Quyết định 591/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt kế hoạch thực hiện đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đến năm 2020 do tỉnh An Giang ban hành

Số hiệu 591/QĐ-UBND
Ngày ban hành 01/04/2010
Ngày có hiệu lực 01/04/2010
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Huỳnh Thế Năng
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 591/QĐ-UBND

Long Xuyên, ngày 01 tháng 4 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN "NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020" CỦA TỈNH AN GIANG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 1002/QĐ-TTg ngày 13 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng;

Căn cứ Quyết định số 2278/QĐ-UBND ngày 30/10/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tỉnh An Giang đến năm 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 144 /TTr-KHĐT-THQH ngày 11/02/2010,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án "Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đến năm 2020 tỉnh An Giang" (ban hành kèm theo Quyết định này)

Điều 2. Quyết định này thay thế Quyết định số 2179/QĐ-UBND ngày 28 tháng 9 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đến năm 2020 tỉnh An Giang”. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Ban Chỉ đạo PCLB Trung ương;
- TT TU, HĐND tỉnh, TT.UBND tỉnh;
- Các Sở, Ban ngành đoàn thể cấp tỉnh (để t/h);
- Chi cục Thủy lợi;
- UBND huyện, thị, thành phố (để t/h);
- Báo AG, Đài PTTHAG, Phân xã AG - phổ biến;
- Chánh, Phó VP.UB;
- Phòng KT, TH, XDCB, VHXH, NC, VT.

KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Huỳnh Thế Năng

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN "NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG ĐỀN NĂM 2020" CỦA TỈNH AN GIANG.
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 591/QĐ-UBND ngày 01 tháng 4 năm 2010 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)

I. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN, HIỆN TRẠNG:

1. Tổng quan tình hình thiên tai trên địa bàn tỉnh:

An Giang là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long với hơn 2,2 triệu dân, trong đó có gần 72% dân số sống bằng nghề nông. Đây là đối tượng luôn chịu nhiều rủi ro ngoài sự biến động của thị trường, họ còn bị ảnh hưởng nặng trước sự bất lợi của thời tiết; cộng thêm cơ sở hạ tầng còn yếu lại bị xuống cấp nên An Giang tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Bởi các điều kiện trên đã gây hạn chế khả năng ứng phó của người dân, làm tăng rủi ro trước thảm họa thiên tai.

Các loại hình thiên tai chủ yếu thường thấy xuất hiện trong tỉnh, đó là: lũ lụt, sạt lở đất, lốc, dông, sét, hạn hán, ngập úng, đất và nước chua phèn, đất bị xâm nhập mặn, bão, cháy rừng. Trong đó có loại hình thiên tai đi liền nhau hoặc loại thiên tai này là hệ quả của thiên tai khác. Chẳng hạn như lũ lụt gây sạt lở đất và úng ngập, mưa bão làm dâng mực nước, dông sét làm cháy rừng, hạn hán làm đất bị nhiễm mặn…

2. Cơ cấu tổ chức ứng phó:

Thành lập Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn (PCLB và TKCN) theo 3 cấp (tỉnh, huyện, xã). Hàng năm, Ban Chỉ huy PCLB và TKCN các cấp xây dựng kế hoạch ứng phó trên cơ sở phù hợp với tình hình, đặc điểm cụ thể của từng cấp, từng địa phương.

Thành phần Ban Chỉ huy PCLB và TKCN cấp tỉnh: Hiện có 31 thành viên do Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT làm Phó Trưởng ban phụ trách PCLB, lãnh đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh làm Phó ban phụ trách TKCN, và 01 Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT làm Ủy viên Thường trực; Cấp huyện: Do Phó Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT (hoặc) phòng Kinh tế làm Phó ban phụ trách PCLB và lãnh đạo Ban Chỉ huy Quân sự huyện làm Phó ban phụ trách TKCN, các thành viên bao gồm các ngành có liên quan và các xã phường, thị trấn; Cấp xã: Do Phó Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban và các ban ngành của xã là thành viên của Ban.

Thường xuyên kiện toàn tổ chức Ban Chỉ huy các cấp và tập huấn nâng cao năng lực cho các lực lượng cứu hộ tại chỗ để kịp thời xử lý khi có tình huống xảy ra, thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”, huy động và tổ chức phối hợp với các lực lượng, các loại phương tiện của các đơn vị, tổ chức, cá nhân để thực hiện công tác công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn.

3. Nguồn lực ứng phó thiên tai của địa phương:

Được sự quan tâm chỉ đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, UBND các cấp; sự nhiệt tình, tích cực trong công tác giảm nhẹ thiên tai của các sở, ban, ngành, chính quyền các cấp và toàn thể nhân dân.

Về nhân lực cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhưng về năng lực còn hạn chế. Về trang thiết bị, những năm qua được sự giúp đỡ của các Bộ, ngành Trung ương đã trang bị các loại phương tiện thiết bị phục vụ cho công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn và tỉnh cũng tự trang bị thêm nên trang thiết bị ngày càng được tăng cường tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng yêu cầu khi có thiên tai xảy ra.

4. Hiện trạng nhận thức của cộng đồng về giảm nhẹ thiên tai:

[...]