Quyết định 2278/QĐ-UBND năm 2008 về chương trình hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 do tỉnh An Giang ban hành
Số hiệu | 2278/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 30/10/2008 |
Ngày có hiệu lực | 30/10/2008 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh An Giang |
Người ký | Huỳnh Thế Năng |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường,Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2278/QĐ-UBND |
Long Xuyên, ngày 30 tháng 10 năm 2008 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai Chiến lược quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020;
Căn cứ công văn số 45/PCLBTW ngày 31/03/2008 của Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương về việc triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại tờ trình số: 1303/TTr-SNN-CCTL ngày 15/09/2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Nơi nhận: |
KT.CHỦ TỊCH |
THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ PHÒNG, CHỐNG VÀ GIẢM NHẸ
THIÊN TAI TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định
số 2278 /QĐ-UBND ngày 30 tháng 10 năm 2008 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An
Giang)
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO TỈNH AN GIANG
Việt Nam là một nước đang phát triển nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa (một trong 05 ổ bão của khu vực Châu Á Thái Bình Dương) thường xuyên phải đối mặt với các loại hình thiên tai. Trong thời gian gần đây, mức độ thiên tai ở Việt Nam ngày càng gia tăng về qui mô cũng như chu kỳ lặp lại kèm theo những đột biến khó lường và An Giang cũng không phải là một ngoại lệ.
An Giang với hơn 2,2 triệu dân, trong đó có gần 72% dân số sống bằng nghề nông. Đây là đối tượng luôn chịu nhiều rủi ro ngoài sự biến động của thị trường, họ còn bị ảnh hưởng nặng trước sự bất lợi của thời tiết; cộng thêm cơ sở hạ tầng còn yếu lại bị xuống cấp nên An Giang tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Bởi các điều kiện trên đã gây hạn chế khả năng ứng phó của người dân, làm tăng rủi ro trước thảm họa thiên tai.
Việc xây dựng Chương trình hành động về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai là cần thiết nhằm xác định các bước đi từ nay đến năm 2020 để hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại do thiên tai gây ra.
I. SƠ LƯỢC VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
1. Diện tích - Đơn vị hành chính (Theo số liệu thống kê năm 2007).
Tổng diện tích toàn tỉnh 3.536,76 km2 bao gồm 11 đơn vị hành chính: 01 thành phố, 01 thị xã và 09 huyện.
2. Dân số: Tổng dân số toàn tỉnh: 2.231.062 người, trong đó:
- Thành thị : 634.313 người (28,43 %)
- Nông thôn : 1.596.749 người (71.57 %)
Mật độ bình quân: 631 người/km2. Cao nhất tại thành phố Long Xuyên 2.387 người/km2, thấp nhất tại huyện Tri Tôn 212 người/km2.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2278/QĐ-UBND |
Long Xuyên, ngày 30 tháng 10 năm 2008 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai Chiến lược quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020;
Căn cứ công văn số 45/PCLBTW ngày 31/03/2008 của Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương về việc triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại tờ trình số: 1303/TTr-SNN-CCTL ngày 15/09/2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Nơi nhận: |
KT.CHỦ TỊCH |
THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ PHÒNG, CHỐNG VÀ GIẢM NHẸ
THIÊN TAI TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định
số 2278 /QĐ-UBND ngày 30 tháng 10 năm 2008 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An
Giang)
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO TỈNH AN GIANG
Việt Nam là một nước đang phát triển nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa (một trong 05 ổ bão của khu vực Châu Á Thái Bình Dương) thường xuyên phải đối mặt với các loại hình thiên tai. Trong thời gian gần đây, mức độ thiên tai ở Việt Nam ngày càng gia tăng về qui mô cũng như chu kỳ lặp lại kèm theo những đột biến khó lường và An Giang cũng không phải là một ngoại lệ.
An Giang với hơn 2,2 triệu dân, trong đó có gần 72% dân số sống bằng nghề nông. Đây là đối tượng luôn chịu nhiều rủi ro ngoài sự biến động của thị trường, họ còn bị ảnh hưởng nặng trước sự bất lợi của thời tiết; cộng thêm cơ sở hạ tầng còn yếu lại bị xuống cấp nên An Giang tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Bởi các điều kiện trên đã gây hạn chế khả năng ứng phó của người dân, làm tăng rủi ro trước thảm họa thiên tai.
Việc xây dựng Chương trình hành động về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai là cần thiết nhằm xác định các bước đi từ nay đến năm 2020 để hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại do thiên tai gây ra.
I. SƠ LƯỢC VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
1. Diện tích - Đơn vị hành chính (Theo số liệu thống kê năm 2007).
Tổng diện tích toàn tỉnh 3.536,76 km2 bao gồm 11 đơn vị hành chính: 01 thành phố, 01 thị xã và 09 huyện.
2. Dân số: Tổng dân số toàn tỉnh: 2.231.062 người, trong đó:
- Thành thị : 634.313 người (28,43 %)
- Nông thôn : 1.596.749 người (71.57 %)
Mật độ bình quân: 631 người/km2. Cao nhất tại thành phố Long Xuyên 2.387 người/km2, thấp nhất tại huyện Tri Tôn 212 người/km2.
3. Khí tượng Thủy văn: An Giang hàng năm có 2 mùa rõ rệt
- Mùa khô: Từ tháng 12 đến tháng 4.
- Mùa mưa: Từ tháng 5 đến tháng 11.
Yếu tố khí hậu |
Mùa khô |
Mùa mưa |
- Số giờ nắng |
Tăng cao, biến thiên từ 202 - 246 giờ / tháng |
Giảm, biến thiên từ 144 - 220 giờ / tháng |
- Nhiệt độ |
Trung bình từ 29 - 29,60C |
Trung bình từ 25,4 - 280C |
- Lượng mưa |
Hầu như không đáng kể |
Từ 93,6 - 388,6 mm/tháng |
- Độ ẩm |
Từ 71 - 80 % |
Từ 81 - 84 % |
Một điểm đáng lưu ý là mùa mưa cũng là mùa lũ do nước sông MeKong từ thượng nguồn đổ về gây ngập lụt cho tỉnh. Các hiện tượng thời tiết khác như: dông, lốc, sét, bão… cũng thường xảy ra trong thời gian này.
II. CÁC LOẠI HÌNH THIÊN TAI CHỦ YẾU TẠI TỈNH AN GIANG
A. Các loại hình thiên tai: chủ yếu tại tỉnh An Giang có thể kể ra như sau: lũ lụt, sạt lở đất, lốc, dông, sét, hạn hán, ngập úng, đất và nước chua phèn, bão, cháy rừng. Trong đó có loại đi liền nhau hoặc loại thiên tai này là hệ quả của thiên tai khác. Chẳng hạn như lũ lụt gây sạt lở đất và úng ngập, mưa bão làm dâng mực nước, dông sét làm cháy rừng…
Một vấn đề đáng quan tâm là trong trường hợp tổ hợp từ 2 loại hình thiên tai cùng xảy ra thì sẽ gây hậu quả hết sức nghiệm trọng. Trong các năm qua, việc xảy ra cùng lúc nhiều loại hình thiên tai đã từng xảy ra ví dụ như: vừa lũ lụt vừa có dông, lốc, sét vừa có sạt lở đất… Không loại trừ khả năng các thiên tai gây ảnh hưởng lớn trên diện rộng có thể cùng xảy ra, ví dụ như vừa lũ lớn vừa có bão đổ bộ…
1. Lũ: Lũ vào An Giang do dòng chảy từ thượng nguồn sông Mekong đổ về, sau khi được điều tiết ở Biển Hồ, với những đặc điểm chính như sau:
Mùa lũ ở An Giang thường kéo dài khoảng 06 tháng, từ tháng 06 đến tháng 11 hàng năm. Lũ lên xuống từ từ với cường suất nhỏ, trung bình 5-7 cm/ngày. Lũ ở An Giang thường là lũ một đỉnh, đạt lớn nhất vào khoảng từ cuối tháng 9 đến nửa đầu tháng 10. Tháng 8 cũng thường có một “đỉnh phụ” xuất hiện sớm khá nguy hại.
Lưu lượng đỉnh lũ theo sông Tiền, sông Hậu và phần tràn biên giới vào khoảng 38.000 m3/s, tổng lượng nước lũ 410 – 420 tỷ m3. Lượng lũ tràn qua các khu trũng thấp dọc theo biến giới, là yếu tố chính gây ngập nội đồng.
Theo sự phân cấp lũ của Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn (KTTV), với mực nước tại Tân Châu <3,83 m được xem là lũ nhỏ, từ 3,83 - 4,33 m là lũ trung bình và >4,33 m là lũ lớn. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây về lũ khuyến nghị điều chỉnh cấp báo động lũ cho phù hợp với tình hình mới.
Lũ luông mang đến cho An Giang cả mặt tích cực và tiêu cực. Nếu ngay như tác hại của những trận lũ lớn là rõ ràng, thì chúng cũng đã đem lại cho đồng bằng này một lượng phù sa khổng lồ được lắng đọng lại giữa đồng ruộng, mang lại những vụ lúa bội thu sau đó. Đồng thời còn là nguồn thức ăn vô tận để các loài thủy sinh phát triển trong suốt 5 - 6 tháng mùa lũ. Nước lũ cũng có tác dụng rửa trôi phèn đầu mùa mưa, tẩy sạch thuốc trừ sâu sử dụng trên đồng và làm vệ sinh môi trường mặt ruộng… Thủy triều biển Đông tuy không phải là yếu tố chính gây nên lũ lớn, nhưng lại là yếu tố quan trọng làm gia tăng mức độ lũ khi đỉnh lũ rơi vào khoảng thời gian xuất hiện triều cường thì sự gia tăng mực nước lũ là điều dễ nhận thấy (tháng 10-11). Sự gia tăng mực nước triều trung bình tháng là khoảng 10 - 20 cm. Vì vậy lũ càng muộn càng khó tiêu thoát hơn.
Lũ và ngập lụt là một trong những thiên tai nghiêm trọng nhất ở An Giang, ảnh hưởng lớn đời sống kinh tế - xã hội và phát triển sản xuất nông nghiệp trong một thời gian dài, với mức độ ngày càng diễn biến phức tạp.
Thiên nhiên luôn có những bất ngờ và tiềm ẩn những tai ương khôn lường. Ít ai nghĩ rằng ĐBSCL lại 3 năm liền có lũ lớn 2000, 2001, 2002 lại là những năm đều có lũ dạng 2 đỉnh. Tuy xuất hiện sớm muộn và khoảng cách khác nhau, nhưng đều có tổng lượng lớn và nguy cơ thiệt hại cao.
Hiện nay, hệ thống hạ tầng cơ sở phát triển nhanh trong 10 năm qua, đã ảnh hưởng đáng kể đến tình hình ngập lũ ở ĐBSCL. Việc phát triển hệ thống kênh đào, đường giao thông, các cụm, tuyến dân cư, bờ bao kiểm soát lũ tháng 8 và triệt để cho phát triển nông nghiệp… đã khiến diễn biến dòng chảy và ngập lũ ở ĐBSCL trở nên phức tạp hơn.
* Thiệt hại do các trận lũ những năm gần đây được trình bày ở bảng sau:
Stt |
Hạng mục |
Đơn vị |
2000 |
2001 |
2002 |
2003 |
2004 |
2005 |
2006 |
2007 |
|
Tổng thiệt hại |
tỷ đồng |
842 |
175 |
69 |
4 |
10 |
38 |
11 |
5,5 |
1 |
Người chết (tổng số / trẻ) |
người |
134/94 |
135/104 |
77/69 |
6/6 |
16/15 |
33/30 |
22/22 |
14/14 |
2 |
Nhà cửa |
|
||||||||
|
- Nhà ngập |
căn |
151.867 |
32.951 |
20.743 |
- |
1.989 |
797 |
5 |
- |
|
- Nhà sập |
căn |
966 |
350 |
378 |
- |
46 |
58 |
2 |
25 |
3 |
Nông nghiệp |
|
||||||||
|
- Lúa, mùa mất trắng |
ha |
4.947 |
972 |
327 |
- |
121 |
17 |
- |
- |
|
- Thủy sản bị mất |
tấn |
2.478 |
387 |
23 |
- |
7 |
1 |
- |
- |
4 |
Cơ sở hạ tầng |
|
||||||||
|
- Trường học bị ngập |
điểm |
461 |
171 |
64 |
- |
16 |
3 |
- |
- |
|
- Trạm Y tế bị ngập |
trạm |
53 |
43 |
3 |
- |
3 |
- |
- |
- |
|
- Quốc lộ bị ngập |
km |
31 |
1 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
|
- Tỉnh lộ bị ngập |
km |
162 |
74 |
44 |
- |
6 |
11 |
- |
- |
|
- Cầu công hư |
cái |
273 |
98 |
110 |
- |
54 |
27 |
1 |
5 |
Nhận xét: Tình hình thiên tai trong các năm gần đây diễn biến ngày càng phức tạp và bất thường. Liên tục 3 năm 2000, 2001, 2002 là những năm lũ lớn, lũ về sớm và luôn duy trì ở mức cao trong thời gian dài, đây cũng là những năm lũ gây thiệt hại nặng cho tỉnh. Dông, lốc, bão… cũng gây ra không ít thiệt hại làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân. Nhưng từ năm 2003 trở lại đây thiệt hại về cơ sở hạ tầng thấp hơn nhiều so với những năm trước (chủ yếu thiệt hại do dông lốc và sạt lở đất và thường tập trung vào những hộ nghèo).
Nhìn chung, lũ lụt đã có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian qua. Có thể nêu một số mặt chính như sau:
- Làm chậm tốc độ phát triển so với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Việc nâng cấp cơ sở hạ tầng tuy đã được cải thiện thêm nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đồng đều, đặc biệt đối với vùng nông thôn và khu vực miền núi.
- Tạo thêm trở ngại cho việc giải quyết các vấn đề văn hóa xã hội.
- Thêm khó khăn trong việc bảo đảm môi trường.
Theo quan trắc đỉnh lũ tại Tân Châu từ năm 1940 đến nay, chúng tôi có những nhận xét sau:
- Có 3 năm xảy ra lũ lịch sử (Hmax>5m) là năm 1961 (5.11m), 1996 (5.03m) và 2000 (5.06m) với thời gian cách nhau là 5 năm và 34 năm.
- Nếu xét về mặt có thể gây ra tác hại lớn nhiều mặt với mực nước ≥4.60 m thì trong 68 năm qua có 16 năm đỉnh lũ Tân Châu ≥4.60 m chiếm 23.52%.
Từ năm 1975 đến nay (33 năm) có 7 năm xảy ra lũ lớn vượt 4.60 m tại Tân Châu, đặc biệt là 3 năm liên tiếp 2000 (5.06m), 2001 (4.78m), 2002 (4.82m).
2. Sạt lở đất: Những năm qua, hiện tượng sạt lở bờ diễn ra ở khắp nơi trong tỉnh, không chỉ ở vùng thượng nguồn mà cả ở vùng hạ nguồn, sạt lở xảy ra cả vào mùa lũ lẫn mùa kiệt.
Nguyên nhân gây ra sạt lở rất đa dạng, rất phức tạp, nhưng chủ yếu vẫn là do sự tác động cơ học, lý học, hóa học của dòng nước tác dụng vào lòng dẫn làm thay đổi tính cơ lý, phá vỡ kết cấu lớp đất lòng dẫn, rồi dần dần lôi kéo lớp đất đó theo dòng nước. Các nhân tố gây nên sạt lở bờ, ngoài các yếu tố mang tính khách quan như thủy văn, địa hình, địa chất,… thì các yếu tố mang tính chủ quan do con người tác động cũng góp phần không nhỏ gây nên sạt lở bờ.
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường về kết quả đo đạc khảo sát 46 đoạn sông vào cuối năm 2007 cho thấy:
Toàn tỉnh có 42 điểm có nguy cơ sạt lở đất bờ sông với cung trượt dao động từ nguy hiểm đến gần nguy hiểm. Ghi nhận trong mùa lũ 2007 là sạt lở đã xảy ra từng đoạn ngắn có chiều dài từ 10÷40 m không liên tiếp nhau với tốc độ trượt dao động từ 1÷30 m và có xu hướng di chuyển dần về hạ nguồn của dòng sông. Đặc biệt trên sông Tiền, đoạn thộc xã Vĩnh Hòa, xã Tân An (huyện Tân Châu), xã Kiến An (Chợ Mới) có tốc độ sạt lở cao từ 10÷30 m…
Sạt lở bờ sông ở An Giang đã gây ra những thiệt hại đáng kể cho nhà nước và nhân dân và đang là mối đe dọa lớn của xã hội. Để có thể giảm bớt những thiệt hại do xói lở gây ra, cần phải xác định rõ nguyên nhân và từ đó đưa ra các biện pháp công trình và phi công trình để ngăn chặn và dự báo phạm vi và tốc độ xói lở bờ.
Thiệt hại do sạt lở đất trong những năm qua được trình bày ở bảng sau:
Stt |
Hạng mục |
Đơn vị |
2000 |
2001 |
2002 |
2003 |
2004 |
2005 |
2006 |
2007 |
|
Thiệt hại do sạt lở |
|||||||||
1 |
- Diện tích sạt lở |
m2 |
363.735 |
58.761 |
108.185 |
92.765 |
58.071 |
83.200 |
283.480 |
16.530 |
2 |
- Nhà sập |
căn |
139 |
- |
4 |
- |
4 |
27 |
4 |
2 |
3 |
- Số hộ đã di dời |
hộ |
950 |
119 |
309 |
5 |
59 |
215 |
556 |
12 |
3. Lốc, dông sét: Do khí hậu thay đổi áp suất đột ngột trên một phạm vi cục bộ gây những luồng gió xoáy mạnh. Gió trong dông, tố, lốc thỉnh thoảng xảy ra với tốc độ từ 15÷20 m/s vào mùa khô và 25÷30 m/s vào mùa mưa.
Đây là dạng thiên tai bất thường, có thể xảy ra mọi nơi. Thường xuất hiện trong mùa mưa bão. Tuy là dạng thiên tai cục bộ, chỉ xảy ra trên diện hẹp, nhưng là dạng thiên tai vô cùng nguy hiểm vì nó diễn ra đột ngột, chưa có dự báo trước được để phòng tránh nhất là ở những vùng đồng trống không có cây, vật chắn gió dễ bị thiệt hại lớn.
Gió lốc, sét trong mưa làm thiệt hại tài sản, tính mạng của nhân dân và xã hội như chết người, sập nhà, sạt lở đất, đổ gãy hệ thống điện thắp sáng, thông tin liên lạc, sét đánh gây cháy rừng,… Các địa phương trong tỉnh đều chịu ảnh hưởng của dông, lốc xoáy, mỗi năm từ 3 đến 8 cơn trong thời gian tháng 5-11.
4. Hạn hán: Hạn hán là loại thiên tai khá nghiêm trọng, xuất phát từ sự thiếu mưa trong thời gian khá dài thường là một vài tháng dẫn đến tình trạng thiếu khả năng cung cấp nước ngọt cho nông nghiệp, các ngành sản xuất và sinh hoạt.
Hạn thường xảy ra sau khi năm trước lũ nhỏ, ít mưa dẫn đến nguồn nước thiếu trầm trọng. Những năm gần đây, hạn hán có diễn biến ngày càng gay gắt kéo dài (như hạn năm 1998; năm 2004 lũ nhỏ, ít mưa dẫn đến năm 2005 hạn hán trầm trọng, đến tháng 7/2005 mới có mưa lại).
Đối với An Giang, chỉ xảy ra vấn đề hạn hán, nhưng đối với toàn ĐBSCL, hạn hán đi kèm với xâm nhập mặn. Đặc biệt trong mùa kiệt năm 1998, mặn đã xâm nhập đến Vĩnh Gia (huyện Tri Tôn) trên kênh Vĩnh Tế trong một thời gian rất ngắn rồi chấm dứt.
Hạn hán và xâm nhập mặn tại ĐBSCL phụ thuộc vào 3 yếu tố chính:
- Lưu lượng thượng lưu.
- Lượng nước tích từ mùa lũ năm trước và lượng mưa.
- Sử dụng nước.
Theo Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Anh, Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam, yêu cầu nước về sử dụng nước trong mùa khô toàn ĐBSCL khoảng từ 909 - 1231 m3/s. Với lưu lượng mùa kiệt sông Mekong qua Tân Châu, Châu Đốc khoảng 2500 - 4000 m3/s, nếu thượng lưu lại gia tăng lấy nước trong mùa khô thì tình hình cung cấp nước ở ĐBSCL sẽ rất khó khăn và đồng hành với nó là ranh mặn sẽ lên rất cao.
Từ những dự đoán nêu trên, để giải quyết tình trạng thiếu nước có thể xảy ra một biện pháp đã được đề xuất là xây dựng các hồ chứa nước đồng bằng để trử nước sử dụng trong mùa khô. Trong thời gian tới, cần tiếp tục theo dõi diễn biến lưu lượng nước sông Mekong để có giải pháp thích hợp bảo đảm đủ nhu cầu nước.
5. Ngập úng: Vào thời kỳ mưa lớn kết hợp với lũ hoặc triều cường gây ngập úng và gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp như cây trồng và vật nuôi.
Diễn biến thời tiết bất thường là nguy cơ dẫn đến ngập úng gây thiệt hại sản xuất nông nghiệp.
6. Đất và nước chua phèn: Đất phèn là loại đất chứa các vật liệu có thể xảy ra các quá trình đã, đang và sẽ sản sinh ra một lượng lớn acid sulphuric (H2SO4) tạo độc tố nhôm, sắt trong đất và nước, gây ảnh hưởng lâu dài đến những đặc tính chủ yếu của đất.
Vào đầu mùa mưa, các độc tố phèn được hình thành trong mùa khô sẽ bị rửa trôi và tiêu thoát ra các kênh rạch xung quanh, lan truyền bằng ảnh hưởng của các quá trình khuyếch tán và đối lưu trong dòng chảy đến các khu vực lân cận. Nước chua phèn có thể hủy diệt nhiều loài thủy sinh, giảm năng suất nông nghiệp, đặc biệt là lúa, cây ăn trái, gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt của cư dân trên diện rộng, là tác nhân gây nên các bệnh lão hóa ở người, làm tăng quá trình ăn mòn hóa học và làm giảm tuổi thọ các công trình xây dựng,…
7. Bão: Bão và Áp thấp nhiệt đới ít xảy ra ở ĐBSCL. Theo thống kê trong vòng 80 năm từ 1884-1970 có tổng cộng 2.116 cơn bão trên biển Đông, nhưng chỉ có 25 cơn bão ảnh hưởng đến vùng ĐBSCL (chiếm 0,75%).
Tuy bão ít xảy ra nhưng tác động của bão rất lớn gây thiệt hại nặng nề về người và của cải như trận bão số 5 xảy ra ngày 02/11/1997.
Một ảnh hưởng quan trọng của bão lên vùng ven biển ĐBSCL là hiện tượng nước dâng. Kết quả khảo sát thực địa độ cao nước dâng do bão số 5 cho thấy tại Bạc Liêu là 142 cm, tại Gành Hào là 153 cm, tại cửa Bồ Đề là 192 cm và tại Năm Căn là 143 cm.
Thiệt hại do bão gây ra rất khủng khiếp. Chỉ tính một cơn bão số 5 năm 1997 thôi đã gây thiệt hại nghiêm trọng tới tài sản các tỉnh ven biển ĐBSCL với giá trị trên 5.000 tỷ đồng, gần 2.000 người chết và mất tích, hàng chục ngàn người phải di dời.
Ngoài ra, cơn bão số 9 DURIAN ngày 05/12/2006 đã ảnh hưởng trực tiếp các tỉnh phía Tây Nam Bộ, với sức gió mạnh đến cấp 9, giật trên cấp 9 gây thiệt hại đáng kể cho các tỉnh phía nam. Mức độ thiệt hại của An Giang do bão gây ra không lớn so với các tỉnh ĐBSCL vì là tỉnh nằm sâu trong đất liền, không ở ven biển.
Với tình hình trong các năm qua như vậy, nhưng trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu đang xảy ra, những diễn biến trong tương lai sẽ rất nghiêm trọng.
Tại cuộc họp giao ban trực tuyến ngày 17/05/2008 do Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải chủ trì, các cảnh báo sau đây đã được đặt ra:
- Cơn bão Nargis (cấp 17) đã tàn phá nặng nề vùng Irrawaddy của Myanmar – Vùng ĐBSCL có nhiều điểm giống đồng bằng Irrawaddy, vậy nếu có cơn bão mạnh trên cấp 14 đổ bộ vào thì sẽ ra sao ?.
- Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Nguyễn Công Thành cho biết: vùng bằng phẳng như ĐBSCL, bão cấp 9-10 còn chịu được, nhưng bão cấp 14 sẽ là thảm họa, thống kê từ 1961 đến nay có 28 cơn bão vào Việt Nam nhưng chưa bão nào vượt cấp 14. Các cơn bão mạnh như Xangsane, Durian năm 2006 chỉ đạt cấp 14 và gió giật trên cấp 14.
- Giám đốc trung tâm Dự báo KTTV Trung ương cho biết: năm 2008 có thể có từ 6-8 cơn bão từ cấp 10 trở lên ảnh hưởng đến nước ta. Số lượng cơn bão mạnh ảnh hưởng đến Việt Nam có xu hướng tăng dần lên qua các năm.
Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo các biện pháp trước mắt và lâu dài để hạn chế thấp nhất các thiệt hại do bão gây ra.
* Một loại hình thiên tai khác là mưa to gây ra sạt lở đất và lũ quét đã xảy ra tại An Giang: năm 1982 mưa to gây sạt lở Núi Cấm (huyện Tri Tôn) và năm 2001 mưa to gây lũ quét tại xã Lê Trì (huyện Tri Tôn), thiệt hại 3,4 tỷ đồng.
8. Cháy rừng: Là một tỉnh đồng bằng nhưng An Giang cũng có 1 diện tích là đồi núi chủ yếu ở 02 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Đất lâm nghiệp của tỉnh có diện tích là: 14.617 ha.
Thời kỳ mùa khô từ tháng 01 đến tháng 04 hàng năm rất nguy hiểm về cháy rừng. Nguyên nhân cháy chủ yếu do con người sử dụng lửa trong sản xuất hay tập quán thu hái lâm sản, đốt ong lấy mật… Hiện tượng cháy do sét đánh, tự cháy và một số nguyên nhân khác chiếm tỷ lệ nhỏ.
Sau cháy rừng, ngoài việc mất lớp cây rừng sản xuất và các loài sinh vật bảo tồn, chim thú quý còn làm ô nhiểm không khí và tổn thương cộng đồng dân cư quanh khu rừng.
Trong tương lai, khả năng nguồn nước cạn kiệt, thời tiết diễn biến bất thường và nắng nóng kéo dài cộng thêm việc gia tăng khai thác tài nguyên rừng và hoạt động sản xuất của con người quanh khu rừng làm tăng nguy cơ cháy. Trong các loại rừng, rừng tràm có nguy cơ cháy cao nhất.
* Thiên tai với vấn đề dân số: Tỷ lệ dân số sống ở nông thôn chiếm đến 71,75%. Đa số đều bị ảnh hưởng do lũ, đời sống còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.
Đối tượng dễ bị tổn thương do ảnh hưởng của thiên tai được xác định là các hộ nghèo và các hộ cận nghèo trong cộng đồng dân cư.
Kết quả điều tra năm 2007 cho thấy: tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh chiếm 8,93% và tỷ lệ hộ cận nghèo chiếm 5,51%. Trong đó: thành phố Long Xuyên và thị xã Châu Đốc có tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo thấp nhất. Hai huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên có tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao nhất. Các huyện còn lại có hộ nghèo và cận nghèo biến thiên từ 3,5 ÷ 7,5%, cá biệt có huyện An Phú có tỷ lệ hộ nghèo trên 13% và hộ cận nghèo trên 7%.
Một bộ phận không nhỏ ở vùng sâu, vùng xa còn chậm phát triển, mà khó khăn lớn nhất là điều kiện đi lại và học hành, do phân bố dân cư không tập trung, vùng lũ bị ngập sâu và lâu ngày. Phần lớn nhân dân vùng nông thôn thiếu nước sạch cho ăn uống và sinh hoạt. Do chủ yếu phải sử dụng nguồn nước từ ao đìa và kênh rạch nên tỷ lệ mắc các bệnh đường ruột cao và hơn một nửa phụ nữ mắc bệnh phụ khoa. Việc giao lưu và tiếp nhận thông tin văn hóa còn chậm, đời sống tinh thần nhìn chung còn nghèo nàn.
Lũ lụt là trở ngại lớn nhất cho việc phát triển cơ sở hạ tầng, cuộc sống của người dân không ổn định do nhà cửa bị ngập, hàng ngàn hộ mỗi năm phải di dời. Các năm lũ lớn đều làm chết người.
Hiện tượng xói lở bờ sông đã và đang là lực cản lớn đến tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Những tổn thất do hiện tượng xói lở bờ sông xảy ra trong hơn thập niên qua là rất nặng nề.
Vào mùa khô trong những năm gần đây, vấn đề hạn hán cũng là những khó khăn và thách thức của tỉnh, những thiệt hại về hạn hán tuy không gây thiệt hại về người nhưng gây thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống của người dân.
* Điều kiện xã hội: Hiện trạng vệ sinh môi trường gồm các vấn đề nhà vệ sinh, sức khoẻ cộng đồng, chất thải chăn nuôi và rác thải sinh hoạt ở vùng nông thôn rất đáng quan tâm. Nhìn chung lũ lụt tác động tích cực đến các yếu tố gây ô nhiễm, tình trạng bệnh dịch lây lan sau mùa lũ đã thường xảy ra.
Một yếu tố khác là gánh nặng tâm lý sống tạm bợ cũng là một lực cản cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
B. Một số vấn đề liên quan đến thiên tai:
1. Biến đổi khí hậu (Theo Tiến sĩ Tô Văn Trường – Viện Qui hoạch Thủy lợi Miền Nam):
Khí hậu toàn cầu ngày càng biến đổi phức tạp, ảnh hưởng hiệu ứng nhà kính do tác động từ các hoạt động của con người vào tự nhiên đã làm cho lũ lụt, hạn hán, xói lở bờ sông, ô nhiễm nguồn nước, xâm nhập mặn, dịch bệnh người và gia súc… ngày càng diễn ra phức tạp, khó lường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống nhân dân.
Một số tác động chính của biến đổi khí hậu (BĐKH) liên quan đến An Giang có thể nêu ra như sau:
- Tác động của BĐKH đối với thiên tai, con người, cây trồng và vật nuôi, như làm tăng tần số, cường độ, tính biến động và tính cực đoan của các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như bão, tố, lốc..., các thiên tai liên quan đến nhiệt độ và mưa như thời tiết khô nóng, lũ lụt, ngập úng hay hạn hán, xâm nhập mặn, các dịch bệnh trên người, trên gia súc, gia cầm và trên cây trồng.
- Tác động của BĐKH đối với tài nguyên nước, như chế độ mưa thay đổi có thể gây lũ lụt nghiêm trọng vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô, gây khó khăn cho việc cấp nước và tăng mâu thuẫn trong sử dụng nước.
- Tác động của BĐKH đối với nông nghiệp và an ninh lương thực, như tác động đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng, ảnh hưởng đến sinh sản, sinh trưởng của gia súc, gia cầm, làm tăng khả năng sinh bệnh, truyền dịch của gia súc, gia cầm, gây nguy cơ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp.
- Tác động của BĐKH đối với lâm nghiệp như tác động xấu đến rừng tràm và rừng trồng trên đất bị nhiễm phèn... Nhiệt độ và mức độ khô hạn gia tăng cũng làm tăng nguy cơ cháy rừng, phát triển sâu bệnh, dịch bệnh...
- Tác động của BĐKH đối với giao thông vận tải như làm tăng nguy cơ ngập nước các tuyến giao thông quan trọng, tăng xói lở mặt và nền đường bộ, tăng nguy cơ xói lở và cạn kiệt các luồng đường thủy.
- Tác động của BĐKH đối với công nghiệp và xây dựng như phải đối mặt nhiều hơn với nguy cơ ngập lụt và thách thức trong tiêu thoát nước ở các đô thị lớn và xử lý nước thải nhiễm bẩn từ các khu công nghiệp.
- Tác động của BĐKH đối với sức khỏe con người như nhiệt độ tăng, tác động tiêu cực đối với sức khỏe con người, dẫn đến gia tăng một số nguy cơ đối với tuổi già, người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh; Làm tăng khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới như sốt rét, sốt xuất huyết, số lượng người bị bệnh nhiễm khuẩn dễ lây lan. Làm tăng số người chết do thiên tai; Tăng nghèo đói do giảm thu nhập, mất nhà cửa. Những đối tượng dễ bị tổn thương nhất là những nông dân nghèo, các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, người già, trẻ em và phụ nữ.
- Tác động lớn đến đời sống dân cư, xã hội. Biến đổi phân bố dân cư, đô thị và các trung tâm, cơ sở kinh tế sẽ diễn ra sự dịch chuyển. Cuộc sống của người dân sẽ gặp nhiều xáo trộn lớn. An ninh quốc phòng sẽ phải đặt ra những vấn đề thích ứng hơn với bối cảnh mới.
2. Việc sử dụng quá mức lượng nước thượng nguồn sông Mekong:
Có rất nhiều nghiên cứu của nhiều tác giả về việc ảnh hưởng của việc sử dụng quá mức lượng nước thượng nguồn sông Mekong đối với hạ lưu. Ở đây xin trình bày một vài kết quả như sau:
a. Theo Ủy ban sông Mekong Việt Nam: Nghiên cứu tác động phát triển thượng nguồn sông Mekong (tháng 7/2008).
* Đóng góp dòng chảy lưu vực sông Mekong:
Trung Quốc (16%), Myanmar (2%), Cambodia (18%), Lào (35%), Thái Lan (18%) và Việt Nam (11%)
* Các dự án được nghiên cứu: Các trạm thủy điện Trung Quốc: Manwan (1996), Dachaoshan (2003), Jinghong (2010), Xiaowan (2013), Nuozhadu (2017) và Gongguaqiao (2020).
Hiện tại Thủy điện Trung Quốc chưa tác động đáng kể đến lượng dòng chảy ở hạ lưu cho đến khi công trình Xiaowan đi vào vận hành (2013).
Với việc vận hành bình thường 2 hồ chứa lớn (Xiaowan và Nuozhadu) dòng chảy sông Mekong đi vào ĐBSCL tăng đáng kể (5-9% trung bình mùa khô và 13-23% trung bình tháng 3) và góp phần đẩy mặn khoảng 6% diện tích chưa xâm nhập mặn ở ĐBSCL.
Hai hồ chứa lớn có khả năng điều khiển rất mạnh toàn bộ dòng chảy mùa khô ở hạ lưu sông Mekong (trường hợp tích nước cực đoan có thể cắt giảm 9-20% lượng dòng chảy mùa khô và 17-36% dòng chảy tháng 3 tại Kratie).
* Phát triển thủy điện của Lào:
Lào có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển thủy điện. Lào đã lập kế hoạch phát triển thủy điện năm 1994 với khoảng 50 công trình dự kiến. Chính phủ Lào đã xác định phát triển thủy điện là ngành kinh tế mũi nhọn để phát triển kinh tế và thu ngoại tệ.
Ngoài kịch bản “Điều kiện tự nhiên”, kết luận về tác động ở hạ lưu của các kịch bản quy hoạch còn lại cho thấy dòng chảy trong mùa khô ở hạ lưu sẽ được tăng lên tùy theo qui mô của đập trong hệ thống và tùy theo dung tích hữu ích theo tiến độ thi công. Các tác động lên chế thủy văn sẽ tùy theo vị trí của các công trình đó mà giảm dần dọc theo dòng chính và khi tới 2 trạm Tân Châu và Châu Đốc, các tác động ở “kịch bản gây tác động mạnh nhất” khá mạnh (khoảng 20%) trong mùa khô và giúp phần đẩy mặn khoảng 6% diện tích chưa xâm nhập mặn của ĐBSCL. Trong khi đó, tác động của các công trình này lên ĐBSCL trong mùa lũ hầu như không đáng kể.
* Dự án cải tạo giao thông thủy:
Ngày 20/04/2000 tại Tachileik, Myanmar các Bộ trưởng Giao thông của 4 nước: Trung Quốc, Lào, Myanmar và Thái lan đã chính thức ký kết “Hiệp định Giao thông thủy Thương mại trên sông Mekong – Lan Thương”. Hiệp định cho phép tự do giao thông trên tuyến đường thủy giữa 2 cảng sông Simao của Trung Quốc và Luang Phrabang của Lào.
Để thực hiện Hiệp định, một dự án Cải tạo Tuyến Giao thông thủy sông Mekong – Lan Thương (dài 331 km) từ cột móc biên giới số 243 giữa Trung Quốc – Myanmar đến Ban Houay Sai của Lào nhằm điều chỉnh và cải tạo tuyến giao thông thủy tại 11 ghềnh và 10 bãi đá ngầm với mục tiêu tàu 100-150 tấn lưu thông trong giai đoạn 1 và tàu từ 300 tấn trở lên trong giai đoạn sau.
Các kịch bản cải tạo mặt cắt (500 tấn) cho thấy tác động lên dòng chảy và mực nước dọc dòng chính, tại điểm cuối cùng của tuyến giao thông thủy được cải tạo là hoàn toàn không đáng kể. Do đó, tác đến vùng ĐBSCL là không đáng kể. Tuy nhiên, cần lưu tâm đến các tác động môi trường, kinh tế - xã hội khác có thể ảnh hưởng tới Việt Nam.
* Chiến lược sử dụng nước của Thái Lan:
- Hỗ trợ nước cho vùng châu thổ Chao Phraya.
- Gia tăng nguồn nước từ bên ngoài cho vùng Đông Bắc.
- Các biện pháp nội tại cho vùng Đông Bắc.
- Đối với vùng phía Bắc: sử dụng tưới ở phạm vi trung bình.
- Và một số dự án chuyển nước khác.
Đối với ĐBSCL, trong trường hợp cực đoan nhất, khi diện tích tưới trong lưu vực ở mức tối đa và tất cả các công trình chuển nước của Thái Lan vận hành tối đa, tác động bất lợi lên chế độ thủy văn ở tân Châu và Châu Đốc khá mạnh (giảm dòng chảy trung bình tháng 3 khoảng 31% và làm tăng diện tích chịu xâm nhập mặn từ 7-14%). Tuy nhiên, thông qua xem xét các kịch bản sử dụng nước tối đa có thêm các công trình thủy điện, các tác động bất lợi nói trên đã được khắc phục và có tác động điều tiết tốt trong lưu vực (dòng chảy trung bình tháng tăng lên khoảng 20% và giảm diên tích chịu xâm nhập mặn đến 4%).
* Phát triển kinh tế xã hội Campuchia:
Từ các nghiên cứu và kịch bản quy hoạch sử dụng nước của Campuchia, ảnh hưởng đến ĐBSCL như sau:
Ảnh hưởng của kịch bản quy hoạch sử dụng nước giai đoạn 2020: do nhu cầu sử dụng nước tăng cao, dòng chảy đến Việt Nam giảm so với hiện trạng.
Ảnh hưởng của kịch bản phát triển hệ thống thủy điện Trung Quốc kết hợp với nhu cầu giai đoạn 2020:
- Đối với dòng chảy của cả năm, dòng chảy trung bình ngày ở hạ lư không tăng nhiều.
- Trong mùa kiệt, lưu lượng trung bình ngày giảm từ 2,5% tại Kratie và 15,5% tại Châu Đốc.
- Đối với dòng chảy mùa lũ tại hạ lưu, hệ thống thủy điện làm giảm đỉnh lũ xuống.
b. Theo Tiến sĩ Tô Văn Trường, Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam:
Sông Mekong có chiều dài 4.800 km bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, chảy qua 6 nước: Trung Quốc, Myanmar, Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam. Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở tận cùng của lưu vực sông Mekong.
* Phương hướng phát triển chính có liên quan đến sông Mekong:
Trung Quốc: dự kiến đến 2020 sẽ hoàn thành 07 nhà máy thủy điện với công suất khoảng 15.000 MW và hồ chứa có dung tích khoảng 40 tỷ m3 nước. Nhu cầu nước năm 2020 cho công nghiệp khoảng 750 triệu m3, cho nông nghiệp 2.25 - 2.44 tỷ m3 .
Myanmar: đã xác định một số dự án thủy điện với tổng công suất 114.600 KW. Các công trình thủy lợi chuyển nước phục vụ nông nghiệp (lúa, mía, bông, đậu,…) trên các sông nhánh của sông Mekong.
Lào: ngoài 20 công trình thủy điện sẽ được hoàn thành trong giai đoạn 2001-2008 với tổng công suất mất khoảng 6.000 MW và hồ chứa với dung tích trên 83 tỷ m3, còn 9 công trình thủy điện được xác định với công suất dự kiến trên 10.000 MW. Nhu cầu nước cho nông nghiệp vào 2010 khoảng 4 - 4,5 tỷ m3.
Thái Lan: đang đàm phán với Lào để xây dựng 2 nhà máy thủy điện với tổng công suất 4.060 MW. Dự kiến các công trình thủy lợi để khai thác trên 3,5 tỷ m3 / mùa cho 480.000 ha.
Campuchia: đang xem xét một số dự án thủy điện với công suất trên 4.000 MW. Nhu cầu nước cho nông nghiệp khoảng 4,4 tỷ m3 khi hoàn tất các hệ thống thủy lợi.
* Nhận xét và đánh giá tác động:
- Tại Vân Nam (Trung Quốc): trong điều kiện có hợp tác chặt chẽ và thông tin đầy đủ kịp thời về chế độ vận hành dự án, các dự án thủy điện có hồ chứa trên dòng chính Mekong ở Vân Nam sẽ có tác dụng điều tiết dòng chảy tốt hơn, giúp các nước hạ lưu giảm bớt lũ vào mùa mưa và bổ xung nước vào mùa khô nên có lợi cho sản xuất nông nghiệp, giao thông thủy trên sông Mekong được thuận lợi hơn. Tuy nhiên, các dự án này sẽ ngăn cản một lượng lớn phù sa di chuyển xuống hạ lưu, ước tính khoảng 100-150 triệu tấn/năm, đồng thời có thể làm thay đổi chế độ dòng chảy và địa hình của sông ở dưới vùng hạ lưu, đặc biệt đối với quốc gia liền kề ở phía hạ lưu.
Cả 2 nhu cầu nước về công nghiệp và nông nghiệp so với tổng lưu lượng nước phần lưu vực ở Vân Nam đóng góp thì không lớn, do đó khả năng tác động đến lưu lượng nước ở các nước hạ lưu tuy sẽ có ít nhiều, nhưng không đến mức nghiêm trọng. Việc phát triển công nghiệp khai khoáng trong tương lai có thể có tác động xấu đến chất lượng nước ở vùng hạ lưu, nếu công tác quản lý và xử lý nước thải không được đảm bảo.
- Tại lưu vực sông Mekong ở Myanmar, chỉ có khai thác thủy điện là đáng kể nhất. Tuy nhiên, các dự án thủy điện này đều nhỏ và xây dựng trên các dòng nhánh, do đó khó có tác động đáng kể đến các nước ở hạ lưu sông Mekong. Nhu cầu nước cho sinh hoạt và nông, công nghiệp hiện nay không lớn vì lưu vực sông Mekong trên lãnh thổ Myanmar nhỏ, lại nằm ở vùng núi cao, hẻo lánh, dân cư thưa thớt.
- Ở Lào, phát triển thuỷ điện được ưu tiên nhất và được tập trung phát triển trên các sông nhánh. Tuy nhiên các dự án này phần lớn đều là loại có hồ chứa nước (khoảng 83 tỉ m3), do đó có thể sẽ giúp giảm bớt nguy cơ lũ vào mùa mưa và tăng lưu lượng dòng chảy vào mùa khô ở sông Mekong; đồng thời chúng cũng ngăn cản đáng kể lượng phù sa ở sông Mekong. Các dự án thủy điện được xác định trên dòng chính ở Lào đều không phải loại có hồ chứa nên tác động không đáng kể đến lưu lượng dòng chảy của sông Mekong. Nếu công nghiệp, đặc biệt công nghiệp khai khoáng, được phát triển và tốc độ đô thị hoá tăng nhanh thì sẽ đòi hỏi phải bổ xung và nâng cấp cơ sở hạ tầng xử lý chất thải hiện có, nếu không có thể tác động đến chất lượng nước và làm ô nhiễm nước sông Mekong trong tương lai.
- Thái Lan, ưu tiên khai thác và sử dụng nguồn nước lưu vực thuộc lãnh thổ quốc gia vào lĩnh vực thủy lợi để phục vụ phát triển nông nghiệp ở khu vực này. Tuy hiện tại chưa có dự án thủy lợi chuyển nước trong lưu vực và ra ngoài lưu vực được thực hiện, nhưng các dự án hiện đang được Thái Lan xem xét nếu được thực hiện sẽ làm giảm lượng nước dòng chảy mùa lũ và có tiềm năng làm giảm lưu lượng dòng chảy mùa khô nếu không xây dựng hồ chứa nước. Đất đai ở vùng Đông Bắc Thái Lan bị nhiễm mặn nhiều nên mở rộng diện tích đất nông nghiệp có tưới và xả nước thông qua các hệ thống thủy nông sẽ làm tăng độ mặn các nguồn nước ở khu vực này, dẫn đến tác động đến chất lượng nước dòng chính Mekong.
Với việc xây dựng các nhà máy thủy điện và hồ chứa nước trên sông Tonle Sáp và sông Mekong mà Campuchia hiện đang có kế hoạch, cộng với với việc khôi phục, nâng cấp và xây dựng mới các công trình thủy lợi phục vụ phát triển nông nghiệp ở Campuchia trong những năm tới, nhu cầu sử dụng nước ở Campuchia sẽ tăng lên đáng kể so với hiện nay. Việc lấy nước sông Mekong phục vụ cho các mục đích thủy điện, tưới tiêu ở Campuchia, Thái lan và các nước khác sẽ làm giảm lưu lượng dòng chảy ở khu vực hạ lưu nếu không có công trình hồ chứa nước. Lưu lượng dòng chảy bị giảm và mực nước sông Mekong bị hạ thấp, đặc biệt vào mùa khô, sẽ làm cho vấn đề xâm nhập mặn ở ĐBSCL càng thêm trầm trọng, đồng thời cũng tác động đến giao thông thủy, hạn chế khả năng đi lại của thuyền bè trên sông, tác động đến sự di cư của cá và lượng phù sa di chuyển vào nước ta. Đây là vấn đề có nhiều khả năng xảy ra trong tương lai và là nguy cơ tác động xấu lớn nhất đối với ta, đe dọa sản xuất nông nghiệp và đời sông và sinh hoạt của đồng bào ta ở vùng châu thổ sông Cửu Long.
Nhu cầu phát triển phát triển kinh tế - xã hội tại các vùng lưu vực sông Mekong ở 5 nước thượng lưu rất lớn. Việc khai thác, sử dụng nguồn nước trong lưu vực thuộc lãnh thổ các nước này được ưu tiên và có vai trò lớn trong kế hoạch phát triển lâu dài. Mỗi quốc gia có có chương trình phát triển và khai thác nguồn nước riêng của mình.
Cả Vân Nam (Trung quốc) và Myanmar đều không tham gia Uỷ hội sông Mekong, nhưng các hoạt động khai thác sử dụng nguồn nước lưu vực sông Mekong nhất định sẽ có tác động ít nhiều đến các nước ở hạ lưu.
Khai thác tiềm năng thủy điện trong lưu vực sông Mekong sẽ được thúc đẩy phát triển ở Vân Nam, Lào và Campuchia. Đặc biệt ở hai nước đầu nguồn, việc phát triển thủy điện được qui hoạch chu đáo có thể sẽ có những tác động tích cực trên phương diện kinh tế và điều tiết nước nếu có sự phối hợp và thông tin đầy đủ, song cũng có tác động tiêu cực đối với sự cân bằng sinh thái do làm thay đổi chế độ dòng chảy hàng năm, tác động đến sự di cư của một số loài cá quan trọng ở lưu vực cũng như lượng phù sa di chuyển xuống hạ lưu.
Trước việc các nước thượng lưu sẽ ngày càng tăng cường khai thác nguồn nước sông Mekong phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của mình, Việt Nam nằm ở cuối nguồn sẽ phải chịu tác động có tính nguy cơ sống còn về đất đai ngập mặn tại ĐBSCL, về môi trường sinh thái, lũ lụt,…
Vì vậy vấn đề hợp tác cùng các nước ven sông xử lý hài hoà các hoạt động khai thác và phát triển tài nguyên nước và tài nguyên liên quan trong lưu vực sông Mekong là vấn đề rất hệ trọng đối với ta trước mắt cũng như lâu dài.
C. CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG, GNTT THỜI GIAN QUA:
Trong thời gian qua, tỉnh đã ban hành nhiều văn bản về công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, cụ thể như sau:
1. Chỉ thị số 23/2007/CT-UBND ngày 07/12/2007 của UBND tỉnh An Giang về việc chủ động phối hợp ứng phó khi có tin bão khẩn cấp vào An Giang. Trong đó, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng ngành, từng cấp để có sự phối hợp nhịp nhàng trong phòng chống bão.
2. Công văn số 2790/UBND-VX ngày 21/08/2007 của UBND tỉnh An Giang về việc qui định cứu trợ đột xuất; trong đó quy định định mức hỗ trợ thiệt hại theo từng trường hợp cụ thể
3. Công văn số 1101/CV.UB ngày 02/05/2003 của UBND tỉnh An Giang về việc xác định nguyên nhân chết do lũ;
4. Công văn số 1458/CV.UB ngày 06/06/2003 của UBND tỉnh An Giang về việc xác định mức độ ngập;
5. Công văn số: 1737/UBND-VX ngày 06/06/2006 của UBND tỉnh về việc tổ chức các điểm giữ trẻ mùa lũ và mức chi hỗ trợ;
Ngoài ra, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn được xây dựng từ tỉnh, huyện, xã và hàng năm đều tổ chức tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm để hoạt động tốt hơn cho năm sau. Đồng thời, luôn tăng cường, củng cố, kiểm tra, chuẩn bị dự trữ vật tư, phương tiện cấp cứu, xây dựng và diễn tập các phương án cứu trợ, cứu nạn… để đảm bảo ứng phó kịp thời với mọi tình huống thiên tai xảy ra. Các cấp cũng thành lập đội xung kích luôn trong tư thế sẳn sàng ứng cứu khi có thiên tai.
III. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH CỦA TỈNH ĐẾN NĂM 2020
Các mục tiêu cơ bản
* Mục tiêu kinh tế:
a. Về GDP/người: phấn đấu đạt mức 930 USD vào năm 2010 và mức 2.470 USD vào 2020 (mức năm 2005 là 536 USD)
b. Cơ cấu kinh tế:
|
Đơn vị |
2005 |
2010 |
2020 |
Cơ cấu kinh tế |
% |
100 |
100 |
100 |
- Nông lâm thủy sản |
% |
37,74 |
24,89 |
11,15 |
- Công nghiệp – Xây dựng |
% |
12,01 |
15,49 |
20,23 |
- Dịch vụ |
% |
50,25 |
59,70 |
68,62 |
c. Tăng trưởng kinh tế: (theo phương án chọn)
Chỉ tiêu |
Đơn vị |
Giai đoạn 2006 - 2010 |
Giai đoạn 2011 - 2020 |
1. GDP/người |
USD |
927 |
|
2. Tốc độ tăng dân số (bình quân) |
% |
1,09 |
1,0 |
3. Tốc độ tăng trưởng (bình quân) Trong đó: - Nông lâm ngư nghiệp - Công nghiệp và xây dựng - Dịch vụ |
%
% % % |
12
3,6 16,7 15,3 |
11
3 12,7 12,8 |
4. Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư |
tỷ đồng |
66.160 |
437.900 |
* Mục tiêu xã hội: Tốc độ phát triển dân số thời kỳ 2006-2010 khoảng 1,1% và 2011-2020 là khoảng 1%. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 19% vào 2020.
- Tỷ lệ thất nghiệp thành thị đến 2010 giữ ở mức 4,8% vá đến 2020 giữ ở mức thất nghiệp tự nhiên (dưới 5%)
- Mức dinh dưỡng trung bình đạt 2.200 - 2.500 calo/người/ngày vào 2010 và 2.600 - 2.800 calo/người/ngày vào 2020.
- Tỷ lệ dân đô thị dùng nước sạch đạt 96% đến 2010 và 100% đến 2020.
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG VỀ PHÒNG, CHỐNG VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI ĐẾN NĂM 2020
- Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020;
- Quyết định số 71/2007/QĐ-TTg ngày 22/05/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang đến 2020;
- Công văn số 45/PCLBTW ngày 21/03/2008 của Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương về việc triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020;
1. Mục tiêu chung:
Huy động mọi nguồn lực để thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống và GNTT đến năm 2020 nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, hạn chế sự phá hoại tài nguyên thiên nhiên, môi trường, góp phần bảo đảm phát triển bền vững, bảo đảm quốc phòng an ninh nhằm đạt được các mục tiêu chủ yếu sau: Bảo vệ an toàn tính mạng nhân dân. Phát triển về kinh tế - xã hội bền vững, hội nhập với khu vực và thế giới. Xây dựng, kiện toàn bộ máy tổ chức phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn từ tỉnh đến huyện, xã. Nâng cao năng lực cho cán bộ chuyên trách và tăng cường trang thiết bị. Ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, hoàn thiện hệ thống công trình và công nghệ dự báo thiên tai.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Bảo vệ và ổn định đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân, giảm tổn thất và thiệt hại về người và của do thiên tai bằng các phương tiện ứng cứu, cứu hộ, bảo đảm đủ cơ sở thuốc và các dụng cụ, phương tiện cần thiết kịp thời cấp cứu, tổ chức tốt công tác phòng và điều trị bệnh khi có thiên tai, lụt bão. Phòng và ngăn chặn kịp thời dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, có kế hoạch và biện pháp khắc phục hậu quả sau thiên tai.
b) Đảm bảo có 100% nhà vượt lũ trong vùng vượt lũ, củng cố và nâng cấp các tuyến đê bao đảm bảo an toàn tuyệt đối. Hoàn thành cụm tuyến dân cư tập trung, hỗ trợ vốn tôn nền cho các hộ đơn lẻ, kiên cố hóa toàn bộ hệ thống trường học đảm bảo học sinh đi học bình thường trong mùa lũ. Các cơ sở hạ tầng khác được nâng cấp và xây dựng mới đáp ứng nhu cầu đối phó với tác động của thiên tai như lũ lụt, bão, lốc xoáy…
c) Đầu tư xây dựng hệ thống thông tin, cảnh báo. Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền nhân dân phòng tránh các hiện tượng thiên tai.
d) Củng cố tổ chức diễn tập tìm kiếm cứu nạn. Trang bị đầy đủ phương tiện, dụng cụ cứu hộ. Đối với sản xuất, các phương tiện được trang bị, chuẩn bị sẵn sàng cho thu hoạch, gieo trồng và đảm bảo đủ phương tiện bơm tiêu thoát úng, bơm chống hạn, vận chuyển, kho lưu trữ bảo quản sản phẩm khi thiên tai xảy ra.
e) Xây dựng một nền công nghiệp mạnh, phát triển bền vững, từng bước áp dụng công nghệ cao, công nghệ mới, cơ giới hóa, hiện đại hóa. Củng cố, tăng cường hệ thống đê bao lửng để đảm bảo an toàn thu hoạch 100% lúa Hè Thu. Chuyển đổi cây trồng, mùa vụ phù hợp với từng khu vực để không bị thiệt hại, thất mùa do thiên tai.
f) Bảo vệ, khôi phục và phát triển tài nguyên rừng. Tập trung phát triển rừng kinh tế, rừng tràm đảm bảo cân bằng môi trường sinh thái trong tương lai.
g) Phát huy lợi thế về thủy sản, tạo thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Phát triển mạnh thủy sản nuôi trồng nguồn lợi từ nguồn nước lũ. Giữ gìn môi trường sông, nước đảm bảo cho sự tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản.
h) Xây dựng hệ thống thủy lợi để chống sa mạc hóa, dẫn nước ngọt, xả phèn, tiêu thoát lũ… Công tác vận hành các công trình phục vụ Phòng chống giảm nhẹ thiên tai được tăng cường và chuyên môn hóa, đảm bảo quy trình, lịch trình, tăng nguồn nước ngọt, xả chua phèn phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.
i) Phục vụ các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. (đóng góp vào tăng trưởng GDP, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng suất và sản lượng thu hoạch, xóa đói giảm nghèo).
j) Xây dựng chương trình hành động, các thể chế chính sách thích nghi với biến đổi khí hậu.
1. Xây dựng và triển khai thực hiện các văn bản hướng dẫn, thi hành pháp luật, cơ chế và chính sách:
- Trên cơ sở các văn bản của Trung ương, ban hành các văn bản phòng, chống lụt, bão phù hợp với tình hình, đặc điểm của địa phương. Ban hành các chính sách cứu trợ thiên tai liên quan đến công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả.
- Điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện các văn bản đã ban hành liên quan đến lĩnh vực quản lý thiên tai, cơ chế chính sách cứu trợ thiên tai.
- Có chính sách khuyến khích các hoạt động khoa học công nghệ, thu hút đầu tư, thu hút nguồn nhân lực cho công tác phòng, chống và GNTT.
- Ban hành các quy chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật xây dựng công trình đảm bảo an toàn khi thiên tai xảy ra.
- Đề xuất các chính sách, thể chế thích nghi với biến đổi khí hậu.
2. Hoàn thiện tổ chức:
- Hàng năm, kiện toàn BCH phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn các ngành, các cấp để có hiệu quả trong công tác phòng chống và GNTT.
- Rà soát điều chỉnh, bổ sung về quy chế tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn các ngành, các cấp.
- Nâng cao năng lực hoạt động, chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ chuyên trách về công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, trang bị đầy đủ phương tiện, thiết bị và công nghệ đảm bảo điều kiện làm việc, yêu cầu nhiệm vụ nhằm thực hiện tốt công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
3. Lồng ghép nội dung chương trình Phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 vào chương trình kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội:
- Lồng ghép nội dung phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành, từng địa phương nhằm huy động có hiệu quả các nguồn lực và sự tham gia của các ngành, các cấp, cộng đồng và toàn xã hội cùng phối hợp thực hiện chiến lược, đưa chiến lược vào cuộc sống.
- Giải pháp thực hiện lồng ghép nội dung cần chú trọng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội từng năm, 05 năm, 10 năm đều phải gắn vào nội dung của chương trình phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai từ nay đến năm 2020.
- Xây dựng kế hoạch phục hồi và tái thiết sau thiên tai.
4. Lập và rà soát quy hoạch đã có:
- Đối với quy hoạch đã có, cần rà soát, lồng ghép nội dung phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai vào quy hoạch.
- Đối với quy hoạch chưa hoặc đang xây dựng, cần chú ý việc lồng ghép theo nội dung chiến lược.
Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan tổng hợp và lồng ghép các chỉ tiêu, mục tiêu về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh - tế xã hội hàng năm, 5 năm và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế của tỉnh.
5. Xã hội hóa trong công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai:
- Thực hiện chính sách xã hội hóa đối với công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, trong đó tạo điều kiện cho người dân tham gia vào quá trình xây dựng văn bản pháp luật, lập quy hoạch kế hoạch, quản lý và giám sát việc thực hiện các chương trình, dự án tại địa phương.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng. Xây dựng năng lực tự phòng ngừa thiên tai, phát huy truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách trong cứu trợ thiên tai. Tổ chức lực lượng tự ứng phó tự nguyện của cộng đồng để tham gia cứu hộ, cứu nạn. Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể xã hội trong các hoạt động chuẩn bị ứng phó, khắc phục hậu quả. Phát triển lực lượng tình nguyện viên trong công tác tuyên truyền, vận động, khắc phục hậu quả, phục hồi sản xuất… khuyến khích các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước có các hình thức hỗ trợ đa dạng, hiệu quả cho người dân và địa phương bị thiên tai.
6. Phát triển nguồn nhân lực:
- Mục tiêu xây dựng: Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng, chất lượng, có năng lực tiếp cận và ứng dụng các tiến độ khoa học công nghệ tiên tiến trong các lĩnh vực phát triển, bảo vệ môi trường và phòng, chống thiên tai, phân bố và đáp ứng đủ nhu cầu nhân lực của tỉnh.
- Nội dung xây dựng: Đào tạo đại học, sau đại học ngành công trình thủy lợi và phát triển tài nguyên nước (xuất phát từ đặc điểm loại thiên tai phổ biến của tỉnh là lũ lụt) lồng ghép trong chương trình phát triển nguồn nhân lực của ngành nông nghiệp và tài nguyên nước đối với cán bộ chuyên trách.
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho các cán bộ làm công tác phòng, chống giảm nhẹ thiên tai của tỉnh, huyện, xã và trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân biết mà chủ động phòng tránh.
- Phấn đấu đến năm 2010: Mỗi xã, phường, thị trấn có 01 cán bộ được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức quản lý thiên tai để đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa, ứng dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác cảnh báo, có khả năng sử dụng thành thạo trang thiết bị, xử lý nhanh các tình huống và tham mưu tích cực vào các chính sách, kế hoạch phòng chống thiên tai của tỉnh.
7. Nâng cao nhận thức cộng đồng:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các cơ quan báo, đài địa phương để không ngừng nâng cao nhận thức của nhân dân về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai: nhất là nâng cao ý thức phòng tránh bão, vì bão ít xảy ra ở khu vực Nam bộ nên người dân có tư tưởng chủ quan, lơ là, dẫn đến mất cảnh giác trong việc đối phó với các thiên tai này.
- Các đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền trong mọi tầng lớp nhân dân: nhất là các vùng nông thôn để nhân dân hiểu biết và có ý thức phòng chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai;
- Ngành Giáo dục nghiên cứu, đưa những kiến thức cơ bản về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai vào chương trình giáo dục của nhà trường nhằm giáo dục, trang bị cho học sinh có kiến thức hiểu biết về các hình thái thiên tai và biết cách đối phó với các tình huống thiên tai;
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để các bậc phụ huynh học sinh ở các vùng thường xuyên bị ngập lũ nâng cao cảnh giác, tăng cường việc quản lý con em trong mùa lũ nhằm hạn chế tình trạng trẻ em bị té sông chết đuối.
8. Nâng cao nâng lực cứu hộ cúu nạn:
- Nâng cao năng lực cứu hộ, cứu nạn của các lực lượng vũ trang và cộng đồng dân cư bằng việc tăng cường kiến thức về phòng, chống thiên tai, tăng cường trang bị các thiết bị cứu hộ, cứu nạn, tổ chức diễn tập phòng chống thiên tai.
- Chú trọng bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt trong mọi tình huống để phục vụ có hiệu quả công tác chỉ đạo, công tác cứu hộ, cứu nạn.
- Bảo quản tốt và sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn hiện có và sẽ được trang bị.
- Tổ chức các chốt cứu nạn, lực lượng cứu nạn ở các chốt phải được tập huấn và trang bị đầy đủ phương tiện để cứu hộ, cứu nạn.
9. Hiện đại hóa công tác lưu trữ và phục vụ tư liệu KTTV:
- Xây dựng kho lưu trữ tư liệu KTTV bảo đảm tiêu chuẩn quốc gia.
- Xây dựng ngân hàng dữ liệu bao gồm toàn bộ số liệu điều tra khảo sát về khí tượng thủy văn.
- Tổ chức khai thác và phục vụ trên cơ sở công nghệ tin học hiện đại cho mọi đối tượng sử dụng.
- Xây dựng công nghệ xuất bản các ấn phẩm về KTTV như niên giám, nguyệt san… và đa dạng hóa các sản phẩm KTTV để cung cấp thông tin Khí tượng Thủy văn cho các đối tượng sử dụng.
Trong thời gian tới, cần ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý điều hành dự báo phòng, chống thiên tai.
10. Hợp tác quốc tế:
Trong thời gian tới cần tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế trong việc phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai nhằm trao đổi thông tin, kinh nghiệm về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; thu hút sự trợ giúp về kỹ thuật, công nghệ về tài chính. Cụ thể, cần tăng cường và duy trì sự hợp tác chặt chẽ với các tỉnh bạn Campuchia trong việc chia sẽ thông tin, kinh nghiệm, hợp tác trong việc cứu hộ, cứu nạn. Tăng cường vận động các tổ chức phi chính phủ (NGO) tài trợ cho các dự án phòng chống và giảm nhẹ thiên tai trên địa bàn tỉnh.
- Lập quy hoạch kiểm soát lũ, chủ động phòng tránh lũ, sử dụng hợp lý tài nguyên đất, rừng và các điền kiện tự nhiên thuận lợi trong vùng.
- Giải pháp cụ thể và kiểm soát lũ bao gồm: Xây dựng cụm tuyến dân cư, cơ sở hạ tầng vượt lũ, tăng cường khả năng thoát lũ của hệ thống kênh rạch, thực hiện các chương trình xây dựng đê bao, bờ bao, các hồ chứa.
- Chủ động khai thác mặt lợi của lũ, nghiên cứu đầu tư khai thác tài nguyên môi trường nước nổi, tận dụng phù sa, tháo chua, rửa mặn, phát triển nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, giao thông thủy, du lịch sinh thái, các hoạt động Văn hóa Thể thao đặc thù của vùng thường xuyên ngập lũ.
- Tăng cường hợp tác quốc tế với các nước trong khu vực sông Mekong khai thác hợp lý và bảo vệ tài nguyên nước. Tiếp tục phối hợp với các nước vùng thượng lưu nghiên cứu các giải pháp phòng, chống lũ, duy trì dòng chảy mùa kiệt.
A. Đối với biện pháp phi công trình:
1. Chương trình hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật:
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật liên quan.
- Ban hành chính sách cứu trợ, phục hồi sản xuất, môi trường sau thiên tai.
- Ban hành chính sách hỗ trợ những vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng thiên tai có lồng ghép với chương trình xóa đói giảm nghèo.
- Thành lập Quỹ tự lực tài chính về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
- Bảo hiểm rủi ro thiên tai trong một số lĩnh vực.
- Đề xuất các chính sách, thể chế thích nghi với biến đổi khí hậu.
2. Chương trình kiện toàn tổ chức bộ máy:
- Hàng năm kiện toàn bộ máy BCH phòng, chống và GNTT ở các cấp.
- Tổ chức tập huấn để nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
- Thành lập các tổ chức hỗ trợ quản lý thiên tai.
3. Chương trình lập và rà soát quy hoạch:
Lồng ghép nội dung phòng chống và giảm nhẹ thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.
- Lập bản đồ phân vùng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở bờ sông, bão, phân vùng ngập lụt, đánh giá rủi ro do lũ và hạn hán gây ra.
- Rà soát, bổ sung quy hoạch phòng, chống lũ. Rà soát, bổ sung quy hoạch hệ thống đê.
- Rà soát, bổ sung quy hoạch dân cư vùng có nguy cơ lũ quét tại các địa phương miền núi có lồng ghép với chương trình 135, vùng có nguy cơ sạt lở vùng bờ sông.
- Rà soát, bổ sung quy hoạch sử dụng đất gắn với nhiệm vụ phòng, chống thiên tai.
- Rà soát, bổ sung xây dựng quy hoạch xây dựng ở những khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi thiên tai.
- Rà soát, bổ sung các tiêu chuẩn xây dựng công trình phù hợp với đặc thù thiên tai của từng vùng.
- Rà soát quy hoạch quản lý, khai thác tổng hợp các lưu vực sông.
- Xây dựng chương trình hành động thích nghi với biến đổi khí hậu.
4. Chương trình nâng cao năng lực dự báo cảnh báo:
- Tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo lũ.
- Tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo, lũ hạn hán.
- Tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo lũ quét cho các huyện miền núi .
5. Chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng:
- Xã hội hóa công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.
- Đưa kiến thức về thiên tai vào chương trình cho học sinh phổ thông.
- Đào tạo và tập huấn phổ biến kiến thức, kinh nghiệm về phòng, chống thiên tai cho cộng đồng trong vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
- Tổ chức thông tin và tuyên truyền về các hình thái thiên tai và biện pháp phòng, chống trên các hệ thống thông tin đại chúng.
- Tổ chức lực lượng tình nguyện viên tham gia trong công tác phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai.
6. Chương trình tăng cường năng lực quản lý thiên tai:
- Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác phòng, chống thiên tai.
- Tăng cường năng lực cho các cơ quan quản lý thiên tai từ tỉnh đến địa phương và lực lượng tìm kiếm, cứu nạn.
- Đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ nghiệp vụ về các khái niệm cơ bản, các phân tích tình trạng dễ bị tổn thương, giảp pháp giảm nhẹ thiệt hại do biến đổi khí hậu.
- Rà soát, bổ sung các tiêu chuẩn xây dựng công trình phù hợp với đặc thù thiên tai của từng vùng.
7. Chương trình ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác phòng chống giảm nhẹ thiên tai:
- Ứng dụng công nghệ mới và sử dụng vật liệu trong công tác phòng, chống giảm nhẹ thiên tai.
- Áp dụng các thành tựu khoa học tiên tiến để nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, thông tin liên lạc trong công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.
8. Chương trình đảm bảo an toàn cho trẻ em, người già yếu và tàn tật tại những vùng thường xảy ra thiên tai:
- Tổ chức lực lượng tình nguyện viên tham gia trong công tác phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai.
- Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các đối tượng trong vùng thường xảy ra thiên tai.
B. Đối với biện pháp công trình:
1. Chương trình lâm nghiệp phục vụ công tác phòng chống thiên tai:
- Trồng cây chắn sóng trên các hệ thống đê điều.
- Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng bền vững đất quy hoạch lâm nghiệp.
2. Chương trình rà soát, nâng cấp, xây dựng công trình phòng, chống, GNTT phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế, đặc điểm thiên tai của địa phương:
a) Chương trình xây dựng các hồ chứa nước: Vùng núi và nghiên cứu việc xây dựng các hồ chứa đồng bằng trong tương lai để đảm bảo phát triển bền vững khi nguồn nước sông Mekong bị thiếu hụt.
b) Chương trình nâng cấp hệ thống giao thông đường bộ:
- Tuyến quốc lộ đạt tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng.
- Cầu và đường đồng cấp tải trọng theo tiêu chuẩn cấp 4 trong đó một số tuyến sẽ nâng cấp lên thành quốc lộ như: đường tỉnh ĐT 956 nâng lên thành QL91K và đường tỉnh ĐT 942, 954 và 952 nâng lên thành QL 80B.
- Một số tuyến đường huyện nâng lên thành Tỉnh lộ như: đường Đông sông Hậu, đường Nam Vịnh Tre, đường HL1 và đường Nam Cây Dương.
- Hệ thống giao thông nông thôn đến 2020 cơ bản đạt tiêu chuẩn cấp 5.
c) Chương trình xây dựng các công trình phòng, chống sạt lở.
d) Chương trình nâng cấp hệ thống đê điều, cải tạo, nâng cấp các cống dưới đê, cứng hóa mặt đê từ cấp 3 trở lên. Lưu ý việc lũ lụt sẽ diễn biến phức tạp do biến đổi khí hậu, nước biển dâng nên qui mô công trình phải đảm bảo an toàn cho phát triển bền vững.
e) Chương trình xây dựng cụm tuyến dân cư vượt lũ vùng sạt lở.
f) Chương trình hoàn chỉnh hệ thống thoát lũ ra biển Tây.
VI. PHÂN CHIA GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN:
a) Đối với biện pháp phi công trình:
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật liên quan.
- Ban hành các chính sách hỗ trợ những vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng thiên tai có lồng ghép với chương trình xóa đói giảm nghèo. Hàng năm kiện toàn bộ máy BCH phòng chống và giảm nhẹ thiên tai các cấp.
- Tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo lũ và hạn hán.
- Tổ chức thông tin và tuyên truyền về các hình thái thiên tai và biện pháp phòng, chống trên các hệ thống thông tin đại chúng.
- Ứng dụng công nghệ mới, sử dụng vật liệu mới trong công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.
- Áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến để nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, thông tin liên lạc trong công tác phòng chống và GNTT.
b) Đối với biện pháp công trình:
- Chương trình xây dựng các công trình phòng chống sạt lở.
- Chương trình xây dựng cụm tuyến dân cư vượt lũ và tránh bão.
a) Đối với biện pháp phi công trình:
- Ban hành các chính sách cứu trợ chống đầu cơ tăng giá, phục hồi sản xuất và phục hồi sau thiên tai.
- Bảo hiểm rủi ro thiên tai trong một số lĩnh vực.
- Tổ chức tập huấn để nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
- Lập bản đồ phân vùng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở, bão, phân vùng ngập lụt, đánh giá rủi ro do lũ, hạn hán.
- Rà soát bổ sung quy hoạch phòng chống lũ; quy hoạch hệ thống đê.
- Rà soát bổ sung quy hoạch dân cư vùng có lũ quét ở các huyện miền núi có lồng ghép với chương trình 135, vùng có nguy cơ sạt lở bờ sông.
- Đưa kiến thức thiên tai vào chương trình cho học sinh phổ thông.
- Đào tạo và tập huấn phổ biến kiến thức, kinh nghiệm về phòng, chống thiên tai cho cộng đồng vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
- Trồng cây chắn sóng trên các hệ thống đê điều.
- Tăng cường năng lực cho các cơ quan quản lý thiên tai từ tỉnh đến địa phương và lực lượng tìm kiếm cứu nạn.
- Đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ nghiệp vụ về khái niệm BĐKH.
- Xây dựng chương trình bảo đảm an toàn cho trẻ em, người già yếu và tàn tật tại những vùng thường xuyên xảy ra thiên tai.
- Tiếp tục ứng dụng công nghệ mới, sử dụng vật liệu mới trong công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai và áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến để nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, thông tin liên lạc trong công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.
- Đề xuất các chính sách, thể chế thích nghi với biến đổi khí hậu.
b) Đối với biện pháp công trình:
- Chương trình rà soát, nâng cấp, xây dựng công trình phòng, chống và GNTT phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế, đặc điểm thiên tai của từng địa phương.
- Chương trình nâng cấp hệ thống đê điều, cải tạo nâng cấp các cống với đê, cứng hóa mặt đê từ cấp 3 trở lên. Lưu ý việc lũ lụt sẽ diễn biến phức tạp do biến đổi khí hậu, nước biển dâng nên qui mô công trình phải đảm bảo an toàn cho phát triển bền vững.
a) Đối với biện pháp phi công trình:
- Thành lập Quỹ tự lực tài chính về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
- Thành lập các tổ chức hỗ trợ quản lý thiên tai.
- Rà soát, bổ sung quy hoạch sử dụng đất gắn với nhiệm vụ phòng chống thiên tai.
- Rà soát bổ sung quy hoạch xây dựng ở những khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai.
- Rà soát, quy hoạch quản lý khai thác tổng hợp các lưu vực sông .
- Tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo lũ quét cho các huyện miền núi
- Thiết lập, quản lý, bảo vệ phát triển, sử dụng bền vững đất quy hoạch lâm nghiệp.
- Rà soát, bổ sung các tiêu chuẩn xây dựng công trình phù hợp với đặc thù thiên tai của từng vùng.
- Ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật và sử dụng vật liệu mới và phục vụ phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
- Hoàn chỉnh hệ thống thông tin liên lạc.
- Tổ chức lực lượng tình nguyện viên tham gia trong công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
b) Đối với biện pháp công trình:
- Chương trình xây dựng các hồ chứa nước: Vùng núi và nghiên cứu việc xây dựng các hồ chứa đồng bằng trong tương lai để đảm bảo phát triển bền vững khi nguồn nước sông Mekong bị thiếu hụt.
- Chương trình nâng cấp hệ thống giao thông đường bộ.
- Công trình kiểm soát lũ vùng Tứ giác Long Xuyên.
1. Biện pháp phi công trình.
a) Chương trình hoàn thiện hệ thống văn bản qui phạm pháp luật
- Điều chỉnh bổ sung các chính sách hỗ trợ những vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai.
- Hướng dẫn thành lập Quỹ tự lực tài chính về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, bảo hiểm rủi ro thiên tai.
b) Chương trình kiện toàn bộ máy tổ chức:
Xem xét đề xuất việc thành lập các tiểu ban trong Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn, có ý kiến chỉ đạo kịp thời.
c) Chương trình lập và rà soát qui hoạch, lồng ghép nội dung phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội:
- Bổ sung vốn tăng thêm cho các công trình đã được Trung ương phê duyệt đầu tư sau khi lồng ghép nội dung phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.
- Trang bị hiện đại hóa hệ thống thông tin liên lạc phòng chống thiên tai từ Trung ương đến cơ sở và các vùng trọng điểm.
d) Chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng:
- Đưa kiến thức về thiên tai vào chương trình cho học sinh phổ thông.
- Chương trình thông tin, tuyên truyền thiên tai qua hệ thống thông tin đại chúng.
e) Chương trình đảm bảo an toàn cho trẻ em, người già yếu và tàn tật tại những vùng thường xuyên xảy ra thiên tai.
- Có Dự án nâng cấp các điểm giữ trẻ trong mùa lũ tại các địa phương cần thiết lên thành các trường mẫu giáo họăc nhà trẻ để bảo đảm an toàn cho trẻ em đồng thời tạo thói quen gởi trẻ cho người dân.
2. Biện pháp công trình.
- Chương trình xây dựng các hồ chứa nước.
- Chương trình xây dựng cụm tuyến dân cư vùng sạt lở.
- Chương trình hoàn chỉnh hệ thống thoát lũ ra biển Tây.
- Chương trình xây dựng các công trình phòng chống sạt lở.
- Chương trình kiên cố nhà ở vùng nông thôn.
1. Biện pháp phi công trình:
a) Chương trình hoàn thiện hệ thống văn bản qui phạm pháp luật:
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật liên quan.
- Ban hành chính sách cứu trợ, phục hồi sản xuất, môi trường sau thiên tai.
b) Chương trình kiện toàn tổ chức bộ máy:
- Hàng năm kiện toàn bộ máy Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các cấp.
- Tổ chức tập huấn để nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.
- Thành lập các tổ chức hỗ trợ quản lý thiên tai.
c) Chương trình lập và rà soát qui hoạch, lồng ghép nội dung phòng chống và giảm nhẹ thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội:
- Lập bản đồ phân vùng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở bờ sông, phân vùng ngập lụt, đánh giá rủi ro do lũ, hạn hán.
- Rà soát bổ sung quy hoạch phòng chống lũ
- Rà soát bổ sung quy hoạch sử dụng đất gắn với nhiệm vụ phòng chống thiên tai.
- Rà soát bổ sung quy hoạch xây dựng ở những khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai.
- Rà soát, bổ sung tiêu chuẩn xây dựng phù hợp với đặc thù thiên tai từng vùng.
d) Chương trình nâng cao năng lực dự báo cảnh báo:
- Tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo lũ và hạn hán.
- Tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo lũ quét cho các huyện miền núi.
e) Chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng:
- Xã hội hóa công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.
- Đào tạo và tập huấn phổ biến kiến thức kinh nghiệm và phòng chống thiên tai cho cộng đồng vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi thiên tai.
f) Chương trình tăng cường năng lực quản lý thiên tai:
- Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác phòng chống thiên tai.
- Tăng cường năng lực cho các cơ quan quản lý thiên tai từ tỉnh đến địa phương và lực lượng tìm kiếm cứu nạn
g) Chương trình ứng dụng khoa học công nghệ trong phòng chống thiên tai:
- Ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật vào phục vụ phòng chống thiên tai.
- Hoàn chỉnh hệ thống thông tin liên lạc.
h) Chương trình lâm nghiệp phục vụ công tác phòng chống thiên tai: Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng bền vững đất quy hoạch lâm nghiệp.
2. Biện pháp công trình: Chương trình mở rộng khẩu độ cầu, cống trên hệ thống giao thông đường bộ.
1. Biện pháp phi công trình:
a) Chương trình lập và rà soát quy hoạch, lồng ghép nội dung phòng chống và giảm nhẹ thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.
- Rà soát, bổ sung quy hoạch hệ thống đê.
- Rà soát, bổ sung quy hoạch hệ thống dân cư vùng có nguy cơ sạt lở đất bờ sông, nguy cơ lũ quét.
b) Chương trình lâm nghiệp phục vụ công tác phòng chống thiên tai: Trồng cây chắn sóng trên các hệ thống đê điều, lộ giao thông và cụm tuyến dân cư.
2. Biện pháp công trình:
a) Chương trình rà soát nâng cấp xây dựng công trình phòng chống và GNTT phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế và đặc điểm thiên tai của từng vùng.
b) Chương trình nâng cấp hệ thống đê điều, cải tạo nâng cấp các cống dưới đê, cứng hóa mặt đê từ cấp 3 trở lên.
1. Biện pháp phi công trình
a) Chương trình nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo lũ và hạn hán: Tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo lũ và hạn hán.
b) Chương trình lập và rà soát quy hoạch, lồng ghép nội dung phòng chống và giảm nhẹ thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội: Rà soát, quy hoạch quản lý, khai thác tổng hợp các lưu vực sông.
c) Chương trình ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác phòng chống thiên tai: Ứng dụng sử dụng vật liệu mới vào phục vụ phòng chống giảm nhẹ thiên tai; Tổ chức lực lượng tình nguyện viên tham gia trong công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.
2. Biện pháp công trình:
a) Chương trình xây dựng các hồ chứa nước.
b) Chương trình mở rộng khẩu độ cầu cống trên hệ thống giao thông đường bộ. Công trình kiểm soát lũ vùng Tứ giác Long Xuyên.
VI. ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG:
Trong quá trình thực hiện chiến lược các nội dung sau đây cần được lưu ý để đánh giá kết quả của chiến lược phòng chống và giảm nhẹ thiên tai:
- Hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế chính sách liên quan đến công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
- Năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, cơ cấu tổ chức phòng, chống thiên tai các cấp. Năng lực tìm kiếm, cứu nạn của lực lượng chuyên trách, bán chuyên trách.
- Việc lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch tổng thể, từng dự án cụ thể về phát triển kinh tế - xã hội của các ngành, địa phương.
- Công tác giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
- Về sự tham gia của cộng đồng đối với việc xây dựng văn bản pháp luật, lập quy hoạch, kế hoạch, quản lý, giám sát thực hiện các chương trình, dự án tại địa phương.
- Khả năng tự phòng ngừa, ứng phó với thiên tai. Phát triển bền vững từng vùng, địa phương trước tác động của thiên tai.
- Hiệu quả đầu tư cho công tác phòng, chống thiên tai. Ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác phòng, chống thiên tai. Hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn) là cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện Chương trình hành động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai của tỉnh đến năm 2020. Cụ thể hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chiến lược của các ngành, địa phương; làm đầu mối liên hệ với các tổ chức quốc tế về lĩnh vực này. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chiến lược của các ngành, địa phương; định kỳ hàng năm, 5 năm tổ chức sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm và đề xuất kiến nghị UBND tỉnh việc điều chỉnh nội dung, giải pháp trong chiến lược cho phù hợp.
2. Các ngành có liên quan tùy theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm thực hiện các nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của chiến lược liên quan đến ngành, địa phương mình có hiệu quả. Trên cơ sở các danh mục đề án, các ngành xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, xác định những nội dung cần ưu tiên để tiến hành thực hiện.
3. Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn huyện, thị, thành phố chỉ đạo các cấp, các ngành trong huyện, thị thành phố thực hiện các nội dung của chiến lược, trong đó chú trọng hoàn thành kế hoạch tu bổ và xây dựng các công trình phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai của địa phương, tổ chức các lực lượng tham gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, có kế hoạch, phương án bảo vệ dân. Đồng thời, lồng ghép các nội dung phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương; định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và PTNT (Văn phòng BCH phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn).
4. Trong quá trình thực hiện Chương trình hành động, sự tham gia của cộng đồng, người dân trong việc giám sát và đánh giá là rất quan trọng. Các cơ quan chức năng cần phối hợp với các tổ chức đại diện cộng đồng, nhân dân để bảo đảm các chương trình, dự án, kế hoạch được hoàn thành tốt, đạt hiệu quả cao./.