Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Quyết định 598/QĐ-TTg năm 2018 phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp giai đoạn 2018-2020, xét đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 598/QĐ-TTg
Ngày ban hành 25/05/2018
Ngày có hiệu lực 25/05/2018
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Trịnh Đình Dũng
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Thương mại

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 598/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH CƠ CẤU LẠI NGÀNH CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2018 - 2020, XÉT ĐẾN NĂM 2025

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2016 của Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế;

Căn cứ Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22 tháng 3 năm 2018 của Ban chấp hành Trung ương về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017;

Căn cứ Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 21 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW và Nghị quyết số 24/2016/QH14;

Căn cứ Quyết định số 2146/QĐ-TTg ngày 01 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp giai đoạn 2018 - 2020, xét đến năm 2025 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Uỷ ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc;
- Lưu: VT, CN (2). nvq

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trịnh Đình Dũng

 

KẾ HOẠCH

CƠ CẤU LẠI NGÀNH CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2018 - 2020, XÉT ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 598/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp giai đoạn 2018 - 2020; xét đến năm 2025)

Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 2 đã ban hành Nghị quyết số 24/2016/QH14 về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020, trong đó xác định nhiệm vụ cơ cấu lại thực chất ngành công nghiệp. Để thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp giai đoạn 2018 - 2020, xét đến năm 2025 với các nội dung sau:

I. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG

- Kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp giai đoạn 2018 - 2020, xét đến năm 2025 được xây dựng để triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 05-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Nghị quyết số 24/2016/QH14 của Quốc hội và Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ.

- Kế hoạch được xây dựng trên tinh thần tiếp tục cụ thể hóa các nhiệm vụ tại Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương tại Quyết định số 2146/QĐ-TTg ngày 01 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ; có điều chỉnh, cập nhật, bổ sung phù hợp với tình hình phát triển của ngành Công Thương và tình hình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

- Kế hoạch được triển khai theo hướng tăng tỉ trọng đóng góp của công nghiệp trong GDP, và tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp công nghệ cao trong công nghiệp chế biến chế tạo; tập trung vào xử lý các vấn đề cụ thể về cơ chế, chính sách và triển khai thực hiện các hoạt động, chương trình, dự án và nhiệm vụ mang tính trọng tâm, trọng điểm để khơi thông, xử lý nhanh và có hiệu quả các điểm nghẽn trong phát triển các ngành công nghiệp; đặc biệt ưu tiên vào xử lý các điểm nghẽn về chính sách, thể chế và tiếp cận tích cực hơn các nguồn lực cho phát triển công nghiệp của các thành phần kinh tế; đảm bảo thực thi đầy đủ nguyên tắc cơ chế thị trường trong huy động nguồn lực phát triển các ngành công nghiệp.

- Kế hoạch lấy hội nhập quốc tế về kinh tế và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư làm bối cảnh để đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất công nghiệp, nâng cao tỷ lệ đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào giá trị gia tăng của sản phẩm công nghiệp; chủ động phát triển một số ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp công nghệ cao và ứng dụng công nghệ cao trong tổ chức sản xuất nhằm tạo ra những thay đổi thực chất trong một số ngành công nghiệp, tạo ra tác động lan tỏa và dẫn dắt việc cơ cấu lại toàn ngành công nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị công nghiệp toàn cầu.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

[...]