Quyết định 5866/QĐ-BYT năm 2018 về Kế hoạch điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV (PREP) giai đoạn 2018-2020 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Số hiệu 5866/QĐ-BYT
Ngày ban hành 28/09/2018
Ngày có hiệu lực 28/09/2018
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Y tế
Người ký Nguyễn Thanh Long
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5866/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 28 tháng 9 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG TRƯỚC PHƠI NHIỄM HIV BẰNG THUỐC KHÁNG HIV (PrEP) GIAI ĐOẠN 2018 - 2020

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Luật phòng, chống vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 29/6/2006;

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Quyết định số 608/QĐ-TTg ngày 25/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.

Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục; Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Y tê; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để
phối hợp chỉ đạo);
- Website Bộ Y tế;
- Lưu: VT, AIDS

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thanh Long

 

KẾ HOẠCH

ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG TRƯỚC PHƠI NHIỄM HIV BẰNG THUỐC KHÁNG HIV (PrEP) GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5866/QĐ-BYT ngày 28 tháng 9 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

I. TÍNH CẦN THIẾT

Tính đến tháng 6/2018, toàn quốc có trên 209.000 người nhiễm HIV đang còn sống. Tỷ lệ nhiễm HIV trong hầu hết các nhóm có hành vi nguy cơ cao như người nghiện chích ma túy, phụ nữ mại dâm có xu hướng giảm nhanh. Tuy nhiên, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) và cộng đồng người chuyển giới xu hướng tăng lên (9-11% năm 2017, 7,36% năm 2016) tại một số tỉnh/thành phố, đặc biệt tại các khu vực đô thị. Vì vậy, bên cạnh các can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV truyền thống như cung cấp và hướng dẫn sử dụng bao cao su, chất bôi trơn, bơm kim tiêm cần có những lựa chọn can thiệp khác cho nhóm đối tượng này.

Tại Việt Nam, năm 2017, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm đã được triển khai thí điểm tại 02 thành phố là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Sau 1 năm triển khai, đã có 1.700 người tham gia sử dụng dịch vụ tại 10 cơ sở y tế bao gồm các cơ sở y tế tư nhân và các cơ sở y tế công lập (tại TP. Hồ Chí Minh: 04 cơ sở y tế tư nhân và 04 cơ sở y tế công lập, Tại Hà Nội: 01 cơ sở y tế công và 01 cơ sở y tế tư nhân). Đối tượng khách hàng sử dụng dự phòng trước phơi nhiễm bao gồm nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới, bạn tình của người nhiễm HIV chưa điều trị thuốc ARV hoặc điều trị thuốc ARV nhưng tải lượng HIV trên 200 bản sao/ml, người chuyển giới nữ. Kết quả thí điểm cho thấy Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm là khả thi và được chấp nhận như là một biện pháp dự phòng trong các quần thể nguy cơ cao.

Trên thế giới, các bng chứng khoa học trên thế giới đã chứng minh việc điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) cho quần thể nguy cơ cao bằng thuốc kháng HIV (ARV) có thể dự phòng lây nhiễm HIV. Việc tuân thủ uống thuốc ARV hàng ngày có thể giảm nguy cơ lây nhiễm HIV lên tới trên 90%. Thực tế cho thấy chưa có trường hợp MSM nào bị nhiễm HIV trong khi đang sử dụng PrEP. Việc lây nhiễm HIV chỉ thường xảy ra khi nhóm MSM ngưng sử dụng PrEP hoặc sử dụng không liên tục theo hướng dẫn. Vì những lợi ích trên, Tổ chức Y tế Thế giới năm 2017 đã khuyến cáo các quốc gia cần triển khai dự phòng nhiễm HIV cho quần thể nguy cơ cao nhiễm HIV như nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới, chuyển giới, bạn tình âm tính của người nhiễm HIV chưa điều trị ARV ...

Ngày 12/02/2018, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 1340/QĐ-BYT phê duyệt Kế hoạch triển khai Dự án Phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2016-2020 (sau đây gọi là Quyết định số 1340/QĐ-BYT). Theo đó, dự phòng trước phơi nhiễm với HIV cho các đối tượng nguy cơ cao (PrEP) được xác định là một can thiệp dự phòng nhiễm HIV cần được triển khai tại Việt Nam. Ngày 01/12/2017, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 5418/QĐ-BYT hướng dẫn Điều trị và chăm sóc HIV/AIDS (sau đây gọi là Quyết định số 5418/QĐ-BYT). Phác đồ thuốc ARV để điều trị dự phòng trước phơi nhiễm cho quần thể nguy cơ nhiễm HIV quy định tại Quyết định số 5418/QĐ-BYT bao gồm thuốc tenofovir (TDF) và emtricitabine (FTC).

Thuốc ARV sử dụng để điều trị dự phòng trước phơi nhiễm hiện đã được Bộ Y tế cấp giấy phép lưu hành tại Việt Nam, đồng thời cùng được PEPFAR hỗ trợ trong năm 2019, 2020.

Vì những lý do trên và thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế tại Quyết định số 1340/QĐ-BYT về việc triển khai Kế hoạch Phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2018 - 2020, Cục Phòng, chống HIV xây dựng Kế hoạch triển khai dự phòng trước phơi nhiễm cho quần thể nguy cơ cao nhiễm HIV giai đoạn 2018 - 2020.

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ

- Quyết định số 1340/QĐ-BYT về việc triển khai Kế hoạch Phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2018 - 2020.

- Quyết định số 5418/QĐ-BYT ban hành ngày 01/12/2017 về Hướng dẫn Điều trị và Chăm sóc HIV/AIDS

III. KẾ HOẠCH THÍ ĐIỂM ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG TRƯỚC PHƠI NHIỄM BẰNG THUỐC ARV

1. Mục tiêu chung

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ