản lý chất lượng cung ứng dịch vụ trung chuyển, vận chuyển CTRSH trên địa bàn;
e) Thực hiện kiểm tra, giám sát, xử phạt, nghiệm thu, thanh toán cung ứng dịch vụ trung chuyển, vận chuyển CTRSH theo quy định;
g) Tiếp nhận, chỉ đạo xử lý kịp thời các vấn đề, sự cố ô nhiễm môi trường trong hoạt động cung ứng dịch vụ trung chuyển, vận chuyển.
4. Chủ vận chuyển CTRSH cung ứng dịch vụ trung chuyển, vận chuyển CTRSH chỉ được phép vận chuyển và tiếp nhận các loại chất thải do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định.
5. Chủ vận chuyển CTRSH không được tiếp nhận CTRSH từ các tỉnh, thành phố khác khi chưa được sự cho phép của Ủy ban nhân dân Thành phố.
6. Quy định kỹ thuật về điểm tập kết CTRSH
a) Tùy đặc điểm tình hình địa phương, Ủy ban nhân dân cấp huyện quy định vị trí, thời gian tập kết CTRSH, thời gian hoạt động và quy mô tiếp nhận CTRSH tại điểm tập kết phù hợp, đảm bảo đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 26 của Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc quy định pháp luật thay thế (nếu có) và các quy định pháp luật hiện hành có liên quan. Hạn chế tối đa bố trí điểm tập kết hoạt động vào giờ cao điểm. Không thiết lập điểm tập kết CTRSH trong vòng bán kính 01 km từ trạm trung chuyển và không để xe đẩy tay phải di chuyển khoảng cách quá xa (hơn 01 km).
b) Điểm tập kết phải được vệ sinh và đảm bảo chất lượng vệ sinh theo Quy trình kỹ thuật thu gom, vận chuyển, vận hành trạm trung chuyển CTRSH do Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành.
c) Chủ vận chuyển CTRSH phải kiểm soát và ghi nhận thông tin của toàn bộ khối lượng CTRSH tiếp nhận tại điểm tập kết (tên đối tượng chuyển giao chất thải, thời gian, nguồn gốc, khối lượng ước tính, loại chất thải tiếp nhận) vào sổ nhật ký công tác.
d) Chủ dự án đầu tư, chủ sở hữu, ban quản lý khu đô thị mới, chung cư, tòa nhà văn phòng phải bố trí điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt phù hợp trong quá trình thiết kế, xây dựng và vận hành để phục vụ nhu cầu thải bỏ chất thải rắn sinh hoạt của tất cả người dân sinh sống tại khu đô thị mới, chung cư, tòa nhà văn phòng đó. Điểm tập kết này phải đảm bảo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 26 của Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc quy định pháp luật thay thế (nếu có) và các quy định pháp luật hiện hành có liên quan.
đ) Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có thể lưu chứa CTRSH trong thiết bị lưu chứa CTRSH hoặc có thể bố trí điểm tập kết CTRSH theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 26 của Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc quy định pháp luật thay thế (nếu có) và các quy định pháp luật hiện hành có liên quan.
7. Quy định kỹ thuật về trạm trung chuyển
a) Việc xây dựng trạm trung chuyển phải theo quy hoạch mạng lưới trạm trung chuyển của Thành phố được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
b) Đối với các trạm trung chuyển có quy mô, công suất phục vụ cho nhu cầu trung chuyển CTRSH trên 01 địa bàn cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp huyện tham mưu về sự cần thiết, vị trí, công suất, công nghệ xây dựng trạm trung chuyển trình Ủy ban nhân dân Thành phố chấp thuận chủ trương xây dựng và vận hành.
c) Đối với các trạm trung chuyển có quy mô, công suất phục vụ cho nhu cầu trung chuyển CTRSH liên quận, huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu về sự cần thiết, vị trí, công suất, công nghệ xây dựng trạm trung chuyển trình Ủy ban nhân dân Thành phố chấp thuận chủ trương xây dựng và vận hành.
d) Trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định tại khoản 2 Điều 26 của Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc quy định pháp luật thay thế (nếu có) và các quy định pháp luật hiện hành có liên quan.
đ) Trạm trung chuyển phải có nhân viên điều hành và phải được trang bị:
- Thiết bị xác định khối lượng, camera giám sát, thiết bị báo động.
- Biển báo khu vực giao thông, khu vực đậu chờ, phân luồng giao thông.
- Bảng hướng dẫn vận hành, an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe.
- Sơ đồ, kí hiệu hướng dẫn thoát hiểm.
- Số điện thoại đường dây nóng.
e) Đơn vị quản lý và vận hành trạm trung chuyển phải lưu giữ và cung cấp các thông tin dữ liệu của thiết bị xác định khối lượng và camera giám sát cho Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
g) Đơn vị quản lý, vận hành trạm trung chuyển phải công bố thời gian hoạt động trạm trung chuyển và số điện thoại đường dây nóng ngay tại cổng ra vào trạm trung chuyển để người dân được biết và phản ánh những vấn đề môi trường (nếu có).
h) Đơn vị quản lý, vận hành trạm trung chuyển phải bố trí nhân sự điều phối phương tiện thu gom vận chuyển vào, ra trạm trung chuyển đảm bảo các phương tiện không ùn ứ trước cổng trạm.
i) Tùy đặc điểm tình hình địa phương, Ủy ban nhân dân cấp huyện quy định thời gian hoạt động của các trạm trung chuyển phục vụ cho nhu cầu trung chuyển CTRSH trên 01 địa bàn quận, huyện đảm bảo kết nối hiệu quả thời gian thu gom tại nguồn, vận chuyển và xử lý, đảm bảo tuân thủ quy định về tiêu chuẩn tiếng ồn cũng như giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư hiện hành. Đối với các trạm trung chuyển có quy mô, công suất phục vụ cho nhu cầu trung chuyển CTRSH liên quận, huyện, thời gian hoạt động của trạm trung chuyển liên tục 24/24 giờ trong ngày và phải đảm bảo tuân thủ quy định về tiêu chuẩn tiếng ồn cũng như giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và khu dân cư hiện hành.
k) Đơn vị quản lý và vận hành trạm trung chuyển phải thực hiện các thủ tục pháp lý về bảo vệ môi trường và vận hành các hệ thống bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Trường hợp đơn vị quản lý và vận hành trạm trung chuyển không thực hiện các nội dung nêu trên, đơn vị sẽ bị xử phạt theo các quy định hiện hành.
l) Trạm trung chuyển phải được vận hành và kiểm tra, giám sát chất lượng vệ sinh môi trường theo quy định.
m) Chất thải rắn tiếp nhận tại trạm trung chuyển phải được kiểm soát chặt chẽ. Khi chưa được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân Thành phố, đơn vị quản lý trạm trung chuyển không được phép tiếp nhận CTRSH từ các tỉnh thành khác. Trường hợp trạm trung chuyển tiếp nhận chất thải rắn được vận chuyển từ các tỉnh thành phố khác, đơn vị quản lý trạm trung chuyển sẽ bị xử phạt theo các quy định hiện hành và bị cắt trừ khối lượng vận chuyển đó từ trạm trung chuyển đến nơi xử lý.
n) Trạm trung chuyển không được phép tiếp nhận các loại chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Trường hợp trạm trung chuyển tiếp nhận các loại chất thải nguy hại hoặc CTRSH có lẫn chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đơn vị quản lý trạm trung chuyển bị xử phạt theo các quy định hiện hành về quản lý chất thải nguy hại và các quy định khác liên quan, chịu trách nhiệm chi trả toàn bộ các chi phí liên quan đến việc vận chuyển, xử lý toàn bộ khối lượng chất thải này đến các đơn vị đã được cấp phép bởi các cơ quan chức năng.
o) Trạm trung chuyển chỉ được phép tiếp nhận chất thải rắn công nghiệp thông thường khi được sự cho phép của Ủy ban nhân dân Thành phố. Trường hợp trạm trung chuyển tiếp nhận chất thải rắn công nghiệp thông thường khi chưa được sự cho phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc trộn lẫn các loại chất thải rắn công nghiệp thông thường vào CTRSH, đơn vị quản lý trạm trung chuyển sẽ bị xử phạt theo các quy định hiện hành và bị cắt trừ khối lượng vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường này trong kinh phí vận chuyển CTRSH từ trạm trung chuyển đến nơi xử lý; chịu trách nhiệm chi trả toàn bộ chi phí liên quan đến phân tích mẫu chất thải rắn, chi phí vận chuyển đến nơi xử lý và chi phí xử lý khối lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường theo giá dịch vụ do Ủy ban nhân dân Thành phố quy định tại các khu xử lý chất thải tập trung của Thành phố hoặc theo giá xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường của các đơn vị được cấp phép bởi các cơ quan chức năng.
p) Đơn vị quản lý, vận hành trạm trung chuyển phải kiểm soát được toàn bộ khối lượng CTRSH vận chuyển vào, ra trạm; thực hiện sổ nhật ký công tác ghi nhận tên chủ thu gom, chủ vận chuyển, biển số xe, thời gian, nguồn gốc, khối lượng, loại chất thải vận chuyển vào, ra trạm. Đối với trạm trung chuyển phục vụ trên 01 địa bàn quận, huyện, đơn vị quản lý, vận hành trạm trung chuyển phải báo cáo toàn bộ nội dung nhật ký công tác hàng tháng cho Ủy ban nhân dân cấp huyện định kỳ trước ngày 05 của tháng tiếp theo. Đối với trạm trung chuyển phục vụ liên địa bàn quận, huyện, đơn vị quản lý, vận hành trạm trung chuyển phải báo cáo toàn bộ nội dung nhật ký công tác hàng tháng cho Sở Tài nguyên và Môi trường (thông qua đơn vị giám sát trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường) định kỳ trước ngày 05 của tháng tiếp theo.
8. Quy định kỹ thuật về công tác trung chuyển, vận chuyển
Chủ vận chuyển CTRSH phải đảm bảo tuân thủ các quy định sau đây:
a) Phương tiện vận chuyển CTRSH phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường quy định tại Điều 27 của Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (hoặc quy định pháp luật thay thế), phải đảm bảo tuân thủ các quy định nhà nước về giao thông đường bộ và các quy định pháp luật hiện hành khác có liên quan.
b) Phải đảm bảo tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật và chất lượng vệ sinh theo quy định Quy trình kỹ thuật thu gom, vận chuyển, vận hành trạm trung chuyển CTRSH do Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành.
c) Phải đảm bảo vận chuyển đầy đủ khối lượng CTRSH về các khu xử lý chất thải tập trung theo kế hoạch phân bổ khối lượng về các cơ sở xử lý chất thải của Sở Tài nguyên và Môi trường.
d) Phải đảm bảo tuân thủ lộ trình thu gom vận chuyển do cơ quan có thẩm quyền ban hành đối với các dịch vụ do nhà nước đặt hàng.
đ) Phải đảm bảo tuân thủ công tác vận chuyển riêng biệt các loại chất thải đã được hộ gia đình, chủ nguồn thải phân loại tại nguồn khi cơ quan có thẩm quyền ban hành chủ trương, quy định thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn.
e) Phải đảm bảo tuân thủ thời gian tiếp nhận CTRSH tại các điểm tập kết CTRSH.
g) Phải đảm bảo kết nối hiệu quả thời gian hoạt động của các điểm tập kết và thời gian hoạt động của các chủ thu gom, chủ vận chuyển CTRSH trên nguyên tắc hạn chế tối đa việc lưu thông vào giờ cao điểm.
h) Không được phép vận chuyển chất thải nguy hại; trường hợp phương tiện vận chuyển tiếp nhận chất thải nguy hại hoặc CTRSH có lẫn chất thải nguy hại, chủ vận chuyển sẽ bị xử phạt theo các quy định hiện hành về quản lý chất thải nguy hại và chịu trách nhiệm chi trả toàn bộ các chi phí liên quan đến việc vận chuyển, xử lý toàn bộ khối lượng chất thải này đến các đơn vị đã được cấp phép bởi các cơ quan chức năng.
i) Không được phép vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường (trừ trường hợp đã được sự cho phép của Ủy ban nhân dân Thành phố) hoặc CTRSH lẫn chất thải rắn công nghiệp thông thường. Trường hợp phương tiện vận chuyển CTRSH có lẫn chất thải rắn công nghiệp thông thường, chủ vận chuyển sẽ bị xử phạt theo các quy định hiện hành và bị cắt trừ khối lượng vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường này trong kinh phí vận chuyển CTRSH đến trạm trung chuyển hoặc nơi xử lý; chịu trách nhiệm chi trả toàn bộ chi phí liên quan đến phân tích mẫu chất thải rắn, chi phí vận chuyển đến nơi xử lý và chi phí xử lý khối lượng chất thải công nghiệp thông thường theo giá dịch vụ do Ủy ban nhân dân Thành phố quy định tại các khu xử lý chất thải tập trung của Thành phố hoặc theo giá xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường của các đơn vị được cấp phép bởi các cơ quan chức năng.
k) Trong quá trình trung chuyển CTRSH tại các điểm tập kết, chủ thu gom, chủ vận chuyển phải tuân thủ luật giao thông, đặt các biển cảnh báo giao thông, đảm bảo an toàn giao thông và hoạt động theo đúng thời gian, quy trình kỹ thuật thu gom, vận chuyển, vận hành trạm trung chuyển do Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành. Sau quá trình trung chuyển CTRSH tại các điểm tập kết phải vệ sinh rửa điểm tập kết, đảm bảo không còn chất thải rắn rơi vãi, nước rỉ rác tồn đọng tại điểm tập kết.
l) Phương tiện vận chuyển CTRSH phải được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình được kết nối mạng thông tin trực tuyến để xác định vị trí và ghi lại hành trình vận chuyển. Dữ liệu, thông tin từ thiết bị giám sát hành trình phải được cung cấp, truyền về trung tâm quản lý giám sát phương tiện vận chuyển CTRSH trên địa bàn Thành phố của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
m) Hệ thống phương tiện vận chuyển phải đảm bảo số lượng, đáp ứng yêu cầu về tải trọng và kỹ thuật để phục vụ cho công tác thu gom vận chuyển hiệu quả, kịp thời, nhanh chóng, không để ùn ứ tồn đọng CTRSH trên địa bàn và không tập trung quá nhiều xe vận chuyển tại một điểm khi đang thực hiện theo lộ trình vận chuyển.
9. Nguyên tắc xây dựng lộ trình, cự ly bình quân thu gom, vận chuyển CTRSH
a) Lộ trình vận chuyển phải tuân thủ các quy định của các cơ quan chức năng về giao thông tại khu vực (thời gian lưu thông, tải trọng của cầu, đường, đường cấm, đường một chiều,…) và phải đảm bảo tối ưu về cự ly vận chuyển và tình hình giao thông tại khu vực. Việc thực hiện tính toán cự ly bình quân phải theo quy định của cơ quan có thẩm quyền ban hành.
b) Xây dựng lộ trình theo nguyên tắc hạn chế vận chuyển CTRSH từ các điểm tập kết về trạm trung chuyển và ưu tiên sử dụng các phương tiện có tải trọng (từ 7 tấn trở lên) để thực hiện lộ trình thu gom vận chuyển CTRSH từ các điểm tập kết hoặc từ trạm trung chuyển để vận chuyển thẳng về các cơ sở xử lý theo sự điều phối khối lượng vận chuyển của Sở Tài nguyên và Môi trường.
c) Lộ trình phải thể hiện đầy đủ các thông tin theo mẫu do Sở Tài nguyên và Môi trường quy định.
d) Thời gian hoạt động và khối lượng CTRSH tại các điểm tập kết, trạm trung chuyển phải được Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận để làm cơ sở xây dựng lộ trình.
đ) Khi có sự thay đổi về lộ trình, phương tiện, vị trí, khối lượng phát sinh tại các điểm tập kết hoặc điểm thu gom dọc tuyến và các trạm trung chuyển hoặc các nội dung khác ảnh hưởng đến lộ trình, cự ly bình quân thu gom vận chuyển CTRSH trên địa bàn, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải điều chỉnh kịp thời.
e) Trong trường hợp lộ trình xây dựng không tuân thủ theo nguyên tắc tối ưu về cự ly vận chuyển, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải có đầy đủ cơ sở pháp lý cho các trường hợp này.
10. Quy định về kiểm tra, giám sát, xử phạt, nghiệm thu và thanh toán cung ứng dịch vụ vận chuyển, trung chuyển CTRSH
a) Căn cứ quy trình kỹ thuật thu gom, vận chuyển, vận hành trạm trung chuyển CTRSH và quy trình kiểm tra, giám sát, nghiệm thu và thanh toán cung ứng dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực chất thải rắn sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước do Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành, Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng kế hoạch và tổ chức lực lượng kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất để làm cơ sở đánh giá chất lượng dịch vụ, nghiệm thu, thanh toán sản phẩm, dịch vụ.
b) Phương thức kiểm tra, giám sát:
- Tổ chức lực lượng thực hiện kiểm tra, giám sát trực tiếp để đánh giá chất lượng cung ứng dịch vụ bằng phương thức trực quan, hình ảnh hoặc thăm dò ý kiến người dân xung quanh về chất lượng dịch vụ bằng phiếu khảo sát. Kết quả kiểm tra, giám sát được xác nhận cụ thể bằng biên bản.
- Trong quá trình kiểm tra giám sát cung ứng dịch vụ, nếu phát hiện các vấn đề gây ô nhiễm môi trường hoặc sự cố môi trường liên quan đến quá trình cung ứng dịch vụ vận chuyển CTRSH, lực lượng giám sát tiến hành lập biên bản và báo cáo cho các đơn vị có thẩm quyền để giải quyết.
- Ưu tiên sử dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ cho công tác kiểm tra, giám sát.
c) Các nội dung về kiểm tra, giám sát, xử phạt, nghiệm thu và thanh toán cung ứng dịch vụ vận chuyển, trung chuyển CTRSH cần được cụ thể trong hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng cung ứng dịch vụ để làm cơ sở xử lý vi phạm hợp đồng.
d) Căn cứ hợp đồng cung ứng dịch vụ vận chuyển, trung chuyển CTRSH, căn cứ các biên bản kiểm tra, giám sát, căn cứ quy định của Ủy ban nhân dân Thành phố và các quy định liên quan để xử phạt vi phạm hợp đồng cung ứng dịch vụ.
đ) Hàng tháng, căn cứ biên bản xác nhận khối lượng và chất lượng dịch vụ, biên bản xử phạt (nếu có) và các văn bản pháp luật hiện hành, đơn vị được phân cấp quản lý thực hiện nghiệm thu khối lượng, chất lượng cho đơn vị cung ứng dịch vụ.
e) Căn cứ đơn giá dịch vụ do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, hợp đồng cung ứng dịch vụ, biên bản nghiệm thu khối lượng, chất lượng dịch vụ, đơn vị được phân cấp quản lý tiến hành thủ tục thanh toán cho đơn vị cung ứng dịch vụ.
g) Quy trình, thủ tục nghiệm thu, thanh toán được thực hiện theo quy định hiện hành.
Điều 8. Quản lý cung ứng dịch vụ xử lý CTRSH
1. Việc cung ứng dịch vụ xử lý CTRSH phải đảm bảo chất lượng vệ sinh, luôn đảm bảo quá trình hoạt động điều hành, vận hành của cơ sở xử lý chất thải ổn định và tuân thủ các quy định hiện hành về kiểm tra, giám sát, nghiệm thu, thanh toán các hoạt động cung ứng dịch vụ xử lý CTRSH.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được Ủy ban nhân dân Thành phố phân công tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về cung ứng dịch vụ xử lý CTRSH bao gồm các nội dung công việc sau:
a) Tổ chức việc lập phương án giá, thẩm định và trình Ủy ban nhân dân Thành phố định giá tối đa dịch vụ xử lý CTRSH theo quy định;
b) Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức lựa chọn chủ xử lý CTRSH theo quy định tại khoản 2 Điều 78 Luật Bảo vệ môi trường hoặc quy định pháp luật thay thế (nếu có);
c) Ký hợp đồng, quản lý việc tuân thủ hợp đồng cung ứng dịch vụ xử lý CTRSH và các quy định hiện hành liên quan đến công tác xử lý CTRSH.
d) Tiếp nhận, báo cáo, phối hợp với các đơn vị liên quan giải quyết, khắc phục kịp thời các vấn đề, sự cố môi trường xung quanh các khu xử lý chất thải tập trung.
đ) Đánh giá và quản lý chất lượng cung ứng dịch vụ xử lý CTRSH trên địa bàn.
e) Thực hiện kiểm tra, giám sát, xử phạt, nghiệm thu, thanh toán cung ứng dịch vụ xử lý CTRSH theo quy định.
3. Việc lựa chọn chủ xử lý CTRSH phải tuân thủ theo quy hoạch xử lý CTRSH, các quy định hiện hành về đấu thầu, đầu tư, bảo vệ môi trường và các quy định khác có liên quan.
4. Quy định kỹ thuật công tác xử lý CTRSH
a) Áp dụng các công nghệ xử lý CTRSH theo quy định hiện hành và các công nghệ xử lý CTRSH được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
b) Việc lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH phải đáp ứng các tiêu chí theo các quy định hiện hành và phù hợp với điều kiện của địa phương.
c) Chỉ được thay đổi quy trình vận hành và công nghệ xử lý CTRSH khi được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân Thành phố.
d) Trường hợp quá trình thay đổi công nghệ xử lý CTRSH tác động đến giá thành xử lý, sau khi hoàn tất thay đổi công nghệ và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh công nghệ, chủ xử lý phải báo cáo cho Sở Tài nguyên và Môi trường để trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét và đàm phán lại với chủ xử lý CTRSH về việc điều chỉnh đơn giá cho phù hợp.
đ) Thời điểm tiếp nhận CTRSH do Sở Tài nguyên và Môi trường quy định đối với từng cơ sở xử lý chất thải CTRSH.
e) Chủ xử lý CTRSH không được phép tiếp nhận xử lý CTRSH từ các tỉnh, thành phố khác khi chưa được sự cho phép của Ủy ban nhân dân Thành phố.
g) Không tiếp nhận chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải xây dựng (ngoại trừ trường hợp chủ xử lý CTRSH có chức năng xử lý các loại chất thải này) và các loại chất thải bị từ chối theo quy định của Hợp đồng. Trường hợp tiếp nhận các loại chất thải không đúng chức năng xử lý, chủ xử lý CTRSH sẽ bị xử phạt theo các quy định hiện hành và chịu trách nhiệm chi trả toàn bộ các chi phí liên quan đến việc vận chuyển, xử lý toàn bộ khối lượng chất thải này đến các đơn vị đã được cấp phép bởi các cơ quan chức năng.
h) Chủ xử lý phải vận hành hệ thống xử lý nước thải, khí thải và các công trình bảo vệ môi trường tại cơ sở xử lý chất thải đúng theo quy trình công nghệ đã được phê duyệt.
i) Chủ xử lý CTRSH phối hợp với Sở Y tế để được hướng dẫn thực hiện công tác kiểm soát mầm bệnh tại cơ sở xử lý chất thải và các biện pháp tăng cường trong mùa dịch bệnh. Chủ xử lý CTRSH thực hiện phun xịt thuốc diệt côn trùng tại các vị trí và tần suất do Sở Y tế đề nghị.
k) Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp Sở Y tế tổ chức kiểm tra, ghi nhận hiện trạng và đánh giá việc thực hiện các quy định hiện hành về y tế trong công tác kiểm soát mầm bệnh tại các cơ sở xử lý CTRSH.
l) Cơ sở xử lý CTRSH phải được trang bị:
- Đầy đủ các thiết bị quan trắc tự động theo quy định hiện hành của pháp luật.
- Thiết bị xác định khối lượng, camera giám sát, thiết bị báo động.
- Đường dây liên lạc nóng, sử dụng liên tục, thường xuyên.
- Biển báo khu vực giao thông, phân luồng giao thông.
- Bảng hướng dẫn vận hành, an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy, ứng phó sự cố theo đúng quy định pháp luật.
- Sơ đồ, kí hiệu hướng dẫn thoát hiểm
m) Chủ xử lý CTRSH phải lưu giữ và cung cấp các thông tin dữ liệu của thiết bị xác định khối lượng và camera giám sát theo quy định của Sở Tài nguyên và Môi trường.
n) Trường hợp chủ xử lý CTRSH ngừng dịch vụ xử lý để sửa chữa, cải tạo, nâng cấp dịch vụ xử lý, chủ xử lý CTRSH phải thông báo bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân Thành phố hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường. Nội dung thông báo phải nêu rõ lý do, thời gian tạm ngừng dịch vụ đồng thời phải có phương án xử lý. Chủ xử lý CTRSH chỉ được ngừng dịch vụ xử lý CTRSH khi có văn bản chấp thuận của cơ quan chức năng.
o) Lập sổ giao nhận, biên bản bàn giao CTRSH; nhật ký vận hành các hệ thống, thiết bị cho việc xử lý CTRSH; sổ theo dõi số lượng, nguồn tiêu thụ của các sản phẩm tái chế hoặc thu hồi từ CTRSH (nếu có).
p) Các hợp đồng, nhật ký, tài liệu có liên quan đến hoạt động xử lý CTRSH phải được lưu trữ suốt vòng đời dự án để cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu.
5. Quy định về kiểm tra, giám sát, xử phạt, nghiệm thu và thanh toán cung ứng dịch vụ xử lý CTRSH
a) Căn cứ các quy định hiện hành về công tác kiểm tra, giám sát và nghiệm thu công tác cung ứng dịch vụ xử lý CTRSH, Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng kế hoạch và tổ chức lực lượng kiểm tra, giám sát, lấy mẫu phân tích định kỳ hoặc đột xuất để làm cơ sở đánh giá chất lượng dịch vụ và nghiệm thu, thanh toán sản phẩm, dịch vụ. Các nội dung nêu trên cần được thể hiện đầy đủ trong hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng cung ứng dịch vụ xử lý CTRSH để làm cơ sở xử lý vi phạm hợp đồng.
b) Ưu tiên sử dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ cho công tác kiểm tra, giám sát.
c) Căn cứ hợp đồng cung ứng dịch vụ xử lý CTRSH, căn cứ các biên bản kiểm tra, giám sát, căn cứ quy định của Ủy ban nhân dân Thành phố và các quy định liên quan để xử phạt vi phạm hợp đồng cung ứng dịch vụ.
d) Hàng tháng, căn cứ biên bản xác nhận khối lượng và chất lượng dịch vụ, biên bản xử phạt (nếu có) và các văn bản pháp luật hiện hành, Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện nghiệm thu khối lượng, chất lượng dịch vụ cho chủ xử lý CTRSH.
đ) Căn cứ đơn giá dịch vụ do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, hợp đồng cung ứng dịch vụ, biên bản nghiệm thu khối lượng, chất lượng dịch vụ, biên bản xử phạt, Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành thanh toán cho chủ xử lý CTRSH.
e) Quy trình, thủ tục nghiệm thu thanh toán được thực hiện theo quy định hiện hành và do Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn.
Điều 9. Hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH
1. Nguyên tắc ký hợp đồng
a) Đối với hợp đồng cung ứng dịch vụ thu gom CTRSH tại nguồn
- Tùy đặc điểm, điều kiện của từng địa phương, Ủy ban nhân dân cấp huyện lựa chọn, triển khai theo 01 trong 02 nguyên tắc ký hợp đồng cung ứng dịch vụ thu gom CTRSH tại nguồn trên địa bàn đảm bảo hiệu quả công tác quản lý như sau:
+ Ủy ban nhân dân cấp xã ký hợp đồng với đơn vị cung ứng dịch vụ thu gom CTRSH tại nguồn cho tất cả các đối tượng cá nhân, hộ gia đình, (và chủ nguồn thải nhỏ lựa chọn hình thức quản lý CTRSH như cá nhân, hộ gia đình) thuộc phạm vi quản lý; các đối tượng còn lại ký hợp đồng trực tiếp với đơn vị cung ứng dịch vụ thu gom CTRSH tại nguồn.
+ Hoặc cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải trực tiếp ký hợp đồng với đơn vị cung ứng dịch vụ thu gom CTRSH tại nguồn.
- Nội dung thỏa thuận hợp đồng phải đảm bảo các nội dung sau:
+ Thời gian; tần suất; phương thức chuyển giao, thu gom CTRSH; yêu cầu kỹ thuật và chất lượng dịch vụ được thỏa thuận trong hợp đồng phải đảm bảo phù hợp với quy định chung của Ủy ban nhân dân cấp xã và Quy trình kỹ thuật thu gom CTRSH tại nguồn do Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành để đảm bảo kết nối hiệu quả giữa công tác thu gom tại nguồn với công tác vận chuyển CTRSH và đảm bảo vệ sinh, mỹ quan đô thị. Việc vi phạm các điều khoản thỏa thuận này sẽ được báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã để tổng hợp xử lý.
+ Giá dịch vụ trong hợp đồng: theo thỏa thuận, bao gồm giá dịch vụ thu gom tại nguồn và giá các dịch vụ tăng thêm khác theo nhu cầu (nếu có). Giá dịch vụ thu gom tại nguồn được thỏa thuận trên cơ sở giá tối đa và giá cụ thể dịch vụ thu gom CTRSH tại nguồn do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành với tần suất thu gom 01 lần/ngày.
b) Đối với hợp đồng cung ứng dịch vụ vận chuyển, xử lý CTRSH
- Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ theo sự phân cấp của Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức lựa chọn ký hợp đồng với chủ vận chuyển CTRSH để cung ứng dịch vụ vận chuyển CTRSH cho các đối tượng cá nhân, hộ gia đình (và các chủ nguồn thải nhỏ lựa chọn hình thức quản lý CTRSH như cá nhân, hộ gia đình) theo quy định tại khoản 1 Điều 77 Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 hoặc quy định pháp luật thay thế (nếu có) và các quy định hiện hành có liên quan. Các đối tượng này phải chi trả giá cụ thể dịch vụ vận chuyển CTRSH theo quy định do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
- Sở Tài nguyên và Môi trường căn cứ sự phân công của Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức lựa chọn ký hợp đồng với chủ xử lý CTRSH để cung ứng dịch vụ xử lý CTRSH cho các đối tượng cá nhân, hộ gia đình (và các chủ nguồn thải nhỏ lựa chọn hình thức quản lý CTRSH như cá nhân, hộ gia đình) theo quy định tại khoản 2 Điều 78 Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 hoặc quy định pháp luật thay thế (nếu có) và các quy định hiện hành có liên quan. Các đối tượng này phải chi trả giá cụ thể dịch vụ xử lý CTRSH theo quy định do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
- Chủ nguồn thải lớn (và các chủ nguồn thải nhỏ lựa chọn hình thức quản lý CTRSH như chủ nguồn thải lớn) lựa chọn ký hợp đồng với các đơn vị cung ứng dịch vụ theo quy định tại khoản 7 Điều 5 của Quy định này; chi trả giá cụ thể dịch vụ vận chuyển, xử lý CTRSH theo quy định do cơ quan có thẩm quyền ban hành và hợp đồng đã ký kết.
2. Các mẫu hợp đồng cung ứng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH thực hiện theo quy định pháp luật.
3. Nội dung hợp đồng xử lý CTRSH do Ủy ban nhân dân Thành phố ủy quyền thực hiện phải được Ủy ban nhân dân Thành phố thông qua trước khi ký kết.
1. Giá tối đa dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH áp dụng đối với chủ đầu tư, cơ sở thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH là mức giá mà Ủy ban nhân dân các cấp ban hành làm cơ sở tổ chức đấu thầu, đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ để chi trả cho chủ đầu tư, cơ sở thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH được lựa chọn theo quy định tại khoản 1 Điều 77, khoản 2 Điều 78 Luật Bảo vệ môi trường và Điều 59 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP để cung cấp dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
2. Căn cứ phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân Thành phố và các quy định pháp luật hiện hành về giá, việc định giá tối đa dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH quy định tại khoản 1 Điều này được quy định như sau:
a) Giá tối đa dịch vụ thu gom CTRSH tại nguồn do Ủy ban nhân dân Thành phố định giá được tổ chức thực hiện như sau:
- Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức lựa chọn đơn vị, tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ thu gom CTRSH lập phương án giá tối đa (hoặc phương án điều chỉnh giá tối đa) dịch vụ thu gom CTRSH tại nguồn theo quy định.
- Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện thẩm định phương án giá tối đa (hoặc phương án điều chỉnh giá tối đa) dịch vụ thu gom CTRSH tại nguồn trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, ban hành văn bản định giá tối đa (hoặc điều chỉnh giá tối đa) dịch vụ thu gom CTRSH tại nguồn theo quy định.
- Trên cơ sở giá tối đa dịch vụ thu gom CTRSH tại nguồn do Ủy ban nhân dân Thành phố định giá, các cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải và Ủy ban nhân dân cấp xã tham khảo và so sánh với giá cụ thể dịch vụ thu gom tại nguồn để ký hợp đồng cung ứng dịch vụ thu gom tại nguồn theo quy định do công tác thu gom tại nguồn đã được xã hội hóa.
b) Giá tối đa dịch vụ vận chuyển CTRSH do Ủy ban nhân dân cấp huyện định giá được tổ chức thực hiện như sau:
- Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức lựa chọn đơn vị, tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ vận chuyển CTRSH lập phương án giá tối đa (hoặc phương án điều chỉnh giá tối đa) dịch vụ vận chuyển CTRSH theo quy định.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện phân công cơ quan, đơn vị chuyên môn trực thuộc theo chức năng, nhiệm vụ về quản lý ngành, lĩnh vực của dịch vụ thực hiện việc thẩm định và trình phương án giá tối đa (hoặc phương án điều chỉnh giá tối đa) dịch vụ vận chuyển CTRSH theo quy định.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, ban hành văn bản định giá tối đa (hoặc điều chỉnh giá tối đa) dịch vụ vận chuyển CTRSH làm cơ sở cho Ủy ban nhân dân cấp huyện lựa chọn và chi trả cho chủ vận chuyển CTRSH theo quy định tại khoản 1 Điều 77 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 hoặc quy định pháp luật thay thế (nếu có).
c) Giá tối đa dịch vụ xử lý CTRSH do Ủy ban nhân dân Thành phố định giá được tổ chức thực hiện như sau:
- Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức lựa chọn đơn vị, tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ xử lý CTRSH lập phương án giá tối đa (hoặc phương án điều chỉnh giá tối đa) dịch vụ xử lý CTRSH theo quy định.
- Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định phương án giá tối đa (hoặc phương án điều chỉnh giá tối đa) dịch vụ xử lý CTRSH trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, ban hành văn bản định giá tối đa (hoặc điều chỉnh giá tối đa) dịch vụ xử lý CTRSH theo quy định.
- Sở Tài nguyên và Môi trường căn cứ giá tối đa dịch vụ xử lý CTRSH do Ủy ban nhân dân Thành phố định giá và các quy định pháp luật liên quan để làm cơ sở lựa chọn và chi trả cho chủ xử lý CTRSH theo quy định tại khoản 2 Điều 78 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 hoặc quy định pháp luật thay thế (nếu có).
1. Giá cụ thể dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, hộ gia đình, cá nhân phát sinh CTRSH do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành là mức giá để làm cơ sở cho cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải chi trả cho các đơn vị cung ứng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH.
2. Giá cụ thể dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH quy định tại khoản 1 Điều này do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành bao gồm:
a) Giá cụ thể dịch vụ thu gom CTRSH tại nguồn là chi phí mà cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải phải chi trả toàn bộ cho công tác thu gom CTRSH phát sinh từ cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải và vận chuyển đến các điểm tập kết, trạm trung chuyển.
b) Giá cụ thể dịch vụ vận chuyển CTRSH là chi phí mà cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải phải chi trả cho công tác vận chuyển CTRSH từ các điểm tập kết, trạm trung chuyển đến các cơ sở xử lý CTRSH.
c) Giá cụ thể dịch vụ xử lý CTRSH là chi phí mà cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải phải chi trả cho công tác xử lý CTRSH tại các cơ sở xử lý CTRSH.
3. Nguyên tắc định giá cụ thể quy định tại khoản 1 Điều này được quy định như sau:
a) Giá cụ thể dịch vụ thu gom CTRSH tại nguồn phát sinh từ cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải áp dụng cho tần suất thu gom 01 lần/ngày. Ngân sách nhà nước không thanh toán cho dịch vụ này.
b) Giá cụ thể dịch vụ vận chuyển và xử lý CTRSH phát sinh từ cá nhân, hộ gia đình (và các chủ nguồn thải nhỏ lựa chọn hình thức quản lý CTRSH như cá nhân, hộ gia đình) được tính theo nguyên tắc có sự bù đắp thông qua ngân sách địa phương theo lộ trình thu giá dịch vụ vận chuyển và xử lý CTRSH phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Thành phố, đảm bảo chi trả cho công tác vận chuyển, tiến tới bù đắp chi phí xử lý, giảm dần hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nước cho các hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH theo quy định.
c) Giá cụ thể dịch vụ vận chuyển và xử lý CTRSH phát sinh từ các chủ nguồn thải lớn (và các chủ nguồn thải nhỏ lựa chọn hình thức quản lý CTRSH như chủ nguồn thải lớn) được tính theo nguyên tắc tính đúng, tính đủ chi phí cho hoạt động vận chuyển và xử lý CTRSH theo quy định.
4. Giá cụ thể dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH do Ủy ban nhân dân Thành phố định giá được tổ chức thực hiện như sau:
a) Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức lựa chọn đơn vị, tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH lập phương án giá cụ thể (hoặc phương án điều chỉnh giá cụ thể) dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH theo quy định.
b) Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện thẩm định phương án giá cụ thể (hoặc phương án điều chỉnh giá cụ thể) và trình Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành văn bản quy định giá cụ thể (hoặc điều chỉnh mức giá cụ thể) dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
c) Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, ban hành văn bản quy định giá cụ thể (hoặc điều chỉnh mức giá cụ thể) dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh theo quy định làm cơ sở cho cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải chi trả cho các đơn vị cung ứng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH.
Điều 12. Hình thức thu giá cụ thể dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH
1. Giá cụ thể dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH trên địa bàn Thành phố được thực hiện theo hình thức thu theo khối lượng CTRSH phát sinh.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện triển khai hình thức thu theo khối lượng thông qua một trong các trường hợp sau:
a) Thông qua giá bán bao bì đựng CTRSH;
b) Thống kê xác định khối lượng CTRSH phát sinh thông qua thể tích thiết bị chứa đựng CTRSH;
c) Thống kê xác định khối lượng CTRSH phát sinh thông qua cân xác định khối lượng hoặc hình thức khác theo quy định.
Điều 13. Nguyên tắc tổ chức thu giá cụ thể dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH
1. Việc thu giá cụ thể dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH phải được tổ chức thực hiện minh bạch, tinh gọn, hiệu quả.
2. Khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện thu giá dịch vụ từ cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải, cộng đồng dân cư nhưng phải đảm bảo đúng quy định và trách nhiệm của các bên liên quan.
Điều 14. Phương thức tổ chức thu giá cụ thể dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH
1. Trường hợp thu giá cụ thể dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH thông qua thống kê xác định khối lượng CTRSH phát sinh
a) Đối với cá nhân, hộ gia đình (và các chủ nguồn thải nhỏ chọn hình thức quản lý CTRSH như cá nhân, hộ gia đình): Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ tình hình thực tế tại địa phương lựa chọn triển khai 01 (một) trong các phương thức tổ chức thu giá dịch vụ như sau:
- Các đơn vị cung ứng dịch vụ tổ chức thu và chi trả giá dịch vụ do đơn vị mình cung ứng dịch vụ theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. Việc tổ chức đi thu giá dịch vụ phải đảm bảo không gây phiền hà cho cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải.
- Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thu và chi trả giá dịch vụ theo quy định của cơ quan có thẩm quyền đảm bảo quản lý hiệu quả, hài hòa lợi ích các bên, không để xảy ra khiếu nại, khiếu kiện.
- Chủ thu gom có pháp nhân tổ chức thu và chi trả giá dịch vụ theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. Đối với chủ thu gom chưa có pháp nhân, giao chủ vận chuyển CTRSH cung ứng dịch vụ trên địa bàn cấp huyện tổ chức thu và chi trả giá dịch vụ theo quy định. Việc tổ chức đi thu và chi trả giá dịch vụ phải đảm bảo nguyên tắc quản lý hiệu quả, hài hòa lợi ích các bên, không để xảy ra khiếu nại, khiếu kiện.
- Thu thông qua hóa đơn tiền điện/tiền nước hoặc qua phần mềm ứng dụng hoặc các phương thức khác do Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, chỉ đạo triển khai.
b) Đối với chủ nguồn thải lớn (và các chủ nguồn thải nhỏ chọn hình thức quản lý CTRSH như chủ nguồn thải lớn): đơn vị cung ứng dịch vụ được chọn ký hợp đồng sẽ thu và chi trả giá cụ thể dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH của chủ nguồn thải theo phương thức được thỏa thuận trong hợp đồng giữa các bên và theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Trường hợp thu giá cụ thể dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH thông qua giá bán bao bì đựng CTRSH
Việc thu giá dịch vụ qua bao bì được tổ chức thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 30 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT hoặc quy định pháp luật thay thế (nếu có) và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành.
Điều 15. Quản lý cung ứng dịch vụ quét, thu gom chất thải rắn đường phố
1. Việc cung ứng dịch vụ quét, thu gom chất thải rắn đường phố phải đảm bảo chất lượng vệ sinh và tuân thủ quy trình kỹ thuật quét, thu gom, vệ sinh chất thải rắn đường phố do Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện (hoặc đơn vị được Ủy ban nhân dân Thành phố phân cấp quản lý cung ứng dịch vụ quét, thu gom chất thải rắn đường phố) thực hiện công tác quản lý nhà nước về cung ứng dịch vụ quét, thu gom chất thải rắn đường phố bao gồm các nội dung công việc sau:
a) Xác định sự cần thiết, nhu cầu, khối lượng thực hiện quét, thu gom chất thải rắn đường phố;
b) Tổ chức việc lập phương án giá, thẩm định và định giá tối đa dịch vụ quét, thu gom chất thải rắn đường phố theo quy định;
c) Tổ chức lựa chọn đơn vị cung ứng dịch vụ quét, thu gom chất thải rắn đường phố theo quy định;
d) Ký hợp đồng, quản lý việc tuân thủ hợp đồng cung ứng dịch vụ quét, thu gom chất thải rắn đường phố và các quy định hiện hành liên quan đến công tác quét, thu gom chất thải rắn đường phố;
đ) Tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát, xử phạt, nghiệm thu, thanh toán cung ứng dịch vụ quét, thu gom chất thải rắn đường phố theo quy định;
e) Tiếp nhận, chỉ đạo xử lý kịp thời các vấn đề, sự cố ô nhiễm môi trường trên đường phố.
3. Giá tối đa dịch vụ quét, thu gom chất thải rắn đường phố do Ủy ban nhân dân cấp huyện (hoặc đơn vị được Ủy ban nhân dân Thành phố phân cấp) định giá được tổ chức thực hiện như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp huyện (hoặc đơn vị được Ủy ban nhân dân Thành phố phân cấp) tổ chức lựa chọn đơn vị, tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ quét, thu gom chất thải rắn đường phố lập phương án giá tối đa (hoặc phương án điều chỉnh giá tối đa) dịch vụ quét, thu gom chất thải rắn đường phố theo quy định.
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện (hoặc đơn vị được Ủy ban nhân dân Thành phố phân cấp) phân công cơ quan, đơn vị chuyên môn trực thuộc theo chức năng, nhiệm vụ về quản lý ngành, lĩnh vực của dịch vụ thực hiện việc thẩm định và trình phương án giá tối đa (hoặc phương án điều chỉnh giá tối đa) dịch vụ quét, thu gom chất thải rắn đường phố.
c) Ủy ban nhân dân cấp huyện (hoặc đơn vị được Ủy ban nhân dân Thành phố phân cấp) xem xét, ban hành văn bản định giá tối đa (hoặc điều chỉnh giá tối đa) dịch vụ quét, thu gom chất thải rắn đường phố làm cơ sở để lựa chọn và chi trả cho đơn vị cung ứng dịch vụ quét, thu gom chất thải rắn đường phố theo quy định tại khoản 1 Điều 77 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 hoặc quy định pháp luật thay thế (nếu có).
4. Quản lý cung ứng dịch vụ quét, thu gom chất thải rắn đường phố dựa trên hợp đồng cung ứng dịch vụ quét, thu gom chất thải rắn đường phố được ký kết giữa Ủy ban nhân dân cấp huyện (hoặc đơn vị được Ủy ban nhân dân Thành phố phân cấp) với đơn vị cung ứng dịch vụ và các quy định pháp luật hiện hành liên quan.
5. Ủy ban nhân dân cấp huyện (hoặc đơn vị được Ủy ban nhân dân Thành phố phân cấp) căn cứ đặc điểm, nhu cầu địa phương để xác định sự cần thiết và phê duyệt khối lượng công việc liên quan đến công tác quét, thu gom chất thải rắn đường phố (tuyến đường, diện tích, thời gian, tần suất) làm cơ sở đấu thầu, đặt hàng lựa chọn đơn vị cung ứng dịch vụ này theo quy định. Quyết định phê duyệt nội dung này được gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để làm cơ sở quản lý.
6. Việc xác định diện tích quét, thu gom chất thải rắn đường phố căn cứ nhu cầu, ý kiến của địa phương và các quy định hiện hành.
7. Khuyến khích sử dụng phương tiện cơ giới thực hiện công tác quét, thu gom chất thải rắn đường phố.
8. Quy định kỹ thuật công tác quét dọn, thu gom chất thải rắn đường phố
a) Tần suất quét
- Tần suất chung: 01 lần/ngày
- Riêng đối với các tuyến đường ngoại ô, khu dân cư thưa thớt, các tuyến đường đang trong giai đoạn thi công không phát sinh nhiều chất thải, tùy theo đặc thù của từng tuyến đường, Ủy ban nhân dân cấp huyện (hoặc đơn vị được Ủy ban nhân dân Thành phố phân cấp) xác định tần suất phù hợp (2 -3 lần/tuần).
- Trường hợp trên hè, đường phố, nơi công cộng có đất, cát, bùn, bụi bẩn, xà bần rơi vãi, có khả năng gây nguy hiểm, mất an toàn giao thông hoặc gây mất mỹ quan đô thị, Ủy ban nhân dân cấp xã xác định nguồn gốc chất thải và chỉ đạo, yêu cầu khắc phục trong vòng 01 giờ (trong trường hợp có khả năng gây nguy hiểm, mất an toàn giao thông) hoặc trong 24 giờ (trong trường hợp gây mất mỹ quan đô thị). Đối với chất thải do cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải làm rơi vãi, Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải khắc phục. Đối với chất thải không xác định được nguồn gốc, Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo đơn vị cung ứng dịch vụ vệ sinh môi trường trên địa bàn khắc phục.
b) Thời gian quét
- Thời gian thực hiện quét, thu gom chất thải rắn đường phố:
+ Ca quét chính: từ 18 giờ đến trước 06 giờ sáng hôm sau
+ Ca quét phụ: Ủy ban nhân dân cấp huyện xác định thời gian ca quét phụ phù hợp với thực tế tại mỗi địa phương.
9. Quy định về kiểm tra, giám sát, xử phạt, nghiệm thu và thanh toán cung ứng dịch vụ quét, thu gom chất thải rắn đường phố
a) Căn cứ quy trình kỹ thuật quét, thu gom chất thải rắn đường phố và quy trình kiểm tra, giám sát, nghiệm thu và thanh toán cung ứng dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực chất thải rắn sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước do Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành, Ủy ban nhân dân cấp huyện (hoặc đơn vị được Ủy ban nhân dân Thành phố phân cấp) xây dựng kế hoạch và tổ chức lực lượng kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất để làm cơ sở đánh giá chất lượng dịch vụ, nghiệm thu, thanh toán sản phẩm, dịch vụ.
b) Phương thức kiểm tra, giám sát:
- Tổ chức lực lượng thực hiện kiểm tra, giám sát trực tiếp để đánh giá chất lượng cung ứng dịch vụ bằng phương thức trực quan, hình ảnh hoặc thăm dò ý kiến người dân xung quanh về chất lượng dịch vụ bằng phiếu khảo sát. Kết quả kiểm tra, giám sát được xác nhận cụ thể bằng biên bản.
- Trong quá trình kiểm tra giám sát cung ứng dịch vụ, nếu phát hiện các vấn đề gây ô nhiễm môi trường hoặc sự cố môi trường liên quan đến quá trình cung ứng dịch vụ quét, thu gom chất thải rắn đường phố, lực lượng giám sát tiến hành lập biên bản và báo cáo cho các đơn vị có thẩm quyền để giải quyết.
- Ưu tiên sử dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ cho công tác kiểm tra, giám sát.
c) Các nội dung về kiểm tra, giám sát, xử phạt, nghiệm thu và thanh toán cung ứng dịch vụ quét, thu gom chất thải rắn đường phố cần được cụ thể trong hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng cung ứng dịch vụ để làm cơ sở xử lý vi phạm hợp đồng.
d) Căn cứ hợp đồng cung ứng dịch vụ quét, thu gom chất thải rắn đường phố với đơn vị cung ứng dịch vụ, căn cứ các biên bản kiểm tra, giám sát, căn cứ quy định của Ủy ban nhân dân Thành phố và các quy định liên quan để xử phạt vi phạm hợp đồng cung ứng dịch vụ.
đ) Hàng tháng, căn cứ biên bản xác nhận khối lượng và chất lượng dịch vụ, biên bản xử phạt (nếu có) và các văn bản pháp luật hiện hành, Ủy ban nhân dân cấp huyện (hoặc đơn vị được Ủy ban nhân dân Thành phố phân cấp) thực hiện nghiệm thu khối lượng, chất lượng dịch vụ cho đơn vị cung ứng dịch vụ.
e) Căn cứ đơn giá dịch vụ do Ủy ban nhân dân cấp huyện (hoặc đơn vị được Ủy ban nhân dân Thành phố phân cấp) phê duyệt, hợp đồng cung ứng dịch vụ, biên bản nghiệm thu khối lượng, chất lượng dịch vụ, Ủy ban nhân dân cấp huyện (hoặc đơn vị được Ủy ban nhân dân Thành phố phân cấp) tiến hành thủ tục thanh toán cho đơn vị cung ứng dịch vụ.
g) Quy trình, thủ tục nghiệm thu thanh toán được thực hiện theo quy định hiện hành và do Ủy ban nhân dân cấp huyện (hoặc đơn vị được Ủy ban nhân dân Thành phố phân cấp) hướng dẫn.
Điều 16. Quản lý cung ứng dịch vụ vớt, thu gom chất thải rắn trên sông, kênh, rạch, bờ biển
1. Việc cung ứng dịch vụ vớt, thu gom chất thải rắn trên sông, kênh, rạch, bờ biển phải đảm bảo chất lượng vệ sinh, khai thông dòng chảy; tuân thủ quy trình kỹ thuật vớt, thu gom chất thải rắn trên sông, kênh, rạch, bờ biển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và các quy định về giao thông thủy.
2. Các đơn vị được Ủy ban nhân dân Thành phố phân cấp quản lý, khai thác các tuyến sông, kênh, rạch, bờ biển trên địa bàn Thành phố thực hiện công tác quản lý nhà nước về cung ứng dịch vụ vớt, thu gom chất thải rắn trên sông, kênh, rạch, bờ biển bao gồm các nội dung công việc sau:
a) Xác định sự cần thiết, nhu cầu, khối lượng thực hiện vớt, thu gom chất thải rắn trên sông, kênh, rạch, bờ biển;
b) Xây dựng, phê duyệt quy trình kỹ thuật vận hành dịch vụ vớt, thu gom chất thải rắn trên sông, kênh, rạch, bờ biển;
c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành định mức cho công tác vớt, thu gom chất thải rắn trên sông, kênh, rạch, bờ biển trình Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành;
d) Tổ chức việc lập phương án giá, thẩm định và trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét ban hành văn bản định giá tối đa dịch vụ vớt, thu gom chất thải rắn trên sông, kênh, rạch, bờ biển theo quy định;
đ) Xây dựng, phê duyệt kế hoạch, phương án dự toán (gồm số lượng tuyến, tần suất, thời gian, công nghệ, dự toán kinh phí);
e) Tổ chức lựa chọn đơn vị cung ứng dịch vụ vớt, thu gom chất thải rắn trên sông, kênh, rạch, bờ biển theo quy định;
g) Ký hợp đồng, quản lý việc tuân thủ hợp đồng cung ứng dịch vụ và các quy định hiện hành liên quan đến công tác vớt, thu gom chất thải rắn trên sông, kênh, rạch, bờ biển;
h) Thực hiện kiểm tra, giám sát, xử phạt, nghiệm thu, thanh toán cung ứng dịch vụ vớt, thu gom chất thải rắn trên sông, kênh, rạch, bờ biển;
i) Tiếp nhận, chỉ đạo xử lý kịp thời các vấn đề, sự cố ô nhiễm môi trường trên các tuyến sông, kênh, rạch, bờ biển được phân cấp quản lý.
3. Giá tối đa dịch vụ vớt, thu gom chất thải rắn trên sông, kênh, rạch, bờ biển do Ủy ban nhân dân Thành phố định giá được tổ chức thực hiện như sau:
a) Đơn vị được Ủy ban nhân dân Thành phố phân cấp quản lý, khai thác các tuyến sông, kênh, rạch, bờ biển trên địa bàn Thành phố tổ chức lựa chọn đơn vị, tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ vớt, thu gom chất thải rắn trên sông, kênh, rạch, bờ biển lập phương án giá tối đa (hoặc phương án điều chỉnh giá tối đa) dịch vụ vớt, thu gom chất thải rắn trên sông, kênh, rạch, bờ biển theo quy định;
b) Đơn vị được Ủy ban nhân dân Thành phố phân cấp quản lý, khai thác các tuyến sông, kênh, rạch, bờ biển trên địa bàn Thành phố thực hiện thẩm định phương án giá và trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, ban hành văn bản định giá tối đa (hoặc phương án điều chỉnh giá tối đa) dịch vụ vớt, thu gom chất thải rắn trên sông, kênh, rạch, bờ biển theo quy định;
c) Đơn vị được Ủy ban nhân dân Thành phố phân cấp quản lý, khai thác các tuyến sông, kênh, rạch, bờ biển trên địa bàn Thành phố căn cứ giá tối đa dịch vụ vớt, thu gom chất thải rắn trên sông, kênh, rạch, bờ biển do Ủy ban nhân dân Thành phố định giá và các quy định pháp luật liên quan để làm cơ sở lựa chọn và chi trả cho đơn vị cung ứng dịch vụ vớt, thu gom chất thải rắn trên sông, kênh, rạch, bờ biển theo quy định tại khoản 1 Điều 77 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 hoặc quy định pháp luật thay thế (nếu có).
4. Quản lý cung ứng dịch vụ vớt, thu gom chất thải rắn trên sông, kênh, rạch, bờ biển dựa trên hợp đồng cung ứng dịch vụ vớt, thu gom chất thải rắn trên sông, kênh, rạch, bờ biển được ký kết giữa đơn vị do Ủy ban nhân dân Thành phố phân cấp quản lý, khai thác các tuyến sông, kênh, rạch, bờ biển trên địa bàn Thành phố với đơn vị cung ứng dịch vụ và các quy định pháp luật hiện hành liên quan.
5. Khuyến khích sử dụng các phương tiện kỹ thuật tiên tiến, hiện đại để thực hiện công tác vớt, thu gom chất thải rắn trên sông, kênh, rạch, bờ biển.
6. Quy định công tác vớt, thu gom chất thải rắn trên sông, kênh, rạch, bờ biển
a) Tuyến sông, kênh, rạch, bờ biển thực hiện vớt, thu gom
Căn cứ đặc điểm, nhu cầu địa phương và mức độ ô nhiễm, cản trở lưu thông dòng chảy, giao thông thủy, đơn vị được Ủy ban nhân dân Thành phố phân cấp quản lý, khai thác các tuyến sông, kênh, rạch, bờ biển trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định danh sách, số lượng các tuyến sông, kênh, rạch, bờ biển cần thực hiện vớt, thu gom.
b) Tần suất vớt, thu gom
Tùy đặc điểm tình trạng chất thải rắn, lục bình, rong cỏ trên các tuyến sông, kênh, rạch, bờ biển, đơn vị được Ủy ban nhân dân Thành phố phân cấp quản lý, khai thác các tuyến sông, kênh, rạch, bờ biển trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, chấp thuận tần suất vớt, thu gom phù hợp.
c) Thời gian vớt, thu gom
Tùy thuộc vào thủy triều, mực nước, điều kiện vị trí địa lý để đề xuất thời gian thực hiện vớt, thu gom chất thải rắn trên sông, kênh, rạch, bờ biển phù hợp.
7. Quy định về kiểm tra, giám sát, xử phạt, nghiệm thu và thanh toán cung ứng dịch vụ vớt, thu gom chất thải rắn trên sông, kênh, rạch, bờ biển
a) Căn cứ quy trình kỹ thuật công tác vớt, thu gom chất thải rắn trên sông, kênh, rạch, bờ biển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và các quy định về giao thông thủy, đơn vị được Ủy ban nhân dân Thành phố phân cấp quản lý, khai thác các tuyến sông, kênh, rạch, bờ biển trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng kế hoạch và tổ chức lực lượng kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất để làm cơ sở đánh giá chất lượng dịch vụ, nghiệm thu, thanh toán sản phẩm, dịch vụ.
b) Phương thức kiểm tra, giám sát:
- Tổ chức lực lượng thực hiện kiểm tra, giám sát trực tiếp để đánh giá chất lượng cung ứng dịch vụ bằng phương thức trực quan, hình ảnh hoặc thăm dò ý kiến người dân xung quanh về chất lượng dịch vụ bằng phiếu khảo sát. Kết quả kiểm tra, giám sát được xác nhận cụ thể bằng biên bản hiện trường.
- Trong quá trình kiểm tra giám sát cung ứng dịch vụ, khi phát hiện các vấn đề gây ô nhiễm môi trường hoặc sự cố môi trường liên quan đến quá trình cung ứng dịch vụ vớt, thu gom chất thải rắn trên sông, kênh, rạch, bờ biển, lực lượng giám sát tiến hành lập biên bản và báo cáo cho các đơn vị có thẩm quyền để giải quyết.
- Ưu tiên sử dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ cho công tác kiểm tra, giám sát.
c) Các nội dung về kiểm tra, giám sát, xử phạt, nghiệm thu và thanh toán cung ứng dịch vụ vớt, thu gom chất thải rắn trên sông, kênh, rạch, bờ biển cần được cụ thể trong hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng cung ứng dịch vụ để làm cơ sở xử lý vi phạm hợp đồng.
d) Căn cứ hợp đồng cung ứng dịch vụ vớt, thu gom chất thải rắn trên sông, kênh, rạch, bờ biển với đơn vị cung ứng dịch vụ, căn cứ các biên bản kiểm tra, giám sát, căn cứ quy định của Ủy ban nhân dân Thành phố và các quy định liên quan để xử phạt vi phạm hợp đồng cung ứng dịch vụ.
đ) Hàng tháng, căn cứ biên bản xác nhận khối lượng và chất lượng dịch vụ, biên bản xử phạt (nếu có) và các văn bản pháp luật hiện hành, đơn vị được Ủy ban nhân dân Thành phố phân cấp quản lý, khai thác các tuyến sông, kênh, rạch, bờ biển trên địa bàn thành phố thực hiện nghiệm thu khối lượng, chất lượng dịch vụ cho đơn vị cung ứng dịch vụ.
e) Căn cứ đơn giá dịch vụ do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, hợp đồng cung ứng dịch vụ, biên bản nghiệm thu khối lượng, chất lượng dịch vụ, đơn vị được Ủy ban nhân dân Thành phố phân cấp quản lý, khai thác các tuyến sông, kênh, rạch, bờ biển trên địa bàn Thành phố tiến hành thủ tục nghiệm thu, thanh toán cho đơn vị cung ứng dịch vụ theo quy định.
QUẢN LÝ CUNG ỨNG DỊCH VỤ THU GOM, VỆ SINH THÙNG RÁC CÔNG CỘNG
Điều 17. Quy định chung về quản lý cung ứng dịch vụ thu gom, vệ sinh thùng rác công cộng
1. Quản lý cung ứng dịch vụ thu gom, vệ sinh thùng rác công cộng dựa trên hợp đồng cung ứng dịch vụ thu gom, vệ sinh thùng rác công cộng giữa Ủy ban nhân dân cấp huyện với đơn vị cung ứng dịch vụ.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ theo sự phân cấp của Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về cung ứng dịch vụ thu gom, vệ sinh thùng rác công cộng bao gồm các nội dung công việc sau:
a) Xác định nhu cầu, mẫu mã, vị trí và khoảng cách lắp đặt thùng rác công cộng;
b) Tổ chức việc lập phương án giá, thẩm định và định giá tối đa dịch vụ thu gom, vệ sinh thùng rác công cộng theo quy định;
c) Tổ chức thực hiện lựa chọn đơn vị cung ứng dịch vụ thu gom, vệ sinh thùng rác công cộng theo quy định;
d) Ký hợp đồng, quản lý việc tuân thủ hợp đồng cung ứng dịch vụ và các quy định hiện hành liên quan đến công tác thu gom, vệ sinh thùng rác công cộng;
đ) Quản lý số liệu về thùng rác công cộng trên địa bàn quản lý;
e) Tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát, xử phạt, nghiệm thu, thanh toán cung ứng dịch vụ thu gom, vệ sinh thùng rác công cộng theo quy định;
g) Tiếp nhận, chỉ đạo xử lý kịp thời các vấn đề, sự cố liên quan đến công tác thu gom, vệ sinh thùng rác công cộng.
3. Giá tối đa dịch vụ thu gom, vệ sinh thùng rác công cộng do Ủy ban nhân dân cấp huyện định giá được tổ chức thực hiện như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức lựa chọn đơn vị, tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ thu gom, vệ sinh thùng rác công cộng lập phương án giá tối đa (hoặc phương án điều chỉnh giá tối đa) dịch vụ thu gom, vệ sinh thùng rác công cộng theo quy định;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện phân công cơ quan, đơn vị chuyên môn trực thuộc theo chức năng, nhiệm vụ về quản lý ngành, lĩnh vực của dịch vụ thực hiện việc thẩm định và trình phương án giá tối đa (hoặc phương án điều chỉnh giá tối đa) dịch vụ thu gom, vệ sinh thùng rác công cộng;
c) Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, ban hành văn bản định giá tối đa (hoặc điều chỉnh giá tối đa) dịch vụ thu gom, vệ sinh thùng rác công cộng làm cơ sở để lựa chọn và chi trả cho đơn vị cung ứng dịch vụ thu gom, vệ sinh thùng rác công cộng theo quy định tại khoản 1 Điều 77 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 hoặc quy định pháp luật thay thế (nếu có).
4. Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý và cập nhật dữ liệu về thùng rác công cộng tại địa phương; định kỳ cuối năm, gửi báo cáo về hiện trạng quản lý thùng rác công cộng trên địa bàn cấp huyện cho Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, theo dõi hoặc khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên.
5. Ưu tiên đầu tư lắp đặt thùng rác công cộng theo phương thức xã hội hóa; nên xem xét, ưu tiên việc đầu tư thùng rác công cộng có từ ba ngăn trở lên để tăng cường hiệu quả triển khai chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn trên địa bàn Thành phố.
6. Quy định kỹ thuật về thùng rác công cộng
a) Vị trí, khoảng cách lắp đặt thùng rác công cộng: Tùy thuộc vào đặc điểm của từng khu vực và diện tích của vỉa hè, Ủy ban nhân dân cấp huyện xác định nhu cầu, vị trí, khoảng cách lắp đặt thùng rác công cộng, đảm bảo hiệu quả sử dụng, chất lượng vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị. Ưu tiên lắp đặt tại khu vực có đông người như bệnh viện, trường học, trạm dừng chân tàu xe, trung tâm văn hóa, siêu thị, chợ, công viên, khu vui chơi giải trí, khu vực hành chính.
b) Thiết kế của thùng rác công cộng phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Vật liệu chế tạo thùng rác công cộng phải bền vững, chắc chắn để tránh bị phá hoại hoặc bị hư hỏng trong thời gian ngắn.
- Tập trung được sự chú ý của người dân và dễ nhận biết, đảm bảo phù hợp với mỹ quan đô thị.
- Miệng thùng đảm bảo đủ rộng để thuận lợi, hiệu quả cho việc thải bỏ, thu gom CTRSH và vệ sinh thùng rác công cộng.
- Dung tích, kích thước của thùng rác công cộng phải đảm bảo việc lưu chứa khối lượng CTRSH phù hợp cho từng khu vực, tuyến đường trên địa bàn.
- Có nắp đậy mở được, kín, không rò rỉ nước rỉ rác và hạn chế được việc phát tán mùi hôi.
- Trên thân thùng rác thể hiện đơn vị quản lý, vận hành thùng rác và đơn vị đầu tư (nếu cần thiết).
- Chiều cao thùng nên phù hợp cho người sử dụng xe lăn và trẻ em.
- Việc cố định các thùng rác công cộng tại các vị trí lắp đặt không gây ảnh hưởng đến giao thông, mỹ quan đô thị.
- Khuyến khích đồng bộ mẫu mã của các thùng rác công cộng trên từng tuyến đường của một hoặc liên quận, huyện, đặc biệt là các trục đường chính của Thành phố.
7. Quy định kỹ thuật thu gom và vệ sinh thùng rác công cộng
a) Hoạt động thu gom và vệ sinh thùng rác công cộng phải tuân thủ quy định về quy trình kỹ thuật do Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành.
b) Các phương tiện thu gom phải đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, vệ sinh môi trường (kín, không rò rỉ nước rỉ rác, có nắp đậy) và đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành của luật giao thông đường bộ Việt Nam; phải đảm bảo thu gom hết chất thải rắn chứa trong thùng rác công cộng, không gây hư hỏng thùng rác trong quá trình thu gom.
c) Xung quanh phương tiện phải được sơn hoặc dán đề can phản quang (đối với phương tiện thực hiện vào ban đêm) và trang bị đèn cảnh báo vào ban đêm.
d) Thời gian thu gom thùng rác công cộng phải đảm bảo kết nối hiệu quả với công tác vận chuyển CTRSH, hạn chế giờ cao điểm.
đ) Tần suất thu gom thùng rác công cộng tối thiểu là 01 lần/ngày, tần suất vệ sinh thùng rác công cộng là định kỳ hàng tuần, tần suất bảo dưỡng thùng rác công cộng là định kỳ hàng tháng. Ủy ban nhân dân cấp huyện quy định tần suất thu gom hợp lý cho từng khu vực đảm bảo sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước.
8. Quy định kiểm tra, giám sát xử phạt, nghiệm thu, thanh toán hoạt động cung ứng dịch vụ thu gom, vệ sinh thùng rác công cộng
a) Căn cứ quy trình kỹ thuật thu gom, vệ sinh thùng rác công cộng và quy trình kiểm tra, giám sát, nghiệm thu và thanh toán cung ứng dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực chất thải rắn sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước do Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành, Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng kế hoạch và tổ chức lực lượng kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất để làm cơ sở đánh giá chất lượng dịch vụ, nghiệm thu, thanh toán sản phẩm, dịch vụ.
b) Phương thức kiểm tra, giám sát:
- Tổ chức lực lượng đi kiểm tra, giám sát trực tiếp để ghi nhận bằng trực quan, hình ảnh hoặc thăm dò ý kiến người dân xung quanh về chất lượng dịch vụ bằng phiếu khảo sát. Lưu ý lập biên bản đối với các trường hợp giải quyết sự cố môi trường trong quá trình cung ứng dịch vụ của các đơn vị.
- Ưu tiên sử dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ cho công tác kiểm tra, giám sát.
c) Các nội dung về kiểm tra, giám sát, xử phạt, nghiệm thu và thanh toán cung ứng dịch vụ thu gom, vệ sinh thùng rác công cộng cần được thể hiện trong hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng để làm cơ sở thực hiện.
d) Căn cứ hợp đồng cung ứng dịch vụ thu gom vệ sinh thùng rác công cộng, căn cứ các biên bản kiểm tra, giám sát, căn cứ quy định của Ủy ban nhân dân Thành phố và các quy định liên quan để xử phạt vi phạm hợp đồng cung ứng dịch vụ.
đ) Căn cứ đơn giá dịch vụ do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, hợp đồng cung ứng dịch vụ, biên bản nghiệm thu khối lượng, chất lượng dịch vụ, biên bản xử phạt, Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành thanh toán cho đơn vị cung ứng dịch vụ.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN CÓ LIÊN QUAN
Điều 18. Trách nhiệm và quyền hạn của các cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải CTRSH
1. Trách nhiệm
a) Thực hiện việc phân loại, lưu giữ, chuyển giao CTRSH, ký hợp đồng với đơn vị cung ứng dịch vụ và thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến giá cụ thể dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH theo quy định của Quy định này và các quy định hiện hành liên quan.
b) Trả giá cụ thể dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH theo quy định của cơ quan có thẩm quyền và giá dịch vụ phát sinh khác theo thỏa thuận (nếu có).
c) Phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện các biện pháp xác định khối lượng CTRSH phát sinh theo quy định.
d) Chủ nguồn thải có trách nhiệm báo cáo chính quyền địa phương khi có thay đổi về khối lượng CTRSH phát sinh và hợp đồng chuyển giao CTRSH để phục vụ cho công tác quản lý CTRSH trên địa bàn.
đ) Giữ gìn vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị trước mặt tiền nhà/cơ sở. Không được vứt, thải, bỏ CTRSH trên vỉa hè, lòng đường hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt và nơi công cộng.
e) Các cá nhân khi đi lại trên đường, những nơi công cộng có nhu cầu thải bỏ chất thải rắn phải bỏ vào thùng rác công cộng hoặc những nơi do cơ quan chức năng quy định.
g) Cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải kinh doanh phải bố trí thùng rác để phục vụ cho vị trí kinh doanh, đặc biệt là dịch vụ ăn uống đảm bảo chất lượng vệ sinh môi trường.
h) Dọn dẹp, giữ gìn vệ sinh môi trường trong khu đất do mình sở hữu, vỉa hè trước và xung quanh nhà, cơ sở hoặc trụ sở. Đối với những đường hẻm không có công nhân vệ sinh quét dọn thì các cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh đường hẻm đó cũng như phần vỉa hè trước, xung quanh nhà, cơ sở hoặc trụ sở.
i) Hỗ trợ cơ quan quản lý chuyên ngành trong công tác điều tra, khảo sát xây dựng cơ sở dữ liệu về quản lý CTRSH (như khối lượng, thành phần chất thải,...)
k) Tham gia các lớp tuyên truyền, tập huấn về quản lý chất thải rắn.
2. Quyền hạn
a) Được nhà nước bảo đảm việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH.
b) Được quyền giám sát, phản ánh với các cơ quan chức năng tại địa phương (Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân Thành phố) về các vấn đề liên quan đến giá dịch vụ, hợp đồng, đánh giá chất lượng cung ứng các dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH, được đề xuất thay thế đơn vị thu gom tại nguồn theo quy định.
c) Được quyền phản ánh cho chính quyền địa phương đối với các trường hợp tổ chức, cá nhân gây mất vệ sinh khu vực đất do mình sở hữu, vỉa hè trước và xung quanh nhà, cơ sở hoặc trụ sở.
d) Thông báo kịp thời cho chính quyền địa phương đến kiểm tra xử phạt đối với những trường hợp vi phạm các quy định của Quy định này và các quy định pháp luật hiện hành liên quan.
đ) Được khen thưởng, tuyên dương khi tham gia thực hiện tốt phong trào, chương trình hoặc hiến kế, góp ý nhằm góp phần bảo vệ môi trường.
e) Có quyền thương thảo với chủ thu gom, chủ vận chuyển CTRSH để yêu cầu các dịch vụ tăng thêm theo nhu cầu như thu gom CTRSH ngoài thời gian quy định, tháo rã, thu gom chất thải rắn cồng kềnh, vệ sinh khu phố.
g) Được thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 19. Trách nhiệm và quyền hạn của chủ thu gom CTRSH
1. Trách nhiệm
a) Đảm bảo điều kiện tham gia hoạt động thu gom CTRSH tại nguồn, thực hiện ký hợp đồng và cung ứng dịch vụ thu gom CTRSH tại nguồn tuân thủ các quy định của Quy định này và các quy định hiện hành liên quan.
b) Thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến giá tối đa và giá cụ thể dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH theo Quy định này và các quy định hiện hành liên quan.
c) Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước trong công tác kiểm tra, giám sát cung ứng dịch vụ thu gom CTRSH tại nguồn.
d) Thông báo rộng rãi về thời gian, phương thức, tần suất thu gom CTRSH theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp xã cho tất cả các cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải đang được chủ thu gom thực hiện cung ứng dịch vụ thu gom CTRSH được biết.
đ) Nhắc nhở các cá nhân, hộ gia đình và chủ nguồn thải không giao chất thải rắn đúng thời gian và phương thức quy định.
e) Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và các đơn vị quản lý ngành tuyên truyền vận động cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải về trách nhiệm quản lý chất thải rắn và nghĩa vụ nộp tiền giá dịch vụ.
g) Chịu trách nhiệm về tình trạng rơi vãi CTRSH, gây phát tán bụi, mùi hoặc rò rỉ nước rỉ rác gây ảnh hưởng xấu đến môi trường trong quá trình thu gom, vận chuyển đến các điểm hẹn, trạm trung chuyển.
h) Đào tạo nghiệp vụ, trang bị bảo hộ lao động cho công nhân thu gom CTRSH.
i) Tổ chức khám bệnh định kỳ, bảo đảm các chế độ cho người lao động tham gia thu gom CTRSH theo quy định.
k) Định kỳ hàng năm, chủ thu gom CTRSH gửi báo cáo thống kê danh sách thông tin các hộ gia đình, chủ nguồn thải do chủ thu gom CTRSH thực hiện thu gom và danh sách thông tin người thu gom, số lượng, loại phương tiện thu gom, địa bàn đang thực hiện thu gom cho Ủy ban nhân dân cấp xã để quản lý. Mẫu báo cáo thực hiện theo hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường.
l) Thực hiện báo cáo tình hình công tác thu gom CTRSH tại nguồn định kỳ hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Biểu mẫu báo cáo quản lý CTRSH do Sở Tài nguyên và Môi trường quy định.
2. Quyền hạn
a) Được quyền từ chối tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt và thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã biết trong trường hợp các cá nhân, hộ gia đình và chủ nguồn thải không chấp hành chi trả giá cụ thể dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định hoặc không thực hiện chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt theo thỏa thuận hợp đồng hoặc không phân loại chất thải rắn tại nguồn theo quy định 3 lần/tháng.
b) Được hưởng chi phí thu gom CTRSH tại nguồn theo quy định và được hưởng giá dịch vụ khác theo thỏa thuận (nếu có).
c) Được hỗ trợ theo quy định của chương trình khi Ủy ban nhân dân Thành phố triển khai chương trình phân loại CTRSH tại nguồn.
d) Được hỗ trợ hướng dẫn thủ tục pháp lý để thành lập hợp tác xã hoặc doanh nghiệp thu gom CTRSH và các hỗ trợ khác của nhà nước nhằm phát triển hoạt động của các hợp tác xã, doanh nghiệp thu gom CTRSH.
đ) Được khen thưởng, tuyên dương và công nhận đơn vị thực hiện tốt dịch vụ thu gom tại nguồn trên địa bàn hoạt động.
e) Được thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Trách nhiệm và quyền hạn của chủ vận chuyển CTRSH
1. Trách nhiệm
a) Đảm bảo điều kiện chung tham gia hoạt động vận chuyển, trung chuyển CTRSH, thực hiện ký hợp đồng, cung ứng dịch vụ vận chuyển, trung chuyển CTRSH tuân thủ các quy định của Quy định này và các quy định hiện hành liên quan.
b) Vận chuyển CTRSH đến cơ sở xử lý CTRSH theo sự điều phối của Sở Tài nguyên và Môi trường.
c) Thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến giá tối đa và giá cụ thể dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH theo Quy định này và các quy định hiện hành liên quan.
d) Phối hợp với cơ quan chức năng, cung cấp và hỗ trợ thông tin, hồ sơ và các nội dung liên quan đến việc xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật chuyên ngành.
đ) Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước trong công tác kiểm tra, giám sát cung ứng dịch vụ vận chuyển CTRSH.
e) Cung cấp tên đăng nhập và mật khẩu truy cập vào phần mềm trực tuyến xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của các xe thuộc đơn vị cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
g) Bảo đảm đủ yêu cầu về nhân lực, phương tiện và thiết bị chuyên dụng để vận chuyển toàn bộ CTRSH tại những địa điểm đã quy định.
h) Đảm bảo trọng tải của phương tiện theo đúng hồ sơ kiểm định đã được phê duyệt.
i) Báo cáo, điều chỉnh giấy kiểm định cho cơ quan có thẩm quyền khi sửa chữa, thay đổi kết cấu của phương tiện vận chuyển làm ảnh hưởng đến tự trọng và tải trọng của xe.
k) Đào tạo nghiệp vụ, trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân và các dụng cụ cần thiết để thực hiện theo quy trình vận hành kỹ thuật thu gom vận chuyển do Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành.
l) Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng lộ trình và cự ly bình quân vận chuyển CTRSH.
m) Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện để xác định thời gian tiếp nhận chất thải rắn tại các điểm tập kết và thời gian vận hành trạm trung chuyển.
n) Thông báo rộng rãi về thời gian tiếp nhận chất thải rắn tại các điểm tập kết, tần suất và tuyến thu gom CTRSH cho các đơn vị liên quan để phối hợp thực hiện.
o) Trường hợp phân loại được chất thải nguy hại từ CTRSH tại các điểm tập kết, trạm trung chuyển thì phải chuyển sang quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại hiện hành.
p) Chịu trách nhiệm về tình trạng rơi vãi CTRSH, gây phát tán bụi, mùi hoặc rò rỉ nước rỉ rác gây ảnh hưởng xấu đến môi trường trong quá trình thu gom, vận chuyển.
q) Tổ chức khám bệnh định kỳ, bảo đảm các chế độ cho người lao động tham gia cung ứng dịch vụ vận chuyển CTRSH theo quy định.
r) Thực hiện báo cáo tình hình công tác vận chuyển, trung chuyển CTRSH định kỳ hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Biểu mẫu báo cáo công tác vận chuyển, trung chuyển CTRSH do Sở Tài nguyên và Môi trường quy định.
s) Trường hợp chủ vận chuyển CTRSH đồng thời là chủ vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường hoặc chất thải nguy hại, việc thực hiện các báo cáo, hồ sơ, tài liệu, nhật ký liên quan đến quản lý CTRSH, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại được tích hợp với nhau.
2. Quyền hạn
a) Được thanh toán kinh phí vận chuyển theo hợp đồng và các quy định hiện hành có liên quan.
b) Được nghiên cứu đưa ra các biện pháp hỗ trợ hoặc thay thế nhằm làm giảm chi phí cũng như nâng cao chất lượng vệ sinh nhưng phải đảm bảo các biện pháp hỗ trợ hoặc thay thế này không trái với các quy định hiện hành.
c) Được quyền đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung các quy phạm, quy chuẩn kỹ thuật và các định mức kinh tế kỹ thuật chuyên ngành có liên quan đến hoạt động vận chuyển CTRSH.
d) Được khen thưởng, tuyên dương và công nhận đơn vị thực hiện tốt dịch vụ trung chuyển, vận chuyển CTRSH trên địa bàn hoạt động.
đ) Được thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 21. Trách nhiệm và quyền hạn của chủ xử lý CTRSH
1. Trách nhiệm
a) Đảm bảo quá trình điều hành, vận hành cơ sở xử lý CTRSH ổn định, đảm bảo chất lượng vệ sinh, thực hiện ký hợp đồng, cung ứng dịch vụ xử lý CTRSH tuân thủ các quy định của Quy định này và các quy định hiện hành liên quan.
b) Thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến giá tối đa và giá cụ thể dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH theo Quy định này và các quy định hiện hành liên quan.
c) Thực hiện đầy đủ các hồ sơ, thủ tục pháp lý về bảo vệ môi trường và phòng cháy chữa cháy theo các quy định hiện hành.
d) Thực hiện các công trình bảo vệ môi trường tại cơ sở xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.
đ) Thực hiện chương trình quản lý và giám sát môi trường.
e) Cung cấp các hồ sơ pháp lý có hiệu lực liên quan đến hoạt động của cơ sở xử lý CTRSH cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khi có yêu cầu.
g) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, nghiệm thu theo quy định của Quy định này và các quy định hiện hành liên quan.
h) Xây dựng quy trình kỹ thuật, kế hoạch tổ chức thực hiện các nội dung đã ký hợp đồng cung ứng dịch vụ gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường để phối hợp thực hiện.
i) Phối hợp, thông báo kịp thời với đơn vị giám sát của Sở Tài nguyên và Môi trường ngăn chặn các hành vi vi phạm liên quan đến lĩnh vực quản lý CTRSH hoạt thuộc phạm vi hoạt động của mình.
k) Tuân thủ theo quy trình công nghệ xử lý CTRSH đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
l) Đảm bảo xử lý toàn bộ khối lượng CTRSH đã tiếp nhận đạt yêu cầu chất lượng theo quy định của ngành môi trường trong suốt quá trình cung cấp dịch vụ xử lý CTRSH.
m) Có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến cơ quan quản lý nhà nước, các bên có liên quan trong trường hợp ngừng dịch vụ xử lý để sửa chữa, cải tạo, nâng cấp dịch vụ xử lý. Nội dung thông báo phải nêu rõ lý do, thời gian tạm ngừng dịch vụ đồng thời phải có phương án xử lý. Chủ xử lý chỉ được ngừng dịch vụ xử lý CTRSH khi được Ủy ban nhân dân Thành phố chấp thuận.
n) Có trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường theo đúng quy định hiện hành.
o) Lập, sử dụng, lưu trữ và quản lý báo cáo, hồ sơ, tài liệu, nhật ký liên quan đến công tác quản lý CTRSH theo quy định.
p) Trường hợp phát hiện và phân loại được chất thải nguy hại từ CTRSH hoặc phát sinh chất thải nguy hại tại cơ sở xử lý CTRSH thì phải chuyển sang quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại và thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định hiện hành.
q) Lập báo cáo công tác xử lý CTRSH định kỳ hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Biểu mẫu báo cáo công tác vận chuyển, trung chuyển CTRSH do Sở Tài nguyên và Môi trường quy định.
r) Phải hoàn trả mặt bằng và tự chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng, chi phí tháo dỡ công trình và các chi phí khác có liên quan trong trường hợp không đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quá trình vận hành cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo hợp đồng đã ký.
2. Quyền hạn
a) Được phản ánh với Sở Tài nguyên và Môi trường về khối lượng và thành phần CTRSH tiếp nhận để đảm bảo phù hợp với mục tiêu xử lý, môi trường và hiệu quả xử lý.
b) Được quyền kiểm tra các chất thải chuyển giao đến cơ sở xử lý chất thải và từ chối tiếp nhận các loại chất thải không phải CTRSH.
c) Được thanh toán đúng và đủ giá dịch vụ xử lý chất thải rắn theo hợp đồng đã ký kết và các quy định hiện hành liên quan.
d) Được yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo rõ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quy chế hoạt động giám sát.
đ) Được quyền đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung các quy phạm, quy chuẩn kỹ thuật và các định mức kinh tế kỹ thuật có liên quan đến hoạt động xử lý chất thải rắn.
e) Được khen thưởng, tuyên dương và công nhận đơn vị thực hiện tốt dịch vụ xử lý CTRSH.
g) Được thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
1. Trách nhiệm
a) Thực hiện ký hợp đồng và cung ứng dịch vụ tuân thủ các quy định của Quy định này và các quy định hiện hành liên quan.
b) Thực hiện các trách nhiệm liên quan đến giá tối đa dịch vụ quét, thu gom chất thải rắn đường phố, dịch vụ vớt, thu gom chất thải rắn trên sông, kênh, rạch, bờ biển và dịch vụ thu gom, vệ sinh thùng rác công cộng theo Quy định này và các quy định hiện hành liên quan.
c) Bảo đảm đủ yêu cầu về nhân lực, phương tiện và thiết bị chuyên dụng để thực hiện cung ứng dịch vụ.
d) Đào tạo nghiệp vụ, trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân và các dụng cụ cần thiết để thực hiện theo quy trình vận hành kỹ thuật do Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành.
đ) Chịu trách nhiệm chất lượng vệ sinh môi trường trong phạm vi cung ứng dịch vụ.
e) Tổ chức khám bệnh định kỳ, bảo đảm các chế độ cho người lao động tham gia cung ứng dịch vụ vận chuyển CTRSH theo quy định.
2. Quyền hạn
a) Được thanh toán chi phí cung ứng dịch vụ theo hợp đồng đã ký kết và các quy định hiện hành liên quan.
b) Được quyền đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung các quy phạm, quy chuẩn kỹ thuật và các định mức kinh tế kỹ thuật có liên quan đến các hoạt động cung ứng dịch vụ.
c) Được khen thưởng, tuyên dương và công nhận đơn vị thực hiện tốt dịch vụ.
d) Được thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 23. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Thành phố về mặt quản lý nhà nước liên quan đến lĩnh vực quản lý CTRSH theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
2. Tổ chức quản lý CTRSH trên địa bàn Thành phố theo sự phân công, phân cấp trách nhiệm của Ủy ban nhân dân Thành phố.
3. Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành các quy định trong lĩnh vực quản lý CTRSH phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
4. Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành các cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ để khuyến khích phát triển hoạt động thu gom, vận chuyển và đầu tư cơ sở xử lý CTRSH.
5. Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành hướng dẫn các nội dung thỏa thuận xử lý vi phạm hợp đồng cho các đơn vị được Ủy ban nhân dân Thành phố phân cấp, ủy quyền ký hợp đồng cung ứng dịch vụ lĩnh vực CTRSH.
6. Lập, trình Ủy ban nhân dân Thành phố thẩm định, phê duyệt và tổ chức triển khai Chiến lược phát triển ngành, quy hoạch xử lý chất thải rắn theo thẩm quyền; kế hoạch thực hiện các chương trình, đề án, phong trào nhằm bảo vệ môi trường trong lĩnh vực quản lý CTRSH; kế hoạch hàng năm cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH và đề xuất bố trí kinh phí thực hiện phù hợp với chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
7. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt, ban hành.
8. Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến giá dịch vụ được Ủy ban nhân dân Thành phố phân công theo Quy định này và các quy định khác có liên quan.
9. Xây dựng, ban hành các quy trình vận hành kỹ thuật chuyên ngành; quy trình kiểm tra, giám sát và nghiệm thu, thanh toán các công tác liên quan đến quản lý chất thải rắn theo sự phân công, phân cấp trách nhiệm của Ủy ban nhân dân Thành phố.
10. Nghiên cứu, đề xuất, hướng dẫn thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý CTRSH; quét thu gom chất thải rắn đường phố; thu gom vệ sinh thùng rác công cộng; vớt thu gom chất thải rắn trên sông, kênh, rạch.
11. Chủ trì phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ nghiên cứu, hướng dẫn sử dụng thống nhất trên toàn Thành phố các loại kiểu dáng công nghiệp của các trang thiết bị chuyên dùng phục vụ cho công tác quản lý CTRSH.
12. Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng mạng lưới thu gom vận chuyển CTRSH (điểm tập kết, trạm trung chuyển) trên địa bàn Thành phố.
13. Thực hiện công tác điều phối khối lượng CTRSH của Thành phố về các trạm trung chuyển phục vụ nhiều quận, huyện, từ các trạm trung chuyển về các khu xử lý chất thải tập trung và từ các địa bàn cấp huyện về các khu xử lý chất thải tập trung của Thành phố.
14. Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện các nội dung:
a) Công tác chuyên ngành phục vụ công tác đấu thầu cung ứng dịch vụ; công tác xây dựng lộ trình, cự ly bình quân thu gom vận chuyển CTRSH trên địa bàn thành phố; công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm hợp đồng cung ứng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH, vi phạm hành chính lĩnh vực quản lý CTRSH.
b) Thông tin, hướng dẫn cho Ủy ban nhân dân cấp huyện về các biện pháp quản lý, kiểm soát, phát triển hoạt động tái chế.
15. Căn cứ sự phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân Thành phố, tổ chức thực hiện đấu thầu, đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ cung ứng các dịch vụ liên quan CTRSH theo quy định.
16. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc triển khai thực hiện các nội dung đã được Ủy ban nhân dân Thành phố phân công, phân cấp trong công tác quản lý CTRSH.
17. Định kỳ tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc thực hiện quản lý nhà nước và quản lý cung ứng dịch vụ đối với lĩnh vực quản lý CTRSH trên địa bàn.
18. Tổ chức bộ phận quản lý tinh gọn, hiệu quả và chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát, đánh giá, nghiệm thu chất lượng vệ sinh, thanh toán và xử phạt vi phạm hành chính, vi phạm hợp đồng đối với các hợp đồng cung ứng dịch vụ được Ủy ban nhân dân Thành phố phân công, phân cấp.
19. Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng các biểu mẫu báo cáo liên quan đến Quy định này.
20. Định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố về tình hình quản lý CTRSH trên địa bàn, thời điểm báo cáo trước ngày 15 tháng 10 hàng năm.
21. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quản lý CTRSH; tổ chức công tác kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn trên địa bàn.
22. Nghiên cứu áp dụng khoa học, công nghệ vào lĩnh vực quản lý CTRSH.
23. Tiếp nhận, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và các yêu cầu kiến nghị về quản lý CTRSH trong phạm vi quyền hạn hoặc chuyển đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để giải quyết.
24. Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức họp xem xét, thẩm định dự án xử lý CTRSH hoặc tổ chức đấu thầu đơn vị cung ứng dịch vụ xử lý CTRSH theo quy định và hỗ trợ hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện các thủ tục đầu tư dự án xử lý CTRSH
25. Nghiên cứu triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt để xây dựng cơ sở dữ liệu chung cho toàn Thành phố.
Điều 24. Trách nhiệm của Sở Tài chính
1. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện và các đơn vị cung ứng dịch vụ vận chuyển, xử lý CTSRH xây dựng đơn giá cung ứng dịch vụ theo các quy định hiện hành.
2. Có ý kiến chuyên ngành đối với các hồ sơ trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, ban hành văn bản định giá dịch vụ lĩnh vực quản lý CTRSH theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố (nếu có).
3. Hằng năm, trên cơ sở dự toán do Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng, đề xuất, Sở Tài chính phối hợp rà soát, tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí dự toán kinh phí đảm bảo cho hoạt động quản lý CTRSH theo phân cấp ngân sách và quy định hiện hành.
4. Hàng năm, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất quá trình tổ chức thực hiện cung ứng dịch vụ của Ủy ban nhân dân cấp huyện nhằm nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ, đảm bảo quá trình cung ứng dịch vụ được thực hiện theo các quy định hiện hành.
Điều 25. Trách nhiệm của Cục Thuế thành phố
1. Phối hợp, có ý kiến chuyên ngành đối với phương án giá cụ thể dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH.
2. Hướng dẫn các đơn vị thực hiện chứng từ, hóa đơn thu tiền giá cụ thể dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH.
Điều 26. Trách nhiệm của Công an Thành phố
1. Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trong ngành thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
2. Thực hiện trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế theo quy định của pháp luật.
3. Chỉ đạo lực lượng công an các cấp hỗ trợ cho nhân dân, các cơ quan, tổ chức đơn vị trong việc đấu tranh, ngăn chặn những trường hợp cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý chất thải rắn.
4. Chỉ đạo lực lượng công an các cấp tăng cường kiểm tra, xử lý dứt điểm các phương tiện thu gom CTRSH không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và vệ sinh môi trường theo lộ trình chuyển đổi phương tiện thu gom, vận chuyển CTRSH của Ủy ban nhân dân Thành phố.
5. Kiểm tra, giám sát phương tiện vận chuyển CTRSH đảm bảo đúng tải trọng và tải trọng theo giấy kiểm định được cấp.
6. Phối hợp với công an các tỉnh, thành phố giáp ranh thực hiện công tác phối hợp giám sát việc vận chuyển CTRSH của các phương tiện vận chuyển có dấu hiệu nghi vấn vận chuyển rác tỉnh đổ về địa bàn Thành phố.
Điều 27. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư
1. Chủ trì, phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, cân đối và bố trí kinh phí đầu tư đối với các chương trình, dự án liên quan đến công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng vốn đầu tư công, theo quy định của Pháp luật về đầu tư công.
2. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu các nội dung theo thẩm quyền liên quan đến thu hút đầu tư và các nội dung có liên quan đến quy trình thủ tục đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư các dự án đầu tư trong lĩnh vực xử lý chất thải rắn sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách trên địa bàn Thành phố theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan.
Điều 28. Trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền Thông, Sở Giáo dục và Đào tạo
Truyền thông, phổ biến kiến thức, tuyên truyền pháp luật bằng nhiều hình thức về bảo vệ môi trường và quản lý CTRSH; giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức về bảo vệ môi trường và quản lý CTRSH trong cộng đồng theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Điều 29. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
1. Có ý kiến hướng dẫn về lộ trình vận chuyển CTRSH sau khi nhận được văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp huyện; đồng thời, xem xét tổ chức giao thông tạm thời cho các phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trong khu vực nội đô đảm bảo an toàn giao thông và theo đúng quy định.
2. Chia sẻ thông tin về điều chỉnh tổ chức giao thông (cấm đường, sửa chữa đường giao thông) trước 07 ngày (bảy ngày) thực hiện và thông tin các tuyến đường có mật độ giao thông cao, có nguy cơ ùn tắc giao thông cần hạn chế vận chuyển CTRSH lưu thông cho Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân cấp huyện để phục vụ công tác điều chỉnh lộ trình vận chuyển CTRSH được kịp thời.
3. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường lập các lộ trình chính để vận chuyển CTRSH về các cơ sở xử lý chất thải cho các phương tiện vận chuyển CTRSH.
4. Phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc giám sát các phương tiện vận chuyển CTRSH bằng hệ thống camera thông minh của Thành phố.
5. Tổ chức thực hiện và thường xuyên kiểm tra công tác vớt, thu gom chất thải rắn, lục bình, rong cỏ trên các tuyến sông, kênh, rạch, bờ biển trên địa bàn Thành phố được Ủy ban nhân dân Thành phố phân cấp quản lý theo quy định của Quy định này và các quy định hiện hành liên quan. Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân Thành phố về chất lượng cung ứng dịch vụ thuộc phạm vi được phân cấp quản lý.
6. Thực hiện các nhiệm vụ được phân công theo Quy định này và các quy định khác có liên quan trong lĩnh vực quản lý CTRSH.
Điều 30. Trách nhiệm của Sở Quy hoạch - Kiến trúc
1. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các đơn vị liên quan trong quá trình lập, thẩm định đồ án quy hoạch xử lý chất thải rắn trên địa bàn Thành phố và tổ chức việc thẩm tra, trình duyệt các quy hoạch chi tiết liên quan phù hợp với nội dung đồ án quy hoạch xử lý chất thải rắn trên địa bàn Thành phố được phê duyệt đảm bảo phù hợp quy hoạch và cảnh quan chung của đô thị.
2. Phối hợp với các đơn vị liên quan trong công tác quy hoạch mạng lưới trạm trung chuyển, lựa chọn vị trí lắp đặt thùng rác công cộng do Ủy ban nhân dân cấp huyện đề xuất trên địa bàn Thành phố nhằm đảm bảo phù hợp quy hoạch và cảnh quan chung của đô thị.
Điều 31. Trách nhiệm của Sở Văn hóa và Thể thao
Hướng dẫn các đơn vị đầu tư thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến cấp phép thiết lập các mô hình quảng cáo trên thùng rác công cộng.
Điều 32. Trách nhiệm của Sở Xây dựng và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Tổ chức thực hiện và thường xuyên kiểm tra công tác vớt, thu gom chất thải rắn, lục bình, rong cỏ trên các tuyến sông, kênh, rạch, bờ biển trên địa bàn Thành phố được Ủy ban nhân dân Thành phố phân cấp quản lý theo quy định của Quy định này và các quy định hiện hành liên quan. Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân Thành phố về chất lượng cung ứng dịch vụ thuộc phạm vi được phân cấp quản lý.
2. Thực hiện các nhiệm vụ được phân công theo Quy định này và các quy định khác có liên quan trong lĩnh vực quản lý CTRSH.
Điều 33. Trách nhiệm của Sở Lao động Thương binh và Xã hội
Hướng dẫn thực hiện việc tuân thủ các quy định về an toàn lao động trong công tác quản lý CTRSH trên địa bàn Thành phố.
Điều 34. Trách nhiệm của Sở Nội vụ
1. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố kiểm tra, theo dõi việc triển khai thực hiện, hướng dẫn nghiệp vụ của các cơ quan chuyên môn có liên quan đến các nội dung đã được Ủy ban nhân dân Thành phố phân cấp trong lĩnh vực quản lý CTRSH.
2. Có trách nhiệm tổng hợp báo cáo định kỳ, đột xuất các nội dung phân cấp trong lĩnh vực quản lý CTRSH để báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố theo quy định.
Điều 35. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân Thành phố, Ủy ban nhân dân Thành phố về tình hình chất lượng vệ sinh môi trường, chất lượng cung ứng dịch vụ của các đơn vị và kết quả triển khai các chương trình, kế hoạch, phong trào bảo vệ môi trường trên địa bàn cấp huyện theo phân công, phân cấp quản lý. Định kỳ báo cáo đánh giá, kết quả triển khai thực hiện, đồng thời nêu những khó khăn, bất cập trong quá trình triển khai và kiến nghị, đề xuất giải pháp thực hiện gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố.
2. Thực hiện các trách nhiệm liên quan theo phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân Thành phố theo Quy định này và các quy định hiện hành liên quan.
3. Chủ trì xây dựng kế hoạch và triển khai các chương trình, đề án, phong trào hàng năm nhằm bảo vệ môi trường trong lĩnh vực quản lý CTRSH trên địa bàn cấp huyện gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi chung.
4. Lập dự toán kinh phí thực hiện các chương trình, đề án, phong trào hàng năm nhằm bảo vệ môi trường trong lĩnh vực quản lý CTRSH trên địa bàn cấp huyện gửi Sở Tài chính xem xét, trình Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí kinh phí thực hiện theo Luật Ngân sách nhà nước.
5. Chỉ đạo và phối hợp với các đơn vị liên quan giải quyết kịp thời các vấn đề vướng mắc, bất cập khi triển khai các chương trình, đề án, phong trào liên quan đến quản lý CTRSH.
6. Tổ chức thành lập lực lượng nòng cốt tại địa phương là các cán bộ phường, cán bộ/hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, hội viên Hội Cựu chiến binh, hội viên Người cao tuổi, Ban điều hành khu phố, phụ trách trực tiếp công tác tuyên truyền, vận động cộng đồng tham gia các chương trình, đề án, phong trào bảo vệ môi trường trên địa bàn.
7. Xây dựng và ban hành các tiêu chí, thi đua khen thưởng đối với các khu phố, ấp, các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thực hiện tốt các chương trình và phong trào bảo vệ môi trường liên quan đến chất thải rắn.
8. Khen thưởng, tuyên dương và công nhận gia đình điểm, văn hóa đối với các cá nhân, hộ gia đình và chủ nguồn thải khi tham gia thực hiện tốt phong trào, chương trình hoặc hiến kế, góp ý góp phần bảo vệ môi trường.
9. Khen thưởng các cá nhân, tổ chức thực hiện cung ứng dịch vụ thu gom, vận chuyển CTRSH có thành tích tốt trong công tác quản lý CTRSH trên địa bàn.
10. Chỉ đạo thực hiện thống kê và quản lý cơ sở dữ liệu về hộ gia đình, chủ nguồn thải, chủ thu gom, chủ vận chuyển, chủ xử lý CTRSH trên địa bàn.
11. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quản lý CTRSH; vận động tất cả các cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải trên địa bàn chuyển giao CTRSH cho chủ thu gom, chủ vận chuyển CTRSH và thực hiện các nghĩa vụ về giá cụ thể dịch vụ thu gom tại nguồn, vận chuyển và xử lý CTRSH theo đúng quy định.
12. Chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã và các đơn vị liên quan thực hiện các nội dung sau đây:
a) Sắp xếp thời gian hoạt động của các điểm tập kết và thời gian hoạt động của các chủ thu gom, chủ vận chuyển đảm bảo kết nối hiệu quả giữa công tác thu gom tại nguồn với công tác vận chuyển CTRSH và phù hợp với Chương trình phân loại CTRSH tại nguồn.
b) Trao đổi với các cá nhân, đơn vị có chức năng hành nghề thu mua, tái sử dụng, tái chế chất thải, có nhu cầu phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức mạng lưới thu mua chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế từ Chương trình phân loại CTRSH tại nguồn để có biện pháp hỗ trợ thông tin, tuyên truyền nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân chuyển giao nhóm chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế.
13. Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã và các đơn vị liên quan xác định sự cần thiết, vị trí và quy mô các điểm tập kết trên địa bàn quản lý; đề xuất sự cần thiết, vị trí, công suất, công nghệ trạm trung chuyển quy mô nhỏ phục vụ cho nhu cầu trung chuyển CTRSH trên địa bàn; thời gian, tuyến đường, tần suất thực hiện quét, thu gom chất thải rắn đường phố; nhu cầu thực hiện vớt, thu gom chất thải rắn, lục bình, rong cỏ trên sông, kênh, rạch, bờ biển; mạng lưới, vị trí, số lượng, dung tích, mẫu mã thùng rác công cộng; các vị trí cụ thể được thải bỏ chất thải rắn ở khu vực công cộng.
14. Tăng cường các biện pháp quản lý nguồn xả thải để hạn chế việc chi ngân sách nhà nước cho các công tác vớt, thu gom rác thải trên sông, kênh, rạch, bờ biển và quét rác, dọn dẹp vệ sinh đường phố:
a) Thường xuyên rà soát, giải quyết dứt điểm các điểm ô nhiễm do tồn đọng rác thải trên địa bàn cấp huyện, ở các tuyến kênh rạch và tại các khu vực công cộng (như công viên, vỉa hè, lòng đường, vòng xoay, gầm cầu, khu vực mặt tiền hộ gia đình, hộ kinh doanh…) ở địa phương, duy trì chất lượng vệ sinh tại các khu vực đã cải tạo và không để phát sinh điểm ô nhiễm mới.
b) Tuyên truyền, vận động, yêu cầu các chủ hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh trên địa bàn thực hiện trách nhiệm quản lý rác thải phát sinh trước mặt tiền hộ gia đình, hộ kinh doanh đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị của khu vực; có các giải pháp xử lý, răn đe đối với các trường hợp không chấp hành quy định của địa phương.
c) Tăng cường công tác xử nghiêm hành vi xả rác ra đường phố, kênh rạch và khu vực công cộng; quán triệt quan điểm chấm dứt việc xả rác thải không đúng nơi quy định dẫn đến việc lãng phí ngân sách nhà nước cho các công tác vớt, thu gom rác thải trên sông, kênh, rạch và quét rác, dọn dẹp vệ sinh đường phố.
d) Tổ chức kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện các nội dung cam kết của người dân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp trú đóng trên địa bàn về thực hiện giữ gìn vệ sinh môi trường, cam kết không xả rác ra đường phố, kênh rạch và nơi công cộng.
15. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện rà soát, xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực quản lý CTRSH.
16. Tổ chức thực hiện và quản lý các công tác liên quan giá tối đa và giá cụ thể dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH theo thẩm quyền được Ủy ban nhân dân Thành phố giao và theo các quy định hiện hành.
17. Chịu trách nhiệm xây dựng, đầu tư hệ thống các điểm tập kết, trạm trung chuyển CTRSH phù hợp với quy hoạch để đảm bảo phục vụ cho công tác thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn cấp huyện.
18. Tổ chức bộ phận quản lý tinh gọn, hiệu quả và chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng vệ sinh, nghiệm thu khối lượng công việc thực hiện của các đơn vị cung ứng dịch vụ vệ sinh môi trường và xử phạt vi phạm hành chính, vi phạm hợp đồng theo thẩm quyền được giao.
19. Ghi nhận và thông tin kịp thời cho các đơn vị cung ứng dịch vụ các vấn đề, sự cố môi trường phát sinh trên địa bàn quản lý. Giám sát quá trình tiếp nhận thông tin và xử lý thông tin của đơn vị cung ứng dịch vụ.
20. Tiếp nhận, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và các yêu cầu kiến nghị về quản lý CTRSH trong phạm vi quyền hạn của mình hoặc chuyển đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để giải quyết.
21. Chủ trì, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã triển khai Quy định này và các quy định hiện hành liên quan đến quản lý CTRSH.
22. Công bố rộng rãi số điện thoại đường dây nóng lĩnh vực môi trường của quận, huyện để người dân được biết và phản ánh các vấn đề về môi trường (nếu có).
23. Thường xuyên kiểm tra, tổ chức thực hiện (hoặc đề nghị đơn vị quản lý khác thực hiện) công tác vớt, thu gom chất thải rắn, lục bình, rong cỏ trên các tuyến sông, kênh, rạch, bờ biển trên địa bàn Thành phố do Ủy ban nhân dân Thành phố phân cấp quản lý theo quy định của của Quy định này và các quy định hiện hành liên quan.
24. Thực hiện các báo cáo:
a) Báo cáo định kỳ về tình hình quản lý, kết quả triển khai các chương trình, đề án, phong trào lĩnh vực quản lý CTRSH trên địa bàn trong 9 tháng đầu năm, ước tính thực hiện 3 tháng cuối năm đồng thời nêu những khó khăn, bất cập trong quá trình quản lý và kiến nghị, đề xuất giải pháp thực hiện gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15 tháng 9 hàng năm.
b) Báo cáo kế hoạch tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát chất lượng cung ứng các loại dịch vụ gồm thu gom, vận chuyển, trung chuyển CTRSH; quét, thu gom chất thải rắn đường phố; thu gom, vệ sinh thùng rác công cộng gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15 tháng 9 hàng năm.
c) Báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Điều 36. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện về tình hình chất lượng vệ sinh môi trường trên địa bàn và kết quả triển khai các chương trình, phong trào bảo vệ môi trường tại địa phương. Định kỳ gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo đánh giá, kết quả triển khai thực hiện, đồng thời nêu những khó khăn, bất cập trong quá trình triển khai và kiến nghị, đề xuất giải pháp thực hiện.
2. Thực hiện các trách nhiệm liên quan theo Quy định này và các quy định hiện hành liên quan.
3. Tổ chức tuyên truyền, vận động, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức của người dân, khách vãng lai, du khách về các quy định quản lý CTRSH; tăng cường công tác kiểm tra, xử phạt nghiêm đối với các hành vi xả thải không đúng quy định theo quy định hiện hành.
4. Tiếp nhận, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, phản ánh của các tổ chức, cá nhân và các yêu cầu kiến nghị về quản lý CTRSH trong phạm vi quyền hạn của mình hoặc chuyển đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để giải quyết.
5. Định kỳ tổ chức kiểm tra, giám sát việc cung ứng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH và chất lượng vệ sinh môi trường trên địa bàn quản lý.
6. Tổ chức xử lý vi phạm hành chính, vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực quản lý CTRSH theo thẩm quyền và phản ánh kịp thời cho cơ quan cấp trên để xử lý theo quy định.
7. Đề xuất Ủy ban nhân dân cấp huyện khen thưởng các trường hợp cá nhân, hộ gia đình và chủ nguồn thải tham gia thực hiện tốt phong trào, chương trình hoặc đề xuất, góp ý các vấn đề liên quan đến chất thải rắn nhằm góp phần bảo vệ môi trường.
8. Chỉ đạo các khu phố, ấp tham gia giữ gìn vệ sinh đường phố, nơi công cộng và hệ thống kênh rạch trên địa bàn (nếu có), thực hiện quy chế quản lý CTRSH và đăng ký thực hiện quy ước giữ gìn vệ sinh.
9. Đề xuất với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường những chủ trương, biện pháp cải thiện chất lượng môi trường công tác vệ sinh đường phố và các kênh rạch.
10. Thực hiện thống kê dữ liệu về các hộ gia đình, chủ nguồn thải và chủ thu gom cung ứng dịch vụ thu gom tại nguồn trên địa bàn theo mẫu do Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn để làm cơ sở quản lý.
11. Quản lý danh sách hợp đồng cung ứng dịch vụ thu gom CTRSH tại nguồn trên địa bàn quản lý.
12. Quản lý các chủ thu gom CTRSH trên địa bàn quản lý.
13. Thẩm định, kiểm tra, xác nhận và quản lý danh sách thống kê số lượng, phân loại các hộ gia đình, chủ nguồn thải và danh sách thông tin người thu gom, số lượng, loại phương tiện thu gom, địa bàn thu gom ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất do chủ thu gom lập và định kỳ 6 tháng/lần gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý.
14. Phối hợp với các chủ thu gom, chủ vận chuyển CTRSH xác định cụ thể thời gian, phương thức chuyển giao CTRSH tại các hộ gia đình, chủ nguồn thải và thời gian chuyển giao chất thải rắn tại các điểm tập kết phù hợp đặc điểm của từng khu vực, từng địa bàn cấp huyện.
15. Phổ biến thời gian và phương thức chuyển giao CTRSH đến tất cả hộ gia đình và chủ nguồn thải CTRSH trên địa bàn quản lý; công bố mạng lưới, các điểm thu gom nhóm chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế cho cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải biết để chuyển giao đúng thời gian quy định khi có nhu cầu.
16. Cung cấp danh sách những chủ thu gom, chủ vận chuyển CTRSH thực hiện tốt để các chủ nguồn thải lựa chọn ký hợp đồng cung ứng dịch vụ thu gom CTRSH tại nguồn. Khuyến khích ưu tiên lựa chọn chủ thu gom, chủ vận chuyển CTRSH đang thực hiện thu gom, vận chuyển CTRSH tốt tại các khu vực lân cận.
17. Thực hiện báo cáo định kỳ, báo cáo chuyên đề về công tác quản lý hoạt động thu gom tại nguồn theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành.
18. Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc tổ chức triển khai chương trình phân loại CTRSH tại nguồn và các chương trình khác có liên quan.
19. Thực hiện chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc hỗ trợ chuyển đổi phương tiện thu gom và tham gia các tổ chức có tư cách pháp nhân của các chủ thu gom là các cá nhân riêng lẻ.
20. Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện và các đơn vị liên quan sắp xếp thời gian hoạt động của các điểm tập kết CTRSH và thời gian hoạt động của các chủ thu gom, chủ vận chuyển đảm bảo kết nối hiệu quả giữa công tác thu gom tại nguồn với công tác vận chuyển CTRSH.
21. Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện và các đơn vị liên quan xác định sự cần thiết, vị trí và quy mô hoạt động của các điểm tập kết; sự cần thiết, vị trí, công suất của các trạm trung chuyển trên địa bàn quản lý phù hợp với điều kiện của địa phương.
22. Rà soát, khảo sát hiện trạng tất cả các tuyến sông, kênh, rạch, bờ biển thuộc địa bàn của phường, xã, thị trấn; tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý theo thẩm quyền.
23. Thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình quản lý vệ sinh môi trường trên sông, kênh, rạch tại địa phương theo đề nghị, hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành.
24. Xác định tuyến đường, vị trí, số lượng, dung tích thùng rác công cộng cần lắp đặt gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện để phục vụ cho công tác quản lý, lắp đặt thùng rác công cộng. Tổ chức theo dõi, quản lý các thùng rác công cộng đã lắp đặt trên địa bàn quản lý.
25. Phối hợp kiểm tra, giám sát, nghiệm thu khối lượng công việc do các đơn vị cung ứng dịch vụ vệ sinh môi trường trên địa bàn theo quy định.
26. Giám sát quá trình tiếp nhận thông tin và xử lý của đơn vị thực hiện dịch vụ.