Quyết định 5696/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án “Xóa mù chữ giai đoạn 2014 - 2020” trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Số hiệu 5696/QĐ-UBND
Ngày ban hành 20/11/2014
Ngày có hiệu lực 20/11/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Hứa Ngọc Thuận
Lĩnh vực Giáo dục,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5696/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 11 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “XÓA MÙ CHỮ GIAI ĐOẠN 2014 - 2020” TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;

Căn cứ Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020”;

Căn cứ Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt “ Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020”;

Căn cứ Quyết định số 692/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Xóa mù chữ đến năm 2020”;

Căn cứ Quyết định số 13/2007/QĐ-BGDĐT ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành Chương trình Xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ;

Căn cứ Quyết định số 79/2008/QĐ- BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định đáng giá và xếp loại học viên học Chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ;

Thực hiện Quyết định số 5506/QĐ-UBND ngày 07 tháng 10 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về ban hành Kế hoạch xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020;

Xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 2156/TTr-GDĐT-GDTX ngày 24 tháng 7 năm 2014 và Tờ trình số 4003/TTr-GDĐT- GDTX ngày 11 tháng 11 năm 2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Đề án “Xóa mù chữ giai đoạn 2014 - 2020” trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 2. Thủ trưởng các Sở - ngành Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố và các Đoàn thể Thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án “ Xóa mù chữ giai đoạn 2014 - 2020” trong cơ quan, đơn vị mình; tạo điều kiện để mọi người được học xóa mù chữ theo quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Thủ trưởng các Sở - ngành Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố và các Đoàn thể Thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND.TP
- TTUB: CT, các PCT;
- Văn phòng Thành ủy;
- Ban Tuyên giáo Thành ủy:
- Ban Dân vận Thành ủy;
- Hội Khuyến học Thành phố;
- VP Đoàn ĐBQH&HĐND. TP;
- VPUB: Các PVP;
- Các phòng CV;
- Lưu VT, (VX/Nh) D.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hứa Ngọc Thuận

 

ĐỀ ÁN

XÓA MÙ CHỮ GIAI ĐOẠN 2014 - 2020
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 5696/QĐ-UBND ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố)

I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA ĐỀ ÁN

1. Sự cần thiết:

Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế, là đầu tàu, động lực, có sức thu hút và sức lan tỏa lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước; Thành phố là đô thị đông dân nhất cả nước, địa giới hành chính được chia thành 24 quận, huyện; gồm một số quận trung tâm, quận mới thành lập và 05 huyện ngoại thành với quy mô diện tích, nguồn lực tương đương một tỉnh trung bình của cả nước đang trong quá trình đô thị hóa nhanh, có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội thấp hơn so với khu vực trung tâm nội thành, với đại bộ phận dân cư làm nghề nông, công nhân và lao động nhập cư trình độ dân trí thấp, là thách thức cho sự phát triển đi lên của Thành phố.

Với thực trạng trên, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi nguồn nhân lực qua đào tạo của Thành phố ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng với cơ cấu hợp lý. Do vậy cần phải tạo cơ hội và những điều kiện thuận lợi để mọi người được học tập, cập nhật kiến thức và kỹ năng một cách thường xuyên, học liên tục, học suốt đời. Giáo dục nói chung và giáo dục thường xuyên nói riêng đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Để có thể tiếp thu được kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, mọi công dân phải được trang bị kiến thức văn hóa tương ứng, phù hợp, mức tối thiểu là trình độ trung học cơ sở. Như vậy, công tác chống mù chữ được đặt ra cấp thiết không thể thiếu và phải được đặt lên hàng đầu của việc nâng cao dân trí.

2.Cơ sở pháp lý thực hiện Đề án:

[...]