BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 6152/QĐ-BGDĐT
|
Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG HOẶC
THAY THẾ, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ HỦY BỎ HOẶC BÃI BỎ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN
LÝ CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TRƯỞNG BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ
Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ
Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010
của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định 48/2013/NĐ-CP ngày
14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định
liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề
nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục
hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, thủ tục hành chính bị hủy bỏ,
bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học,
Thủ trưởng các Vụ, Cục, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi
nhận:
- Như điều 3;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Bộ Tư pháp (Cục KSTTHC);
- Website Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, PC, GDTrH.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Vinh Hiển
|
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
MỚI BAN HÀNH; THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG HOẶC THAY THẾ; THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH BỊ HỦY BỎ, BÃI BỎ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 6152/QĐ-BGDĐT ngày 23 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo)
Phần I.
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Danh
mục thủ tục hành chính (TTHC) mới ban hành thuộc phạm
vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Số TT
|
Tên thủ tục hành chính
|
Lĩnh vực
|
Cơ quan thực hiện
|
A.
TTHC cấp tỉnh
|
1
|
Cho phép
hoạt động giáo dục đối với trường trung học phổ thông
|
Giáo dục và Đào tạo
|
Sở GDĐT
|
B.
TTHC cấp huyện
|
2
|
Cho phép
hoạt động giáo dục đối với trường trung học cơ sở
|
Giáo dục và Đào tạo
|
Phòng GDĐT
|
2. Danh
mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thuộc phạm vi chức
năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Số TT
|
Số hồ sơ TTHC
|
Tên TTHC
|
Tên VBQPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế
|
Lĩnh vực
|
Cơ quan thực hiện
|
A. TTHC
cấp tỉnh
|
1
|
B-BGD 051196-TT
|
Thành lập
hoặc cho phép thành lập trường trung học phổ thông
|
Thông tư
số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ
thông có nhiều cấp học
|
Giáo dục
và Đào tạo
|
UBND cấp
tỉnh
|
2
|
B-BGD-051178-TT
|
Sáp nhập,
chia, tách trường trung học phổ thông
|
Thông tư
số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ
thông và trường phổ thông có nhiều cấp học
|
Giáo dục
và Đào tạo
|
UBND cấp
tỉnh
|
3
|
B-BGD-051241-TT
|
Giải thể
trường trung học cơ sở
|
Thông tư
số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ
thông có nhiều cấp học
|
Giáo dục
và Đào tạo
|
UBND cấp
tỉnh
|
B.
TTHC cấp huyện
|
4
|
B-BGD-051251-TT
|
Thành lập
hoặc cho phép thành lập trường trung học cơ sở
|
Thông tư
số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ
thông có nhiều cấp học
|
Giáo dục
và Đào tạo
|
UBND cấp
huyện
|
5
|
B-BGD-051261-TT
|
Sáp nhập,
chia, tách trường trung học cơ sở
|
Thông tư
số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ
thông có nhiều cấp học
|
Giáo dục
và Đào tạo
|
UBND cấp
huyện
|
6
|
B-BGD-051303-TT
|
Giải thể trường trung học cơ sở
|
Thông tư
số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ
thông có nhiều cấp học
|
Giáo dục
và Đào tạo
|
UBND cấp
huyện
|
3. Danh
mục thủ tục hành chính bị hủy bỏ, bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo:
Số TT
|
Số hồ sơ TTHC
|
Tên TTHC
|
Tên VBQPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế
|
Lĩnh vực
|
Cơ quan thực hiện
|
A.
TTHC cấp tỉnh
|
1
|
B-BGD-051300-TT
|
Đình chỉ
hoạt động giáo dục trường trung học phổ thông
|
Thông tư
số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ
thông có nhiều cấp học
|
Giáo dục
và Đào tạo
|
UBND cấp
tỉnh
|
B.
TTHC cấp huyện
|
2
|
B-BGD-051218- TT
|
Đình chỉ
hoạt động giáo dục trường trung học cơ sở
|
Thông tư
số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ
thông và trường phổ thông có nhiều cấp học
|
Giáo dục
và Đào tạo
|
UBND cấp
huyện
|
Phần II:
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP
TỈNH
I. Lĩnh
vực giáo dục và đào tạo
1. Thành lập hoặc cho phép thành lập trường trung học phổ thông
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.
Ủy ban nhân
dân cấp huyện đối với trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học
cao nhất là THPT; tổ chức hoặc cá nhân đối với các trường trung học tư thục có
trách nhiệm lập hồ sơ theo quy định.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả
kết quả của sở GDĐT.
Sở GDĐT (đối
với trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp
học cao nhất là THPT) tiếp nhận hồ sơ, xem xét điều kiện thành lập trường theo
quy định của Điều lệ. Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu
thấy đủ điều kiện, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ
đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường đến UBND
cấp tỉnh.
- Bước 3: UBND cấp tỉnh nhận hồ sơ, xem xét điều
kiện thành lập trường theo quy định của Điều lệ. UBND cấp tỉnh ra quyết định
thành lập hoặc cho phép thành lập đối với trường THPT và trường phổ thông có
nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THPT. Trường hợp chưa quyết định thành lập
hoặc chưa cho phép thành lập trường, cơ quan có thẩm quyền thành lập hoặc cho
phép thành lập trường trung học có văn bản thông báo cho cho cơ quan tiếp nhận
hồ sơ biết rõ lí do và hướng giải quyết.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ
quan hành chính nhà nước hoặc thông qua hệ thống bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đề án
thành lập trường;
+ Tờ trình
về đề án thành lập trường; dự thảo Quy chế hoạt động của trường;
+ Sơ yếu lí
lịch kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ của người dự kiến bố trí làm hiệu trưởng;
+ Ý kiến bằng
văn bản của các cơ quan có liên quan về việc thành lập hoặc cho phép thành lập
trường;
+ Báo cáo
giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan và báo cáo bổ sung
theo ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu có).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 40 ngày làm việc kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- 20 ngày làm
việc để sở GDĐT xem xét điều kiện thành lập trường;
- 20 ngày
làm việc để Chủ tịch UBND cấp tỉnh xét duyệt hồ sơ và ra quyết định.
đ) Đối
tượng thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp huyện; tổ
chức, cá nhân (với trường trung học tư thục).
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan,
người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND cấp tỉnh;
- Cơ quan
trực tiếp giải quyết: UBND cấp tỉnh;
- Cơ quan
phối hợp: Sở GDĐT.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường THPT hoặc văn bản
thông báo của Ủy ban nhân dân tỉnh đến tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ biết rõ lý do
và hướng giải quyết.
h) Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
k) Yêu cầu,
điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Điều kiện
thành lập hoặc cho phép thành lập trường trung học:
- Có Đề án
thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch
mạng lưới cơ sở giáo dục đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Đề án
thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo
dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường, tổ chức
bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển
nhà trường.
l)
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường
phổ thông có nhiều cấp học.
2. Cho phép hoạt động giáo dục đối với trường trung học phổ thông
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy
đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Trường
trung học công lập, đại diện của tổ chức hoặc cá nhân đối với trường trung học
tư thục có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị cho phép hoạt động giáo dục theo quy định;
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả
kết quả của sở GDĐT.
Công chức
tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
Sở GDĐT (đối
với trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là
THPT) nhận hồ sơ, xem xét điều kiện để được cho phép hoạt động giáo dục theo
quy định của Điều lệ.
- Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc sở GDĐT ra quyết định
cho phép nhà trường tổ chức hoạt động giáo dục. Trường hợp
chưa quyết định cho phép hoạt động giáo dục, Giám đốc sở GDĐT có văn bản thông báo cho trường biết rõ lý do và hướng giải
quyết.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ
quan hành chính nhà nước hoặc thông qua hệ thống bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Tờ trình
đề nghị cho phép nhà trường hoạt động giáo dục;
+ Quyết định
thành lập hoặc cho phép thành lập trường;
+ Văn bản
thẩm định của các cơ quan có liên quan về các điều kiện
quy định tại khoản 2 Điều 9 của Điều lệ trường trung học
cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành
kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
đ) Đối
tượng thực hiện thủ tục hành chính: trường trung học công lập; đại diện của tổ chức hoặc cá nhân đối với
trường trung học tư thục.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở GDĐT.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cho phép nhà trường hoạt động giáo dục hoặc văn bản thông
báo của Giám đốc sở GDĐT đến tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ biết rõ lý do và hướng
giải quyết.
h) Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
k) Yêu cầu,
điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Có quyết
định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trường;
- Có đất
đai, trường sở, cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu
cầu hoạt động giáo dục;
- Địa điểm
của trường bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho học sinh, giáo viên, cán bộ
và nhân viên;
- Có chương
trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định phù hợp với mỗi cấp
học;
- Có đội
ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn về phẩm chất
và đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp
học; đủ về số lượng theo cơ cấu về loại hình giáo viên đảm bảo thực hiện chương
trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục;
- Có đủ nguồn
lực tài chính theo quy định để đảm bảo duy trì và phát triển hoạt động giáo dục;
- Có quy chế
tổ chức và hoạt động của nhà trường.
l)
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Thông tư số
12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông
có nhiều cấp học.
3. Sáp nhập, chia, tách trường trung học
phổ thông
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của
pháp luật:
Ủy ban nhân
dân cấp huyện đối với trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học
cao nhất là THPT; tổ chức hoặc cá nhân đối với các trường trung học tư thục có
trách nhiệm lập hồ sơ theo quy định.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả
kết quả của sở GDĐT.
Sở GDĐT (đối
với trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là
THPT) tiếp nhận hồ sơ, xem xét điều kiện thành lập trường theo quy định của Điều
lệ. Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu thấy đủ điều kiện, cơ quan tiếp nhận hồ
sơ có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập
trường đến UBND cấp tỉnh.
- Bước 3: UBND cấp tỉnh nhận hồ sơ, xem xét điều
kiện thành lập trường theo quy định của Điều lệ. UBND cấp tỉnh ra quyết định
thành lập hoặc cho phép thành lập đối với trường THPT và trường phổ thông có
nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THPT. Trường hợp chưa
quyết định thành lập hoặc chưa cho phép thành lập trường, cơ quan có thẩm quyền
thành lập hoặc cho phép thành lập trường trung học có văn bản thông báo cho cơ
quan tiếp nhận hồ sơ biết rõ lí do và hướng giải quyết.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ
quan hành chính nhà nước hoặc thông qua hệ thống bưu điện.
c) Thành phần, số Iượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đề án
thành lập trường;
+ Tờ trình về
đề án thành lập trường; dự thảo Quy chế hoạt động của trường;
+ Sơ yếu lí
lịch kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ của người dự kiến bố trí làm hiệu trưởng;
+ Ý kiến bằng
văn bản của các cơ quan có liên quan về việc thành lập hoặc cho phép thành lập
trường;
+ Báo cáo
giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan và báo cáo bổ sung theo ý kiến chỉ đạo của UBND cấp tỉnh (nếu có).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 40 ngày làm việc kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- 20 ngày
làm việc để sở GDĐT xem xét điều kiện thành lập trường;
- 20 ngày
làm việc để Chủ tịch UBND cấp tỉnh xét duyệt hồ sơ và ra quyết định.
đ) Đối
tượng thực hiện thủ tục hành chính: UBND huyện; tổ chức,
cá nhân với trường trung học tư thục.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan,
người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND cấp tỉnh;
- Cơ quan
trực tiếp giải quyết: UBND cấp tỉnh;
- Cơ quan
phối hợp: Sở GDĐT.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cho phép sáp nhập, chia, tách trường THPT hoặc văn bản của
UBND cấp tỉnh thông báo đến tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ biết rõ lý do và hướng
giải quyết.
h) Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
k) Yêu cầu,
điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Phù hợp với
quy hoạch mạng lưới giáo dục và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương;
- Bảo đảm
quyền lợi của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên;
- Bảo đảm
an toàn và quyền lợi của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả
giáo dục.
- Có Đề án
thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch
mạng lưới cơ sở giáo dục đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Đề án
thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo
dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường, tổ chức
bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển
nhà trường.
l)
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường
phổ thông có nhiều cấp học.
4. Giải thể trường trung học phổ thông
a) Trình tự thực
hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.
Sở GDĐT hoặc
tổ chức, cá nhân thành lập trường xây dựng phương án giải thể nhà trường và chuẩn
bị các hồ sơ, giấy tờ liên quan trình cơ quan có thẩm quyền ra quyết định giải
thể.
- Bước 2: Sở GDĐT xem xét đề nghị của tổ chức,
cá nhân thành lập trường; báo cáo bằng văn bản đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh ra
quyết định giải thể nhà trường.
- Bước 3: UBND tỉnh tiếp nhận hồ sơ và ra quyết
định giải thể nhà trường trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ
quan hành chính nhà nước hoặc thông qua hệ thống bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Tờ trình
xin giải thể của tổ chức, cá nhân;
+ Quyết định
thành lập đoàn kiểm tra;
+ Biên bản
kiểm tra;
+ Tờ trình đề nghị giải thể của sở GDĐT.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
đ) Đối
tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan,
người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND cấp tỉnh;
- Cơ quan
trực tiếp giải quyết: UBND cấp tỉnh;
- Cơ quan
phối hợp: Sở GDĐT.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định giải thể nhà trường.
h) Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
k) Yêu cầu,
điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Theo đề nghị của
tổ chức, cá nhân thành lập trường.
l)
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Thông tư số
12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều
lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có
nhiều cấp học.
B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN
I. Lĩnh
vực giáo dục và đào tạo
1. Thành lập hoặc cho phép thành lập trường trung học cơ sở
a) Trình tự thực
hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
UBND cấp
xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) đối với trường THCS và trường
phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS; tổ chức hoặc cá nhân đối
với các trường trung học tư thục có trách nhiệm lập hồ sơ theo quy định.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả
kết quả của phòng GDĐT.
Phòng GDĐT
(đối với trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất
là THCS) tiếp nhận hồ sơ, xem xét điều kiện thành lập trường theo quy định của
Điều lệ. Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu thấy đủ điều kiện, cơ quan tiếp
nhận hồ sơ có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị thành lập hoặc cho phép
thành lập trường đến UBND cấp huyện.
- Bước 3: UBND cấp huyện nhận hồ sơ, xem xét điều
kiện thành lập trường theo quy định của Điều lệ. UBND cấp
huyện ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập đối
với trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp
học cao nhất là THCS. Trường hợp chưa quyết định thành lập
hoặc chưa cho phép thành lập trường, cơ quan có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập trường trung học có văn bản thông
báo cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ biết rõ lí do và hướng giải quyết.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ
quan hành chính nhà nước hoặc thông qua hệ thống bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đề án thành lập trường;
+ Tờ trình
về đề án thành lập trường; dự thảo Quy chế hoạt động của trường;
+ Sơ yếu lí
lịch kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ của người dự kiến bố trí làm hiệu trưởng;
+ Ý kiến bằng
văn bản của các cơ quan có liên quan về việc thành lập hoặc cho phép thành lập
trường;
+ Báo cáo
giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan và báo cáo bổ sung
theo ý kiến chỉ đạo của UBND cấp huyện.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 40 ngày làm việc kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- 20 ngày
làm việc để phòng GDĐT xem xét điều kiện thành lập trường;
- 20 ngày làm
việc để Chủ tịch UBND cấp huyện xét duyệt hồ sơ và ra quyết định.
đ) Đối
tượng thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã; tổ chức,
cá nhân với trường trung học tư thục.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan,
người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND cấp huyện;
- Cơ quan
trực tiếp giải quyết: UBND cấp huyện;
- Cơ quan
phối hợp: Phòng GDĐT.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường
THCS hoặc văn bản thông báo của Ủy ban nhân dân huyện đến tổ chức, cá nhân nộp
hồ sơ biết rõ lý do và hướng giải quyết.
h) Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
k) Yêu cầu,
điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Điều kiện
thành lập hoặc cho phép thành lập trường trung học:
- Có Đề án
thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế
- xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đã được cơ quan có thẩm quyền
phê duyệt;
- Đề án
thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo
dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng
và phát triển nhà trường.
l)
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Thông tư số
12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông
có nhiều cấp học.
2. Cho phép hoạt động giáo dục đối với trường trung học cơ sở
a) Trình tự thực
hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.
Trường trung
học công lập, đại diện của tổ chức hoặc cá nhân đối với trường trung học tư thục
có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị cho phép hoạt động giáo dục theo quy định;
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả
kết quả của phòng GDĐT.
Phòng GDĐT
(đối với trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất
là THCS) nhận hồ sơ, xem xét điều kiện để được cho phép hoạt động giáo dục theo
quy định của Điều lệ.
- Bước 3: Trong thời
hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Trưởng phòng GDĐT ra quyết
định cho phép nhà trường tổ chức hoạt động giáo dục. Trường hợp chưa quyết định cho phép hoạt động giáo dục, Trưởng phòng GDĐT có văn
bản thông báo cho trường biết rõ lý do và hướng giải quyết.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ
quan hành chính nhà nước hoặc thông qua hệ thống bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Tờ trình
đề nghị cho phép nhà trường hoạt động giáo dục;
+ Quyết định
thành lập hoặc cho phép thành lập trường;
+ Văn bản thẩm
định của các cơ quan có liên quan về các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 9
của Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ
thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày
28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
đ) Đối
tượng thực hiện thủ tục hành chính: trường trung học
công lập; đại diện của tổ chức hoặc cá nhân đối với trường trung học tư thục.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: phòng
GDĐT.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cho phép nhà trường hoạt động giáo dục hoặc văn bản thông
báo của Trưởng phòng giáo dục và đào tạo đến tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ biết rõ
lý do và hướng giải quyết.
h) Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
k) Yêu cầu,
điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Có quyết
định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trường;
- Có đất
đai, trường sở, cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu
cầu hoạt động giáo dục;
- Địa điểm
của trường bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho học sinh, giáo viên, cán bộ
và nhân viên;
- Có chương
trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định phù hợp với mỗi cấp
học;
- Có đội
ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và đạt trình độ chuẩn
được đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học; đủ về số lượng
theo cơ cấu về loại hình giáo viên đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục và tổ
chức các hoạt động giáo dục;
- Có đủ nguồn
lực tài chính theo quy định để đảm bảo duy trì và phát triển hoạt động giáo dục;
- Có quy chế
tổ chức và hoạt động của nhà trường.
l)
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Thông tư số
12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông
có nhiều cấp học.
3. Sáp nhập, chia, tách trường trung học cơ sở
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật:
UBND cấp
xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) đối với trường THCS và trường
phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS; tổ chức hoặc cá nhân đối
với các trường trung học tư thục có trách nhiệm lập hồ sơ
theo quy định.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả
kết quả của phòng GDĐT.
Phòng GDĐT
(đối với trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học
có cấp học cao nhất là THCS) tiếp nhận hồ sơ, xem xét điều kiện thành lập trường
theo quy định của Điều lệ. Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu thấy đủ điều kiện,
cơ quan tiếp nhận hồ sơ có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị thành lập
hoặc cho phép thành lập trường đến UBND cấp huyện.
- Bước 3: UBND cấp huyện nhận hồ sơ, xem xét điều
kiện thành lập trường theo quy định của Điều lệ. UBND cấp huyện ra quyết định
thành lập hoặc cho phép thành lập đối với trường THCS và trường phổ thông có
nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS. Trường hợp chưa quyết định thành lập
hoặc chưa cho phép thành lập trường, cơ quan có thẩm quyền thành lập hoặc cho
phép thành lập trường trung học có văn bản thông báo cho cơ quan tiếp nhận hồ
sơ biết rõ lí do và hướng giải quyết.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước hoặc thông qua hệ
thống bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đề án
thành lập trường;
+ Tờ trình
về đề án thành lập trường; dự thảo Quy chế hoạt động của trường;
+ Sơ yếu lí
lịch kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ của người dự kiến bố trí làm hiệu trưởng;
+ Ý kiến bằng
văn bản của các cơ quan có liên quan về việc thành lập hoặc cho phép thành lập
trường;
+ Báo cáo
giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan và báo cáo bổ sung
theo ý kiến chỉ đạo của Ủy ban cấp huyện.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 40 ngày làm việc kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- 20 ngày
làm việc để phòng GDĐT xem xét điều kiện thành lập trường;
- 20 ngày
làm việc để Chủ tịch UBND cấp huyện xét duyệt hồ sơ và ra quyết định.
đ) Đối
tượng thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã; tổ chức,
cá nhân với trường trung học tư thục.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan,
người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND cấp huyện;
- Cơ quan
trực tiếp giải quyết: UBND cấp huyện;
- Cơ quan
phối hợp: Phòng GDĐT.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cho phép sáp nhập, chia, tách trường THCS hoặc văn bản của
UBND huyện thông báo đến tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ biết
rõ lý do và hướng giải quyết.
h) Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
k) Yêu cầu,
điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Phù hợp với quy hoạch mạng lưới giáo dục và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế
- xã hội của địa phương;
- Bảo đảm
quyền lợi của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên;
- Bảo đảm
an toàn và quyền lợi của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả
giáo dục.
- Có Đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đã được cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt;
- Đề
án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình
và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng
trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng
và phát triển nhà trường.
l)
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Thông tư số
12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông
có nhiều cấp học.
4. Giải thể trường trung học cơ sở
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Phòng GDĐT
hoặc tổ chức, cá nhân thành lập trường xây dựng phương án
giải thể nhà trường, chuẩn bị hồ sơ theo quy định trình cơ quan có thẩm quyền
quyết định giải thể nhà trường.
- Bước 2: Phòng GDĐT xem xét đề nghị của tổ chức,
cá nhân thành lập trường, báo cáo bằng văn bản đề nghị Chủ tịch UBND cấp huyện
ra quyết định giải thể nhà trường.
- Bước 3: UBND cấp huyện tiếp nhận hồ sơ và Chủ
tịch UBND cấp huyện ra quyết định giải thể nhà trường trong vòng 20 ngày làm việc
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ
quan hành chính nhà nước hoặc thông qua hệ thống bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Tờ trình
xin giải thể của tổ chức, cá nhân;
+ Quyết định
thành lập đoàn kiểm tra;
+ Biên bản
kiểm tra;
+ Tờ trình
đề nghị giải thể của phòng GDĐT.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
đ) Đối
tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan,
người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND cấp huyện;
- Cơ quan
trực tiếp giải quyết: UBND cấp huyện;
- Cơ quan
phối hợp: Phòng GDĐT.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định giải thể nhà trường.
h) Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
k) Yêu cầu,
điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Theo đề nghị của
tổ chức, cá nhân thành lập trường.
l)
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Thông tư số
12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông
có nhiều cấp học.